GIỚI THIỆU DỰ ÁN KINH DOANH THỦY SẢN

GIỚI THIỆU DỰ ÁN KINH DOANH THỦY SẢN

GIỚI THIỆU DỰ ÁN KINH DOANH THỦY SẢN

10:50 - 09/05/2019

Dự án kinh doanh hoàn chỉnh gồm 119 trang ra đời từ nhu cầu của thực tiễn; phù hợp xu hướng phát triển tương lai; mang lại nhiều lợi ích cho khách hàng; đạt lợi nhuận chủ đầu tư kì vọng; nguyên liệu chế biến phong phú, dồi dào; loại hình kinh doanh xoay vòng vốn nhanh...

Ý TƯỞNG KHU VUI CHƠI GIẢI TRÍ (SNYT 1)
Ý TƯỞNG ẨM THỰC KIỂU MỚI (SNYT 2)
Ý TƯỞNG DỊCH VỤ QUẢNG CÁO (SNYT 3)
Ý TƯỞNG THIẾT KẾ CẢNH QUAN (SNYT 4)
Ý TƯỞNG CHUỖI ẨM THỰC NHANH (SNYT 5)
Dự án kinh doanh thủy sản

Việt Nam là một quốc gia nằm ở cực đông nam bán đảo Đông Dương, có phần đất liền trải dài từ kinh tuyến 102°8′ Đông đến 109°27′ Đông và từ vĩ tuyến 8°27′ Bắc đến 23°23′ Bắc. Diện tích đất liền vào khoảng 331.698 km2. Biên giới Việt Nam giáp với vịnh Thái Lan ở phía nam, vịnh Bắc Bộ và biển Đông ở phía đông, Trung Quốc ở phía bắc, Lào và Campuchia ở phía tây. Việt Nam có hình chữ S, khoảng cách từ bắc tới nam (theo đường chim bay) là khoảng 1.648 km và vị trí hẹp nhất theo chiều đông sang tây là 50 km. Đường bờ biển dài 3.260 km không kể các đảo. Ngoài vùng nội thuỷ, Việt Nam tuyên bố 12 hải lí lãnh hải, thêm 12 hải lí vùng tiếp giáp lãnh hải, 200 hải lí vùng đặc quyền kinh tế và cuối cùng là thềm lục địa. Diện tích vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam chiếm diện tích khoảng 1.000.000 km2 biển Đông. Do có bờ biển dài như thế nên thủy sản của Việt Nam vô cùng phong phú.

Tôi tự hỏi: Tại sao đối với những mặt hàng gia súc (chủ yếu là heo, bò), gia cầm (chủ yếu là gà) chúng ta đã có nhiều doanh nghiệp làm tốt, nhưng riêng mặt hàng thủy sản thì vẫn còn bỏ ngỏ? Hiện nay muốn mua thủy sản bạn phải ra chợ, ở siêu thị cũng có nhưng còn thiếu và yếu. Chợ thì bầy hầy, cân thiếu, nói thách, phong cách phục vụ thiếu chuyên nghiệp, ân cần … Tôi muốn xây dựng một dự án chuyên kinh doanh thủy sản hiện đại để phục vụ người tiêu dùng tốt hơn trong bối cảnh mức sống và nhận thức của con người đang ngày càng được nâng cao.

