Làm việc để trở thành nhân viên xuất sắc
17:11 - 22/10/2018
Lòng nhiệt tình khơi dậy sức mạnh con người từ những tế bào nhỏ nhất, nó là nhân tố quan trọng nhất trong quãng đường chúng ta đi đến thành công. Mỗi phát minh vĩ đại làm thay đổi cuộc sống con người, mỗi bức tranh đẹp, mỗi bài thơ hay, mỗi cuốn tiểu thuyết làm rung động lòng người đều được tạo nên từ lòng nhiệt tình. Những người thông minh biết sử dụng lòng nhiệt tình luôn là những người đạt được thành quả cao nhất trong công việc.
TỪ ƯỚC MƠ ĐẾN HIỆN THỰC
10 thói quen không sửa ngay đời bạn sẽ xuống dốc
Năm 2018, bạn trẻ hãy thay đổi thói qua loa
TIẾN TỪNG BƯỚC VỮNG CHẮC
1. Lòng nhiệt tình - linh hồn của công việc
Lòng nhiệt tình là động lực thúc đẩy chúng ta phấn đấu vươn tới những mục tiêu phía trước. Khi làm việc với lòng nhiệt nhiệt tình, chúng ta có thêm nhiều sức mạnh để vượt qua mọi khó khăn thử thách. Có thể nói, lòng nhiệt tình là linh hồn công việc, thậm chí là chính bản thân công việc.
Lòng nhiệt tình khơi dậy sức mạnh con người từ những tế bào nhỏ nhất, nó là nhân tố quan trọng nhất trong quãng đường chúng ta đi đến thành công. Mỗi phát minh vĩ đại làm thay đổi cuộc sống con người, mỗi bức tranh đẹp, mỗi bài thơ hay, mỗi cuốn tiểu thuyết làm rung động lòng người đều được tạo nên từ lòng nhiệt tình. Những người thông minh biết sử dụng lòng nhiệt tình luôn là những người đạt được thành quả cao nhất trong công việc.
Khi lòng nhiệt tình được nhóm lên, hiệu quả công việc luôn hiện lên rõ rệt. Một nhân viên bán bảo hiểm nhân thọ thành đạt đã kể lại câu chuyện của anh ta như sau: “Khi tham gia chơi cho đội bóng trong ngành, tôi đã gặp phải một sự đả kích lớn, tôi bị khai trừ khỏi đội bóng, lí do là vì tôi chơi không hay. Ông chủ nói với tôi: “Sau khi rời khỏi đây rồi, hãy nhớ là phải làm việc với lòng nhiệt tình”. Đây là lời khuyến cáo thực sự quan trọng với tôi, mặc dù tôi phải trả cái giá quá đắt, nhưng tôi nghĩ vẫn chưa muộn để tôi bắt đầu lại từ đầu. Vì vậy khi chơi trong đội bóng, tôi liền hạ quyết tâm chơi thật tốt trong giải đấu”.
“Từ đó, mỗi khi ra sân, trong tôi lúc nào cũng tràn đầy sinh lực, tâng bóng vừa nhanh, vừa mạnh, luôn luôn kết hợp ăn ý với đồng đội. Lúc mặt trời lên cao chói chang, để giành được chiến thắng trong những giây cuối cùng, tôi đã dồn hết sức mình để chạy khắp sân mà quên mất làm như thế sẽ rất dễ bị cảm nắng. Sáng hôm sau, tờ báo buổi sáng đăng tin về đội bóng chúng tôi. Bài báo viết: “Sự nhiệt tình thi đấu của cầu thủ mới đã ảnh hưởng lớn đến tinh thần thi đấu của toàn đội. Họ không chỉ giành chiến thắng mà còn thể hiện được tinh thần thi đấu không mệt mỏi”. Tờ báo đó còn gọi tôi là “Nhuệ khí” và gọi tôi là linh hồn của đội bóng, trong khi 3 tuần trước tôi vẫn bị người ta mắng và gọi là kẻ lười biếng.
“Do vậy, mức lương tháng của tôi tăng từ 25 dollar lên đến 185 dollar. Không phải vì tôi chơi giỏi hơn hay có năng lực hơn người khác. Trước khi chơi bóng thực sự nhiệt tình, tôi biết rất ít về bóng chày. Ngoài lòng nhiệt tình ra, điều gì đã làm cho mức lương tháng của tôi tăng đến 700% như thế?”
“Sau khi rời khỏi đội bóng, tôi trở thành nhân viên bán bảo hiểm nhân thọ. Sau 10 tháng làm việc hết sức mệt mỏi, ông chủ tỏ ra rất không hài lòng về tôi. Ông nói với tôi: “Lời nói của anh hoàn toàn không có tính thuyết phục, nếu cứ như thế thì làm sao anh có thể khiến khách hàng hứng thú?” Tôi suy nghĩ rất lâu và quyết định khơi dậy lòng nhiệt tình trong mình như khi tôi còn chơi ở đội bóng để làm việc. Một ngày, tôi bước vào một quán ăn, khi đó tôi dồn hết lòng nhiệt tình trong mình để thuyết phục ông chủ cửa hàng. Hình như ông ấy chưa bao giờ gặp một nhân viên bán bảo hiểm nhiệt tình đến thế nên ông ấy hết sức lắng nghe những gì tôi nói, cuối cùng, ông ấy đã đồng ý mua bảo hiểm. Sau ngày hôm đó, tôi bắt tay vào làm việc thực sự. Sau 12 tháng, tôi nhận ra một điều rằng, có nhiều nhân viên nhờ sự nhiệt tình đã tăng mức lương của mình lên rất nhiều, nhưng cũng có nhiều nhân viên do làm việc thiếu nhiệt tình đã chẳng thể hoàn thành được việc gì.”
Khi nói về những thành công mà người bán bảo hiểm đạt được, chúng ta nên nói về lòng nhiệt tình thúc đẩy anh làm việc hơn là nhắc đến tài năng của anh. Nhờ lòng nhiệt tình, anh đã phát huy được tối đa năng lực của mình, cũng nhờ lòng nhiệt tình, anh đã thuyết phục được bao nhiêu khách hàng và đạt được thành tích mà ai cũng mong muốn.
Nếu một người làm việc một cách miễn cưỡng, anh ta sẽ chỉ giải quyết công việc hết sức qua loa, khi gặp khó khăn lại tìm cách đánh trống lảng, trì hoãn công việc, thật khó tưởng tượng một nhân viên như thế có thể hoàn thành công việc với chất lượng tốt, càng không thể tưởng tượng anh ta có thể tạo ra những thành tích nghiệp vụ sáng tạo. Nếu bạn không thể toàn tâm toàn ý làm việc, bạn rất khó có được những cơ hội trưởng thành và phát triển, cho dù bạn làm việc gì đi chăng nữa, bạn cũng chỉ có thể đạt được những thành tích ở mức trung bình mà thôi.
Chỉ có lòng yêu nghề mãnh liệt mới giúp chúng ta hoàn thành tốt công việc. Khi một người tập trung cao độ, làm việc bằng lòng nhiệt tình cháy bỏng, cố gắng phát huy những điểm mạnh của mình, anh ta sẽ là người thành công cho dù công việc anh ta làm chỉ là công việc bình thường nhất. Còn nếu anh ta làm việc với thái độ lãnh đạm, anh ta sẽ chẳng bao giờ đạt được gì kể cả bạn đang làm công việc cao cấp nhất.
Lòng nhiệt tình là động lực thúc đẩy chúng ta phấn đấu vươn tới những mục tiêu phía trước. Khi làm việc với lòng nhiệt tình, chúng ta có thêm nhiều sức mạnh để vượt qua mọi khó khăn, thử thách. Có thể nói, lòng nhiệt tình là linh hồn công việc, thậm chí là chính bản thân công việc. Khi bạn làm việc với lòng nhiệt tình để làm vừa lòng ông chủ và khách hàng, bạn sẽ đạt được rất nhiều thứ. Mà những phần thưởng lớn nhất công việc mang lại cho chúng ta không phải là tiền bạc mà chính 1à sự thoả mãn trong tinh thần mỗi người.
