Giới thiệu cuốn sách Thuật xem chữ ký
15:10 - 21/02/2018
Chữ kí là biểu tượng của một người. Thông qua biểu tượng này người kí muốn chuyển tải thông điệp mà mình muốn nói với mọi người bằng khả năng tư duy trừu tượng. Xem xét khả năng ấy biểu hiện như thế nào giúp ta khám phá được năng lực tư duy của người ấy.
Giới thiệu cuốn sách Suối nguồn ý tưởng (Tập 1)
DỊCH VỤ XEM CHỮ KÍ
Giới thiệu cuốn sách Nghệ thuật kinh doanh nhà phố
DỊCH VỤ VỀ NHÀ ĐẤT
Khi một người đặt bút kí tức là họ gửi một thông điệp về bản thân ra thế giới bên ngoài. Họ muốn nói cho mọi người biết rằng họ là người thế này, thế kia. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể “đọc” được thông điệp ấy. Để đọc được thông điệp ấy bạn phải là người am hiểu về khoa chiết tự, có kinh nghiệm sống rất phong phú và giác quan vô cùng nhạy bén … Có thể nói việc xem chữ kí chính xác là điều gần như không tưởng. Trên thế giới có bao nhiêu người thì có bấy nhiêu chữ kí. Có chữ kí cầu kì, sắc sảo; có chữ kí đơn giản, sơ sài ... Dù biểu hiện dưới hình thức nào đi nữa nó cũng là kết quả của một quá trình lao động. Chính vì vậy, khi xem chữ kí của bất kì ai bạn phải tìm hiểu xem:
+ Mục đích của chữ kí ấy là gì?
+ Phương pháp, công cụ mà họ dùng để tạo nên chữ kí ấy?
+ Chữ kí ấy biểu hiện như thế nào?
Khi trả lời được ba câu hỏi trên bạn sẽ biết được một phần tham vọng, mục đích, tư tưởng, tư duy, tính cách, thói quen, tâm trạng … của người kí để từ đó có thể phỏng đoán số phận của họ. Tại sao tôi nói là “một phần”? Bởi vì những gì mà chữ kí biểu hiện ra ở hiện tại sẽ còn thay đổi rất nhiều trong tương lai. Những thay đổi đó phụ thuộc vào tác động của hoàn cảnh khách quan và nỗ lực hoàn thiện bản thân của người kí. Cho nên khi xem chữ kí có thể biết được quá khứ, hiện tại nhưng chỉ phỏng đoán được xu hướng tương lai mà thôi!
Hãy quan sát những người kí xung quanh, không phải tự nhiên có người kí thế này, có người kí thế kia. Bất cứ hoạt động lao động nào của con người cũng đều có tính hướng đích. Người có tham vọng, mục đích cao cả hay người an phận thủ thường đều thể hiện ra khi kí. Đó là những chữ kí có nét kí dứt khoát, nhanh mạnh, dâng cao … hay ngập ngừng, chậm nhẹ, đi xuống … Từ việc nắm bắt được tham vọng, mục đích của người kí, ta có thể phỏng đoán về đường công danh, sự nghiệp của họ. Bất cứ việc gì dù to hay nhỏ để đạt được nó trước tiên người thực hiện phải có lòng ham muốn. Tạm gác các yếu tố khác sang một bên, cứ theo lí luận này thì ai có lòng ham muốn càng cao càng có cơ may đạt được ý nguyện của mình.
Theo triết học duy vật biện chứng, tư duy xuất hiện trong quá trình sản xuất của con người. Trong quá trình đó, con người so sánh các thông tin thu được từ nhận thức cảm tính hoặc các ý nghĩ với nhau. Trải qua quá trình khái quát hóa, trừu tượng hóa, phân tích, tổng hợp … con người rút ra các khái niệm, phán đoán, giả thuyết, lí luận … Kết quả của quá trình tư duy bao giờ cũng là sự phản ánh khái quát các thuộc tính, các mối liên hệ cơ bản, phổ biến, các qui luật không chỉ ở một sự vật riêng lẻ mà còn ở một nhóm sự vật nhất định. Tư duy bao giờ cũng là sự giải quyết vấn đề thông qua những tri thức đã nắm được từ trước. Chính vì vậy, có thể nói người kí đã bộc lộ tư duy của mình trong khi kí.
