CÁCH TÔI TỰ CHỮA COVID-19 CHỦNG OMICRON

CÁCH TÔI TỰ CHỮA COVID-19 CHỦNG OMICRON

CÁCH TÔI TỰ CHỮA COVID-19 CHỦNG OMICRON

16:23 - 23/03/2022

Tôi là dân tập thể dục, thể thao chuyên nghiệp nên có sức khỏe rất tốt, thân hình cân đối … Do đó, có thể những gì xảy ra với tôi không đúng lắm nhưng cũng có ích cho bạn. Đối với những người thể chất yếu đuối hay bị bệnh nền khi mắc bệnh này có thể tình trạng sẽ xấu hơn, nhưng nếu bạn biết xử lí mọi chuyện sẽ không quá tệ.

GIÀU CÓ HẠNH PHÚC?
TỪ ƯỚC MƠ ĐẾN HIỆN THỰC
10 thói quen không sửa ngay đời bạn sẽ xuống dốc
Năm 2018, bạn trẻ hãy thay đổi thói qua loa
TIẾN TỪNG BƯỚC VỮNG CHẮC
CÁCH TÔI TỰ CHỮA COVID-19 CHỦNG OMICRON

Tôi biết đến bệnh Covid-19 từ cuối năm 2019, từ đó đến nay, tôi luôn cập nhật tin tức về căn bệnh này qua những phương tiện truyền thông. Cũng như hầu hết các bạn, họ nói gì, tôi nghe rồi để đó, bởi chưa bao giờ được tự mình kiểm chứng. Nhiều lúc đọc, nghe quá nhiều khiến cho tâm trí tôi hoang mang, không phân biệt được đâu là đúng, đâu là sai. Ngày nào báo chí cũng đưa tin về Covid-19 khiến tôi sợ mình sẽ bị “bệnh hoang tưởng” về nó rồi tự hại mình. Những kẻ reo rắc nỗi sợ hãi chính là những kẻ giết người thầm lặng! Thật đáng sợ!

Có thời điểm xã hội thật “rối ren”. Nhiều người suy nghĩ, hành động rất cực đoan, cảm tưởng như thế giới này sắp tận thế đến nơi. Nhưng, đâu là đúng, đâu là sai, ai là người nói cho rõ ràng và ai là người tin rằng điều đó là đúng đắn? Khi xã hội “mờ mịt”, mọi người hành xử thật đáng sợ!

Nhiều lúc cảm thấy có điều gì đó thật “mờ ám” trong chuyện này, có ai đó đang lợi dụng căn bệnh này để kiếm chác, mọi người đang hành xử theo xu hướng bất chấp điều mình đang làm là gàn dở …, nhưng không ai có thể ngăn nổi họ. Khi đó, tôi muốn mình trở thành người “trong cuộc” để biết được sự thật về căn bệnh này; từ  đó có kiến thức bảo vệ, chăm sóc cho những người thân yêu.

Cầu được, ước thấy. Vào ngày 16/03/2022 đẹp trời, tôi có cơ hội “nếm thử” mùi vị Covid-19 chủng Omicron và có cái nhìn chân thực về nó.

Tôi là dân tập thể dục, thể thao chuyên nghiệp nên có sức khỏe rất tốt, thân hình cân đối … Do đó, có thể những gì xảy ra với tôi không đúng lắm nhưng cũng có ích cho bạn. Đối với những người thể chất yếu đuối hay bị bệnh nền khi mắc bệnh này có thể tình trạng sẽ xấu hơn, nhưng nếu bạn biết xử lí mọi chuyện sẽ không quá tệ.

Bệnh Covid-19 rất khó xác định nguồn lây: Công việc của tôi rất ít tiếp xúc trực tiếp người khác, đa phần tôi làm việc qua mạng internet và điện thoại; khi đi đâu tôi đều đeo khẩu trang …; nên tôi không nghĩ mình sẽ bị dính Covid-19. Khi bị bệnh, tôi rà soát lại các mối quan hệ bên ngoài nhưng cũng không thể xác định được nguồn lây cho mình. Còn trong gia đình, vợ và hai con tôi vẫn khỏe. Vậy đâu là nguồn lây cho tôi? Cuối cùng, tôi đành đặt ra giả thuyết: Chủng Omicron này có thể lây trong không khí qua những giọt hơi nước li ti mà người nhiễm bệnh thở ra. Đeo khẩu trang, không tiếp xúc gần vẫn có thể hít phải những giọt hơi nước ấy. Và dù hít phải ít, cũng nhiễm bệnh như thường.