Bạn hãy thử tưởng tượng: Chúng ta sẽ xây dựng một chuỗi cửa hàng phân phối thủy sản trên toàn quốc và vươn ra thế giới. Sản phẩm được bày bán trong chuỗi cửa hàng này là các sản phẩm thủy sản tươi sống, các sản phẩm sơ chế từ thủy sản, các sản phẩm khô từ thủy sản, các sản phẩm chế biến sẵn từ thủy sản … Đối với các sản phẩm thủy sản tươi sống, chúng ta sẽ bố trí những khu vực riêng, khách hàng thích con nào bắt con đó và có thể nhờ chúng ta sơ chế giùm. Chúng ta cũng bán kèm gia vị tẩm ướp, rau sạch … để khách hàng về chế biến kèm. Đối với các sản phẩm sơ chế từ thủy sản, chúng ta sẽ trưng bày trong tủ kiếng, khách hàng có thể mua về chế biến nhanh chóng. Đối với các sản phẩm khô từ thủy sản, chúng ta sẽ trưng bày như các gian hàng đồ khô trong siêu thị. Đối với các sản phẩm chế biến sẵn từ thủy sản (các sản phẩm có thể dùng ngay), chúng ta sẽ trưng bày trong tủ kiếng ở một khu vực nào đó, khách hàng có thể lựa chọn số lượng rồi ra tính tiền tại quầy thu ngân. Tất nhiên, việc bán hàng bằng cách mở chuỗi cửa hàng thủy sản chỉ là một kênh bán hàng trong số nhiều kênh bán hàng của chúng ta. Chúng ta sẽ phát triển nhiều kênh bán hàng khác. Làm sao cho hàng phủ sóng trên toàn quốc và vươn ra thế giới đưa ngành kinh doanh thủy sản trở thành một ngành phát triển vững mạnh của Việt Nam.

Không phải Việt Nam thiếu tài nguyên, không phải Việt Nam thiếu người tài, vấn đề là chúng ta không biết cách khai thác, làm cho tài nguyên trở nên có giá trị và suy nghĩ lớn, làm ăn bài bản. Mỗi ngày ra chợ tôi đều thấy tôm, cá, rau, củ, quả … chất đống. Chúng ta làm ra nhiều của cải vật chất nhưng chất lượng sản phẩm của chúng ta không cao. Hầu hết tôm, cá, rau, củ, quả … của chúng ta đều có dư lượng hóa chất. Ăn mấy thứ này dân ta sẽ ngày càng còi cọc, èo uột, bệnh tật, chết sớm. Chả trách các nước phát triển họ không nhập tôm, cá, rau, củ, quả … của chúng ta. Bạn không tin cứ sang Nhật Bản, Mĩ … ăn rau, củ, quả của họ xem chất lượng như thế nào. Trái cà chua, dưa hấu, bí đỏ, khoai lang … của họ lượng đường, vitamin rất nhiều mà dư lượng hóa chất gần như bằng 0. Nhớ ngày nào ăn trái vải rất là ngon ngọt, hạt nhỏ xíu, chẳng hiểu dân ta trồng thế nào mà ngày càng thấy trái vải nhạt thếch, hạt to đùng. Là nước xuất khẩu gạo đứng thứ ba thế giới mà gạo Việt Nam tấm rất nhiều, ăn thua cả gạo Nhật. Giáp với Thái Lan mà trái cây gì Việt Nam cũng thua Thái Lan hết. Chạy theo số lượng thả nổi chất lượng, làm ăn kiểu này là tự giết mình. Chính vì vậy, tương lai khi dự án phát triển tôi muốn đích thân người chủ dự án phải đầu tư cho ra nguồn nguyên liệu đầu vào để kiểm soát chất lượng tận gốc. Chất lượng vẫn là yếu tố quan trọng nhất để doanh nghiệp có thể phát triển bền vững. Tôi muốn dự án phải đem lại nhiều lợi ích thiết thực cho con người, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của họ, chứ không phải chỉ đem lại giàu có cho người thực hiện.