Tư duy bắt nguồn từ hoạt động tâm lí. Hoạt động này gắn liền với phản xạ sinh lí là hoạt động đặc trưng của hệ thần kinh cao cấp. Hoạt động đó diễn ra ở các động vật cấp cao, đặc biệt biểu hiện rõ ở thú linh trưởng và con người. Nhưng tư duy với tư cách là hoạt động tâm lí bậc cao nhất thì chỉ có ở con người và là kết quả của quá trình lao động sáng tạo của con người. Theo quan điểm của triết học duy vật biện chứng, lao động là một trong các yếu tố quyết định để chuyển hóa vượn có dạng người thành con người. Từ chỗ là một loài động vật thích ứng với tự nhiên bằng bản năng tự nhiên, con người đã phát triển sự thích ứng đó bằng bản năng thứ hai là tư duy với năng lực trừu tượng hóa ngày càng sâu sắc đến mức nhận thức được bản chất của hiện tượng, qui luật và chính bản thân mình. “Biết người, biết ta trăm trận trăm thắng”. Nếu chữ kí của người nào đó cho thấy khả năng này lớn thì xác suất thành công sẽ cao và ngược lại.
Đối với triết học, tư duy là một khái niệm - phạm trù quan trọng. Khái niệm - phạm trù này giúp lí giải các hoạt động được coi là có tính phi vật chất của con người như giải trí, tín ngưỡng, nghiên cứu, học tập và các hình thức lao động trí lực khác, đồng thời có ảnh hưởng tích cực đối với lao động thể lực. Đối với xã hội, tư duy của cộng đồng người là cơ sở để tạo nên hệ thống tư duy xã hội trong các hoạt động chính trị, kinh tế, khoa học, tôn giáo, nghệ thuật … Người ta dựa vào tư duy để nhận thức những qui luật khách quan của tự nhiên, xã hội, con người và điều chỉnh hành động của mình phù hợp với các qui luật đó. Một người khởi đầu chữ kí bằng những nét kí vô nghĩa cho thấy người ấy rất mơ hồ về thế giới xung quanh và bản thân. Điều này khác hẳn với một người khởi đầu chữ kí rõ ràng, cụ thể.
Cơ chế hoạt động của tư duy dựa trên hoạt động sinh lí của bộ não với tư cách là hoạt động thần kinh cao cấp. Không thể tách rời não nhưng tư duy không hoàn toàn gắn liền với một bộ não nhất định. Trong quá trình sống, con người giao tiếp với nhau, do đó, tư duy của từng người vừa tự biến đổi qua quá trình hoạt động của bản thân vừa chịu sự tác động biến đổi từ tư duy của đồng loại thông hoạt động có tính vật chất. Do đó, tư duy không chỉ gắn với bộ não của từng người mà còn gắn với sự tiến hóa của xã hội, trở thành một sản phẩm có tính xã hội trong khi vẫn duy trì được tính cá nhân.
Mặc dù được tạo thành từ kết quả hoạt động thực tiễn nhưng tư duy có tính độc lập tương đối. Sau khi xuất hiện, sự phát triển của tư duy còn chịu ảnh hưởng của toàn bộ tri thức mà nhân loại đã tích lũy được trước đó. Tư duy cũng chịu ảnh hưởng, tác động của các lí thuyết, quan điểm tồn tại cùng thời với nó. Mặt khác, tư duy cũng có logic phát triển nội tại riêng của nó, đó là sự phản ánh đặc thù logic khách quan theo cách hiểu riêng gắn với mỗi con người. Tính độc lập của tư duy vừa làm cho nó có được tính tích cực, sáng tạo trong quá trình tìm kiếm tri thức mới, vừa là điều kiện nguồn gốc làm cho tư duy dần dần xa rời hiện thực khách quan. Để khắc phục mặt trái này của tư duy, người ta thường sử dụng thực tiễn để kiểm tra, kiểm nghiệm tính đúng đắn của tư duy.
Nhiều người khi kí cho ta biết rằng người ấy chịu sự chi phối của người khác, làm theo cảm hứng thông qua việc thêm những biểu tượng này nọ vào chữ kí (bắt chước). Người có tư duy như vậy không phù hợp với cương vị lãnh đạo mà sẽ thích hợp với công việc cần sự giao tiếp hơn.
