Làm sao để học tốt môn Văn?
15:24 - 21/07/2020
Muốn viết văn tốt, cháu phải chú ý viết không sai chính tả, dùng đúng câu từ (nên dùng câu đơn nhiều hơn câu ghép, dùng từ càng đơn giản càng tốt) và ý tứ phong phú. Về điểm này, cháu phải năng đọc sách mới có thể làm được.
TỪ ƯỚC MƠ ĐẾN HIỆN THỰC
10 thói quen không sửa ngay đời bạn sẽ xuống dốc
Năm 2018, bạn trẻ hãy thay đổi thói qua loa
TIẾN TỪNG BƯỚC VỮNG CHẮC
CÂU HỎI:
"Xin chào cô/chú ạ. Năm nay cháu học lớp 8 và sắp tới đây cháu sẽ thi tuyển sinh vào một trường chuyên trong tỉnh. Chỉ còn khoảng 15 ngày nữa thôi nhưng cháu chưa ôn được gì và cũng không biết sắp xếp thời gian biểu như thế nào cho hợp lý. Môn cháu yếu nhất là môn văn. Cháu dành hầu hết thời gian để làm bài tập cô giáo nhưng môn học này thực sự không phù hợp với cháu. Cô/chú có thể cho cháu xin một số tip để học văn tốt hơn được không ạ, cũng như gợi ý cho cháu về việc sắp xếp thời gian biểu hợp lý. Cháu xin cảm ơn!
Cháu T.H"
TRẢ LỜI:
Chào cháu,
Cảm ơn cháu đã gửi thư chia sẻ đến các cô/chú trong Ban biên tập website Anastar.vn. Đọc câu hỏi của cháu, cô/chú có vài lời chia sẻ với cháu như sau:
Cháu nói còn khoảng 15 ngày nữa là thi tuyển vào trường chuyên? Vậy làm sao kịp hả cháu? Mà không biết cháu thi vào trường chuyên nào? Tại sao lại thi vào lúc này, tức thi từ lớp 8 lên lớp 9?
Thông thường, muốn học tốt, cháu phải học từ lâu, chứ nước đến chân thì làm sao mà học kịp? Nhưng cháu đã hỏi, cô/chú cũng cho cháu vài lời khuyên như sau:
1. Thứ nhất, cháu nên tập trung ôn chủ điểm, tức ôn những dạng đề nào mà cháu nhắm sắp tới sẽ ra thi. Tập trung ôn thật kĩ, dù chỉ vài đề. Ôn kĩ đến độ thuộc nằm lòng đề đó luôn. Dựa trên nền tảng những đề đó, cháu có thể làm tốt những đề họ cho na ná.
2. Thứ hai, cháu tập trung nhiều thời gian hơn cho những môn học mình yếu. Để học tốt môn văn, cháu chú ý những điểm sau:
+ Lập dàn ý. Trước khi làm bài văn nào, cháu phải phác thảo được dàn ý. Mới đầu có thể chưa quen, phải dùng nháp, nhưng khi đã thành thạo cháu có thể hình dung trong đầu về những gì mình sẽ viết. Càng lập dàn ý chi tiết, cháu càng dễ "thi triển" công phu.
Trong quá trình lập dàn ý, cháu chú ý đến bố cục, cách trình bày ... Phải có mở bài, thân bài, kết luận, dù bài văn dài hay ngắn. Và cách thức viết như thế nào ... Cháu có thể xem lại các cách/dạng mở bài/kết luận ... của một bài văn. Muốn viết văn tốt, cháu phải chú ý viết không sai chính tả, dùng đúng câu từ (nên dùng câu đơn nhiều hơn câu ghép, dùng từ càng đơn giản càng tốt) và ý tứ phong phú. Về điểm này, cháu phải năng đọc sách mới có thể làm được.
+ Đủ ý. Khi chấm văn, thầy/cô căn cứ vào ý là chính. Chính vì vậy, cháu không được trình bày thiếu ý. Ví dụ, để tả con bướm có mấy ý thì cháu phải viết đủ các ý đó mới đủ điểm.
+ Cách trình bày. Sau đủ ý, thầy/cô sẽ xét đến cách trình bày. Cái này cháu phải học người khác, thậm chí nhớ những đoạn thơ, văn hay dùng để dẫn ý cho tốt, sau này khi viết thành thạo cháu có thể tự mình phóng tác. Bí quyết để viết văn đi vào lòng người là:
- Trình bày đơn giản, dễ hiểu.
- Dùng từ chân thật, thực tế.
- Dẫn chứng phong phú, sinh động.
Không cần "đao to búa lớn", càng viết chân thực cháu càng chinh phục được người đọc.
Ví dụ: Đề bài Tả con chó chẳng hạn.
Cháu có thể mở bài như sau:
“Nhà em không nuôi chó, nhưng có một lần em tình cờ đi ngang qua khu chợ bán chó, trong lòng em chợt dâng lên niềm cảm xúc khó tả dành cho những chú chó nơi đây. Chó là con vật gắn bó với con người từ thời khai sinh lập địa, thế mà một số người lại có thể dùng chúng làm thực phẩm. Nhìn những chú chó với đôi mắt đẫm lệ bị nhốt trong chuồng chờ đến lượt "hành quyết", em cảm thấy như mình mất đi một người bạn. Chỉ khi xã hội văn minh, chỉ khi con người nhận thức ra không thể ăn thịt "bạn" của mình thì khi đó những cảnh đau lòng này mới chấm dứt!”
Ví dụ vậy, khi cháu viết quá nhiều, cháu nghĩ gì thì tự nhiên viết ra như vậy!
3. Thời gian biểu hợp lí là thời gian biểu phù hợp với đồng hồ sinh học của cháu. Cháu cố gắng sắp xếp thời gian biểu kín giờ, nhưng thay đổi liên tục để mình không chán. Bên cạnh đó, với lòng quyết tâm cao độ, khi học cháu đừng thụ động mà hãy chủ động, học tích cực, cần có thể đứng lên học ... thì kết quả đạt được mới cao.
Chúc cháu thi tốt!
Chú Chat Master (Anastar)