Lợi ích của cảm xúc tích cực
01:53 - 26/09/2018
Những người thành công vẫn có thể gặp phải những chuyện tồi tệ, những sai lầm, thất bại như bao người khác, nhưng điều khác biệt là họ luôn duy trì được cảm xúc tích cực cho dù chuyện gì xảy ra đi nữa. Những cảm xúc tích cực đó lại tiếp tục thúc đẩy họ hành động mạnh mẽ hơn, sáng tạo hơn cho đến khi họ đạt được kết quả mong muốn.
TỪ ƯỚC MƠ ĐẾN HIỆN THỰC
10 thói quen không sửa ngay đời bạn sẽ xuống dốc
Năm 2018, bạn trẻ hãy thay đổi thói qua loa
TIẾN TỪNG BƯỚC VỮNG CHẮC
Những người thành công vẫn có thể gặp phải những chuyện tồi tệ, những sai lầm, thất bại như bao người khác, nhưng điều khác biệt là họ luôn duy trì được cảm xúc tích cực cho dù chuyện gì xảy ra đi nữa. Những cảm xúc tích cực đó lại tiếp tục thúc đẩy họ hành động mạnh mẽ hơn, sáng tạo hơn cho đến khi họ đạt được kết quả mong muốn. Vì sao họ làm được như vậy?
Đó là vì họ làm chủ được cảm xúc của mình, nên có thể điều khiển cảm xúc bản thân một cách có ý thức. Cảm xúc tích cực giúp làm tăng thêm niềm tin và nghị lực sống của họ.
Đặc biệt, các nghiên cứu y học cho thấy cảm xúc tích cực hoạt hóa các chức năng sinh lý như hệ nội tiết, hệ miễn dịch, các chất truyền dẫn thần kinh (neurotransmitters), làm cơ thể tiết các hormone endorphin (có tác dụng giảm đau, tạo cảm giác khoan khoái), serotonin, dopamine ( gây hưng phấn, ảnh hưởng đến tâm trạng, giấc ngủ, sự ngon miệng, và nhận thức, ghi nhớ), oxytocin (gây khoái cảm tính dục). Các hormone đó giúp tăng cường hệ miễn dịch, dẫn đến tăng sức đề kháng cơ thể, đôi khi tạo ra những điều kỳ diệu, giúp con người vượt qua những căn bệnh hiểm nghèo.
Trong cuộc sống, khi vui con người có cảm giác căng tràn, hưng phấn, điều đó có nghĩa họ đang đi đúng hướng trên bước đường tiến đến mục tiêu của mình, vì khi đó những suy nghĩ và hành động của họ tập trung vào việc hướng tới đúng mục tiêu, ước mơ và khát vọng của họ. Ngược lại tâm trạng buồn bực, chán nản, thất vọng sẽ khiến con người có cảm giác suy sụp, nghĩ và làm những việc không giúp tiến gần tới mục tiêu mơ ước của mình. Sự phản hồi đó cho thấy họ đang đi chệch hướng so với mục tiêu đã đặt ra, nên cần có bước chuyển biến kịp thời, nếu không sẽ là quá muộn.
Con người hoàn toàn chịu trách nhiệm trước những cảm xúc, suy nghĩ và hành động của mình. Kỹ năng làm chủ cảm xúc bao gồm nhận thức đúng về cảm xúc của mình, hiểu cảm xúc của người khác, kiềm chế và kiểm soát và điều chỉnh cảm xúc sao cho thích hợp với từng tình huống xảy ra. Jack Canfield cho rằng: “Không ai có thể bảo bạn phải cảm nhận thế nào. Chỉ bạn mới là người đưa ra quyết định đó”.