Nhu cầu giao tiếp của con người là điều kiện cần để phát sinh ngôn ngũ. Kết quả tư duy được ghi lại bởi ngôn ngữ. Ngay từ khi xuất hiện, tư duy đã gắn liền với ngôn ngữ và được thực hiện thông qua ngôn ngữ. Vì vậy, ngôn ngữ chính là cái vỏ vật chất của tư duy. Ở thời kì sơ khai, tư duy được hình thành thông qua hoạt động vật chất của con người và từng bước đuợc ghi lại bằng các kí hiệu từ đơn giản đến phức tạp, từ đơn lẻ đến tập hợp, từ cụ thể đến trừu tượng. Hệ thống các kí hiệu đó thông qua quá trình xã hội hóa trở thành ngôn ngữ. Sự ra đời của ngôn ngữ đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của tư duy và tư duy cũng bắt đầu phụ thuộc vào ngôn ngữ. Ngôn ngữ với tư cách là hệ thống tín hiệu thứ hai trở thành công cụ giao tiếp chủ yếu giữa con người với con người, phát triển cùng với nhu cầu của nền sản xuất xã hội cũng như sự xã hội hóa lao động.
Tư duy là kết quả của nhận thức đồng thời là sự phát triển cấp cao của nhận thức. Xuất phát điểm của nhận thức là những cảm giác, tri giác và biểu tượng ... được phản ánh từ thực tiễn khách quan với những thông tin về hình dạng, hiện tượng bên ngoài được phản ánh một cách riêng lẻ. Giai đoạn này được gọi là tư duy cụ thể. Ở giai đoạn sau, với sự hỗ trợ của ngôn ngữ, hoạt động tư duy tiến hành các thao tác so sánh, đối chiếu, phân tích, tổng hợp, diễn dịch, qui nạp những thông tin đơn lẻ, gắn chúng vào mối liên hệ phổ biến, lọc bỏ những cái ngẫu nhiên, không căn bản của sự việc để tìm ra nội dung và bản chất của sự vật, hiện tượng, qui nạp nó thành những khái niệm, phạm trù, định luật ... Giai đoạn này được gọi là giai đoạn tư duy trừu tượng.
Chữ kí là biểu tượng của một người. Thông qua biểu tượng này người kí muốn chuyển tải thông điệp mà mình muốn nói với mọi người bằng khả năng tư duy trừu tượng. Xem xét khả năng ấy biểu hiện như thế nào giúp ta khám phá được năng lực tư duy của người ấy.
Thói quen gặt hái tính cách; tính cách gặt hái số phận. Tính cách hay tính là tính chất, đặc điểm về nội tâm của con người, có ảnh hưởng trực tiếp đến suy nghĩ, lời nói và hành động của người đó. Một người có thể có nhiều tính cách và nhiều người có thể có cùng một tính cách. Tính cách khác với tính tình, tính khí hay cá tính. Tính cách là yếu tố quan trọng nhất của con người. Người ta thường đánh giá hành động, lời nói, đôi khi là suy nghĩ của một người để suy ra tính cách từ đó biết được bản chất của người đó. Thường thì tính cách được chia làm ba loại: Tính tốt, tính xấu và tính vừa tốt vừa xấu. Tính tốt hay tính xấu phụ thuộc quan niệm của số đông người.