Tất cả mọi công ty luôn cần những nhân viên nhiệt tình làm việc và những ông chủ sẵn sàng dành sự ưu đãi cho những nhân viên này. Chưa có khi nào các ông chủ dành cho những nhân viên đó nhiều cơ hội thăng tiến đến thế như ngày nay. Đây là thời đại của thế hệ thanh niên, những điều mới lạ vẫn đang chờ họ khám phá và khai thác. Bất cứ ngành nghề nào, bất cứ lĩnh vực nào cũng luôn luôn chào đón những nhân viên nhiệt tình làm việc. Đừng đánh mất đi lòng nhiệt tình! Nếu có người nói với bạn rằng bạn là một phần tử làm việc quá cuồng nhiệt, hãy cứ để anh ta nói thế. Nếu bạn thấy một công việc đáng để bạn bỏ công sức để làm, hay có sự thách thức năng lực làm việc của bạn, hãy đem tất cả lòng nhiệt tình của mình để hoàn thành nó, đừng để ý đến những lời nghị luận đàm tiếu xung quanh. Thành công không bao giờ đến với những người ngại đối mặt, ngập ngừng không thể nhanh chóng đưa ra quyết định hay luôn bỏ dở công việc giữa chừng.
2. Hãy thắp lên ngọn lửa đam mê công việc
Nếu bạn chỉ cho rằng công việc là một điều ai cũng phải làm vì mưu sinh hay chỉ nhìn vào bản thân công việc như một thứ tẻ nhạt, chán ngắt và luôn lặp lại. Bạn sẽ chẳng bao giờ giữ được lòng nhiệt tình đam mê công việc cho dù bạn đang làm công việc mà mình thích nhất. Nhưng nếu bạn coi công việc là sự nghiệp cả cuộc đời, bạn sẽ thấy cuộc sống của mình thay đổi.
Đầu tiên, chúng ta hãy cùng nghe câu chuyện kể của nhà giáo nổi tiếng, cựu bộ trưởng bộ giáo dục Hoa Kỳ William Beneth.
“Một buổi chiều trong lành, khi đang đi dạo trên con phố nọ, đột nhiên tôi nhớ ra mình đang muốn mua một đôi tất ngắn. Vì vậy, tôi liền rẽ vào một cửa hàng bán tất, một cậu thiếu niên chưa đến 17 tuổi mời tôi vào:
- Thưa ngài, ngài muốn mua gì ạ?
- Tôi muốn mua một đôi tất ngắn.
- Ngài có biết là ngài đã đến cửa hàng bán tất đẹp nhất thế giới không? - Mắt cậu ta sáng lên, còn lời nói thì tràn đầy nhiệt huyết, cậu ta nhanh nhẹn lấy trên giá bán hàng những chiếc hộp xuống, sau đó lấy những đôi tất ra bày trước mặt tôi.
- Đợi đã cậu bé, tôi chỉ muốn mua một đôi thôi. - Tôi nói.
- Cháu biết, thưa ngài. - Cậu ấy nói. - Nhưng cháu muốn ngài xem những đôi tất tuyệt vời này - khuôn mặt cậu ấy hơi nghiêm nghị một chút nhưng lại lộ ra nụ cười thần thánh, cứ như cậu ta đang kể cho tôi nghe một điều cậu ta đang yêu thích, tôn thờ vậy.
- Tôi thích cậu bé hơn nhiều so với những đôi tất. Tôi nhìn cậu ta một cách kinh ngạc.
- Anh bạn. - Tôi nói. - nếu cậu cứ giữ mãi được lòng nhiệt tình với công việc của mình như thế này, và nếu lòng nhiệt tình trong cậu không phải vì cậu thấy hiếu kỳ hay vì cậu có được một công việc mới. Nếu ngày nào cậu cũng làm việc như thế, tôi dám đảm bảo không đến 10 năm cậu sẽ trở thành nhà phân phối tất lớn nhất Hoa Kỳ”.
Mọi người rất thích cậu thanh niên bán hàng trong câu chuyện nọ và một điều hơi ngạc nhiên một chút: trong rất nhiều cửa hàng, khách hàng rất thích có sự mời chào của nhân viên, nhưng khi có nhân viên nào đó cuối cùng đã chú ý tới bạn, với kiểu đối xử với khách hàng giống hệt nhau lại làm bạn cảm thấy hình như mình đang bị làm phiền anh ta. Nếu không phải anh ta đang mải mê suy nghĩ, trong bụng thầm trách cái kẻ đã cắt ngang dòng suy nghĩ của anh ta, thì cũng là lúc anh ta đang nói chuyện vui vẻ với một nữ đồng nghiệp, điều đó khiến bạn cảm thấy áy náy trong lòng đáng lẽ mình không nên cắt ngang cuộc chuyện trò thân mật vui vẻ như vậy, và hình như họ đang muốn bạn phải xin lỗi. Bất kể tiền lương họ nhận được từ những hàng hoá đó cũng chẳng làm họ hứng thú.
Nhưng cũng giống như người nhân viên làm việc với thái độ thờ ơ này, khi bắt đầu bắt tay vào công việc, cũng có thể họ đã từng là những người mang rất nhiều lòng nhiệt tình và hi vọng vào công việc. Những nhân viên khi mới bước vào công ty đều cho rằng bản thân mình còn thiếu nhiều kinh nghiệm làm việc, cần phải bổ sung những kiến thức nghiệp vụ còn thiếu, họ luôn đi làm sớm, tan ca muộn, tinh thần làm việc hăng hái, ngày nào họ cũng bận đến mức không có thời gian ăn cơm trưa, nhưng họ vẫn luôn vui vẻ vì công việc mang lại cho họ sự thử thách và những cảm giác hứng thú mới mẻ.
Cảm giác này hầu như mỗi người khi mới bước vào làm việc đều đã từng trải qua. Nhưng khi những cảm xúc mới lạ khi họ đã thành thục công việc hay cảm giác được chinh phục những vấn đề khó khăn mất đi, lòng nhiệt tình trong họ cũng không còn nữa. Mọi thứ bắt đầu trở nên bình thường và nhạt nhẽo, những ý tưởng đầy sáng tạo không còn, công việc hàng ngày cũng chỉ luôn luôn đạt mức bình thường. Họ không biết mục tiêu của bản thân ở đâu, cũng chẳng biết lòng nhiệt tình ở chỗ nào. Trong mắt ông chủ, họ không còn là những nhân viên có tương lai rộng mở nữa.
Nhiều khi, áp lực công việc cũng là một nguyên nhân khiến mọi người mất dần đi lòng nhiệt tình đam mê công việc. Sự cạnh tranh lẫn nhau giữa các đồng nghiệp, những yêu cầu trong công việc hay những lo toan trong cuộc sống đời thường, những áp lực vô hình hay hữu hình lúc nào cũng đè chặt chúng ta. Do vậy, các loại áp lực cứ thay nhau bóp nghẹt lòng nhiệt tình của chúng ta với công việc. Từ chỗ yêu nghề đến thái độ ứng phó công việc, chạy trốn công việc, công việc của chúng ta phải không ngừng đối phó với những sự đả kích có tính huỷ diệt mạnh mẽ.
Thế nhưng, tinh thần bạn có phấn chấn vào ngày thứ 2 cũng như ngày thứ 6? Quan hệ giữa bạn với các đồng nghiệp, với bạn bè có hài hoà? Bạn có vừa lòng với thu nhập của bản thân? Bạn có tôn trọng cấp trên và thông hiểu công ty của mình? Bạn có thấy hứng thú với những sản phẩm của công ty, và còn muốn phục vụ khách hàng thật tận tình, chu đáo nữa không? Bạn thấy rằng công việc của mình khá ổn định? Chỉ cần bạn trả lời “có” cho mỗi câu hỏi bên trên thì bạn hãy yên tâm, lòng nhiệt tình của bạn có thể được phục hồi.