Không phải ai hít phải cũng bị nhiễm bệnh, và không phải ai hít phải cũng nhiễm bệnh giống nhau. Người gọi là khỏe hay người gọi là yếu đều có khả năng nhiễm bệnh như nhau, nhưng không hiểu do cơ chế nào đó khiến cho người này khó nhiễm bệnh hơn người kia, và khi nhiễm bệnh thì thời gian phát tác, mức độ nặng nhẹ cũng khác nhau.

Với phát hiện trên, thì về lí thuyết mà nói, khi nào còn người bị Covid-19 thì bất kì ai cũng có thể nhiễm bệnh Covid-19. Nếu bạn chưa nhiễm bệnh cũng đừng vội mừng, vì khả năng bạn không nhiễm bệnh giữa nhiều người nhiễm bệnh e rằng khó xảy ra. Nói vậy để bạn chuẩn bị tinh thần và có thái độ đúng với người nhiễm bệnh.

Đừng tin vào luận điệu “chích ngừa rồi sẽ không bị nhiễm bệnh hoặc lây bệnh cho người khác”, bởi tôi cũng chích nhiều mũi rồi. Do đó, việc đối xử bất công giữa người chưa chích ngừa và chích ngừa cần loại bỏ, không muốn nói là vaccine đến lúc nào đó cũng hết tác dụng. Chích ngừa nhằm tăng sức đề kháng cho người chích, chứ không phải để không nhiễm bệnh, lây bệnh. Chích ngừa có thể đem lại lợi ích cho người chích nếu họ đáp ứng thuốc tốt; ngược lại, việc này có thể đem lại rủi ro cho người chích nếu cơ địa họ không phù hợp thuốc. Chích ngừa vừa tốt, vừa xấu nên cần cân nhắc kĩ trước khi chích. Suy cho cùng, chích ngừa cũng chỉ là một biện pháp phòng bệnh có điều kiện, thời gian nên đừng cho rằng mình chích ngừa rồi là không nhiễm bệnh, bệnh không nặng …

Nhớ có thời khi vào siêu thị, cửa hàng … để mua đồ phải trình giấy chích ngừa cho họ xem. Không chích ngừa, thậm chí không chích đủ 2 mũi, là không được vào. Bây giờ nhiễm bệnh rồi tôi mới biết đây là chuyện thật vớ vẩn.

Triệu chứng điển hình khi nhiễm Covid-19 giống như bệnh cảm nặng kèm theo đau rát họng, ho, có đờm … Nếu biết cách chăm sóc bản thân, tích cực tập luyện, giữ vững tinh thần …, bạn sẽ hồi phục sau khoảng 7 ngày.

Ngày thứ 1: Chiều ngày 16/3, sau khi đi ra ngoài về, tôi thấy người hơi nóng. Tôi biết tôi bị sốt, nhưng tôi cũng chẳng thèm đo xem thân nhiệt mình bao nhiêu độ vì chưa thấy sốt đến độ lạnh run. Vốn không quen uống thuốc nên sau khi dùng bữa tối xong tôi đi ngủ sớm.

Ngày thứ 2: 5h sáng ngày 17/3 tôi thức dậy để tập thể dục, thể thao như thường lệ, thấy người vẫn sốt. Kệ! Tôi vẫn cố gắng tập hết bài tập hàng ngày. Dù kết thúc tốt bài tập nhưng khi tập tôi phải gắng gượng vì mình nặng như treo đá. Tập xong, mồ hôi đầm đìa, tôi đi tắm. Vẫn tắm nước lạnh như thường ngày. Hết sốt khi đó, nhưng đến gần trưa người lại sốt lại. Người sốt, mệt mỏi làm tôi biếng ăn. Đến chiều vẫn sốt, họng có dấu hiệu đau rát, có đờm. Đờm xuống họng khiến cho tôi có cảm giác muốn ho. Và thỉnh thoảng phải ho. Tôi thấy cần phải uống 1 viên efferalgan 500mg để hạ sốt nên đã uống 1 viên. Tối đó, tôi đỡ sốt nhưng họng vẫn đau rát, có đờm.