Tính tốt làm cho những người xung quanh cảm thấy dễ chịu, hài lòng, mến phục và yêu quí. Những người có quá nhiều tính tốt thường dễ bị lợi dụng và đôi khi bị cho là ngu. Sau đây là một vài tính tốt quan trọng trong thời đại ngày nay: Khiêm tốn, vị tha, khoan dung, kiên nhẫn, chịu khó, hòa đồng, cởi mở, vui vẻ, hoạt bát …
Tính xấu là tính trái ngược với tính tốt. Có bao nhiêu tính tốt thì có bấy nhiêu tính xấu. Tính xấu thường gây ra những tai hại hay bực bội cho người khác nên bị ghét và lên án. Cũng có vài tính xấu không gây ảnh hưởng đến ai nên không hoàn toàn bị chê trách. Mọi tính xấu trên đời này đều bắt nguồn từ sự ích kỉ. Ích kỉ không phải là keo kiệt. Người ích kỉ chỉ muốn mọi thứ diễn ra theo ý mình mà không quan tâm đến lợi ích của người khác. Tính xấu này là động cơ chủ yếu để phát triển những tính xấu khác. Sau đây là vài tính xấu thịnh hành ngày nay: Ích kỉ, khoe khoang, ba hoa, vụ lợi, thích lợi dụng, gian trá, lừa lọc, nhẫn tâm, ác độc, vô duyên, lố bịch, nhảm nhí, đua đòi …
Tính vừa tốt vừa xấu: Ví dụ như: Kiên định, đôi lúc cần giữ vững lập trường nhưng đôi lúc cũng phải biết thay đổi. Thẳng thắn, có trường hợp cần nói thẳng nhưng có trường hợp nên khéo léo. Hiền lành là tốt khi đi với “bụt”, ngược lại là xấu khi đi với “ma” …
Trong quá trình kí người kí sẽ biểu hiện tính cách ra bên ngoài, căn cứ vào đó ta có thể biết được họ là người như thế nào, từ đó biết được xu hướng tương lai của họ sẽ ra sao.
Thói quen là một chuỗi phản xạ có điều kiện do rèn luyện mà có. Phản xạ có điều kiện là những hành vi lặp đi lặp lại nhiều lần trong cuộc sống, được coi là bản chất thứ hai của con người nhưng nó không sẵn có mà là kết quả của việc sinh hoạt, học tập, rèn luyện, tu dưỡng của mỗi cá nhân. Tuy vậy thói quen cũng có thể bắt nguồn từ một nguyên nhân đôi khi rất tình cờ hay do bị lôi kéo từ một cá thể khác. Dựa vào lợi ích hoặc tác hại do thói quen mang lại, có thể chia thói quen thành hai loại: Thói quen xấu và thói quen tốt. Mỗi người đều có lối sống, thói quen và sở thích riêng rất khác nhau. Việc thay đổi những thói quen đó rất khó khăn. Qua thói quen, người ta có thể đoán biết được cá tính cũng như tâm trạng của một người. Ví dụ như: Thói quen hút thuốc; cắn móng tay; giật, kéo tóc; rung đùi; vỗ bàn chân; ăn quá nhiều hoặc ăn quá ít (biếng ăn); mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều … Trong từng công việc cụ thể con người đều cho biết ít nhiều về mình. Tại sao bạn kí thế này mà không phải thế kia? Thói quen thể hiện trong chữ kí cho biết bạn là người như thế nào.
Xuất phát từ quan điểm của học thuyết Macxit về con người: “Con người vừa là thực thể tự nhiên, vừa là thực thể xã hội. Con người tồn tại trong xã hội, tồn tại trong lịch sử, con người là sản phẩm của sự phát triển xã hội - lịch sử”, L.X.Vưgốtxki (1896 - 1934) đã xây dựng nền tâm lí học hoạt động - một khoa học nghiên cứu đầy đủ, toàn diện nhất về tâm lí con người. Sau này nhiều nhà tâm lí học Nga như A.N.Leonchiev, X.L.Rubinstein, A.R.Luria và nhiều các nhà khoa học khác đã hoàn chỉnh cương lĩnh do Vưgốtxki đề xuất (thông qua thực nghiệm), và đưa ra một số nguyên tắc cơ bản của tâm lí học hoạt động, trong đó nguyên tắc đầu tiên đó là: Coi tâm lí con người là hoạt động. Đây là nguyên tắc quan trọng nhất của nền tâm lí học hoạt động, nguyên tắc này được hiểu là tâm lí không đóng kín bên trong mà được biểu hiện ra bên ngoài, thể hiện trong hoạt động, thông qua hoạt động. Tâm lí tồn tại trong hoạt động, hoạt động tham gia hình thành tâm lí, chính trong hoạt động mà con người phát hiện ra logic của sự vật, hiện tượng, lĩnh hội và chuyển nó thành tri thức kinh nghiệm bản thân.
Lao động là một trong những hình thức biểu hiện của hoạt động. Từ lao động, con người mới có thể tồn tại, hình thành và phát triển nhân cách, thể hiện được giá trị của mỗi cá nhân, khẳng định mình trong xã hội.
