GIỚI THIỆU DỰ ÁN ĐÀO TẠO KĨ NĂNG

GIỚI THIỆU DỰ ÁN ĐÀO TẠO KĨ NĂNG

GIỚI THIỆU DỰ ÁN ĐÀO TẠO KĨ NĂNG

16:45 - 15/05/2019

Dự án đào tạo kĩ năng gồm có 74 trang, xuất phát từ nhiều lý do thuyết phục như: Mang lại nhiều lợi ích cho cộng đồng; nhu cầu học tập kĩ năng rất cao; hướng đi phù hợp xu thế phát triển; loại hình kinh doanh rủi ro rất thấp; thị trường rộng lớn còn nhiều tiềm năng...

Ý TƯỞNG KHU VUI CHƠI GIẢI TRÍ (SNYT 1)
Ý TƯỞNG ẨM THỰC KIỂU MỚI (SNYT 2)
Ý TƯỞNG DỊCH VỤ QUẢNG CÁO (SNYT 3)
Ý TƯỞNG THIẾT KẾ CẢNH QUAN (SNYT 4)
Ý TƯỞNG CHUỖI ẨM THỰC NHANH (SNYT 5)
GIỚI THIỆU DỰ ÁN ĐÀO TẠO KĨ NĂNG

Kĩ năng là khả năng vận dụng những kiến thức đã thu nhận được trong một lĩnh vực nào đó áp dụng vào thực tế. Hay nói cách khác, kĩ năng là năng lực/khả năng của chủ thể do thực hiện một hay một chuỗi hành động trên cơ sở hiểu biết nhằm tạo ra kết quả như mong đợi.

Bất cứ một kĩ năng nào được hình thành nhanh hay chậm, bền vững hay lỏng lẻo đều phụ thuộc vào khát khao, quyết tâm, năng lực tiếp nhận của chủ thể, phương pháp rèn luyện, tính phức tạp của kĩ năng đó … Việc hình thành kĩ năng thường trải qua những bước sau đây:

+ Xác định mục đích. Thường thì chủ thể sẽ tự mình trả lời câu hỏi: Tại sao tôi phải sở hữu kĩ năng đó?; Sở hữu kĩ năng đó tôi có lợi gì? …

+ Lập ra kế hoạch. Có những kế hoạch chi tiết, nhưng cũng có những kế hoạch đơn giản như là “ngày mai tôi bắt đầu rèn luyện kĩ năng đó”.

+ Cập nhật kiến thức/lí thuyết liên quan. Thông qua tài liệu, báo chí hoặc buổi giảng … nào đó.

+ Rèn luyện kĩ năng. Người học có thể tự rèn luyện hay được người khác rèn luyện cho.

+ Ứng dụng, chỉnh sửa. Để thành thạo kĩ năng chúng ta phải áp dụng nó trong cuộc sống và công việc hàng ngày. Cuộc sống thì luôn thay đổi nên phải thường xuyên hoàn thiện kĩ năng của bản thân.

