GIỚI THIỆU CUỐN SÁCH KĨ NĂNG NẤU ĂN (2023)

GIỚI THIỆU CUỐN SÁCH KĨ NĂNG NẤU ĂN (2023)

GIỚI THIỆU CUỐN SÁCH KĨ NĂNG NẤU ĂN (2023)

15:29 - 28/09/2023

Nấu ăn nói riêng hay chế biến thực phẩm nói chung là một kĩ năng sinh tồn quan trọng bậc nhất của con người. Trong bất cứ hoàn cảnh, điều kiện nào, con người cũng cần kĩ năng này, thậm chí vai trò của nó còn trở nên cực kì cần thiết khi con người lâm vào hoàn cảnh ngặt nghèo, thiên tai, dịch bệnh … Đây chính là lí do khiến tôi dành nhiều tâm huyết, công sức … để nghiên cứu cho ra đời cuốn sách này nhằm đem lại nhiều lợi ích thiết thực cho độc giả.

Giới thiệu cuốn sách Cẩm nang khởi nghiệp
Giới thiệu cuốn sách Suối nguồn ý tưởng (Tập 1)
Giới thiệu cuốn sách Thuật xem chữ ký
GIÀU CÓ HẠNH PHÚC?
TỪ ƯỚC MƠ ĐẾN HIỆN THỰC
GIỚI THIỆU CUỐN SÁCH KĨ NĂNG NẤU ĂN (2023)

LỜI MỞ ĐẦU

Nấu ăn nói riêng hay chế biến thực phẩm nói chung là một kĩ năng sinh tồn quan trọng bậc nhất của con người. Trong bất cứ hoàn cảnh, điều kiện nào, con người cũng cần kĩ năng này, thậm chí vai trò của nó còn trở nên cực kì cần thiết khi con người lâm vào hoàn cảnh ngặt nghèo, thiên tai, dịch bệnh … Đây chính là lí do khiến tôi dành nhiều tâm huyết, công sức … để nghiên cứu cho ra đời cuốn sách này nhằm đem lại nhiều lợi ích thiết thực cho độc giả.

Có người cho rằng “chỉ cần lên mạng hoặc đến những trường dạy nấu ăn là học được cách làm các món ăn ngon” … Muốn chế biến ra những món ăn an toàn, bổ dưỡng, tiết kiệm, đẹp mắt …, trước tiên, bạn cần có rất nhiều kiến thức chuẩn xác; sau đó, bạn cần bỏ rất nhiều thời gian thực hành. Tuy nhiên, nhiều người dạy nấu ăn đang dạy người khác cách thức sử dụng nguyên liệu và chế biến thực phẩm sai cách. Cụ thể là họ đang dạy người khác cách thức sử dụng (hoặc làm cho) những nguyên liệu biến chất, thậm chí độc hại; hay lạm dụng gia vị, hóa chất … Mục đích của họ là làm ra các món ăn ngon miệng, chứ không phải an toàn, bổ dưỡng, tiết kiệm, đẹp mắt … Bên cạnh đó, người mù mờ về lĩnh vực này không thể phân biệt được ai là “thầy”, ai là “ma” để tầm sư học đạo. Nếu chọn lầm “thầy”, người học có nguy cơ rước họa vào bản thân và gia đình. Khi nghiên cứu để viết cuốn sách này, tôi giật mình khi phát hiện ra nhiều người đang chế biến thực phẩm sai cách, vậy mà còn tự hào về những gì họ làm được và truyền dạy tích cực cho người khác. Do đó, tôi khuyên bạn hãy cẩn trọng khi tiếp thu kiến thức từ người khác. Đừng tin ai cả mà hãy tin vào kiến thức chuẩn xác thì mới đạt đến tuyệt đích của sự học.

Có người cho rằng “không biết nấu ăn thì ra ngoài ăn cơm tiệm”. Đây là suy nghĩ của những người “chưa trải sự đời”, lười biếng hoặc kém cỏi … Có rất nhiều lí do khiến cho “cơm tiệm” không bao giờ bằng “cơm nhà”, trong đó có hai lí do chính là nấu ăn ở nhà đảm bảo sức khỏe và tiết kiệm cho bản thân và gia đình. Khi ăn “cơm tiệm”, bạn có biết người ta dùng nguyên liệu như thế nào, bỏ những gì vào phần cơm của bạn không? Ngược lại, nấu ăn tại nhà, bạn hoàn toàn chủ động và biết được nguồn gốc của nguyên liệu. Những người coi trọng sức khỏe của bản thân và gia đình luôn hạn chế ăn ngoài. Một số người sở dĩ cho rằng “cơm tiệm” rẻ hơn “cơm nhà” là do họ không biết gì về kinh doanh và so sánh khập khiễng. Một bữa ăn làm từ nguyên liệu không rõ nguồn gốc (thậm chí “có vấn đề”) lại đi so sánh với bữa ăn làm từ nguyên liệu tươi ngon, dinh dưỡng … Để có lời trong kinh doanh, người bán phải mua nguyên liệu “bẩn”, dùng chiêu trò này nọ; trong khi đó, để gia đình có sức khỏe, đầu bếp phải dùng nguyên liệu an toàn và nấu bằng tất cả tâm huyết. Chỉ có bạn mới có thể tạo ra cuộc sống chất lượng, hạnh phúc cho bản thân và gia đình. Không ai có thể thay bạn làm điều này!

