BUỒN VÌ THIẾU KIẾN THỨC VỀ AN TOÀN DẪN ĐẾN QUÁ NHIỀU NGƯỜI CHẾT ĐUỐI
09:54 - 01/03/2022
Trước đây, tôi không tin Kiến thức lại có sức mạnh chi phối số phận của con người đến vậy, nhưng bây giờ thì tôi có niềm tin chắc chắn rằng: Muốn thay đổi số phận chúng ta phải có kiến thức sâu sắc về cuộc sống. Không chỉ dừng lại đó, chúng ta phải biết áp dụng và kiên quyết không để phạm sai lầm!
Ảnh: Ca nô chuẩn SI, mui trần che bạt, đưa khách ra Cù Lao Chàm, tháng 5/2015. Ảnh: Đắc Thành
TỪ ƯỚC MƠ ĐẾN HIỆN THỰC
10 thói quen không sửa ngay đời bạn sẽ xuống dốc
Năm 2018, bạn trẻ hãy thay đổi thói qua loa
TIẾN TỪNG BƯỚC VỮNG CHẮC
14h ngày 26/2, ca nô Phương Đông 05 chở 39 người (gồm 36 khách du lịch đến từ Hà Nội, TP.HCM, Bình Dương, 1 lái ca nô, 2 phục vụ), từ đảo Cù Lao Chàm vào cảng Cửa Đại. Cách bờ khoảng 3 km, ca nô lật làm 15 người chết, 2 người mất tích, còn lại được cứu sống. Trong số nạn nhân chết và mất tích có 8 người là họ hàng, thông gia, sống ở Đông Anh, Hà Nội.
UBND tỉnh Quảng Nam và TP Hội An đã hỗ trợ các gia đình 10 triệu đồng/người tử vong, 4 triệu đồng/người bị thương, trả chi phí ăn, ở của thân nhân đến Hội An tìm kiếm nạn nhân, bố trí xe đưa nạn nhân về quê mai táng.
Tin tức trên khiến nhiều người đau xót. Một câu hỏi được đặt ra ở đây là: Tại sao chúng ta không biết rằng việc thiết kế ca nô và cho chuyên chở số lượng người như thế là không an toàn? Chả lẽ để đến khi xảy ra chuyện chúng ta mới biết điều đó là không đúng? Dường như chúng ta đang thiếu những con người nhìn ra điều đó?
Cả nhân chứng, thuyền trưởng và đại diện chính quyền Hội An cho rằng nhiều người chết trong vụ lật ca nô ở Cửa Đại là do thiếu chỗ thoát hiểm.
Là khách trên chiếc ca nô Phương Đông 05 bị lật úp chiều 26/2, ông Nguyễn Tấn Hiệp, 50 tuổi ở TP HCM, kể trong thời gian ngắn, nước ngập nhanh nên mọi người mắc kẹt phía trong. Từng đi biển, ông Hiệp bơi lặn giỏi, nhưng cứ lặn xuống thì lại bị nổi lên do mặc áo phao. Phải cố gắng lắm ông Hiệp mới tìm đến cửa sổ ca nô và chui ra ngoài. Sau đó, ông lặn xuống tìm vợ nhưng không thấy, kéo được 4 người ra và đều đã tắt thở. "Nhiều người chết do ca nô đóng kín, nước ngập vào không thoát được ra ngoài", ông Hiệp nhận định.
Nhiều năm tổ chức tour sông nước, biển đảo và làm thuyền trưởng ca nô, anh Đào Đặng Công Trung, 43 tuổi, người gốc Hội An, cho rằng số người tử nạn lớn (15 người chết, 2 người mất tích) do ca nô nhỏ, dài chừng 10 m, rộng hơn 3 m, mui kín phía trên, chỉ có hai lối ra - vào, trong khi chở tới 36 khách. Hành khách mặc áo phao, khi nước tràn vào sẽ nổi lên, vô tình ngăn cản đường thoát nạn. Nếu trong 4-5 phút nạn nhân chưa được đưa ra ngoài thì cũng hết cơ hội sống.
Phương tiện chở khách ra Cù Lao Chàm đa phần được hoán cải từ ca nô chuẩn SI, loại có mái che, chở 12-22 khách, hoạt động ở vùng biển 12 hải lí trở vào bờ. Sau hoán cải thành chuẩn SB, ca nô sẽ có mái che, chở được hơn 30 khách, hoạt động ở vùng biển trên 12 hải lí. Tuy nhiên, anh Trung cho rằng thân ca nô quá nhỏ nên việc bố trí số ghế theo qui định đã chiếm hết diện tích dành cho lối thoát hiểm và thiết bị cứu hộ.
"Khi cấm ca nô chuẩn SI ra Cù Lao Chàm, người ta đã nâng lên SB. Việc cho hoán cải, cụ thể là làm thêm phần mui đã làm ca nô nặng hơn, không phù hợp với thiết kế cũng như trọng lượng an toàn. Đây cũng là lỗ hổng trong việc cho đăng kí, đăng kiểm", anh Trung phân tích.