Giáo dục của Việt Nam nghiêng về lí thuyết. Học sinh ngay từ cấp 1, chỉ biết học và học, không có thì giờ vui chơi và phát triển kĩ năng … Phương pháp giảng dạy có phần độc đoán. Học sinh thường chấp nhận tuyệt đối những kiến thức từ thầy cô và sách vở dù đúng hay sai. Học sinh rất ít được tự thân vận động, suy nghĩ độc lập, phát biểu ý kiến … Phương pháp giảng dạy không giúp học sinh phát triển phong cách, kĩ năng … Chương trình học cứng nhắc vì tất cả học sinh học cùng một chương trình trong cùng một thời gian, không cần biết đến sự khác biệt về tâm sinh lí, từng lứa tuổi, hoàn cảnh sống … Kiến thức tổng quát thường nói nhiều về Việt Nam (ít về thế giới), nhiều về quá khứ nhất là thành tích chiến tranh (ít về tương lai), nặng về lí thuyết (nhẹ về thực hành/ứng dụng). Vì thường học nhồi nhét, học sinh chóng quên những kiến thức không hợp thời, sở thích, hoàn cảnh … Môi trường học thiếu những hoạt động nhóm mà học sinh làm chủ. Mỗi năm Việt Nam có trên một triệu học sinh cấp 3 thi vào đại học và khoảng 15% đậu. Những em không vào được đại học trở thành gánh nặng cho gia đình, xã hội vì thiếu kĩ năng. Một số em quay sang học nghề tại trường dạy nghề, nhưng trường dạy nghề dạy cũng chỉ dạy những kiến thức và kĩ năng chung. Ví dụ như dạy nấu ăn, dạy trang điểm, dạy sửa xe, dạy vi tính … Dạy những kiến thức và kĩ năng chung thường không đi sâu vào chi tiết, hoặc đi sâu vào chi tiết nhưng lại chưa đầy đủ. Nhiều em không cần phải biết tất cả những kiến thức và kĩ năng chung ấy, hoặc trong hoàn cảnh, điều kiện của các em chỉ cần dạy đúng những kiến thức các em cần. Bên cạnh đó, dạy kĩ năng là dạy áp dụng những kiến thức đã học vào thực tế, chứ không phải dạy những kiến thức trên sách vở hay dạy những kĩ năng không ăn nhập gì với cuộc sống.

Thỉnh thoảng tôi vẫn thường ghé đến các sân vận động, nhà văn hóa … để xem các lớp dạy võ ở đây. Tập võ ngày nay khác xa ngày xưa. Phải nói là tập thể dục thì đúng hơn. Mang tiếng là tập võ nhưng ra ngoài đường gặp cướp thì ú a ú ớ. Thật sự mà nói để giỏi võ không cần phải tập quá nhiều động tác đến như vậy, chỉ cần tinh luyện là được. Dạy kĩ năng cũng giống như vậy. Chỉ dạy người học luyện chuyên sâu ở một khía cạnh nào đó mà thôi!

Trong cuộc sống nhiều kẻ chạy theo số lượng, nhưng yếu tố quyết định thắng thua lại là chất lượng. Múa may cho nhiều, kết quả chẳng ra gì. Chi bằng chăm chút, tập trung vào một chỗ thế mà lại làm nên. Cuộc sống chứng minh cho chúng ta thấy hầu hết người thành đạt là người chỉ có một hoặc một số biệt tài nào đó mà thôi. Chỉ cần nhiêu đó cũng giúp họ rạng danh với đời.

Nhận thấy nhu cầu học tập kĩ năng sống đang tăng lên trong giới trẻ, nhiều cá nhân/tổ chức đã đứng ra khai thác loại hình dịch vụ này, theo tôi, định hướng kinh doanh dịch vụ đào tạo kĩ năng sống cho giới trẻ mà nhiều người đang theo đuổi hiện nay còn nhiều thiếu sót. Bốn sai lầm lớn mà người chọn mô hình này đang mắc phải là:

+ Dạy kĩ năng sống cho giới trẻ chủ yếu là dạy lí thuyết.

+ Đối tượng khách hàng nhắm đến là người sống phụ thuộc (không độc lập về tài chính), vì vậy, người học không thể tự quyết định được có học hay không.

+ Kĩ năng sống sẽ được phổ cập và phổ biến, điều này sẽ làm thị trường của mô hình đào tạo kĩ năng sống bị thu hẹp.

+ Kĩ năng sống có thể tự học nhưng kĩ năng nghề nghiệp cần phải được đào tạo bài bản mới đạt đến độ chuyên nghiệp thì đang bị bỏ ngỏ. Mỗi năm đều có rất nhiều người muốn khởi nghiệp, nhưng lại không có nhiều nơi đào tạo kĩ năng khởi nghiệp cho đối tượng này.