Dự án kinh doanh thủy sản gồm có 119 trang, trong đó trình bày những nội dung cơ bản sau đây:

I. Lí do ra đời: Trong phần này tác giả trình bày những lí do thuyết phục dẫn đến sự ra đời của dự án: Xuất phát từ nhu cầu của thực tiễn; phù hợp xu hướng phát triển tương lai; mang lại nhiều lợi ích cho khách hàng; đạt lợi nhuận chủ đầu tư kì vọng; nguyên liệu chế biến phong phú, dồi dào; loại hình kinh doanh xoay vòng vốn nhanh; thị trường rộng lớn còn nhiều tiềm năng; lực lượng lao động đông đảo, giá rẻ; qui mô có thể mở rộng không ngừng; rủi ro thấp trong quá trình làm giàu …

Mục đích của việc nghiên cứu viết dự án là cho ra đời những dự án hay, khả thi, làm lợi cho nhiều người … Chính vì vậy, tác giả đã nghiên cứu rất kĩ trước khi đặt bút viết dự án. Đây là một việc làm có sự đầu tư nghiêm túc chứ không phải hành động theo cảm hứng.

II. Mô tả dự án: Trình bày về loại hình kinh doanh, mục đích cần đạt. Ở phần này tác giả đã mô tả dự án và trình bày mô hình hoạt động. Đây là phần rất quan trọng vì nó định hướng xuyên suốt quá trình hoạt động. Muốn thành công lớn ở bất cứ lĩnh vực nào bạn cũng cần có tầm nhìn sâu sắc.

III. Sản phẩm – dịch vụ: Có lẽ đây là nội dung mà bạn rất quan tâm. Ở phần này tác giả đã trình bày khái quát về các loại hình sản phẩm, dịch vụ của dự án. Bên cạnh đó, tác giả cũng đề cập tới: Khác biệt cơ bản so với đối thủ; tần suất mua sắm, tuổi thọ sản phẩm; tính toán chi phí, cách thức định giá; cách thức bán hàng, phục vụ khách hàng.

Điểm khác biệt lớn nhất giữa chúng ta và đối thủ cạnh tranh là tầm nhìn, mục đích, mô hình, phương thức, chiến lược … Mọi lí luận trình bày trong dự án đều chặt chẽ. Chúng thể hiện tầm nhìn sâu rộng. Mục đích kinh doanh thì cao đẹp. Nó không chỉ mong muốn đem lại cuộc sống giàu sang, hạnh phúc cho người thực hiện mà còn cho nhiều người. Mô hình kinh doanh vừa bao quát vừa chuyên sâu, vừa tấn công vừa phòng thủ. Nó giúp người thực hiện dự án chủ động trong kinh doanh và hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất. Phương thức kinh doanh và chiến lược kinh doanh thì sáng tạo, ưu việt. Chúng là vũ khí sắc bén giúp người thực hiện dự án thành công trên thương trường.

Làm giàu cần thận trọng. Tiến từng bước vững chắc. Trong quá trình làm phải dần chỉnh sửa, hoàn thiện mọi thứ để biến dự án thành “cỗ máy kiếm tiền” hiệu quả. Nỗ lực học hỏi, nghiên cứu, sáng tạo … Chiêu mộ, trọng dụng nhân tài. Sử dụng đúng con người. Chuyên môn hóa công việc. Lên kế hoạch chi tiết. Có biện pháp dự phòng. Kiểm tra, giám sát thường xuyên để đảm bảo không có sai sót … Một khi khởi nghiệp là phải thành công.

Đa số người khởi nghiệp ở Việt Nam hiện nay còn thiếu và yếu nhiều thứ. Chính vì vậy năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp mà họ làm chủ còn hạn chế. Họ không có tầm nhìn sâu rộng, suy nghĩ sâu sắc, hành động đột phá. Mạnh ai nấy làm. Chẳng tiêu chuẩn, chẳng phương pháp … Chỉ chăm lo cho lợi ích bản thân mình, không quan tâm đến lợi ích khách hàng. Họ đã biến công việc kinh doanh thành một nghề lừa gạt, dung tục, thấp kém, để cuối cùng hậu quả nhiều người phải gánh chịu.

Tôi mong sao những người đi thực hiện dự án này là những người hoàn toàn khác biệt, ưu tú. Những người mang sứ mệnh đem lại thịnh vượng, hạnh phúc cho toàn thể nhân loại.