Theo cách hiểu thông thường, lao động là quá trình tiêu hao năng lượng (cơ bắp, tinh thần) để làm ra một sản phẩm cụ thể. Lao động gắn liền với sự vất vả, khó khăn nhưng cũng đem lại niềm vui cho con người. Lao động chính là phương tiện để hoàn thiện nhân cách. Triết học giải thích lao động là hoạt động con người tác động vào thực tiễn, nhằm tạo ra sản phẩm (vật chất, tinh thần) phục vụ đời sống con người … Lao động mang giá trị văn hoá và đạo đức (đối với lao động chân chính), lao động có tính đối tượng, tính mục đích, tính xã hội và tính công cụ.
Trong tâm lí học, lao động được xem là quá trình con người tác động vào thế giới tự nhiên. Trong lao động, con người diễn ra hai quá trình: Xuất tâm (truyền tất cả những năng lực, tư duy, kinh nghiệm … vào sản phẩm) và nhập tâm (thu nhận những kĩ năng, kiến thức, tình cảm … trong quá trình tạo ra và sử dụng sản phẩm, biến nó thành cái của mình). Mục đích của lao động chính là giúp người lao động hoàn thiện nhân cách của mình.
Hoạt động lao động nói chung giúp hình thành và phát triển nhân cách của con người thông qua quá trình xã hội hoá cá nhân. Trong suốt cuộc đời, con người liên tục tham gia vào các nhóm xã hội khác nhau, thực hiện các hoạt động dưới những chuẩn mực, đạo đức do nhóm qui định, quá trình thích nghi đó giúp các cá nhân tồn tại và phát triển trong chính các nhóm, cộng đồng, xã hội mà mình tham gia, qua đó hình thành những giá trị của bản thân - hoàn thiện nhân cách của mình. Ngay từ khi còn nhỏ, việc tham gia vào quá trình lao động cụ thể ở trẻ diễn ra theo hai giai đoạn: Giai đoạn một, khi trẻ tiếp xúc với lao động cố gắng hoàn thiện công việc được giao và khi làm được sẽ tạo cho trẻ niềm vui; giai đoạn hai, nếu lặp đi lặp lại những lao động đó thì trẻ sẽ trốn tránh vì nhận thức được lao động là vất vả … khi đó người khác phải hướng dẫn, dạy dỗ để trẻ nhận thức đúng về lao động. Đến tuổi đi học, ngoài hoạt động chủ đạo là học tập thì trẻ còn phải tham gia vào các hoạt động chung của nhóm, tập thể, thực hiện hành vi giao tiếp, giúp đỡ gia đình, bạn bè … Đến lứa tuổi 12 - 14 (dậy thì) trẻ bắt đầu định hình được nhân cách của mình - đã có những nhận thức đúng về giá trị của lao động. Đến giai đoạn học sinh phổ thông trung học, cá nhân đã biết vạch ra kế hoạch của cuộc đời mình, xác định định hướng nghề nghiệp cho tương lai. Ở giai đoạn trưởng thành, hoạt động chủ đạo chính là hoạt động lao động nghề nghiệp - là giai đoạn rất quan trọng trong việc hoàn thiện và phát triển nhân cách ở mỗi cá nhân. Trong hoạt động lao động nghề nghiệp, thông qua lao động, trước hết con người tạo ra các sản phẩm vật chất, tinh thần phục vụ chính các nhu cầu của bản thân và xã hội. Sau đó, ở mỗi nghề nghiệp cụ thể, hình thành những đặc điểm tâm lí riêng nhằm thích nghi với từng nghề, giúp cá nhân hoàn thành công việc tốt hơn, mang lại hiệu quả cao hơn. Tài sản đầu tiên mà người lao động nhận được từ lao động đó là sự hình thành giá trị của bản thân, xuất hiện khi chúng ta hoàn thành tốt một công việc có ích nào đó, tiếp đó là quá trình hoàn thiện mình khi chúng ta hướng tới những công việc mới tạo niềm tin cho bản thân từ lao động. Sự phát triển con người thông qua hoạt động lao động nghề nghiệp (bao gồm năng lực nghề nghiệp và các đặc điểm tâm lí cá nhân …) diễn ra theo nhiều giai đoạn. Trước hết, ở mỗi ngành nghề, cá nhân đều phải có chuyên môn thông qua quá trình học tập và học nghề. Khi bắt tay vào công việc, giai đoạn này con người chủ yếu thực hiện quá trình xuất tâm, bằng những kiến thức đã học, từ sự kế thừa kinh nghiệm của những người đi trước truyền lại, con người thể hiện năng lực bản thân nhằm tạo ra sản phẩm với mục đích hoàn thành tốt công việc nhằm thích nghi với môi trường lao động nghề nghiệp. Giai đoạn tiếp theo, cá nhân hình thành các kinh nghiệm bản thân từ chính quá trình lao động của mình cũng như hình thành phong cách của người lao động (bao gồm những đặc điểm tâm lí riêng của cá nhân và tác phong làm việc phù hợp với những chuẩn mực chung của nhóm):
- Hình thành động cơ nghề nghiệp: Hiểu được ý nghĩa của nghề nghiệp, chấp nhận nghề đã lựa chọn và tạo thành động cơ ở cá nhân.
