CHUNG TAY ĐẨY LÙI DỊCH BỆNH nCoV

CHUNG TAY ĐẨY LÙI DỊCH BỆNH nCoV

CHUNG TAY ĐẨY LÙI DỊCH BỆNH nCoV

11:54 - 08/02/2020

Phản ứng của mỗi người trước dịch bệnh phụ thuộc vào kinh nghiệm và nhận thức của họ. Ở nhiều nước hàng năm cứ đến mùa đông số người chết vì cúm rất lớn. Thường là người già và trẻ em, do hệ miễn dịch của họ yếu; còn ở nước ta điều này chưa xảy ra, cho nên nhiều người phản ứng thái quá.

GIÀU CÓ HẠNH PHÚC?
TỪ ƯỚC MƠ ĐẾN HIỆN THỰC
10 thói quen không sửa ngay đời bạn sẽ xuống dốc
Năm 2018, bạn trẻ hãy thay đổi thói qua loa
TIẾN TỪNG BƯỚC VỮNG CHẮC

Mấy ngày nay ra đường thấy ai cũng đeo khẩu trang. Đọc báo thấy người người, nhà nhà ùn ùn đi mua khẩu trang, nước rửa tay, thực phẩm ... Cảnh tượng chen lấn, xô đẩy … diễn ra ở nhiều nơi. Tôi tự hỏi: Tại sao lại có cảnh tượng này?

Thời đại công nghệ thông tin, có bất cứ cái gì người ta cũng đưa lên mạng. Mạng trở thành cái chợ với nhiều thông tin chưa chất lượng. Sống ở thời buổi này nếu không có kiến thức chọn lọc thông tin để tiếp nhận, bạn sẽ trở thành “con mồi” để người khác lợi dụng. Đáng lẽ tôi không viết bài này vì đang phải tập trung hoàn thành nhiều mục tiêu quan trọng trong năm mới, nhưng chợt nhận ra mình cần đóng góp chút gì đó để giúp cộng đồng đẩy lùi dịch bệnh, nên dành chút thời gian quý báu chia sẻ với mọi người kiến thức mình tiếp thu được về dịch bệnh này.

Ở đây tôi không bàn đến thời điểm, địa điểm xảy ra dịch bệnh. Tôi không bàn đến quan điểm phòng bệnh, chữa bệnh của ai. Tôi không kêu gọi mọi người phải làm điều này, điều nọ. Tôi chỉ nói ra nhận thức của mình về dịch bệnh và cách phòng dịch bệnh của cá nhân. Ai thấy đúng có thể học hỏi, chia sẻ với mọi người; ai thấy sai có thể bỏ ngoài tai coi đây như là những lời nhảm nhí.

Trải qua quá trình phát triển xã hội loài người, con người không lạ gì thiên tai, dịch bệnh … Tất cả điều này giống như thử thách đối với chúng ta. Ai vượt qua được sẽ sống sót, ai không vượt qua được sẽ … tiêu tùng. Chính vì vậy, điều bạn cần phát huy lúc này là lòng dũng cảm, trí thông minh …, không phải nỗi sợ hãi, sự ngu muội … Phòng chống dịch bệnh là việc làm lâu dài, không phải ngày một ngày hai. Ai có tư tưởng chụp giật sẽ không có sức bền để chạy lâu; ai không biết sống kỉ luật, khoa học sẽ có số phận “ba chìm bảy nổi”. Dịch bệnh giúp con người ý thức sống tốt hơn, nhưng cũng là cách để tự nhiên đào thải những cá thể không chịu đấu tranh vươn lên trong cuộc sống. Chúng ta không thể mong thế giới này không có dịch bệnh, mà chỉ có thể hoàn thiện mình để tồn tại và phát triển.

Phản ứng của mỗi người trước dịch bệnh phụ thuộc vào kinh nghiệm và nhận thức của họ. Ở nhiều nước hàng năm cứ đến mùa đông số người chết vì cúm rất lớn. Thường là người già và trẻ em, do hệ miễn dịch của họ yếu; còn ở nước ta điều này chưa xảy ra, cho nên nhiều người phản ứng thái quá. Theo dõi tin tức mấy ngày nay, tôi thấy nhiều người được chữa khỏi. Điều này đồng nghĩa với việc mắc bệnh nCoV không phải là án tử, dù thế giới chưa tìm ra thuốc. Đây là cơ sở khiến cho ai yếu bóng vía lấy lại niềm tin vào y học.