Để khôi phục lòng nhiệt tình với công việc, các nhà nghiên cứu tâm lý, xã hội đã đưa ra 5 điểm:
1. Thay đổi cách nghĩ rằng: chỉ có hứng thú mới có thể tạo ra nhiệt tình làm việc của chúng ta.
Tất nhiên, hứng thú với công việc rất quan trọng, nhưng chúng ta nên thay đổi ngay suy nghĩ này, bởi sự hứng thú có thể tạo ra nuôi dưỡng được. Vì hứng thú, bạn đã chọn công việc này, nhưng khi làm việc một thời gian dài, bạn bỗng phát hiện sự hứng thú của bạn với công việc không còn được như lúc đầu nữa, mà thay vào đó là trách nhiệm, trách nhiệm nảy sinh khi bạn đã đạt được một thành tích nhất định, bây giờ chỉ là lúc bạn cố gắng duy trì nó. Lúc này, sự hứng thú tự nhiên trở thành một loại cảm xúc sâu đậm trong lòng bạn.
2. Hãy coi công việc là sự nghiệp phấn đấu của cả cuộc đời
Nếu bạn chỉ cho rằng công việc là một điều ai cũng phải làm vì mưu sinh hay chỉ nhìn vào bản thân công việc như một thứ chắn ngắt, tẻ nhạt và luôn lặp lại, bạn sẽ chẳng bao giờ giữ được lòng nhiệt tình đam mê công việc cho dù bạn đang làm công việc mà mình thích nhất. Nhưng nếu bạn coi công việc là sự nghiệp cả cuộc đời, bạn sẽ thấy cuộc sống của mình thay đổi.
Có một câu nói rất hay thế này: “Thành công của hôm nay là sự tích luỹ của ngày hôm qua, thành công của ngày mai phụ thuộc vào sự nỗ lực của ngày hôm nay”. Khi bạn liên kết công việc với cuộc sống, khi bạn có ý thức trách nhiệm về tương lai của bản thân, bạn sẽ có thể vượt qua những áp lực và sự đơn điệu của công việc, lúc đó bạn sẽ thấy mình đang làm một công việc hết sức giá trị và ý nghĩa, từ đó bạn sẽ cảm nhận được sự hoàn thành sứ mệnh và cảm giác vui sướng của sự thành công.
3. Lập ra những mục tiêu mới.
Bất cứ công việc gì cũng đều giống nhau về bản chất, đều tồn tại sự lặp lại theo một chu kỳ. Nếu đó là sự lặp lai liên tục không ngừng nghỉ ngay cả khi bạn đã mất hết tự tin vào công việc trước mắt, thì chúng tôi muốn nói với bạn rằng, nếu bạn không thay đổi thái độ làm việc, không lập ra cho mình những mục tiêu phấn đấu mới, bạn sẽ không bao giờ tìm thấy niềm vui cho dù đó là công việc bạn thích nhất hay là công việc được mọi người ngưỡng mộ nhất.
Bí quyết giữ gìn lòng nhiệt tình lâu dài là không ngừng lập ra những mục tiêu mới và khai thác những điều mới. Hãy nâng cánh những ước mơ bạn từng ấp ủ, hãy tìm cơ hội biến nó thành hiện thực, và hoàn thành nó. Mỗi khi bạn giải quyết xong một vấn đề, trong lòng bạn sẽ có cảm giác vui khi đạt được những thành tích nho nhỏ, những cảm xúc mới mẻ này chính là phương thức tốt nhất giúp lòng nhiệt tình trong bạn lớn lên mỗi ngày.
4. Học cách giải phóng những áp lực.
Công việc không phải là một bữa tiệc, một người dù có yêu thích công việc của mình đến đâu cũng sẽ có lúc phải chịu đựng những áp lực dù ít hay nhiều do công việc mang lại. Khi phải đối mặt với áp lực công việc, nhiều người tìm cách chịu đựng, một số người khác thì tìm mọi cách để trút hết mọi bực tức. Chịu đựng nhiều áp lực làm trầm hoá con người, nhưng tìm cách trút nó ra lại có thể dẫn đến sự phàn nàn vô độ. Chúng ta nên học cách nắm bắt những áp lực và điều chỉnh nó một cách hợp lí, học cách giảm nhẹ nỗi sợ hãi đối với công việc và khi tâm lí bạn bình tĩnh trở lại bạn sẽ lại dễ dàng thắp lên ngọn lửa nhiệt tình đối với công việc.
5. Không tự mãn với bất cứ điều gì.
Trong công việc, điều chúng ta cần chú ý nhất là thái độ tự mãn. Những người tự thoả mãn về bản thân không biết tìm cách vươn lên, do đó họ cũng dễ mất đi lòng nhiệt tình đam mê đối với công việc. Nếu bạn thấy thoả mãn về những thành tích bản thân đã đạt được mà không chú ý đến tính chất quan trọng của việc xây dựng những thành tích mới trong tương lai, công việc bạn đang làm nhất định sẽ mất đi tính hấp dẫn. Nhưng khi bạn biết cách lấy những thành tích trong quá khứ làm động lực để vươn cao hơn, bạn sẽ thấy trong bạn tràn đầy nhiệt tình.
Lòng nhiệt tình chỉ được nhóm lên từ bên trong trái tim bạn chứ không phải sự đốc thúc của bên ngoài. Lòng nhiệt tình làm việc phải dựa vào sự khai thác của bản thân, nghị lực làm việc phải do chính bản thân tự thúc giục. Và trong cuộc sống này chỉ có người duy nhất làm được điều đó, đó chính là bạn.
Đừng cố giữ khư khư lấy những suy nghĩ thiếu thiết thực, đừng nghĩ là người khác phải có trách nhiệm đốc thúc bạn làm việc hay mang đến cho bạn những công việc đầy thử thách. Chúng ta phải dựa vào năng lực của chính bản thân mới có thể nhận thấy ý nghĩa to lớn mà công việc mang lại. Như một doanh nhân nổi tiếng đã nói: “Thành công không phải là thành quả được tạo nên từ ngọn lửa vô danh, bạn cần nhóm lên một ngọn lửa từ chính sâu trong lòng bạn. Còn nếu nhờ ngọn gió của người khác thổi bùng ngọn lửa, nó sẽ không bao giờ tồn tại được lâu dài”.
Người Mỹ có một câu ngạn ngữ cổ thế này: “Thanh củi ướt đốt không cháy”. Khi bạn thấy không hứng thú chút nào nữa với công việc, khi những vấn đề trong công việc nảy sinh do sự thiếu nhiệt tình hãy tìm cách lấy lại niềm vui trong công việc. Và hãy tạo cho mình điều kì diệu từ chính ngọn lửa nhiệt tình ấy.
3. Hãy là một nhân viên có chí tiến thủ
Bạn có thể lựa chọn phương pháp làm việc “miễn cưỡng cho qua”, bạn cũng có thể chọn cách làm việc có thể mang lại hiệu quả công việc tốt. Chí tiến thủ của bạn quyết định điều đó.
Vận động viên bóng rổ nổi tiếng thế giới Michael Jordan đã từng nói: “Chí tiến thủ làm bạn bước từ ranh giới của “không tồi” đến “xuất sắc”. Bạn có hiểu ý lời nói cầu thủ bóng rổ xuất sắc này? Bạn có thể lựa chọn phương pháp làm việc “miễn cưỡng cho qua”, bạn cũng có thể chọn cách làm việc có thể mang lại hiệu quả công việc tốt. Chí tiến thủ của bạn quyết định điều đó.
Những nhân viên luôn cố gắng hoàn thành tất cả công việc của mình chưa thể gọi là nhân viên ưu tú. Muốn vượt lên trên người khác, chúng ta không thể chỉ dừng lại ở mức trung bình mà phải luôn luôn có chí tiến thủ thúc đẩy chúng ta tiến xa hơn.
Tự bằng lòng với những gì mình đang có tức là chúng ta đang tự làm bản thân tụt lùi. Nếu một người không sẵn sàng đặt cho mình những mục tiêu cao hơn để phấn đấu, anh ta sẽ không bao giờ vượt qua được chính mình, mãi mãi giậm chân tại chỗ, thậm chí là bước giật lùi.