- Hình thành được mục đích nghề nghiệp: Giúp người lao động hình dung được kết quả của công việc.
- Hình thành những biểu tượng chương trình hoạt động nghề nghiệp.
- Hình thành cơ sở thông tin của nghề nghiệp.
- Hình thành khả năng ra quyết định.
- Hình thành những phẩm chất nhân cách cần thiết đối với nghề nghiệp.
Qua lao động, chúng ta có thể đánh giá được việc lĩnh hội nghề nghiệp của người lao động theo các tiêu chí:
- Bản thân người lao động có được dự báo về nghề nghiệp của mình.
- Ý thức về trách nhiệm đối với nghề nghiệp đó (trách nhiệm và bổn phận của mình khi hành nghề …).
- Phân biệt và tiếp thu có ý thức các phương tiện, điều kiện làm việc (nắm được phương tiện lao động, các đều kiện bên trong của lao động, những phẩm chất bên trong phục vụ cho hoạt động nghề nghiệp).
- Định hướng có ý thức vào các quan hệ sản xuất liên nhân cách.
Trong công việc của mình, cá nhân phải tuân thủ những chuẩn mực chung của nhóm (các qui định, nguyên tắc …) và của xã hội (hệ thống hiến pháp - pháp luật …), hình thành những phẩm chất và năng lực nghề nghiệp thông qua lao động, xuất hiện quá trình nhập tâm khi những kĩ năng, kiến thức, tình cảm … trong lao động biến thành cái của mình, hình thành giá trị của bản thân trong nghề nghiệp và những cái “biến thành của mình” ấy đã kích thích sự say mê, sáng tạo, yêu công việc …ở mỗi cá nhân, hoàn thành quá trình hình thành nhân cách từ lao động. Ngoài hoạt động lao động nghề nghiệp, để nhân cách được hoàn thiện thì cá nhân còn phải tham gia các hoạt động khác, các mối quan hệ, giao tiếp ở gia đình, môi trường xã hội, thực hiện quá trình xã hội hoá cá nhân với nhiều nhóm xã hội khác nhau, khẳng định được giá trị của mình trong xã hội. Giai đoạn tuổi già (có thể được coi là giai đoạn sau hoạt động lao động nghề nghiệp), cá nhân chủ yếu là nghỉ nghơi, môi trường xung quanh là gia đình và xã hội (hàng xóm, láng giềng, các địa điểm tham quan, du lịch …). Cá nhân tuy không còn thực hiện hoạt động lao động nghề nghiệp nhưng họ vẫn tham gia vào các mối quan hệ xã hội, lao động trong giai đoạn này chính và việc truyền đạt lại các kinh nghiệm của bản thân cho thế hệ sau. Ở giai đoạn này, cá nhân vẫn tiếp tục hoàn thiện nhân cách của mình thông qua các mối quan hệ, giao tiếp (thăm quan, du lịch …), tiếp xúc với nhiều đối tượng khác, các nền văn hoá, lối sống khác để có những đánh giá đầy đủ hơn, củng cố cho nhân cách của mình.
