Hiệu ứng Diderot - Vì sao chúng ta luôn mua những thứ không thực sự cần

Hiệu ứng Diderot - Vì sao chúng ta luôn mua những thứ không thực sự cần

Hiệu ứng Diderot - Vì sao chúng ta luôn mua những thứ không thực sự cần

00:46 - 31/12/2018

Đã bao giờ bạn bị mắc kẹt vào tình huống: mua một món đồ mới, sau đó bạn thấy cần thiết phải thay thế những món đồ cũ khác vì bạn không còn thích hoặc thấy chúng không còn hấp dẫn. Nếu bạn cảm thấy cần mua sắm chỉ để nâng cấp những thứ mình đã có, bạn có thể chính là nạn nhân của hiệu ứng Diderot, theo James Clear và Becoming Minimalist.

GIÀU CÓ HẠNH PHÚC?
TỪ ƯỚC MƠ ĐẾN HIỆN THỰC
10 thói quen không sửa ngay đời bạn sẽ xuống dốc
Năm 2018, bạn trẻ hãy thay đổi thói qua loa
TIẾN TỪNG BƯỚC VỮNG CHẮC
Hiệu ứng Diderot - Vì sao chúng ta luôn mua những thứ không thực sự cần

Đã bao giờ bạn bị mắc kẹt vào tình huống: mua một món đồ mới, sau đó bạn thấy cần thiết phải thay thế những món đồ cũ khác vì bạn không còn thích hoặc thấy chúng không còn hấp dẫn. Nếu bạn cảm thấy cần mua sắm chỉ để nâng cấp những thứ mình đã có, bạn có thể chính là nạn nhân của hiệu ứng Diderot, theo James Clear và Becoming Minimalist.

Nói cách khác, một người bị hiệu ứng Diderot khi người đó rơi vào vòng xoáy mua sắm khiến họ muốn mua nhiều thứ hơn nữa. Kết quả là họ sẽ mua rất nhiều thứ mà bản thân trước đây không hề cần, chỉ để cảm thấy hạnh phúc và thỏa mãn. 

hieu-ung-diderot-chung-ta-luon-mua-nhung-thu-khong-thuc-can

Ảnh: wordpress

Thuật ngữ hiệu ứng Diderot được đặt tên theo nhà triết học người Pháp Denis Diderot (1713-1784). Cả cuộc đời Diderot sống trong nghèo khó nhưng mọi thứ thay đổi vào năm 1765. Khi đó, con gái ông chuẩn bị kết hôn mà ông không có tiền cho con làm hồi môn. Nữ hoàng Nga nghe nói về khó khăn tài chính của Diderot đã mua lại thư viện của ông với giá 1.000 bảng Anh (khoảng 50.000 USD theo giá trị hiện nay).

Có tiền, Diderot đã mua một chiếc áo choàng mới màu đỏ rất đẹp. Cảm thấy chiếc áo lạc lõng giữa những vật dụng tầm thường trong nhà, ông bắt đầu mua những đồ dùng mới để phù hợp với chiếc áo, từ thảm đến gương, rồi bàn ăn, ghế ngồi...  Cuối cùng, ông lại lâm vào cảnh nợ nần.

Câu chuyện của Diderot đã trở thành bài học lớn cho cả người tiếp thị và người tiêu dùng hiện nay. Nếu người tiếp thị có thể đi đến "tận cùng sự thay đổi" thì người tiêu dùng cần phải tỉnh táo khi mua sắm. Tất nhiên, không có gì sai khi bạn tiêu tiền cho những mặt hàng mình yêu thích và bạn hoàn toàn có khả năng chi trả. Thế nhưng sẽ thật sai lầm nếu bạn để mình lâm vào nợ nần vì những món đồ không cần thiết. 

Để không trở thành nạn nhân của hiệu ứng Diderot, trên các website cá nhân của mình, hai tác giả viết về tiêu dùng nổi tiếng trên thế giới James Clear và Joshua Becker khuyến cáo:

1. Khi dự định mua sắm, hãy phân tích và dự đoán tổng chi phí trong tương lai. Ví dụ bạn có thể mua một chiếc váy được giảm giá rất nhiều. Nhưng nếu việc mua váy đó phải kèm theo việc mua thêm một đôi giày hay cái túi mới cho phù hợp thì tổng giá trị bạn bỏ ra đã lớn hơn số tiền giả định ban đầu.

2. Giảm tiếp xúc với các nhân tố gợi nhắc bạn đến việc mua sắm. Không tiếp xúc với quảng cáo, chặn các trang mua sắm yêu thích, hạn chế lui tới các trung tâm thương mại.

3. Mua những đồ phù hợp với bản thân hiện tại. Bạn không cần phải làm mới toàn bộ mỗi khi mua một cái gì đó mới. Thay vào đó hãy mua thứ gì có thể phù hợp với những món đồ có sẵn của bạn.

4. Tự đặt giới hạn cho bản thân. Ví dụ chỉ mua trang phục dưới 500.000 nghìn, một tháng chỉ tốn khoảng 2 triệu cho ăn uống...

5. Mua một, bớt đi một. Mỗi lần mua một món đồ mới, hãy cho hoặc bán đi một món đồ cũ. Nếu mua TV mới, hãy cho người khác chiếc TV cũ thay vì chuyển nó đến căn phòng khác. Việc làm này nhằm hạn chế số lượng đồ đạc tăng thêm. 

6. Sống một tháng mà không mua đồ mới. Thay vì mua sắm mới, có thể đi mượn hoặc thuê. 

7. Tránh mua sắm theo cảm xúc. Rất nhiều người mua sắm khi họ đang buồn hay khi đang phấn khởi. Hãy kiểm soát cảm xúc của mình và không để cho cảm xúc quyết định cách bạn chi tiêu.

Mong muốn sở hữu của con người dường như vô tận. Con người ta luôn thấy có thứ gì đó mới mẻ mà mình muốn mua. Vì thế, bạn hãy nhắc nhở bản thân rằng mong muốn sở hữu vật chất chỉ là một suy nghĩ tâm trí bạn đưa ra, không phải là mệnh lệnh bạn phải tuân theo. Tài sản bạn sở hữu không nói lên được con người bạn.

Theo Hoàng Anh (VnExpress)

BÌNH LUẬN BẰNG MAIL

BÌNH LUẬN FACEBOOK