Để giúp bạn có kiến thức phòng dịch bệnh nCoV hiệu quả, trước tiên tôi muốn làm rõ một số khái niệm để bạn nắm được về dịch bệnh này.

Vi rút là gì?

Vi rút còn được gọi là siêu vi, siêu vi khuẩn hay siêu vi trùng. Chúng là “tác nhân truyền nhiễm” chỉ nhân lên được khi ở bên trong tế bào sống của một sinh vật khác. Những quần thể vi rút - do là những thực thể vô bào - nên không thể tăng trưởng thông qua sự phân chia tế bào. Thay vào đó, chúng sử dụng bộ máy và hệ trao đổi chất của tế bào vật chủ để tạo ra rất nhiều bản sao. Chúng rất nhỏ, kích thước chỉ từ khoảng 20 – 300 nm (nano mét). Vi rút lây lan theo nhiều cách. Theo tôi, vi rút nCoV lây lan thông qua việc phát tán dịch cơ quan hô hấp của người nhiễm bệnh đến người chưa nhiễm bệnh bằng cách nào đó. Mỗi vi rút chỉ có thể xâm nhiễm vào một số dạng tế bào vật chủ nhất định. Theo tôi, vi rút nCoV xâm nhiễm chủ yếu vào tế bào của cơ quan hô hấp ở con người. Chúng ta chỉ có thể loại trừ vi rút trong cơ thể khi kích hoạt hệ miễn dịch của mình hoặc dùng thuốc làm suy yếu chúng để hệ miễn dịch của mình tiêu diệt hoặc bài trừ chúng. Tới nay, con người chưa tìm ra thuốc tiêu diệt vi rút trực tiếp. Điều này cho thấy vai trò của hệ miễn dịch của mỗi người vô cùng quan trọng.

Bạn nên lưu ý vi rút là “tác nhân truyền nhiễm” chứ không phải là “các sinh vật sống” vì không có tế bào. Chúng không tăng kích thước mà chỉ nhân lên. Chúng không tự di chuyển. Chúng sẽ chết nếu ở ngoài vật chủ (vật chủ ở dịch bệnh nCoV được hiểu là tế bào của cơ quan hô hấp ở người (bao gồm dịch tiết của cơ quan hô hấp)). Nghĩa là nếu một người bị nhiễm nCoV hắt hơi văng dịch tiết của cơ quan hô hấp ra ngoài, dịch tiết đó có thể chứa virut nCoV. Và chúng sẽ chết nếu dịch tiết đó bị “chết” (làm khô hay “nung” ở nhiệt độ cao).

Bạn nên lưu ý vi rút chỉ nhân lên được khi ở bên trong tế bào sống của một sinh vật khác. Chính vì vậy, người nhiễm bệnh là người có khả năng lây nhiễm cao nhất. Cách ly người nhiễm bệnh được xem là biện pháp hiệu quả để giảm thiểu số người nhiễm bệnh thêm. Theo dõi tin tức mấy ngày nay, chúng ta thấy hầu hết người nhiễm bệnh mới tiếp xúc rất gần và lâu với người nhiễm bệnh cũ. Muốn dịch bệnh nCoV hạn chế lây lan, chúng ta phải nâng cao ý thức của cộng đồng về vấn đề này.

Vi rút ở đâu?

Vi rút có thể có mặt ở bất cứ đâu (đặc biệt trong môi trường có nước) và vô cùng lâu đời trên trái đất. Khi bạn vô tình tiếp xúc với vi rút + cho chúng cơ hội xâm nhập vào tế bào vật chủ trong cơ thể bạn => chúng sẽ tấn công bạn. Nếu chỉ tiếp xúc với vi rút nhưng không cho chúng cơ hội xâm nhập vào tế bào vật chủ trong cơ thể bạn => chúng sẽ không có cơ hội tấn công bạn. Ở trường hợp dịch bệnh nCoV, bạn nên rửa tay thường xuyên khi chạm vào các vật nghi nhiễm vi rút nCoV, tuyệt đối không được đưa tay lên sờ mặt (trừ trường hợp bất khả kháng phải vệ sinh tay sạch sẽ), vì làm như vậy bạn sẽ tạo cơ hội cho chúng xâm nhập vào tế bào của cơ quan hô hấp của mình. Đặc biệt, khi phát hiện người khác nhiễm bệnh bạn không nên tới gần người đó. Hãy vận động người đó tự cách ly và tìm đến các cơ sở y tế để chữa trị.

Thời điểm phát hiện?