Tôi muốn nói với bạn rằng: Dự án đào tạo kĩ năng khác rất nhiều so với dự án đào tạo kĩ năng sống mà nhiều người đang theo đuổi. Khi đặt bút viết dự án này tôi mong muốn xây dựng được một mô hình dạy kĩ năng hiệu quả cho giới trẻ, đặc biệt là kĩ năng nghề nghiệp/chuyên môn và khởi nghiệp (những kĩ năng giúp người học làm ra tiền), phương pháp dạy sáng tạo, thực tế … Dạy sao cho khi người học lĩnh hội xong là họ có thể áp dụng ngay vào cuộc sống để thay đổi số phận. Mỗi kĩ năng khi đó chính là một phép màu.

Dự án đào tạo kĩ năng gồm có 74 trang, trong đó trình bày những nội dung cơ bản sau đây:

I. Lí do ra đời: Trong phần này tác giả trình bày những lí do thuyết phục dẫn đến sự ra đời của dự án: Mang lại nhiều lợi ích cho cộng đồng; nhu cầu học tập kĩ năng rất cao; hướng đi phù hợp xu thế phát triển; loại hình kinh doanh rủi ro rất thấp; thị trường rộng lớn còn nhiều tiềm năng; lực lượng lao động đông đảo, giá rẻ; qui mô có thể mở rộng không ngừng …

II. Mô tả dự án: Trình bày về loại hình kinh doanh đào tạo kĩ năng, mục đích mà chúng ta muốn đạt tới. Ở phần này tác giả đã đưa ra mô hình hoạt động của dự án đào tạo kĩ năng. Giá trị của dự án nằm phần lớn ở mô hình hoạt động. Không nghĩ ra mô hình hoạt động hiệu quả dự án sẽ không thể vận hành tốt.

III. Điều kiện tiến hành: Nêu ra những điều kiện cần thiết để thực hiện thành công dự án như: Nguồn vốn dự trù; kĩ thuật kinh doanh; phẩm chất, năng lực. Không phải ai cũng có thể thực hiện thành công dự án này. Muốn thực hiện thành công dự án bạn phải có một số vốn như dự án đề cập, hiểu tường tận về mô hình hoạt động của dự án, kĩ thuật kinh doanh cũng như có đầy đủ phẩm chất, năng lực. Trong trường hợp khiếm khuyết phải khắc phục trước khi tiến hành.

Đối với một số bạn có số vốn ít hơn nhưng vẫn muốn thực hiện mô hình này bạn phải tiến hành theo phương pháp khác. Phương pháp đó không được đề cập trong dự án nhưng nếu bạn có nhu cầu tác giả sẵn sàng hướng dẫn tận tình.

IV. Khó khăn, thuận lợi: Bất cứ lĩnh vực nào cũng có khó khăn và thuận lợi. Nhằm giúp bạn có cái nhìn tổng quan trước khi quyết định theo đuổi dự án đào tạo kĩ năng, tác giả đã trình bày những khó khăn và thuận lợi chính sẽ gặp trong quá trình thực hiện để bạn lưu tâm. Những khó khăn chính mà bạn sẽ gặp khi thực hiện dự án là: Kĩ thuật kinh doanh; đủ nguồn nhân lực; rào cản chuyên môn; địa điểm kinh doanh; kiểm soát chất lượng; điều người, điều hàng; quản lí thu chi; phương diện giao tiếp. Song song với khó khăn là những thuận lợi như: Thị trường tiềm năng; nhu cầu rất lớn; xoay vòng vốn nhanh; lao động dồi dào; nhiều người ủng hộ; rủi ro thấp nhất (do phương pháp thực hiện quyết định).

V. Công tác chuẩn bị: Muốn thành công trong bất cứ việc gì cũng cần chuẩn bị chu đáo. Đó là lí do mà tác giả trình bày cụ thể các công tác: Điều tra, nghiên cứu thị trường; tuyển dụng, đào tạo nhân tài; soạn thảo giáo trình đào tạo; lập web đào tạo kĩ năng; lập nơi đào tạo kĩ năng.

VI. Sản phẩm – dịch vụ: Có lẽ đây là nội dung mà bạn rất quan tâm. Ở phần này tác giả đã nói chung về các loại hình sản phẩm, và đưa ra bốn nhóm kĩ năng cần đào tạo (trong bốn nhóm kĩ năng này gồm có hàng chục kĩ năng khác nhau). Bên cạnh đó, tác giả cũng đề cập tới: Khác biệt cơ bản so với đối thủ; tần suất khách hàng sử dụng dịch vụ; tính toán chi phí, cách thức định giá; cách thức bán hàng, phục vụ khách hàng; những dự báo phát triển trong tương lai.