Ngày thứ 3: 5h sáng 18/3, tôi vẫn dậy tập thể dục, thể thao như thường lệ, thấy người vẫn sốt. Kệ! Tôi vẫn cố gắng tập hết bài tập hàng ngày. Dù kết thúc tốt bài tập nhưng khi tập tôi phải gắng gượng vì mình nặng như treo đá. Tập xong, mồ hôi đầm đìa, tôi đi tắm. Vẫn tắm nước lạnh như thường ngày.

Tôi nghĩ mình bị viêm họng, vì trước đây tôi cũng hay bị như vậy, nên đi đến tiệm thuốc tây mua thuốc. Cô bán thuốc hỏi tôi muốn uống kháng sinh nặng hay nhẹ, ngày mấy liều. Tôi nói “kháng sinh nhẹ, đừng hại bao tử và cho 7 ngày, 1 ngày 2 liều thôi, chứ 3 liều nặng quá!”. Thế là cô cho tôi như vậy. Một liều gồm có 1 viên kháng sinh, 1 viên kháng viêm, 1 viên giảm đau, hạ sốt, 2 viên long đờm. Cô cho toàn thuốc trị, không cho thêm thuốc “râu ria” gì cả. Tại tôi cũng rành về thuốc nên nếu cô cho sai tôi sẽ chỉnh ngay. Mua thuốc xong, tôi về nhà ăn sáng, uống 1 liều.

Trưa, tôi uống 1 viên sủi vitamin.

Chiều, tôi mua que test Covid-19 test thử. Có chút ngạc nhiên vì thấy hiện lên 2 vạch, nhưng tôi vẫn sinh hoạt như bình thường. Ăn cơm chiều xong, tôi uống thêm 1 liều thuốc mua trước đó.

Tối, họng tôi trở nên đau rát, hơi khó thở. Tôi vừa bật máy lạnh, vừa để quạt cho phòng thông thoáng, uống nhiều nước … rồi đi ngủ.

Sau này, tôi mới biết, ngày sốt thứ 3 chính là ngày bệnh trở nặng nhất. Bạn sẽ sốt cao nhất, đau rát họng nhiều nhất, người mệt mỏi ghê nhất …, nhưng chưa chắc đã ho, vì có thể lượng đờm xuống họng ít hoặc bạn biết cách chăm sóc bản thân. Thông thường, người mắc Covid-19 chủng Omicron bị sốt khoảng 3 ngày, trong đó, ngày thứ 3 là ngày cao điểm của bệnh, sau ngày này, bệnh sẽ suy giảm dần.

Ngày thứ 4: 5h sáng 19/3, tôi vẫn dậy tập thể dục, thể thao như thường lệ. Hôm nay, tôi hết sốt, họng cũng bớt đau rát. Bệnh giảm được khoảng 70%, nhưng tôi vẫn thấy người hơi mệt. Tôi giảm 1/3 bài tập. Tập xong, mồ hôi đầm đìa, tôi đi tắm. Lần này, tôi tắm nước ấm.

Sáng, sau khi ăn sáng, tôi uống thêm 1 liều thuốc mua trước đó.

Trưa, tôi uống 1 viên sủi vitamin.

Chiều, sau khi ăn chiều, tôi uống thêm 1 liều thuốc mua trước đó.

Ngày thứ 5: 5h sáng 20/3 là chủ nhật. Tôi vẫn dậy tập thể dục, thể thao như thường lệ. Hôm nay, tôi hết sốt, họng cũng hết đau rát, chỉ thỉnh thoảng có đờm. Bệnh giảm được khoảng 90%, nhưng tôi vẫn thấy người hơi mệt. Tôi giảm 1/3 bài tập. Tập xong, mồ hôi đầm đìa, tôi đi tắm. Lần này, tôi tắm nước ấm.

Sáng, sau khi ăn sáng, tôi uống thêm 1 liều thuốc mua trước đó.

Chiều, sau khi ăn chiều, tôi uống thêm 1 liều thuốc mua trước đó.

Ngày thứ 6: 5h sáng 19/3, tôi vẫn dậy tập thể dục, thể thao như thường lệ. Hôm nay, thấy người gần như khỏe lại nên tôi không cắt giảm bải tập nữa. Kết thúc tốt đẹp bài tập, tôi đi tắm nước lạnh và thấy tinh thần thật sảng khoái.