Trong cuộc sống, rất nhiều việc đáng buồn vẫn đang diễn ra xung quanh chúng ta như một vài thanh niên luôn tràn trề nhiệt huyết khi mới bắt đầu đi trên con đường sự nghiệp, nhưng sau đó lại đứt gánh giữa đường, hoặc bằng lòng với thực tại do vậy họ cứ bước những bước không mục đích trên đường đời. Lí do là chí tiến thủ của họ không đủ sức khiến họ làm việc với toàn bộ sức mình, càng không nói đến những ý tưởng hay những phương pháp tốt hơn, hiệu quả hơn, kết quả là họ chỉ có thể nắm trong tay mức lương của một nhân viên bình thường. Nếu bình thường, mức lương của họ không phải là lý tưởng, khi họ từ bỏ nguyện vọng muốn làm việc tốt hơn, hiệu quả công việc của họ sẽ ngày càng kém đi. Chỉ có những người không an phận thủ thường, luôn mưu cầu đến những thứ hoàn mỹ mới là người thắng cuộc.
Vì vậy, bất kể bạn đang làm việc gì, bạn có những kĩ năng nghiệp vụ gì, và bất kể mức lương của bạn là bao nhiêu, chức vụ của bạn cao đến mức nào, bạn cũng nên tự nói với bản thân mình rằng: “Hãy là một người có chí tiến thủ, mình sẽ bước tới được vị trí cao hơn”. Từ “vị trí” ở đây không chỉ hạn chế trong địa vị hay chức vụ của bạn mà nó còn bao hàm ý nghĩa sự đánh giá về những biểu hiện của bản thân bạn khi làm việc.
Nguyện vọng tự mình vươn tới những vị trí cao hơn thúc đẩy rất nhiều người đi đến thành công. Những người thắng cuộc trong cuộc thi đi bộ không phải là người có tốc độ nhanh nhất, những người chiến thắng trong chiến tranh cũng không phải là người mạnh nhất. Nhiều người thành đạt đã chỉ ra rằng, có những người không bao giờ đạt được thành công trong công việc, không phải những người đó thua kém họ ở tố chất trí tuệ con người mà do những người đó không có chí tiến thủ.
Những nhân vật kiệt xuất không bao giờ chịu bằng lòng với hiện tại. Trong mỗi bước đi của họ, mục tiêu mỗi ngày một lớn hơn. Ngoài con mắt nhìn cuộc sống tinh tường, họ còn hơn hẳn những người khác ở chí tiến thủ. Đối với Bill Gates mà nói, nếu ông ta muốn thành lập công ty chỉ để kiếm tiền thì năm 20 tuổi ông ta đã có thể làm được điều đó, nếu chúng ta nói lí tưởng phấn đấu cao nhất của ông ta là trở thành người giàu nhất thế giới thì năm 32 tuổi ông đã thực hiện được mục tiêu đó. Nếu ông ta không có ý chí phấn đấu không mệt mỏi thì lúc còn trẻ ông ấy đã hài lòng về những thành công vĩ đại của mình mà dừng bước. Những người thành đạt trong sự nghiệp đều như vậy, họ dồn hết sức lực của mình mưu cầu những vị trí cao hơn, họ không ngừng bổ sung những kĩ năng nghiệp vụ mới và những khám phá mới. Cho dù có những chuyện bất trắc xảy ra, họ cũng luôn luôn kiên định với mục tiêu của mình.
Nhìn từ nhiều góc độ có thể nói mỗi người đều có tất cả những năng lực để họ vươn đến những mục tiêu cao hơn. Tuy vậy, khi họ đã trở thành người đứng trên mọi người, tại sao họ lại chỉ muốn dừng lại ở mức trung bình? Nếu trong một năm bạn có được một ngày làm việc hiệu quả tại sao bạn không chọn cho mình vài ngày làm việc hiệu quả? Tại sao chúng ta cứ nhất định phải làm giống người khác? Và tại sao chúng ta không thể vượt qua những thứ bình thường?
Bạn hãy tự đặt ra cho mình những mục tiêu cao hơn để phấn đấu? Khi hoàn thành xong công việc của một ngày, bạn hãy để suy nghĩ “mình phải làm việc tốt hơn chút nữa, chăm chỉ hơn chút nữa” luôn luôn thường trực trong đầu bạn.
Sau đó bạn có thấy mình làm việc tốt hơn được chút nào không? Tốc độ hoàn thành công việc nhanh hơn không? Thói quen làm việc và thái độ đối với công việc hay phương pháp giải quyết công việc có tốt hơn trước hay không? Khi bạn đã trở thành người quản lý tài chính tốt cho mình tại sao không đặt cho mình mục tiêu trở thành người quản lí tài chính xuất sắc cho công ty? Trong công việc hàng ngày của mình, bạn có thể hoàn toàn nghĩ những điều người khác không hiểu, thử những cách làm mà mọi người nghĩ là không thể giải quyết được, tưởng tượng đến những bản hợp đồng mà mọi người nghĩ nó không thể được kí kết, hy vọng đến cơ hội thăng chức mà mọi người không có.
Khi bạn làm điều đó, đừng nghĩ bạn đang làm việc đơn giản chỉ để ông chủ vui lòng, cũng đừng quá hy vọng mình sẽ lập tức được tăng lương hay thăng chức. Bởi vì đôi khi tinh thần cầu tiến tích cực của bạn đối với ông chủ cũng chỉ chứng minh được giá trị của bạn và chỉ vậy thôi. Nhưng bạn có nghĩ rằng khi bạn làm việc như thế, bạn giành được cơ hội trưởng thành mà những nhân việc bình thường không bao giờ có được, và cho dù bạn có cùng chức vụ với họ, bạn cũng hoàn toàn có thể thể hiện được những điều khác biệt với họ.
Không ngừng vươn tới những vị trí cao hơn! Mỗi người mà bạn giao tiếp: ông chủ, đồng nghiệp hay những người bạn đều có thể cảm nhận được sức mạnh của ý chí quyết tâm. Lúc đó mỗi người họ sẽ ý thức được bạn là một người không ngừng cầu tiến, một người có thể đem lại cho bản thân và mọi người nhiều tài sản vật chất cũng như những giá trị tinh thần to lớn. Họ sẽ thấy được sức hút ở bạn, đến bên bạn, và từ đó bạn cũng sẽ tự tạo cho mình biết bao cơ hội.
Không ngừng phấn đấu, về cơ bản mà nói, là sự đốc thúc bản thân không ngừng tiến bộ. Cũng như những vận động viên nhảy cao, không ngừng cố gắng để nâng cao lên mức xà nhiều lần, cố gắng để làm thật tốt. Có thể “thật tốt” ở đây không phải là những bước tiến vĩ đại và chỉ là 1 inch: Nhưng mỗi khi những vận động viên nhảy cao qua được mức xà cao hơn một chút, họ đã thực sự chứng minh được giá trị của bản thân. Họ sẽ lại suy nghĩ về hàm ý của sự tự mình vươn lên và chiến thắng. Sau đó họ lại đặt ra những mục tiêu mới - không phải để vượt qua những kỷ lục cũ mà là xây dựng cho mình một nhận thức hoàn toàn mới về bản thân. Sự nhận thức này chính là ở vị trí cao hơn biểu hiện cái tất yếu của một người làm việc xuất sắc.
Chủ động vươn lên là nhân tố tích lũy quý báu có thể làm người ta trở nên tích cực hơn. Cho dù bạn là lãnh đạo hay chỉ là nhân viên bình thường, khi làm việc với nguyên tắc “mỗi ngày làm nhiều hơn một chút” khiến bạn vượt lên trên trong sự cạnh tranh. Lúc đó, ông chủ, người ủy thác hay khách hàng đều sẽ chú ý đến bạn, tin tưởng bạn và mang đến cho bạn nhiều cơ hội.
