10 suy nghĩ về tiền bạc khiến bạn 'nghèo bền vững'

10 suy nghĩ về tiền bạc khiến bạn 'nghèo bền vững'

10 suy nghĩ về tiền bạc khiến bạn 'nghèo bền vững'

09:32 - 30/06/2021

Mời các bạn cùng tham khảo những kiểu suy nghĩ phổ biến khiến chúng ta dễ rơi vào tình trạng viêm màng túi và rò rỉ tiền bạc cá nhân nhe. Chúc các bạn trở thành người tiêu dùng thông minh và quản lý tài chính cá nhân tốt hơn mỗi ngày!

GIÀU CÓ HẠNH PHÚC?
TỪ ƯỚC MƠ ĐẾN HIỆN THỰC
10 thói quen không sửa ngay đời bạn sẽ xuống dốc
Năm 2018, bạn trẻ hãy thay đổi thói qua loa
TIẾN TỪNG BƯỚC VỮNG CHẮC
10 suy nghĩ về tiền bạc khiến bạn 'nghèo bền vững'

Yêu bản thân bằng cách chi nhiều tiền dù phải vay nợ, lao vào hàng giảm giá dù nhu cầu không có... là những hành động khiến bạn chỉ nghèo đi.

Tôi có quyền đối xử tử tế với bản thân.

Đôi khi, chúng ta tự an ủi mình bằng ý nghĩ: "Đây là giai đoạn khó khăn, nên càng phải biết yêu bản thân", rồi tặc lưỡi vay tiền chi cho những thú vui nhất thời.

Đương nhiên, chúng ra cần làm những điều khiến mình hạnh phúc. Nhưng hãy nghĩ xem vay nợ để thỏa nhu cầu tạm thời, có mang lại hạnh phúc thật sự không. Hay nó sẽ kéo theo một loạt vấn đề như tăng các khoản phải trả hàng tháng, đau đầu vì tiền lương không đủ trả nợ?

Đám cưới chỉ có một lần trong đời nên mắc nợ cũng phải làm hoành tráng.

Nên nhớ, bất đồng về tiền bạc là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến những cuộc cãi vã giữa các cặp vợ chồng. Trong khi, khoản vay đám cưới sẽ bước cùng bạn khi khởi đầu cuộc sống vợ chồng.

Hãy cân nhắc xem nên tổ chức đám cưới thế nào để không chỉ có niềm vui nhất thời, mà tìm thấy sự bình yên trong cuộc sống hôn nhân sau này.

Mình đi làm nên mình là người có tiền.

Không phải làm việc 12 giờ một ngày là có nhiều tiền. Quan trọng là bạn phải dồn hết tâm trí vào công việc và thành thạo kỹ năng cần thiết phục vụ công việc đó.

Khi bạn làm việc dài ngày, bạn chẳng còn thời gian nâng cao chất lượng cuộc sống, chưa kể nhu cầu và sở thích khác. Bạn chẳng còn năng lượng khi trở về nhà, vì cảm thấy mình bị vắt kiệt sức. Càng lúc bạn sẽ càng kiệt quệ sức lực, tinh thần, thụt lùi so với đồng nghiệp và dần nghèo đi.

Chỉ sống một lần trong đời nên cứ thoải mái.

Những người làm bao nhiêu, tiêu hết bấy nhiêu thường có suy nghĩ này. Tuy nhiên, chúng ta không biết điều gì chờ đợi mình ở phía trước. Vì vậy hãy chi tiêu tiết kiệm hơn, đừng bao giờ tiêu hết tiền và để tài khoản trống rỗng.

Hãy quan tâm đến tương lai xa càng sớm càng tốt và lập một tài khoản tiết kiệm, thay vì tiêu tiền một cách thiếu suy nghĩ.

Đây là dịp đặc biệt, tôi phải đầu tư.