Tóm lại, trong suốt đời người, thông qua lao động, con người thực hiện quá trình xã hội hoá cá nhân nhằm thích nghi và tồn tại trong xã hội đó. Nhờ có lao động con người mới có thể tồn tại, hình thành và phát triển nhân cách của mình, thể hiện được giá trị của mình trong xã hội - khi đó chúng ta mới là những con người hoàn thiện.
Khi bạn kí những đặc điểm về tâm lí trình bày ở trên sẽ thể hiện trong chữ kí, từ đó biết được tâm lí của bạn như thế nào. Ứng với mỗi loại hình tâm lí đặc thù bạn sẽ thích hợp với từng công việc cụ thể.
Thuật xem tướng chữ cho phép vẽ chân dung tâm lí khá chính xác về người kí. Thông qua chữ kí, có thể xác định cách thức người kí cư xử với người khác và bản thân; người kí đi đến quyết định dựa trên cơ sở phân tích, hay linh cảm; liệu người kí có khả năng tự kiểm soát hay kiên định không. Vì thế, trong quá trình tuyển người, thuật xem tướng chữ được sử dụng trong hơn 50% tổng số doanh nghiệp ở Pháp, và tới 89% ở Thụy Sĩ.
Thuật xem tướng chữ cũng được sử dụng trong quá trình tuyển nhân viên tại nhiều tập đoàn kinh tế và cơ quan có uy tín thế giới, trong đó có General Motors, Renault, FBI (cơ quan điều tra liên bang Mĩ) và Mosad (tình báo Israel). Tất nhiên, trước tiên người ta lựa chọn ứng viên trên lí lịch cá nhân. Tiếp theo, đơn xin việc viết tay của những ứng viên được lựa chọn sẽ được các chuyên gia xem tướng chữ phân tích. Nhờ thế tuyển dụng mới có cơ may phát hiện sự khác biệt giữa hàng trăm bản sao chép từ Internet với nội dung giống nhau.
“Ứng viên muốn trúng tuyển cần phải viết thế nào? – Còn phụ thuộc vào công việc, mà ứng viên mong muốn” – TS Ellen J. Nusbaum, tác giả cuốn sách “Nghiên cứu ứng viên và nhân viên trên cơ sở chữ viết”, trả lời.
Ví dụ, nhà lãnh đạo cần có năng lực ngoại giao, giàu ý tưởng, làm chủ bản thân … vậy chữ kí người ấy phải thế nào? Năng lực tổ chức, kế hoạch tốt sẽ bộc lộ rõ qua nhiều đặc điểm, trong đó có khoảng cách đều đặn trong chữ kí, còn những chữ cái thẳng và rõ ràng sẽ biểu hiện trí thông minh. Nếu nhà quản lí có trách nhiệm quản lí những vấn đề về tài chính, quan trọng nhất là những chữ cái viết hoa “M” và “N” bắt đầu bằng các móc nhỏ. Trường hợp muốn làm nhà quản lí có đầu óc sáng tạo của hãng quảng cáo, sẽ được chấm điểm cao khi những chữ “m”, “n” và “h” có góc nhọn ở trên. Tất nhiên mỗi cá tính mong muốn cần thấy rõ qua vài đặc điểm khác nhau của chữ kí, không chỉ dựa vào những ví dụ đã đưa.
Đối với các chuyên gia xem tướng chữ có kinh nghiệm, thậm chí tính khí tình dục của người kí cũng không còn là bí mật. “Về phương diện này có thể khai thác chữ kí của phụ nữ. Phụ nữ kí theo cách như rất muốn để ai đó giải mã được khả năng làm tình của họ” – TS Artur Wojtowicz, tác giả cuốn sách “Eros và Tanatos trong chữ viết” khẳng định. Cần tìm kiếm chỉ dẫn chủ yếu ở vùng dưới chữ kí có tính biểu tượng, cụ thể – những cái đuôi ở các chữ như “g”, “y”, “j”. Những vòng to chứng tỏ nhãn quan lãng mạn đối với tình dục hoặc nhu cầu tình dục lớn. Trường hợp chữ rộng mở là biểu thị tính phóng khoáng và sẵn sàng thực hiện nhu cầu đó. Nếu đuôi chữ chỉ là những vạch thẳng, chủ sở hữu coi tình dục như trò giải trí, hoặc đáp ứng nhu cầu sinh lí bình thường thay vì biểu hiện tình cảm hay nghĩa vụ.