IV. Thị trường – khách hàng: Cho bạn biết những thông tin khái quát về thị trường – khách hàng trong lĩnh vực sẽ kinh doanh. Thị trường hiện nay như thế nào? Có những vấn đề gì cần lưu ý? …

V. Điều kiện tiến hành: Nêu ra những điều kiện cần thiết để thực hiện thành công dự án như: Nguồn vốn dự trù; kĩ thuật kinh doanh; phẩm chất, năng lực. Không phải ai cũng có thể thực hiện thành công dự án này. Muốn thực hiện thành công dự án bạn phải có một số vốn như dự án đề cập, hiểu tường tận về mô hình hoạt động của dự án, kĩ thuật kinh doanh cũng như có đầy đủ phẩm chất, năng lực. Trong trường hợp khiếm khuyết phải khắc phục trước khi tiến hành.

VI. Khó khăn, thuận lợi: Bất cứ lĩnh vực nào cũng có khó khăn và thuận lợi. Nhằm giúp bạn có cái nhìn tổng quan trước khi quyết định theo đuổi dự án, tác giả đã trình bày những khó khăn và thuận lợi chính sẽ gặp trong quá trình thực hiện để bạn lưu tâm.

VII. Công tác chuẩn bị: Muốn thành công trong bất cứ việc gì cũng cần chuẩn bị chu đáo. Đó là lí do mà tác giả trình bày cụ thể các công tác: Điều tra, nghiên cứu thị trường; tuyển dụng, đào tạo nhân tài; tìm kiếm, thu mua nguyên liệu; tiến hành chế biến, bảo quản; thiết lập những kênh phân phối.

VIII. Phân bổ nguồn lực: Việc phân bổ nguồn lực như thế nào để thực hiện thành công dự án đã được tác giả phân tích, lí giải cặn kẽ trong phần này. Điều này giúp cho bạn vững tin hơn trên con đường mình chọn.

IX. Tổ chức quản lí: Việc thiết lập được sơ đồ tổ chức khoa học sẽ giúp cho dự án ngày một đi lên. Đó là lí do mà phần này không thể thiếu.

X. Tiếp thị - bán hàng: Ở phần này tác giả đưa ra 10 chiến lược bán hàng hiệu quả giúp dự án tăng doanh thu tuyệt đối và đánh bại hoàn toàn những đối thủ khác trên thương trường.

XI. Chiến lược phát triển: Việc hoạch định ra chiến lược phát triển thể hiện tầm nhìn, tham vọng, tư duy … của người thực hiện. Ở đây 8 chiến lược phát triển có ý nghĩa sống còn đối với dự án đã được trình bày chi tiết.

XII. Ý nghĩa dự án: Một dự án ý nghĩa không chỉ đem lại lợi ích cho người thực hiện mà còn cho cả cộng đồng.

Việc theo đuổi mô hình kinh doanh thủy sản xét ở nhiều phương diện là một lựa chọn tốt, vấn đề còn lại là làm sao để thực hiện thành công mô hình này? Câu hỏi hóc búa đó sẽ được giải đáp rõ ràng khi bạn có trong tay bản dự án kinh doanh thủy sản hoàn chỉnh.

Chat Master (Anastar) - Tác giả Dự án
*Bạn nào quan tâm đến Dự án này, vui lòng liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ email: contact@anastar.vn | anastar1512@gmail.com hoặc số điện thoại: 0928.53.80.89 | 0389.35.79.85 để biết thêm chi tiết! Hoặc cách khác, bạn cũng có thể gửi câu hỏi / yêu cầu cụ thể qua Bản đăng kí sau đây: http://bit.ly/TuVanKhoiNghiep

Chúc các bạn những điều tốt đẹp nhất trong cuộc sống!

BÌNH LUẬN BẰNG MAIL

BÌNH LUẬN FACEBOOK