Hôm nay, tôi cũng không uống thuốc nữa! Chiều, test lại, kết quả âm tính.

Vậy là sau 5 ngày “chiến đấu” với con Corona, cuối cùng tôi cũng đánh bật nó ra khỏi cơ thể mà không tốn quá nhiều chi phí. Tổng kết lại, tôi thấy mình chỉ sử dụng có 2 viên sủi vitamin, 6 liều thuốc viêm họng; không dùng thêm bất cứ loại thực phẩm chức năng hay thuốc nào khác. Tôi cũng không dùng dung dịch xịt mũi, họng, súc miệng hay rửa tay … bán sẵn mà tự chế …

Dưới đây là những bài học kinh nghiệm tôi rút ra được khi mắc Covid-19 chủng Omicron:

1. Triệu chứng Covid-19 chủng Omicron là gì?

          Khi bị mắc Covid-19 chủng Omicron, bạn sẽ thấy ở mình xuất hiện các triệu chứng sau: Sốt cao => lạnh run (sốt cao quá nên cảm thấy lạnh run), đau đầu, đau rát họng => ho (do đau rát họng + đờm xuống họng gây ho), sổ mũi, vã mồ hôi, nôn ói, tiêu chảy … Trong đó, những triệu chứng điển hình là sốt cao, đau rát họng, ho, có đờm … Họng có cảm giác đăng đắng, lạt vị … nên rất thèm ăn cái gì đó (Đối với tôi, tôi thèm ăn các loại trái cây chua chấm muối ớt).

2. Những triệu chứng kéo dài bao lâu?

3 ngày đầu là cao điểm của bệnh; đặc biệt, ngày thứ 3. Sang ngày thứ tư các triệu chứng sẽ giảm dần. Nếu không uống thuốc gì ngoài thuốc hạ sốt, triệu chứng đau rát họng cũng cải thiện nhưng chậm hơn các triệu chứng khác; nếu uống thêm thuốc kháng viêm, kháng sinh, tan đờm thì sang ngày thứ 4 triệu chứng đau rát họng gần như biến mất. Bệnh sẽ kéo dài từ 5 - 10 ngày là khỏi hẳn.

Sau khi khỏi, có người bị thêm cái này, cái kia, nhưng thường không nặng và một thời gian là hết nên bạn cứ bình tĩnh xử lí.

3. Trình tự chữa bệnh ra sao?

Mỗi người nên tự theo dõi mình. Khi bị sốt, đau rát họng, ho, có đờm … nên nghĩ đến khả năng mình sẽ bị mắc Covid-19. Khi đó, đừng có hoang mang, dần dần chuyện này sẽ là bình thường, vì bệnh này giống như bệnh cảm cúm nhưng do virut giờ biến đổi mạnh hơn nên sẽ tấn công thêm họng. Nhiệm vụ chính của bạn là đừng để virut tấn công xuống phổi, do đó phải “đánh chặn” chúng trên họng liền. Hãy tập trung đánh virut trên “mặt trận họng” vì đây là mặt trận chủ lực của chúng.

Trình tự chữa bệnh như sau:

+ Giai đoạn 1: Gia tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Không cần uống thuốc gì cả, chỉ nghỉ ngơi, uống nhiều nước, ăn nhiều trái cây (vị chua ngọt, nhiều nước), ăn thức ăn giàu đạm (trứng vịt lộn luộc, trứng gà ta luộc …), ăn các món súp, cháo bổ dưỡng (súp cà rốt, su su, khoai tây hầm với giò heo nạc; hoặc cháo gà, nấm rơm, hành lá …) …

Uống nhiều nước lọc (đừng uống nước đá), nước cam … sẽ làm bạn bớt ho, bớt đờm. Tôi thường để một chai nước lọc cạnh bàn làm việc để thỉnh thoảng uống (dù không khát). Cứ uống nước thường xuyên như vậy họng bạn sẽ ẩm ướt, tan đờm; từ đó, không ho nữa. Đừng để mình ho nhiều vì khi ho nhiều họng sẽ bị tổn thương, viêm nặng hơn; từ đó, bệnh tình trở nặng.