Khi vi rút bám vào tế bào vật chủ, chúng sẽ triển khai tấn công tế bào vật chủ. Mục tiêu cuối cùng của vi rút là làm tế bào vật chủ chết đi. Tuy nhiên, có một số vi rút tấn công tế bào vật chủ theo cách cộng sinh. Nghĩa là làm cho tế bào vật chủ nhiễm bệnh nhưng vẫn phát triển bình thường. Khi đó hệ miễn dịch của con người khó mà phát hiện ra. Ở trường hợp dịch bệnh nCoV, vi rút nCoV tấn công tế bào vật chủ nhưng chúng cần thời gian khoảng 2 tuần để người nhiễm bệnh phát bệnh (qua các dấu hiệu như chảy mũi, ho hắng, sốt cao, đau họng …). Đó là lý do chúng ta phải cách ly những người nghi ngờ nhiễm bệnh. Khi bị cách ly không có nghĩa là bạn nhiễm bệnh. Đây chỉ là biện pháp để bảo vệ cộng đồng trước dịch bệnh nguy hiểm.

Cách thức chữa trị?

Vì lý do vi rút sử dụng các con đường trao đổi chất quan trọng trong tế bào vật chủ cho việc nhân lên, nên nói chung rất khó loại bỏ chúng mà không sử dụng những loại thuốc gây ra những ảnh hưởng độc hại đến tế bào vật chủ. Những cách tiếp cận y tế hiệu quả nhất đối với bệnh do vi rút là sử dụng vắc xin (bằng cách tiêm chủng) để cung cấp khả năng miễn dịch đối với sự xâm nhiễm của vi rút, và dùng thuốc kháng vi rút để can thiệp có chọn lọc lên quá trình nhân lên của chúng.

Cách thức phòng bệnh?

Tạo hóa đã ban cho con người sức mạnh để tồn tại và phát triển. Muốn tồn tại và phát triển được con người phải biết khơi dậy sức mạnh nơi bản thân. Dù có trăm nghìn cách phòng dịch bệnh, không khó để nhận ra có hai cách chính, đó là tăng cường sức mạnh ở mỗi người và huy động nguồn lực để chiến “địch”. Trong bài viết này, tôi chỉ trình bày hai cách này ở góc độ cá nhân (chứ không phải ở góc độ xã hội).

Dưới đây là những diễn giải cụ thể của hai cách này:

1) THƯỜNG XUYÊN TẬP LUYỆN THỂ DỤC THỂ THAO

Ren luyen the duc the thao

Nếu bạn thấu hiểu sâu sắc câu nói “Vận động là nguồn gốc của sức khỏe”, bạn sẽ có ý thức và hình thành thói quen thường xuyên tập luyện thể dục thể thao để sống khỏe, sống lâu và sống tốt …, không để đến khi dịch bệnh bùng phát mới lao vào tập luyện.

Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao giúp bạn có một thể chất, tinh thần khỏe mạnh. Bạn sẽ lạc quan, tự tin, nghị lực, dẻo dai, ít bệnh … hơn. Nếu chưa có thói quen này, hãy tập ngay nó vào ngày mai.

2) GIỮ VỆ SINH CÁ NHÂN, CHUNG SẠCH SẼ

Kết quả hình ảnh cho quy trình rửa tay thường quy

Rửa tay thường xuyên bằng xà bông (xà phòng), nước muối hoặc nước chanh ... Nếu có điều kiện hoặc phải đi ra ngoài thì dùng chai dung dịch rửa tay. Nếu không có điều kiện hoặc tìm mua chai dung dịch rửa tay không có thì dùng rượu trắng hoặc nước muối (pha loãng) đổ vào chai mang theo dùng. Đừng dùng cồn vì cồn có thể gây kích ứng da. Nhiều người táy máy pha chế nước rửa tay theo chỉ dẫn của người khác khi không đủ kiến thức, kinh nghiệm. Nhiều người lại nằng nặc đòi mua bằng được dung dịch rửa tay ngoài hiệu thuốc vì cho rằng những chất rửa tay thông thường không thể thổi bay vi rút hoặc tiêu diệt chúng. Những người này đang hiểu sai ý nghĩa của việc rửa tay. Để có bàn tay sạch ngoài việc sử dụng dung dịch rửa tay, bạn còn phải biết cách thức rửa tay, lau tay sau khi rửa nữa. Sau khi rửa tay xong phải dùng khăn giấy khô lau cho khô tay, bởi điều này sẽ loại bỏ hoàn toàn vi rút nCoV khỏi tay. Không dùng khăn giấy ướt lau tay, hay lau vật nghi nhiễm vi rút nCoV vì việc làm này sẽ càng khiến vi rút nCoV lây lan nhanh hơn. Đặc biệt, bạn phải luôn nhớ rửa tay trước khi ăn, sau khi đi ra ngoài …