Nhiều người thường tìm một số lý do viện cớ thoái thác công việc còn hơn nỗ lực làm việc để trở thành một nhân viên mẫu mực, ưu tú, người ta phải hao tổn tâm lực rất lớn, nhưng để tìm một số lý do giải thích tại sao bản thân không chăm chỉ làm việc thì họ không phải mất nhiều công sức đến thế.
Bạn phải trả giá tương đối cao mới có thể khiến bản thân trở nên mạnh mẽ hơn, nếu bạn muốn chạy nhanh hơn, nhảy cao hơn thì cái giá bạn phải trả cũng tương đối như vậy. Một nhân việc marketing thành đạt đã tổng kết kinh nghiệm của anh ta như thế này: “Nếu bạn muốn mình làm tốt hơn người khác thì mỗi ngày bạn phải phỏng vấn hơn họ 5 người khách hàng”. “Làm nhiều hơn người khác một chút”dường như chính là bí quyết của những người thành đạt.
Sự thành công đích thực là cả một chặng đường đài, là cả một quá trình sống và lao động cần cù. Khi là người chịu trách nhiệm biên tập của báo “Luận đàm” của Hoa Kỳ mới bắt đầu làm việc, tuy mỗi tuần chỉ nhận được 6 dollar nhưng mỗi ngày ông đều làm việc 13-14 tiếng, ông luôn làm việc tới khi mọi người trong văn phòng đã ra về hết. “Để có được cơ hội thành công, tôi phải làm việc nhiều hơn người khác” - ông đã viết nhật ký của mình như thế. “Khi đồng nghiệp đi xem kịch, thì tôi phải làm việc trong văn phòng, khi họ đang ngon giấc thì tôi đang học tập”. Sau này ông đã trở thành tổng biên tập tuần báo Thời đại của Hoa Kỳ.
Giám đốc nhà xuất bản nổi tiếng nước Mỹ năm 12 tuổi là người bán hàng của một hiệu sách, cậu làm việc chăm chỉ và luôn chủ động làm thêm một số việc ngoài phận sự của mình. Cậu nói: “Tôi không chỉ làm những công việc của mình mà thường cố gắng làm tất cả những việc mà tôi có thể, tất nhiên là tôi rất sẵn sàng, tôi muốn chứng minh cho ông chủ thấy tôi là một nhân viên có ích hơn ông ấy tưởng.”
Có khi bạn không cần phải làm quá nhiều việc của người khác, chỉ cần là việc nhiều hơn họ một chút, bạn đã là người nổi trội hơn. “Định luật hơn 1 inch” là chân lý mà chuyên gia đầu tư nổi tiếng William rút ra sau khi tiến hành nghiên cứu và khảo sát rất nhiều. Ông chỉ ra rằng trung bình cùng làm một công việc như nhau, sự nỗ lực họ bỏ công sức ra chỉ chênh lệch nhau 1 inch nhưng sự khác biệt nhỏ bé đó lại mang đến cho bạn thành công không nhỏ chút nào.
Cũng giống như 2 người tham gia vào cuộc maraton, sau khi chạy 2 tiếng đồng hồ, họ đã vượt qua quãng đường 42km chỉ còn khoảng 200m nữa là tới đích. Lúc này cả hai người đều cảm thấy vô cùng mệt mỏi, người thứ nhất đành phải bỏ cuộc, còn người thứ hai vẫn kiên trì chạy tiếp và cuối cùng anh ta cũng đã vượt qua được cả chặng đường dài. Giờ đây anh ta mới nhận ra giá trị của 200m ngắn ngủi.
Nếu không có những bước chạy cuối cùng để về đích những nỗ lực anh ta bỏ ra lúc trước cũng chẳng còn ý nghĩa gì nữa, nhờ có những bước chạy cuối cùng này anh ta đã trở thành nhà vô địch của cuộc thi maraton đó. Những người chỉ đạt được kết quả mức trung bình chỉ thua nhà vô địch vài bước nhưng đó lại là những bước quan trọng nhất của cả quãng đường.
Chúng ta có thể vận dụng “định luật 1 inch” vào mọi lĩnh vực của cuộc sống con người. Một inch nhỏ bé này phân biệt người thắng cuộc với những người khác. Trong bóng đá thiếu niên, bạn sẽ nhận thấy rằng những cậu bé luyện tập chăm chỉ hơn một chút có thể trở thành cầu thủ bóng đá xuất sắc, cậu đóng vai trò quan trọng trong trận đấu, nhận được sự cổ vũ nhiệt tình của các cổ động viên và sự chú trọng của huấn luyện viên. Những gì họ có được là nhờ nỗ lực luyện tập nhiều hơn người khác một chút.
Trong giới doanh nghiệp, giới hội hoạ hay giáo dục, trong tất cả mọi lĩnh vực, sự khác nhau giữa những người nổi tiếng và những người bình thường là ở đâu? Chính là một chút cố gắng hơn và nỗ lực làm việc hơn. Người nào có thể khiến bản thân nỗ lực nhiều hơn người khác một inch, người đó sẽ nhận được thành công gấp nghìn lần như thế.
Chỉ cần thêm cho mình một inch, mỗi chúng ta đã trở nên khác nhau. Những nhân viên luôn cố gắng hoàn thành tốt công việc của mình là những nhân viên tốt. Nhưng nếu trong công việc, họ cố gắng làm nhiều việc hơn một inch, họ có thể trở thành một nhân viên xuất sắc. Những người biết chủ động tăng thêm một inch cho công việc của mình là những người biết cách chứng minh được giá trị của mình, đồng thời cũng chứng minh cho người khác thấy họ là những người đáng tin cậy.
Làm việc nhiều hơn một chút là một thói quen tốt. Bạn không có nghĩa vụ phải làm những việc ngoài phận sự của mình, nhưng bạn hoàn toàn có thể tự nguyện hoàn thành nó để có cơ hội tiến nhanh hơn lên phía trước. Chủ động vươn lên là nhân tố quý báu làm người ta trở nên tích cực hơn. Cho dù bạn là lãnh đạo hay chỉ là một nhân viên bình thường, khi làm việc với nguyên tắc “mỗi ngày làm nhiều hơn một chút” sẽ khiến bạn vượt lên trước trong cạnh tranh. Lúc đó, bạn sẽ nhận được sự chú ý của ông chủ, người uỷ thác hay khách hàng, họ tin tưởng và mang đến cho bạn càng nhiều cơ hội.
Hiện nay trong công ty, nội dung công việc của mỗi người hầu như đều đã được phân công rõ rệt, nên không nhất thiết có quá nhiều việc ngoài phận sự để chúng ta làm. Hơn nữa, khi mỗi nhân viên đều đã hoàn thành công việc của mình, đều nỗ lực đến 99% thì việc “thêm một inch” cho công việc không phải là điều khó, nhưng bản thân chúng ta thì thường bỏ qua 1 inch trách nhiệm, 1 inch sự quyết tâm, 1 inch thái độ tôn trọng công việc, hay 1 inch của tinh thần tự giác.
Bí quyết thành công của chúng ta là hãy làm việc với tất cả sức mình và luôn luôn thêm vào đó 1 inch nhỏ bé. Nó có thể giúp chúng ta thể hiện tốt nhất bản thân, phát huy tốt nhất năng lực và cho chúng ta thêm nhiều cơ hội thăng tiến.
4. Làm việc là luôn học tập
Trong thương trường luôn biến động không ngừng, những người có tư duy ưu việt, có năng lực tốt hay những người có bề dày kinh nghiệm không ngừng xin làm việc trong ngành hay công ty của bạn, ngày nào bạn cũng phải cạnh tranh với hàng trăm hàng vạn con người, cách tốt nhất là tự nâng cao giá trị bản thân, tăng cho mình ưu thế cạnh tranh và học thêm nhiều kiến thức mới để có thêm nhiều kĩ năng làm việc mới.