Từng tham gia cứu hộ ca nô Blue Whale chìm năm 2008 tại khu vực Hòn Mồ (vùng biển Cù Lao Chàm), anh Trung nói nhờ ca nô mui trần mà các nạn nhân đã mặc áo phao nổi lềnh bềnh trên mặt nước, tàu thuyền đến ứng cứu chỉ việc bơi xuống hoặc quăng phao cứu sinh để kéo lên, không ai tử nạn.
Ba năm trước, anh Trung bán rẻ ca nô chuẩn SI vì không đủ tiêu chuẩn trên 30 chỗ ngồi, đầu tư 2,3 tỷ đồng đóng ca nô chuẩn SB. "Việc cho hoán cải ca nô như ở Hội An trước mắt có lợi cho doanh nghiệp, nhưng lại tiềm ẩn tai nạn, đau xót khi đó là tính mạng du khách", anh Trung nói thêm.
Ông Nguyễn Sự, nguyên Bí thư Thành ủy Hội An, phân tích đi trên ca nô tiêu chuẩn SB thì gió, sóng được che chắn, hành khách không bị ướt, nhưng nếu xảy ra sự cố thoát sẽ không dễ thoát ra ngoài. Công tác cứu hộ, cứu nạn gặp khó khăn. Thêm nữa, ca nô chuẩn SB cửa sổ nhỏ, theo qui định khi chạy phải đóng lại.
"Ca nô bịt kín, nước ngập không có chỗ thoát, xăng dầu tràn ra, nạn nhân mắc kẹt ít cơ hội sống", ông Sự nói. Nếu đi ca nô chuẩn SI, không may bị chìm, hành khách dễ dàng thoát ra ngoài. Khi mặc áo phao, khách sẽ nổi trên mặt nước, được tàu thuyền xung quanh phát hiện và cứu sống. Ông dẫn chứng từng xảy ra nhiều vụ chìm ca nô SI, chìm tàu trên biển Cù Lao Chàm, nhưng ít người tử nạn.
Năm 2018, Bộ Giao thông Vận tải chuyển đổi ca nô SI sang SB. Ông Sự cho biết thời điểm đó chính quyền Hội An và chủ phương tiện, người đi biển đã góp ý nhưng không được lắng nghe, cuối cùng phải chấp hành để có thể đáp ứng tiêu chuẩn ra biển mưu sinh.
Gia đình hai nạn nhân mất tích thắp hương tại bàn thờ lập vội ở biển Cửa Đại, tối ngày 26/2. Ảnh: Nguyễn Đông
Ông Nguyễn Văn Sơn, Chủ tịch UBND TP Hội An, cho rằng cần nghiên cứu thêm về mặt chuyên môn. Nhưng quan sát hiện trường hai ngày nay, nhất là ca nô bị sóng đánh dạt vào cồn cát gần bờ, ông cho rằng "ca nô quá kín là đúng thực tế".
Trong buổi làm việc với lãnh đạo Ủy ban An toàn giao thông quốc gia và Bộ Giao thông Vận tải sáng 27/2, ông Sơn đã nêu vấn đề ca nô được phép hoán cải không đảm bảo an toàn. "Chúng tôi đề nghị Bộ Giao thông Vận tải xem xét lại qui định hiện nay về chuẩn SB, trong đó nghiên cứu giải pháp và thiết kế ca nô như thế nào để khi gặp sự cố thì thoát hiểm tốt hơn", ông nói.
Khu dự trữ sinh quyển Cù Lao Chàm được nhiều du khách yêu thích. Thời gian qua chính quyền Hội An chủ động khống chế số người ra đảo, không quá 3.000 mỗi ngày. Tai nạn lần này có thể ảnh hưởng đến điểm đến, ông Sơn nói thành phố sẽ gấp rút điều tra nguyên nhân, chỉ ra hạn chế để tìm giải pháp phù hợp.
Sai thì sửa, nhưng người chết thì không thể sống lại. Vấn đề là từ đây, ai sẽ là người chỉ ra những điều đúng đắn nên làm? Ai sẽ là người nói rõ điều gì cần sửa chữa, khắc phục?
Trước đây, tôi không tin Kiến thức lại có sức mạnh chi phối số phận của con người đến vậy, nhưng bây giờ thì tôi có niềm tin chắc chắn rằng: Muốn thay đổi số phận chúng ta phải có kiến thức sâu sắc về cuộc sống. Không chỉ dừng lại đó, chúng ta phải biết áp dụng và kiên quyết không để phạm sai lầm!
Từ xưa đến nay con người luôn biết rút kinh nghiệm từ sai lầm của người khác, nhưng trong thời đại biến động này, dường như chủ nghĩa kinh nghiệm có phần chậm tiến, lạc hậu … Tiếc là, rất ít người nhận ra, từ đó, chuyển hướng suy nghĩ, hành động của mình theo hướng khác.
Nếu điều này vẫn tiếp diễn ngày càng nhiều trong xã hội thì tương lai quả là điều gì đó rất khó đoán định. Hầu hết, số phận của chúng ta sẽ phụ thuộc vào may rủi!
Buồn thay!
Chat Master (Anastar)