Tới đây, có lẽ bạn bắt đầu muốn học nấu ăn từ cuốn sách này phải không? Thế để thành thạo kĩ năng nấu ăn cần những gì?

Trước tiên, bạn cần siêng năng, tỉ mỉ, tinh tế và sáng tạo. Có thể có người bảo đầu bếp cần nhiều phẩm chất hơn thế, nhưng với tôi, chỉ cần có 4 phẩm chất cơ bản này là bạn có thể theo đuổi công việc bếp núc.

Thứ hai, bạn cần có kiến thức chuyên môn tổng quát liên quan đến kĩ năng nấu ăn. Đó là kiến thức về lựa chọn nguyên liệu, kết hợp nguyên liệu, sử dụng gia vị, căn chỉnh liều lượng, điều khiển nhiệt độ, trang trí món ăn, bảo quản thực phẩm, tận dụng nguyên liệu … Đó là kiến thức về chuẩn bị, chế biến, trình bày món ăn.

Cuối cùng, bạn phải biết làm những món ăn đơn giản, phổ biến rồi đến phức tạp, cầu kì, độc lạ …

Trong cuốn sách này, tôi sẽ trình bày kiến thức chuyên môn tổng quát liên quan đến kĩ năng nấu ăn trước; sau đó mới hướng dẫn bạn làm một số món ăn đơn giản, phổ biến … Tại sao lại như vậy? Bởi muốn đạt đến thành công cao nhất trong bất kì lĩnh vực nào bạn phải nắm vững kiến thức chuyên môn tổng quát trước. Nắm vững cái chung mới đi vào cái riêng, tức đi sâu vào chi tiết, tìm ra hướng đi phù hợp với mình để phát triển về sau. Nhiều người không biết cách dạy hay học, khi dạy hay học lại dạy hay học chi tiết trước, tức dạy hay học làm những việc cụ thể trước. Điều này biến người học thành “cái máy” hay “robot”, chỉ biết sao chép kiến thức của người khác mà không biết phát triển cái riêng của mình. Học như vậy có học suốt đời cũng không khá nổi.

Khả năng ở mỗi người là khác nhau, sau khi nắm vững kiến thức chuyên môn tổng quát, bạn dễ dàng biết được đâu là đúng, đâu là sai; đi vào chi tiết; sáng tạo ra cái mới nhằm thu lại nhiều lợi ích thiết thực cho bản thân và gia đình. Muốn nấu được món nào đó an toàn, bổ dưỡng, tiết kiệm, đẹp mắt, thậm chí ngon miệng, bạn phải biết lựa chọn nguyên liệu, kết hợp nguyên liệu, sử dụng gia vị, căn chỉnh liều lượng, điều khiển nhiệt độ, trang trí món ăn … đúng cách. Nếu nguyên liệu không tốt, cho dù bạn có cố gắng thế nào đi chăng nữa món ăn cũng không đạt chuẩn … Bạn phải biết thế nào là chần, thế nào là luộc, thế nào là hấp …, thế nào là xào … Khi hiểu rõ tất cả khái niệm liên quan đến kĩ năng nấu ăn, bạn sẽ tự tin thực hành, hướng dẫn người khác; ngược lại, khi còn mù mờ về nhiều thứ, bạn sẽ bị giới hạn khả năng, có nguy cơ lạc lối …

Vì nhiều lí do, người Việt Nam chú trọng ăn ngon miệng chứ không chú trọng ăn an toàn, bổ dưỡng, tiết kiệm, đẹp mắt …, bởi vậy trong ẩm thực người Việt Nam ít có những món ăn cầu kì như Trung Hoa, cũng không bày biện đẹp mắt như Nhật Bản, mà thiên về phối trộn (đôi khi lạm dụng) gia vị sao cho món ăn được ngon miệng, hoặc sử dụng những nguyên liệu “hình thức” sao cho món ăn thú vị, hoặc chế biến sai cách sao cho món ăn hấp dẫn dù chẳng bổ béo gì (ví dụ như dùng măng làm canh, dùng chân gà để nướng, dùng nội tạng động vật làm phá lấu …). Người Việt Nam thường tự hào món ăn của mình ngon, nhưng không biết rằng đôi khi chúng ta chế biến món ăn vô bổ, thậm chí có hại cho người dùng. Ở cương vị người đảm bảo sức khỏe cho gia đình, bạn chỉ nên tiếp thu, áp dụng những gì đúng đắn. Vì sao? Vì mục đích cuối cùng của đầu bếp chính là đem lại sức khỏe, niềm vui cho người thụ hưởng trong hoàn cảnh, điều kiện mình có. Nấu ăn không chỉ là kĩ năng mà còn là nghề nghiệp rất cần thiết cho bản thân, gia đình và xã hội. Tuy nhiên, chỉ người có đạo đức mới có thể mang lại thật nhiều lợi ích cho người khác.

Chat Master (Anastar)

12/01/2023

Bạn nào có ý định tham khảo thêm cuốn sách Kĩ năng nấu ăn, vui lòng điền vào mẫu đăng kí sau: http://bit.ly/DangKiNhanSach; hoặc liên hệ trực tiếp với Anastar tại:

Email: (1) contact@anastar.vn; (2) anastar1512@gmail.com;
Hotline/Zalo: 033.489.9273 / 093.444.8665

Kĩ năng nấu ăn

BÌNH LUẬN BẰNG MAIL

BÌNH LUẬN FACEBOOK