Những kiến thức, những kĩ năng cơ bản tồn tại cùng chúng ta cũng giống như căn phòng hay chiếc xe, sẽ luôn luôn bị mai một đi theo thời gian. Đây chắc chắn không phải là lời đe doạ. Một chuyên gia nghiên cứu nghề nghiệp Hoa Kỳ đã chỉ ra rằng, hiện nay thời gian bán suy ngày càng ngắn, nếu một nhân viên đang nhận một mức lương cao nhưng không chịu học tập, bổ sung kiến thức cho mình sẽ chỉ nhận được mức lương thấp chỉ sau 5 năm. Nếu trong 10 người, chỉ có một người có bằng sơ cấp sử dụng vi tính, anh ta nghiễm nhiên có ưu thế hơn những người khác, nhưng nếu trong 10 người có đến 9 người cùng sở hữu một loại văn bằng như thế thì người nhân viên có ưu thế trước đây chắc chắn không thể tồn tại.
Thương trường luôn biến động không ngừng, những người có tư duy ưu việt, có năng lực tốt hay những người có bề dày kinh nghiệm không ngừng xin làm việc trong ngành hay công ty của bạn, ngày nào bạn cũng phải cạnh tranh với hàng trăm hàng vạn con người, cách tốt nhất là tự nâng cao giá trị bản thân, tăng cho mình ưu thế cạnh tranh và học thêm nhiều kiến thức mới để có thêm nhiều kĩ năng làm việc mới. Cũng có thể nói rằng, nếu bạn ngừng học tập, bạn sẽ không bao giờ có đủ ưu thế để cạnh tranh.
Peter hiện đang là phát thanh viên nổi tiếng nhất trong chương trình phát thanh đêm khuya của đài ABC Hoa Kỳ. Trước kia, anh đã nhiều lần từ chối chức vụ phát thanh viên chính cho đài, vị trí mà nhiều người kì vọng để đến bộ phận tin tức với mục đích để rèn luyện bản thân. Anh đã từng là phóng viên, đặc phái viên đài truyền hình Hoa Kỳ thường trú tại Trung Đông, và là đặc phái viên khu vực châu Âu. Sau một thời gian làm việc như thế, anh trở về với vai trò là phát thanh viên chính của đài ABC. Lúc này Peter đã trở thành một phát thanh viên kiêm phóng viên đầy kinh nghiệm được nhiều người mến mộ.
Điều mà anh làm mọi người khâm phục nhất là khi anh trở thành một nhân viên ưu tú trong ngành, anh không hề tự thoả mãn mà đã chọn cho mình con đường tiếp tục học tập, chính sự không - ngừng cố gắng nỗ lực học tập không mệt mỏi của anh làm cho con đường công danh trước mắt anh ngày càng rộng mở hơn. Dù chúng ta đang làm việc ở giai đoạn nào, học tập cũng luôn luôn là điều vô cùng cần thiết, chúng ta phải luôn luôn không ngừng học tập và hãy coi công việc như một môi trường tốt để chúng ta học tập. Những kiến thức bạn tích lũy rất có giá trị với công việc của bạn, chính vì vậy, bạn luôn phải tự thôi thúc mình học tập, đừng để những kiến thức bạn gian khổ tích lũy rơi rụng theo thời gian. Khi bạn đang làm việc hết sức thuận lợi, bạn vẫn phi học tập, khi công việc gặp khó khăn, hãy học tập nhiều hơn thế 4 lần. Trong thời đại không ngừng biến động như ngày nay, học tập giúp chúng ta mở ra cho mình một chân trời rộng mở mới. Chỉ có không ngừng học tập cuộc sống trong mắt bạn mới thực sự tràn đầy ý nghĩa.
Nếu bạn vẫn đắm chìm trong những thất bại của quá khứ hay sự tự thỏa mãn trong hiện tại, công việc học tập và sự phát triển năng lực của bản thân bạn sẽ gặp trở ngại to lớn. Dù bạn thành công bao nhiêu, bạn cũng hãy luôn cố gắng hết sức vì sự trưởng thành của mình trong công việc. Nếu không, bạn sẽ chẳng bao giờ đạt được những thành công lớn hơn nữa trong công việc, thậm chí lại rơi vào hoàn cảnh bi đát ngược lại.
Xã hội hiện đại luôn hoan nghênh như người luôn biết học tập và tích luỹ kiến thức, nâng cao kỹ năng nghiệp vụ của mình. Nếu bạn đi ngược lại với quy luật tự nhiên đó. Lập tức bạn sẽ bị đào thải. Mặc dù lãnh đạo có thể khích lệ bạn nỗ lực phấn đấu trưởng thành, nhưng bản thân bạn phải có tinh thần học tập không mệt mỏi, bạn mới có thể được chuyển đến những bộ phận có liên quan đến những kiến thức bạn học được. Những kiến thức bạn tích luỹ càng phong phú, giá trị bản thân bạn càng được nâng cao.
Ông chủ rất coi trọng năng lực thích nghi mạnh mẽ và tinh thần cầu tiến tích cực bạn thể hiện ra trong suốt quá trình học tập. Bởi khi tốc độ kiến thức mai một nhanh, công ty càng coi trọng những người có năng lực học tập tốt. Thương trường sau này sẽ không phải là sự cạnh tranh kiến thức hay kỹ năng làm việc mà chính là cạnh tranh về năng lực học tập, những người luôn tự giác học tập và luôn không ngừng học tập nhất định sẽ là người có tiền đồ sáng lạn.
Nếu bạn thấy bản thân đang cần bổ sung kiến thức gì, hãy lập tức thực hiện, đừng chần chừ và cũng đừng viện cớ bạn không có thời gian. Có một câu châm ngôn thế này: “Nếu chiếc thuyền của bạn bị thủng, hãy bỏ chút thời gian để vá lại”. Bởi nếu không, bạn càng kéo dài thời gian, bạn sẽ bị chính chiếc thuyền của mình nhấn chìm.
5. Bỏ đi những thói quen xấu
Thói quen có sức mạnh rất lớn bởi nó có tính nhất quán. Thói quen khiến hành động của chúng ta lặp đi lặp lại nhiều lần và theo một khuynh hướng nhất định khó biến đổi. Cũng như một câu châm ngôn đã nói. “Thói quen giống như một sợi dây thừng. Công việc mỗi ngày của chúng ta là một sợi tơ nhỏ, nó kết cho sợi dây đó ngày một vững chắc và không thể cắt rời, dần dần cố định chặt chúng ta lại.”
Nhà kinh doanh dầu mỏ nổi tiếng Hoa Kỳ Paolo từng là một người nghiện thuốc lá nặng, ngày nào ông cũng hút rất nhiều thuốc.
Một lần trong một dịp nghỉ, ông lái xe qua Pháp, trời mưa như trút nước, ông dừng lại ở một khách sạn tại một thành phố nhỏ. Ăn xong bữa tối, ông thấy rất mệt mỏi nên lên thường đi ngủ ngay.
2 giờ sáng, Paolo tỉnh dậy, ông muốn hút một điếu thuốc. Bật đèn lên, theo phản xạ tự nhiên ông với tay lên hộp thuốc lá trên mặt bàn, nhưng chiếc hộp trống không. Ông bước xuống giường, tìm hết các túi áo khoác, cũng không thấy, ông lại lục tung hành lí, hi vọng trong lúc sơ ý bỏ quên trong đó một điếu, kết quả cũng chẳng như ông mong đợi. Lúc này, quán bar và nhà ăn của khách sạn đã đóng cửa, cách duy nhất có được thuốc lá là ông phải đi bộ tới mấy con phố nhỏ gần ga tàu hoả mua, vì ô tô của ông đã gửi ở một nhà xe cách rất xa khách sạn.
Không có thuốc lá lại càng muốn hút, những người nghiện thuốc lá hầu như đều từng trải qua cảm giác đó. Paolo thay quần áo, khoác áo bước ra ngoài, trời vẫn mưa. Khi ông quay đi tìm chiếc dù che mưa, ông bỗng dừng lại. Ông tự hỏi: “Mình đang làm gì thế này?” Ông cứ đứng như thế suy nghĩ. Một người được coi là có giáo dục, một doanh nhân tương đối thành đạt, một người tự thấy mình có đủ lí trí để ra lệnh người khác, lại rời khỏi khách sạn lúc nửa đêm, đội mưa gió tới những con phố nhỏ chỉ vì một điếu thuốc lá. Đó là thói quen như thế nào mà có sức mạnh điều khiển người ta đến vậy? -. Được một lúc, Paolo hạ quyết tâm, ông ném tất cả vỏ bao thuốc lá vào sọt rác, cởi áo khoác và lên thường đi nằm, mang theo cả cảm giác vui sướng khi vừa được giải thoát, vừa chiến thắng bản thân, chỉ vài phút sau, ông đã ngủ ngon lành.