Tuyệt đối không dùng tay sờ lên mặt (miệng, mũi, mắt …), vì điều này sẽ khiến bạn bị nhiễm bệnh. Nếu phải sờ tay lên mặt thì phải đi rửa tay trước khi sờ hoặc dùng khăn giấy khô tiếp xúc với chỗ muốn tiếp xúc. Chính vì vậy, bạn nên thường xuyên mang theo khăn giấy khô để sử dụng, tránh sử dụng khăn giấy ướt vì sẽ làm dịch bệnh lây lan nhanh hơn.

Ngày tắm vài lần, nhất là sau khi ra ngoài. Tôi thường tắm nước lạnh vào buổi sáng để tập cho cơ thể quen với thời tiết khắc nghiệt, từ đó sức đề kháng cũng tăng lên; còn vào buổi tối tôi sẽ tắm nước ấm.

Ngày đánh răng với kem đánh răng hoặc nước muối vài lần.

Ngày súc miệng với nước muối vài lần. Việc súc miệng với nước muối vừa giúp loại bỏ hoặc làm suy yếu vi khuẩn, vi rút độc hại trong miệng vừa giúp loại bỏ thức ăn thừa, miệng thơm tho hơn. Nên súc miệng với nước muối loãng với thời gian khoảng 30 giây trở lên mới nhổ đi.

Thường xuyên vệ sinh nhà cửa bằng chất tẩy rửa. Vệ sinh các vật nghi có vi rút nCoV trước khi tiếp xúc bằng cách xịt chất tẩy rửa vào đó rồi lau khô.

Vi rút nCoV rất sợ nhiệt độ, ánh sáng, gió máy …, do đó, thường xuyên giữ cho môi trường sống nhiều nắng gió. Mỗi ngày hãy mở hết các cửa sổ để nắng gió lùa vào cho nhà thông thoáng. Không chỉ vi rút nCoV mà bất cứ vi khuẩn, vi rút nào cũng thích môi trường ẩm thấp. Sống lâu dài ở môi trường ẩm thấp thì việc bị bệnh không có gì lạ.

Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi bằng khăn giấy khô, sau đó vứt khăn giấy khô vào thùng rác. Khi ho hay hắt hơi, bạn sẽ phát tán một lượng rất lớn vi khuẩn, vi rút ra ngoài môi trường, việc bạn che miệng và mũi bằng khăn giấy khô khi đó không chỉ tránh phát tán vi khuẩn, vi rút ra ngoài môi trường mà còn là phép lịch sự tối thiểu. Khi dịch tiết của cơ quan hô hấp dính vào khăn giấy khô, nó sẽ nhanh chóng khô, từ đó vi khuẩn, vi rút sẽ chết nhanh hơn.

Không khạc nhổ bừa bãi nơi công cộng, vì việc làm này khiến vi khuẩn, vi rút phát tán ra môi trường xung quanh.

3) ĂN UỐNG AN TOÀN, ĐỦ CHẤT, KHỎE MẠNH

Eat, Salad, Cucumbers, Food, Tomatoes, Mixed, Water

Chọn mua những thực phẩm an toàn. Nếu không có kinh nghiệm và kiến thức thì nên chọn mua thực phẩm của những nhà cung cấp uy tín.

Ăn chín uống sôi, hạn chế ăn thực phẩm tươi sống, bởi ăn chín uống sôi là biện pháp hiệu quả để làm suy yếu vi rút hoặc giết chết chúng nếu chúng có trong thực phẩm. Bên cạnh đó, biện pháp này còn giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa => tăng cường thể chất.

Không ăn nhiều chỉ ăn đủ chất và lượng. Nhiều người có thói quen nạp quá nhiều chất bổ vào cơ thể, điều này chỉ khiến cơ thể bạn thêm mệt mỏi, lão hóa nhanh. Hãy vươn đến cuộc sống chất lượng, đừng chạy theo số lượng.

Không sử dụng thực phẩm gây hại cho cơ thể. Uống quá nhiều rượu bia, hút quá nhiều thuốc lá, ăn quá nhiều các thực phẩm độc hại … là cách bạn hủy hoại bản thân. Là người khôn ngoan cần phải biết tránh cái xấu, làm điều tốt. Tự mình hủy hoại mình thì không ai có thể cứu bạn được.