Điểm khác biệt lớn nhất giữa chúng ta và đối thủ cạnh tranh là tầm nhìn, mô hình kinh doanh, phương thức kinh doanh, chiến lược kinh doanh, mục đích kinh doanh … Nhìn vào mô hình hoạt động của dự án đào tạo kĩ năng bạn cũng hiểu rằng mô hình này thể hiện được tầm nhìn sâu rộng, toàn diện. Mô hình đào tạo kĩ năng là mô hình làm giàu vừa nhẹ nhàng, vừa ý nghĩa trong tương lai. Làm giàu cần thận trọng. Tiến bước nào chắc bước đó. Chuyên môn hóa mới cho ra dịch vụ đạt chất lượng để phát triển bền vững. Khâu bán hàng giữ vai trò định hướng, chỉ đạo toàn bộ quá trình kinh doanh. Mọi quyết định đưa ra đều được nghiên cứu, thử nghiệm … ngoài thực tế. Mọi công việc đều có kế hoạch. Đảm bảo không có sai sót. Một khi đã khởi nghiệp là phải thành công.

VII. Thị trường – khách hàng: Cho bạn biết những thông tin khái quát về thị trường – khách hàng trong lĩnh vực đào tạo kĩ năng. Thị trường hiện nay như thế nào? Có những vấn đề gì cần lưu ý? …

Định hướng kinh doanh đào tạo kĩ năng trong dự án này là định hướng đúng đắn. Dự án này đặc biệt thích hợp với những ai yêu thích, có khiếu sư phạm.

VIII. Tiếp thị - bán hàng: Ở phần này tác giả đưa ra 5 chiến lược bán hàng hiệu quả giúp dự án tăng doanh thu tuyệt đối và đánh bại hoàn toàn những đối thủ khác trên thương trường.

IX. Phân bổ nguồn lực: Việc phân bổ nguồn lực như thế nào để thực hiện thành công dự án đã được tác giả phân tích, lí giải cặn kẽ trong phần này. Điều này giúp cho bạn vững tin hơn trên con đường mình chọn.

X. Chiến lược phát triển: Việc hoạch định ra chiến lược phát triển thể hiện tầm nhìn, tham vọng, tư duy … của người thực hiện. Ở đây 6 chiến lược phát triển có ý nghĩa sống còn đối với dự án đã được trình bày chi tiết.

XI. Tổ chức quản lí: Việc thiết lập được sơ đồ tổ chức khoa học sẽ giúp cho dự án đào tạo kĩ năng ngày một đi lên. Đó là lí do mà phần này không thể thiếu.

XII. Ý nghĩa dự án: Một dự án ý nghĩa không chỉ đem lại lợi ích cho người thực hiện mà còn cho cả cộng đồng.

Việc theo đuổi mô hình kinh doanh đào tạo kĩ năng xét ở nhiều phương diện là một lựa chọn tốt, vấn đề còn lại là làm sao để thực hiện thành công mô hình này? Câu hỏi hóc búa đó sẽ được giải đáp rõ ràng khi bạn có trong tay bản dự án đào tạo kĩ năng hoàn chỉnh.

Chat Master (Anastar) - Tác giả Dự án

*Bạn nào quan tâm đến Dự án này, vui lòng liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ email: contact@anastar.vn | anastar1512@gmail.com hoặc số điện thoại: 0928.53.80.89 - 0389.35.79.85 để biết thêm chi tiết! Hoặc cách khác, bạn cũng có thể gửi câu hỏi / yêu cầu cụ thể qua Bản đăng kí sau đây: http://bit.ly/TuVanKhoiNghiep

Chúc các bạn những điều tốt đẹp nhất trong cuộc sống!

BÌNH LUẬN BẰNG MAIL

BÌNH LUẬN FACEBOOK