3 cách bán hàng, phục vụ độc nhất vô nhị trên thế giới
14:53 - 09/04/2018
Tại sao những người này lại có được những ý tưởng độc đáo đến như vậy? Hãy cùng tìm hiểu xem nhé!
TỪ ƯỚC MƠ ĐẾN HIỆN THỰC
10 thói quen không sửa ngay đời bạn sẽ xuống dốc
Năm 2018, bạn trẻ hãy thay đổi thói qua loa
TIẾN TỪNG BƯỚC VỮNG CHẮC
1. Đánh vào “lương tâm khách hàng”
Nhà hàng Primex ở London, Anh, có vẻ ngoài sạch sẽ, lịch sự nhưng không thuộc loại sang trọng. Quy mô nhà hàng chỉ ở mức trung bình, mỗi lần chỉ có thể đón tiếp khoảng 20-30 khách.
Tuy nhiên, nhà hàng Primex rất nổi tiếng. Ngay cả hãng truyền hình BBC của Anh cũng từng có chương trình giới thiệu về nhà hàng.
Tại sao nhà hàng Primex lại nổi tiếng như vậy? Câu trả lời là nhà hàng này có một phương thức thanh toán "độc nhất vô nhị" trên thế giới.
Các nhân viên phục vụ của nhà hàng không bao giờ đưa hoá đơn tính tiền cho khách mà sau khi ăn xong, khách sẽ tuỳ ý trả tiền theo bảng giá trong thực đơn.
Mới nghe qua ý tưởng này có vẻ thật điên rồ. Nhà hàng đó rất có thể sẽ lỗ vốn.
Thế nhưng, chủ nhà hàng là ông Peter Elici đã thẳng thắn nói với mọi người: “Tôi không phải là triệu phú, tôi chỉ là chủ một quán ăn nhỏ xuất thân từ đầu bếp.
Từ khi kinh doanh nhà hàng Primex đến nay, không những không lỗ vốn, ngược lại còn kiếm được nhiều tiền hơn các nhà hàng khác”.
Quả đúng như thế, hàng ngày, khách đến nhà hàng Primex liên tục. Khách ăn phần lớn tự động trả đủ tiền theo bảng giá ghi trong thực đơn đặt trên bàn, thậm chí còn có một số khách trả nhiều hơn.
Đương nhiên cũng có cá biệt trả ít hơn. Song do nhà hàng luôn luôn đông khách nên doanh thu khá lớn.
2. Muốn mua thì... tự lắp ráp!
Công ty IKEA của Thụy Điển thành lập từ những năm 40 của thế kỷ 20 chuyên kinh doanh các mặt hàng gia dụng.
Cách thức kinh doanh của công ty IKEA rất đặc biệt: dụng cụ gia đình không được bán dưới dạng thành phẩm mà được bán dưới hình thức từng bộ phận riêng lẻ.
Người mua sẽ căn cứ vào bản vẽ lắp ráp, sử dụng tuốc-nơ-vít, cờ-lê, búa... đặc biệt do IKEA cung cấp để tự lắp ráp thành bộ dụng cụ gia đình vừa ý.
Cách làm khác biệt này không chỉ gặt hái thành công tại châu Âu mà còn cả ở Mỹ. Chỉ tính riêng ở thị trường Mỹ, năm đầu tiên IKEA đã đạt doanh thu 40 triệu đô la.
Việc bán các chi tiết dụng cụ gia đình vừa giúp người mua tiết kiệm được 30% giá tiền so với mua thành phẩm, vừa giúp công ty giảm được phí vận chuyển, phí lưu kho và phí lắp ráp.
Đồng thời, công ty còn có nguồn thu thêm từ việc bán tuốc-nơ-vít, cờ-le, búa... cho khách hàng.
Đến nay IKEA đã có gần 100 cửa hàng ở khắp nơi trên thế giới và là một trong những công ty phát triển nhanh nhất châu Âu, doanh thu mỗi năm khoảng 1,7 tỷ đô la.
3. Nơi trở thành "thượng đế" thực sự là đây!
Khách sạn Ritz-Carlton ở San Francisco (Mỹ) là một trong những khách sạn nổi tiếng bậc nhất thế giới không chỉ bởi sự sang trọng mà còn bởi cách thức phục vụ chu đáo đến hoàn hảo.
Với những du khách đặt phòng trước, nhân viên khách sạn sẽ gọi điện cho khách, trợ lý hoặc các hãng du lịch lữ hành để hỏi về các sở thích cũng như các thú vui của khách.
Nhân viên dọn phòng sẽ để ý loại kem đánh răng và bọt cạo râu mà khách ưa dùng; nhân viên bảo vệ sẽ chào khách bằng chính tên riêng của họ mỗi lần ra vào cửa...
Chỉ cần biết thông tin rằng đôi du khách mới tới chuẩn bị đi bát phố, khách sạn sẽ có ngay một danh sách các điểm đến, lối đi và đồ đạc cần thiết… để sẵn trên bàn trong phòng họ.
Nếu du khách muốn đi dã ngoại thì ngay lập tức đồ ăn nhanh, lều bạt, thuyền bơi, cần câu cá và những trang thiết bị cần thiết sẽ được chuẩn bị sẵn sàng.
Thậm chí khách sạn còn sử dụng các phần mềm tối tân để theo dõi những diễn biến tình cảm và sở thích, thói quen của khách hàng. Vì thế mọi dịch vụ của khách sạn Ritz-Carlton đều được đánh giá là hoàn hảo.
Tất cả du khách đã đến đây đều có cảm giác mình là một “thượng đế” thực sự và nhiều người đã trở lại khách sạn để có cơ hội được làm “thượng đế” nhiều lần nữa.
Với chiến lược thông minh đó, khách sạn luôn nhận được những phản hồi tích cực từ khách hàng và thu được lợi nhuận lớn.
Theo Tri Thức Trẻ