Thường xuyên ăn trái cây có vị chua ngọt, nhiều nước cũng là một cách rất hay để miệng bớt đắng, lạt vị và tan đờm, bớt ho …

Chế độ dinh dưỡng giàu đạm khiến người bệnh phục hồi rất nhanh. Đây là lí do tôi ăn các món ăn giàu đạm khi mắc Covid-19. Ăn xong cảm giác mình phục hồi từng ngày. Còn các món ăn có nước đơn giản để dễ ăn, bởi trong thời gian mắc bệnh họng bị đau rát, làm biếng ăn nên ăn các món súp, cháo dễ ăn hơn. Bên cạnh đó, bạn nên ăn các loại thực phẩm bổ sung vi chất như rong biển, cua, tôm, ốc, hào … Mấy loại hải sản này rất giàu vi chất, có thể giúp người bệnh hồi phục nhanh chóng.

Hãy lấy chanh, muối pha nước xúc miệng để súc miệng ngày 3 lần + đánh răng sẽ làm cho nồng độ virut giảm, họng giảm viêm, giảm đờm, thông thoáng …

Cuối cùng là dù bệnh nhưng đừng quên vận động, ra chỗ thông thoáng, có nhiều nắng, gió … Như bạn biết đấy, mấy ngày bị bệnh tôi vẫn tập luyện bình thường. Tập luyện giống như liệu pháp giúp tôi gia tăng sức đề kháng để đẩy lùi bệnh tật nhanh hơn.

+ Giai đoạn 2: Dùng thuốc chữa triệu chứng.

Nhiều người mắc Covid-19 chưa gì đã nháo nhào đi tìm mua những thuốc đặc trị uống. Bạn đừng làm như vậy, bởi:

- Uống chưa đúng thời điểm không những không được lợi mà còn gặp hại, bởi thuốc đặc trị vẫn có tác dụng phụ, khi chưa cần thiết thì không nên uống.

- Bệnh phải bước sang giai đoạn nặng mới dùng thuốc đặc trị, bởi lúc này bạn cần chấp nhận rủi ro về tác dụng phụ để đổi lấy cơ hội khỏi bệnh.

- Khi bệnh chưa cần dùng thuốc đặc trị mà mua thuốc đặc trị uống khiến người bệnh mất nhiều chi phí. Điều này chỉ có lợi cho những người bán thuốc.

Thông thường, chữa bệnh Covid-19 là chữa triệu chứng, tức bị triệu chứng gì thì uống thuốc trị triệu chứng đó là khỏi.

Ví dụ:

- Nếu thấy sốt cao => mua thuốc hạ sốt uống.

- Nếu thấy viêm họng => mua thuốc viêm họng uống.

- Nếu thấy ho => mua thuốc ho uống.

- Nếu thấy tiêu chảy => mua thuốc tiêu chảy uống.

- Nếu thấy buồn nôn => mua thuốc chống ói, men tiêu hóa uống.

Nhưng lưu ý:

- Không nên uống thuốc trị triệu chứng quá 10 ngày. Quá 10 ngày mà triệu chứng không giảm nên ngưng uống thuốc và đi khám để hỏi ý kiến của người có chuyên môn.

- Nếu thấy triệu chứng biến mất thì không cần phải uống thuốc nữa. Lúc này, nên tích cực ăn uống, tập luyện … là sức khỏe hồi phục.

+ Giai đoạn 3: Dùng thuốc đặc trị.

Khi mắc Covid-19 thường ít người phải dùng thuốc đặc trị, nhưng nếu phải dùng thuốc đặc trị, bạn cần đi khám để hỏi ý kiến của người có chuyên môn.

Trên đây là đôi điều tôi rút ra được khi trải nghiệm tour Covid-19 chủng Omicron. Hi vọng với những lưu ý trên, tôi có thể giúp những người sắp bước vào cuộc “phiêu lưu Covid-19 kì thú” có tâm thế bình tĩnh để vượt qua bạo bệnh.

Không ai có thể tránh khỏi bệnh tật nên đừng có tìm cách tránh né nó, mà hãy tìm cách dù có mắc bệnh cũng không hề hấn gì. Hãy luôn sống lành mạnh, tươi vui thì mấy cái bệnh vặt này không là gì cả!

Chat Master (Anastar)

BÌNH LUẬN BẰNG MAIL

BÌNH LUẬN FACEBOOK