Thỉnh thoảng, chúng ta buộc phải chi tiền cho một số sự kiện. Tuy nhiên, bạn nên phân biệt khi nào khoản chi là cần thiết và khi nào cần kiềm chế.

Trước một sự kiện, bạn nên suy nghĩ trước tất cả tình huống, lập danh sách khoản nào nên chi, khoản nào không. Nên lưu ý trong danh sách những khoản cần chi bao gồm: bệnh tật, mất việc, hỏng hóc thiết bị gia dụng cần thiết hoặc nhu cầu cấp thiết để mua giày cho mùa tới...

Trong trường hợp khác, cần nói không với các khoản chi tiêu bất ngờ. Một đôi giày đắt tiền, một chiếc váy chỉ mặc một lần là sự lãng phí tiền bạc vô nghĩa, ngay cả khi chúng được mua để dự tiệc cưới của bạn thân.

Tiền kiếm dễ nên tiêu cũng dễ.

Kiểu suy nghĩ này là lý do hầu hết những người thừa kế số tiền lớn hoặc những người trúng số tiêu hết tiền của họ rất nhanh và sớm phải quay lại cuộc sống nghèo khó trước kia.

Đang giảm giá.

Chúng ta có xu hướng bảo vệ lựa chọn của mình trước chính mình và những người khác. Khi mua một thứ đắt tiền, chúng ta thường ăn năn và tự biện minh bằng cách nghĩ: "Mình mua được giá hời nhờ giảm giá".

Khi bạn ở trong một cửa hàng đang giảm giá, đừng hòa mình vào cảm giác phấn khích của mọi người. Tốt hơn hết là bạn nên có một danh sách cần mua và không mua thêm các mặt hàng khác.

Ngoài ra, bạn có thể tự hỏi mình: "Liệu tôi có mua thứ này nếu nó không được giảm giá không?"

Cái đắt sẽ chất lượng hơn

Đôi khi chúng ta chi một số tiền lớn vì chạy theo xu hướng. Ví dụ: định thay thế các thiết bị trong nhà, chúng ta chọn những thứ đắt tiền nhất mà không cần kiểm tra các đặc điểm, chỉ nhìn vào tên thương hiệu được PR rộng rãi và vô số phụ kiện đi kèm.

Tất nhiên, tại thời điểm mua hàng, chúng ta nghĩ rằng chúng ta sẽ sử dụng chúng. Hơn nữa, chúng ta thanh toán tất cả các mặt hàng mới này bằng thẻ tín dụng.

Sau một thời gian, chúng ta phát hiện ra đã trả quá nhiều tiền cho các phụ kiện đi kèm nhưng chưa bao giờ thực sự sử dụng. Đó là cách hoạt động của “hiệu ứng mồi nhử ”.

Khi một người quen sống chung với nợ nần, họ thường muốn mua những thứ ngay tại đây và ngay bây giờ. Họ không muốn so sánh, lựa chọn và lập kế hoạch. Đáng tiếc, đa phần đây chỉ là lựa chọn lãng phí tiền bạc.

Dù gì cũng trả bằng thẻ tín dụng, không đáng bao nhiêu cả

Sức mạnh của thẻ tín dụng giảm thiểu hay thậm chí xóa bỏ hoàn toàn cảm giác tiếc nuối khi chia tay số tiền để mua sắm thứ gì đó. Đây là một điều nguy hiểm cho tài chính cá nhân.

Bạn nên cố gắng kiểm soát chi tiêu của mình bằng cách chỉ rút một số tiền nhất định cho mỗi tuần và sử dụng tiền mặt khi thanh toán.

Tháng trước tiết kiệm rồi, tháng này thoải mái tiêu

Lập kế hoạch ngân sách phải là một cái gì đó không đổi và nó phải được thực hiện bất kể quy mô dòng tiền của bạn.

* Nguồn: Nhật Minh | VnExpress (Theo Brightside)

 

BÌNH LUẬN BẰNG MAIL

BÌNH LUẬN FACEBOOK