Từ đó, ông không bao giờ hút thêm một điếu thuốc nào nữa, tất nhiên, sự nghiệp của ông vẫn ngày càng phát đạt, ông trở thành một trong những người giàu nhất thế giới.
Cảm giác nghiện thuốc lá rất khó chịu, nhưng đối với nhiều người mà nói, đây không phải một khuyết điểm lớn. Nhưng Paolo đã kiên quyết từ bỏ nó, bởi ông ý thức được sức mạnh to lớn của thói quen. Một thương nhân thành đạt, có lí trí lại mất tự chủ chỉ vì một điếu thuốc. Nếu ông hút trong lúc rỗi rãi, tất nhiên là chẳng ảnh hưởng gì, nhưng giả sử trong lúc ông đang chuẩn bị kí kết một hợp đồng buôn bán lớn, nhất định thói quen đó sẽ ảnh hưởng đến phán đoán của ông, thậm chí còn ảnh hưởng đến tính chính xác của cả bản hợp đồng. Nếu một người luôn luôn chìm đắm trong những thói quen xấu, họ sẽ vô tình tự huỷ hoại chính bản thân mình.
Thói quen có sức mạnh rất lớn bởi nó có tính nhất quán. Thói quen khiến hành động của chúng ta lặp đi lặp lại nhiều lần và theo khuynh hướng nhất định khó biến đổi. Cũng như một câu châm ngôn đã từng nói rằng: “Thói quen giống như một sợi dây thừng. Công việc mỗi ngày của chúng ta là một sợi tơ nhỏ, nó kết cho sợi dây đó ngày một vững chắc và không thể cắt rời, dần dần cố định chặt chúng ta lại.” 90% hành vi của chúng ta hàng ngày được xuất phát từ thói quen. Có thể nói, hầu như ngày nào cũng vậy, mỗi việc chúng ta làm đều là thói quen xấu là những chướng ngại vật ngăn cản chúng ta hành động, nó làm hư tổn ý chí của chúng ta luôn phải chịu sự khống chế của nó, thậm chí trở thành nô lệ của nó, ngay cả những người có ý chí mạnh mẽ cũng không phải ngoại lệ. Ví dụ về Paolo đã chứng minh điều này. Chỉ có điều khác với những người bình thường là, ông dựa vào nghị lục của chính mình để từ bỏ thói quen xấu của bản thân, đây là điều mà không phải ai cũng làm được.
Những nhân viên giỏi luôn đạt được những thành tích cao bởi họ có những thói quen tốt, cho dù là nỗ lực hết sức thể hiện năng lực bản thân hay ý thức trách nhiệm với công việc. Đồng thời có một số thói quen tưởng chừng là không tốt thì lại khiến họ trở thành những nhân viên xuất sắc.
Nhà quản lí Peter đã từng nói với những nhân viên ưu tú luôn hi vọng vượt qua được chính bản thân mình rằng: “Phải bỏ đi những thói quen xấu vì chúng ngăn cản bạn bước đến thành công”.
Ai cũng có những thói quen không tốt nhưng có sửa bỏ được chúng hay không lại là ranh giới của những người ưu tú và những người bình thường. Một nhà triết học sống ở đầu thế kỉ 17 đã từng nói: “Những người không biết tự thức tỉnh bản thân sẽ bị tụt hậu mà thôi”. Vì vậy, mỗi con người chúng ta hãy phấn đấu không ngừng để tránh phạm phải điều đó.
6. Muốn thành công bạn không thể thiếu tinh thần tập thể
Một nhân viên luôn đạt được những thành tích cao trong công việc, nếu anh ta tự thấy bản thân mình vượt trội hơn những người khác mà từ chối hợp tác với các đồng nghiệp, hoặc không tích cực trong khi hợp tác chỉ muốn làm việc một mình thì thật đáng tiếc. Vì thực ra, anh ta có thể nhận được sự giúp đỡ của mọi người để có thể hoàn thành tốt công việc hơn.
Có người nói, mối quan hệ giữa cá nhân và tập thể cũng giống như cá với nước. Mỗi chúng ta đều là cá, còn tập thể chính là nước. Cá thì không bao giờ sống thiếu nước.
Bất kể chúng ta đang làm việc gì, chúng ta cũng đều đang ở trong tập thể. Chính vì mỗi cá nhân trong tập thể đều chịu trách nhiệm một phần công việc cho nên công việc của chúng ta mới có thể đạt được kết quả tốt.
Trong mỗi công ty hiện nay, một người không thể hoàn thành được một công việc tương đối quy mô, mà cần tới sự hợp sức của rất nhiều người. Sự tồn tại, lợi ích của công ty bao hàm cả lợi ích và sự tồn tại và phát triển của mỗi cá thể, vì thế không ai có thể tách rời lợi ích của mình với lợi ích của tập thể. Chỉ khi công ty thu được nhiều lợi nhuận, lợi ích mỗi cá nhân mới được nâng cao. Do vậy, mỗi nhân viên đều nên có tinh thần đồng đội, sẵn sàng liên kết tập thể, và cố hết sức mình hợp tác cùng các thành viên khác trong tập thể.
Mặc dù đa số mọi người đều hiểu rằng sự hợp tác tập thể mang lại nhiều lợi ích, nhưng trên thực tế, sự hợp tác giữa các thành viên trong tập thể vẫn rất khó khăn. Sự hợp tác trong dây chuyền sản xuất của những robot được lập trình sẵn diễn ra thuận lợi khi con người lập trình cho chúng với những hành vi chuẩn xác. Nhưng con người và máy móc không giống nhau, bởi mỗi người chúng ta đều có tâm lý tình cảm vui vẻ hay bực tức, tự tin hay bất an, thân thiện hay ghen ghét rất khác nhau. Chúng ta biết đánh giá công bằng hay không công bằng, biết phân biệt đúng sai.
Đối với từng nhân viên mà nói, nguồn tài nguyên mà tập thể có được là vô hạn. Để nâng cao hiệu quả sử dụng những tài nguyên này, tập thể phải sử dụng những phương pháp phân phối công bằng và hiệu quả để tiến hành, chứ không phải sử dụng cách phân phối bình quân. Điều này dẫn đến sự bất mãn của một bộ phận nhân viên, đặc biệt là tiền bạc của tập thể, danh dự, địa vị, thời gian... những thứ này càng ít càng dễ nảy sinh sự bất mãn của một số nhân viên đó. Và kết quả là, những người này dùng phương pháp bất hợp tác để trút những bực tức trong lòng.
Trên thực tế, những người này cần có sự nhận thức rõ ràng về sự phân công trong tập thể và lợi ích, gắn liền với công việc. Mỗi cá nhân trong tập thể đều có sự phân công công việc riêng và những chức vụ tương ứng với nó. Sự phân công này xuất phát từ sự so sánh về tính cách, tài trí, năng lực của mỗi nhân viên mà rút ra. Có thể bạn có ưu thế về phương diện này, nhưng anh ta lại có ưu thế nổi bật hơn bạn. Trong trường hợp này, công ty sẽ chọn anh ta vào vị trí đó và giao cho bạn vị trí công việc khác. Hơn nữa, quyết định chuyển bạn tới vị trí công tác khác đó chính vì bạn có ưu thế nhất định ở phương diện đó, và ưu thế đó chắc chắn là nổi bật hơn những người khác.