Các chuyên gia xem tướng chữ cũng biết rõ những người bị ảnh hưởng của rượu, ma túy, cũng như bệnh nhân các bệnh thoái hóa thần kinh có đặc điểm chữ kí thế nào. GS Christina Strang đã tiến hành công trình nghiên cứu tại bệnh viện Pool ở Vương quốc Anh, nơi dựa vào đặt điểm chữ kí, nhà khoa học xác định những cá nhân bị bệnh cơ bắp – tim. Đó trước hết là những chấm nhỏ nghỉ giữa dòng (tức những vị trí người ta ngừng tay viết giây lát) thường xuất hiện nhiều nhất ở phần trên những chữ cái “a”, “e”, và “o”.
Trong chữ kí cũng bộc lộ dấu hiệu mắc các bệnh tâm thần cùng thiên hướng phạm pháp, bạo lực hoặc hành vi chống đối xã hội khác. Đặc biệt, dễ nhận ra chữ kí của người mắc bệnh tâm thần. Thường thông qua chỉ một đặc điểm, nhưng rất đặc trưng. Trong trường hợp Hitler, đó là chữ kí được kí gần như thẳng đứng.
Hãy tránh xa những ai có chữ kí quay cuồng như lá cỏ lau trong không khí – Khổng Tử đã cảnh báo. Nhà hiền triết Trung Hoa vĩ đại đã có lí. Những người sử dụng chữ kí bay bướm thái quá (nghiêng ngả đủ hướng với nhiều góc độ khác nhau), tính khí hay thất thường, tránh giao cho họ nhiệm vụ và vị trí quan trọng, các chuyên gia xem tướng chữ xác nhận. Rất khó kiểm soát đặc điểm chữ viết, bao giờ chữ viết cũng tiết lộ cá tính của người viết. Và điều đó không lệ thuộc vào việc ta ghi chép bằng cách cầm bút bằng tay, bằng miệng hay bằng chân. Ngay từ thế kỷ XIX, giáo sư tâm lí học nổi tiếng người Đức Wilhelm Preyer đã chứng minh rằng, việc phân tích chữ kí của những cá nhân bị cụt tay và buộc phải kí bằng cách khác, cũng không khác gì phân tích chữ kí bằng những cách thông thường.
Ngay từ khi còn là học sinh tôi đã ý thức được tầm quan trọng của chữ kí, tuy nhiên, tôi không cho rằng chữ kí có thể làm thay đổi số phận của mình. Mặc dù vậy, bằng tất cả hiểu biết về tướng chữ thời bấy giờ tôi cũng chọn cho mình một chữ kí với nhiều điểm tốt. Nay ngồi chiêm nghiệm lại thấy những gì xảy ra trong cuộc đời giống như những gì chữ kí của mình biểu hiện tôi mới giật mình. Có thể bạn không tin nhưng khi bạn thay đổi chữ kí tất cả tham vọng, mục đích, tư tưởng, tư duy, tính cách, thói quen, tâm trạng … của bạn cũng thay đổi theo. Điều đó có nghĩa là cuộc đời của bạn sẽ bước sang một trang mới.
Với mong muốn cống hiến cho độc giả những hiểu biết nhất định về khoa xem chữ kí, tôi mạo muội biên soạn cuốn Thuật xem chữ kí này. Mặc dù đã cố gắng nhưng vẫn chưa thể chuyển tải hết những gì mình tiếp thu được. Tuy nhiên, trong chừng mực nào đó tôi cũng giúp độc giả hiểu được đôi phần về tầm quan trọng của chữ kí, để từ đó hoàn thiện nó theo chiều hướng tốt đẹp hơn.
Mời bạn Tải cuốn sách Thuật xem chữ kí để tham khảo thêm.
Bạn nào có ý định tham khảo thêm các cuốn sách khác, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi theo các địa chỉ email sau: (1) contact@anastar.vn; (2) anastar1512@gmail.com; (3) anastar1512@yahoo.com hoặc BẤM VÀO link đăng kí nhận sách tham khảo sau đây: http://bit.ly/DangKiNhanSach
Chúc các bạn những điều tốt đẹp nhất trong cuộc sống!