Tăng cường sử dụng những thực phẩm giúp cho hệ miễn dịch khỏe mạnh, như sử dụng các loại rau gia vị (hành, tỏi, ớt, gừng, sả …). Tôi thường ăn rau gia vị, trong đó rau mùi (rau ngò) là lựa chọn ưa thích vì mùi vị thơm ngon. Sau khi ăn nó tôi cảm thấy rất sảng khoái, khỏe khoắn … Bên cạnh đó, tôi còn sử dụng rất nhiều trái cây. Nhìn chung, bữa cơm hàng ngày của tôi chiếm phần lớn là rau xanh, trái cây …, rất ít dùng thịt, cá …, đặc biệt hạn chế dùng thịt đỏ.

Nhớ uống đủ nước, đừng để cổ họng khô rát. Tôi thường cho các con uống nước chanh mật ong vào buổi sáng, và uống cam hàng ngày. Tăng cường cho các cháu sử dụng các loại trái cây chứa nhiều vitamin, chứ không dùng thực phẩm chức năng chứa vitamin. Nhiều người lạm dụng thực phẩm chức năng vì mong muốn cung cấp cho cơ thể nhiều chất bổ, vitamin, nhưng họ không biết rằng cách thức này không tốt. Cái gì lạm dụng quá đều dẫn đến nguy hại.

Một trong những yếu tố giúp hệ miễn dịch của bạn khỏe mạnh là bạn phải ngủ đủ giấc và nghỉ ngơi hợp lí. Thiếu ngủ, làm việc quá sức sẽ khiến hệ miễn dịch suy yếu, từ đó dịch bệnh dễ dàng tấn công bạn.

4) HẠN CHẾ TIẾP XÚC VỚI NGUỒN LÂY BỆNH

Không tiếp xúc với người nghi hoặc đã nhiễm bệnh.

Tránh đến những nơi đông người, nhất là những nơi có nguy cơ lây nhiễm cao như bệnh viện, sân bay … Nếu phải đến những nơi này, nên trang bị đồ bảo vệ cơ thể thích hợp.

Không đi đến những nơi có dịch.

Theo dõi tin tức mấy ngày nay, chúng ta thấy hầu hết người nhiễm bệnh mới tiếp xúc rất gần và lâu với người nhiễm bệnh cũ. Khi các nhà khoa học chưa tìm ra thuốc mà nơi bạn sinh sống (trong phạm vi hẹp) xảy ra dịch bệnh khiến nhiều người nhiễm bệnh thì việc tiếp tục sinh sống tại đó là vô cùng nguy hiểm. Mong rằng điều này không xảy đến với tất cả chúng ta.

5) ĐỪNG HIỂU SAI VIỆC SỬ DỤNG KHẨU TRANG

Kết quả hình ảnh cho đối tượng đeo khẩu trang, bộ y tế

Khẩu trang chủ yếu để sử dụng cho người nhiễm bệnh về đường hô hấp để họ không phát tán vi khuẩn, vi rút ra ngoài môi trường khiến người chưa nhiễm bệnh bị lây. Đối với người chưa nhiễm bệnh, việc sử dụng khẩu trang chỉ để phòng dịch tiết của cơ quan hô hấp của người nhiễm bệnh văng trúng mặt mình. Chính vì vậy, khi phải tiếp xúc với người nhiễm bệnh hoặc khi phải đến những nơi có nguy cơ lây nhiễm cao bạn mới nên mang khẩu trang. Lúc này, bạn nên dùng khẩu trang dùng một lần rồi bỏ, vì việc vệ sinh chúng vô cùng phức tạp. Bạn không nên dùng khẩu trang dùng một lần rồi bỏ khi di chuyển trên đường, vì nguy cơ lây nhiễm thấp, rất lãng phí tiền của. Nhiều người không hiểu về dịch bệnh nCoV nên tưởng rằng vi rút nCoV bay đầy ngoài trời, chúng có thể lây qua đường không khí. Vì cho như vậy nên họ mang khẩu trang bất cứ lúc nào. Sự thật việc mang khẩu trang di chuyển ngoài đường chỉ để tránh bụi và chỉ là một biện pháp phòng vệ. Ở nước ta môi trường ô nhiễm cho nên việc làm này là cần thiết, nhưng nên sử dụng khẩu trang dùng nhiều lần. Hãy mua vài cái và thay chúng hàng ngày.

Chat Master (Anastar)

07/02/2020

BÌNH LUẬN BẰNG MAIL

BÌNH LUẬN FACEBOOK