Tất nhiên, sự phân công cụ thể vẫn có sự chênh lệch nặng nhẹ. Có những người phụ trách một bộ phận công việc mà bộ phận công việc này mang lại lợi ích lớn và ảnh hưởng rõ rệt tới toàn bộ công việc. Lợi ích của họ chắc chắn sẽ nhiều hơn những nhân viên khác một chút, nhưng chắc chắn một điều là, công việc của họ cũng phức tạp hơn, gian khổ hơn và nhiều nguy hiểm đòi hỏi họ phải gánh vác hơn những người khác. Nếu một bộ phận bị sai sót, người chịu trách nhiệm trước hết là lãnh đạo và người phụ trách đối chiếu kĩ thuật của toàn công việc, chứ không phải kĩ sư trợ lí chuyên lắp hệ thống đường dây điện. Lợi ích mà lãnh đạo và người phụ trách rõ ràng cao hơn nhưng những áp lực họ phải chịu cũng cao hơn người kĩ sư.
Những công việc đòi hỏi chúng ta bỏ ra nhiều công sức, bắt chúng ta chịu nhiều nguy hiểm đương nhiên cho chúng ta lợi nhuận cao, hầu như mọi người đều công nhận điều này. Chính vì vậy, chúng ta đừng tỏ ra bất mãn với những người đạt được mức lương cao hơn chúng ta, chúng ta càng không nên tìm cách gây trở ngại cho công việc của họ chỉ để hi vọng nhờ đó mà lãnh đạo có thể chú ý đến chúng ta. Công việc là công việc, công việc không có chỗ cho tình cảm, cảm xúc riêng tư, vì thế chúng ta không nên mang cảm xúc của chúng ta vào trong công việc. Bởi công việc không phải thủ đoạn để trả thù, càng không phải là công cụ chúng ta mượn để giải toả sự bất mãn.
Trong công việc, chúng ta nên có một thái độ làm việc chính xác, nên chấp nhận sự phân công công tác và làm việc bằng tất cả năng lực của mình. Khi chúng ta được phân công làm việc ở công ty này, nghiễm nhiên chúng ta có nghĩa vụ phải làm tốt tất cả những công việc của công ty. Chỉ cần một người gạt trách nhiệm của mình sang một bên, chỉ luôn đòi hỏi ở công ty những thứ mình cần, thì công việc sẽ tiến triển thế nào đây. Trong một tập thể, có thể sẽ có những cá nhân quá chán nản khi phải giải quyết những vấn đề chẳng mấy quan trọng, họ luôn hi vọng được nổi bật như những người khác, nhưng dù thế nào đi nữa, trước khi anh ta có được sự điều chỉnh vị trí trong tập thể, anh ta phải hoàn thành tốt những nhiệm vụ của mình. Chỉ khi làm tốt những công việc mình được giao, chúng ta mới có thể hi vọng công việc mang lại cho bản thân lợi ích. Một người có ý thức trách nhiệm với tập thể là người có trách nhiệm với bản thân vì sự sinh tồn của anh ta không bao giờ tách khỏi tập thể. Lợi ích anh ta nhận được có quan hệ mật thiết với tập thể. Cũng giống như những điều kiện, môi trường xung quanh nước trực tiếp quyết định trạng thái sinh tồn của các loại cá sống trong đó. Dù chúng ta chỉ làm việc một ngày trong tập thể này, chúng ta cũng phải có trách nhiệm với nó trọn một ngày. Tập thể cần bạn, nhưng bản thân bạn lại càng cần tập thể, cần công việc của mình hơn, hãy nỗ lực để làm việc hết sức mình.
Có thể trong tập thể tồn tại tình trạng phân phối không đồng đều, nhưng để thay đổi được nó không phải là chuyện có thể giải quyết một sớm một chiều. Nỗ lực làm việc, những việc tốt xấu tự bản thân nó sẽ có câu trả lời. Thà bạn chịu khó hợp tác với người khác để có cơ hội phát huy năng lực bản thân còn hơn lãng phí thời gian trách móc trì hoãn công việc và tự huỷ hoại mình. Chỉ có như thế, khi bạn được chuyển tới làm việc ở một môi trường thích hợp với bản thân, bạn sẽ nhận thấy mình nhận được nhiều hơn những gì mình đã bỏ ra.
Trong quá trình làm việc, tạo cho mình mối quan hệ hợp tác với các đồng nghiệp là một trong những tố chất không thể thiếu của một nhân viên tốt. Hiện nay, càng ngày càng có nhiều công ty lựa chọn nhân viên dựa trên tiêu chí: Bạn có phải là người có tinh thần tập thể? Tinh thần tập thể không thể chỉ là lời nói sáo rỗng, một nhân viên luôn có thiện chí hợp tác, hiểu được giá trị của nó luôn biết cách hoàn thành tốt công việc. Những nhân viên có năng lực tốt, tinh thần tập thể cao luôn là những nhân viên được chú ý và cất nhắc lên những vị trí cao hơn. Theo nghiên cứu về tình hình lưu động nhân viên trong rất nhiều công ty cho thấy, đa số những người bị sa thải là những người không có thiện chí hợp tác tập thể.
Một nhân viên luôn đạt được những thành tích cao trong công việc, nếu anh ta tự thấy bản thân mình vượt trội hơn những người khác mà từ chối hợp tác với các đồng nghiệp, hoặc không tích cực khi hợp ít tác, chỉ muốn làm việc một mình thì thật đáng tiếc. Vì thực ra, anh ta có thể nhận được sự giúp đỡ của mọi người để có thể hoàn thành tốt công việc hơn.
Steven không những có học lực xuất sắc mà còn luôn đạt được những thành tích cao trong công việc. Anh là một nhân viên điển hình trong công ty và luôn nhận được sự đánh giá cao của ông chủ.
Với tài năng đó, đáng lẽ anh đã được cất nhắc lên chức vụ cao hơn, nhưng hiện tại anh vẫn là việc ở vị trí cũ.
Kể cả là ở chức vụ lãnh đạo nhất không cần có thời gian học tập lâu đến thế, cũng không cần 10 năm để giải quyết những công việc phổ thông, không cần anh phải nhẫn nại đến mức chỉ chú ý vào những vị trí có thể phát huy hết tài năng của mình. Steven không hiểu một điều, tại sao những người không có được năng lực như anh lại có thể được lên chức cao, còn anh thì vẫn giậm chân ở vị trí ban đầu, ngay phòng làm việc riêng cũng không có.
Nguyên nhân lớn nhất dẫn đến tình trạng đó là do Steven không thích hợp tác với người khác. Anh luôn luôn chỉ vùi đầu vào công việc của mình, không thích giao lưu với các đồng nghiệp, hoặc khi đồng nghiệp nhờ anh giúp đỡ, nếu anh không chối thì cũng tỏ ra chẳng mấy nhiệt tình. Kể cả gặp vấn đề khó khăn khó giải quyết, anh cũng chẳng nhờ đến sự giúp đỡ của người khác. Nếu chỉ có một mình, làm sao chúng ta có thể làm được việc lớn.
Thực ra, một phương pháp giúp bạn thành công là làm cho những người cộng sự yêu quý bạn. Chỉ có thiện chí hợp tác, những người xung quanh mới hi vọng bạn thành công, thậm chí là nỗ lực giúp đỡ bạn hoàn thành mục tiêu, đồng thời còn có thể hoàn thành những mục tiêu của họ. Dưới sự giúp đỡ của đồng nghiệp, bạn có cơ hội phát huy hết năng lực của mình.
Nhiều khi, tập thể giúp đỡ rất nhiều cho cá nhân, đặc biệt là trên phương diện tinh thần. Một tập thể luôn muốn vươn lên đem lại cho mỗi cá nhân sự tự tin, một tập thể luôn tràn đầy ý chí phấn đấu phát huy hết ở mỗi nhân viên lòng nhiệt tình, một tập thể luôn biết tạo ra những điều mới mẻ mang đến cho mỗi nhân viên một không gian đầy ắp khả năng sáng tạo một tập thể thân thiện cũng cho nhân viên cảm giác yên bình. Chúng ta hãy nuôi dưỡng cho mình tinh thần hợp tác tập thể tốt để giải quyết công việc thuận lợi hơn tốt đẹp hơn!!!