Hận thù không gây tổn hại đến kẻ thù mà khiến cuộc sống của bạn trở thành địa ngục
Trong dân gian Trung Quốc lưu truyền câu chuyện: Có một nhà sư nhỏ tuổi đi gánh nước, trên đường về bị rắn cắn, may mắn chữa trị kịp thời. Nhà sư nhỏ tuổi này từ đó ôm mối hận với rắn, hàng ngày ôm một cây tre dài chờ rắn xuất hiện. Ban ngày nhà sư ngồi thiền, đêm thức trắng để rình rắn báo thù. Vị trụ trì nhìn thấy vậy, bèn khuyên. "Rắn cắn con đã bỏ đi rồi. Con mãi ôm mối hận chỉ làm tâm mình không yên, kết cục là mình con khổ."
Triết gia người Đức Immanuel Kant từng nói: "Nổi giận chính là đem lỗi lầm của người khác để trừng phạt chính mình. Chỉ bằng cách quên đi hận thù, bạn mới có thể đạt được niềm vui và bình an trong tâm hồn".
Một người không thể giao tiếp tốt do họ chỉ nói về những điều bản thân quan tâm nhưng lại nhàm chán với người khác.
Trong thế giới này, mọi động cơ hành vi của con người về bản chất đều là tư lợi. Với tình bạn, chúng ta sẽ quyết định chơi với người này, không chơi với người kia sau khi cân nhắc những ưu khuyết điểm. Trong hôn nhân, chúng ta mong mình là người được quan tâm, yêu thương, chỉ chú ý nhu cầu bản thân mà ít khi xem xét đối phương có hài lòng không.
Nếu mọi thứ chỉ xoay quanh bản thân mà không để ý đến cảm xúc của người khác, lâu dần sẽ chỉ khiến người ta muốn tránh xa. Chỉ khi xem xét vấn đề từ góc độ của phía bên kia, chúng ta mới được chấp nhận dễ dàng hơn.
Thế giới này không phải của người giàu có, cũng không phải của người quyền lực, mà là thế giới của con người có trái tim.
Charles Thomas Munge, nhà đầu tư tỷ phú người Mỹ khi được hỏi bí quyết trường thọ ở tuổi 95, ông nói: "Đừng chi tiêu quá mức, cùng đừng chạy theo ham muốn quá nhiều, hãy để trái tim mình luôn vui. Những điều đơn giản này có thể khiến cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn".
Núi này cao còn có núi khác cao hơn, từ xưa đến nay, người mạnh tất sẽ có người mạnh hơn. Một người chỉ cần kiên trì, xác định được vị trí của bản thân sẽ không cần quyền cao chức trọng, cũng không cần phải nhiều tiền nhiều của, chỉ cần làm nhiều việc phù hợp với đạo đức, những bước chân trên đường đời tự nhiên sẽ suôn sẻ hơn.
Điều quan trọng không phải là người khác có yêu chúng ta hay không, mà là chúng ta có xứng đáng được yêu hay không.
Andersen từng viết câu chuyện kể về một vị hoàng đế bị hai kẻ gian lừa gạt, khoác lên mình bộ quần áo mới "vô hình" và cởi trần tổ chức lễ duyệt binh. Quả nhiên, để nịnh bợ hoàng đế, các quan đại thần đều khen ngợi vẻ đẹp của y phục phi phàm này, khiến hoàng đế rất hài lòng.
Trong cuộc sống, có rất nhiều người như thế này. Họ viển vông và lấy lời khen ngợi của người khác làm động lực sống, nhưng lại không bao giờ nhìn xem bản thân có xứng đáng được ghi nhận hay không. Nếu bạn thực sự không có năng lực thì mọi lời tâng bốc đều là giả dối. Nếu một người muốn được người khác công nhận, cách duy nhất là luôn phấn đấu để hoàn thiện bản thân.
Càng giỏi giang, càng nhiều trắc trở.
Nhà triết học nổi tiếng của Hy Lạp Aristoteles từng nói: "Xuất sắc là một thói quen". Tương tự, tầm thường cũng là một thói quen, một thói quen lựa chọn từ bỏ và sẵn sàng trở nên tầm thường. Cuộc sống là như vậy, nếu bạn thấy dễ dàng có nghĩa là bạn đang xuống dốc và từ từ trở nên tầm thường, nếu gặp khó khăn chứng tỏ bạn đang lên dốc và đang tiến gần đến thành công.
Trong số các nhà văn Nhật đương thời, Haruki Murakami có lẽ là cây bút nổi tiếng và có tầm ảnh hưởng rộng rãi nhất đến thế giới. Thế nhưng khi quyết định trở thành nhà văn, viết để kiếm sống thì ông chỉ nhận được lời chế nhạo từ nhiều người. Nhưng vì muốn thực hiện ước mơ của mình nên ông bỏ qua lời chế giễu, mỗi ngày dậy từ 4h sáng và dành cả chục tiếng trong ngày ngồi viết, kiên trì trong nhiều năm.
Dù bị chỉ trích có tình có lý nhưng đối phương sẽ ôm hận cả đời
Shakespeare từng nói: "Một người thà nghe một trăm lời nói dối đẹp đẽ hơn là một sự thật thẳng thắn". Trong cuộc sống, ai cũng sẵn sàng nhận lời khen dù là giả tạo. Ngược lại chẳng ai muốn nhận lời phê bình, dù đó là sự thật.
Chỉ khi dũng cảm đối mặt với những lời chỉ trích của người khác và nhắc nhở bản thân, chúng ta mới có thể sửa chữa những khiếm khuyết của mình và tiếp tục phát triển. Chấp nhận sự thật là một cơ hội đáng quý để hoàn thiện bản thân.
Đừng mong đợi người khác thay đổi do lòng tốt của bạn
Nhà thơ người Lebanon Kahlil Gibran từng nói: "Đừng bao giờ cố gắng thay đổi một người, trừ khi anh ta muốn thay đổi chính mình". Càng lớn lên, bạn càng phát hiện ra trên đời không có hai chiếc lá giống hệt nhau và không một ai thay đổi vì lòng bao dung và độ lượng của người khác.
Chúng ta không thể thay đổi người khác, chỉ có thể thay đổi chính mình. Học cách tôn trọng sự khác biệt của nhau và thay đổi cách nhìn của mỗi người về thế giới là khởi đầu của hạnh phúc.
Có một loại người chỉ làm hai việc: Nếu bạn thành công, anh ta ghen tị với bạn; nếu bạn thất bại, anh ta cười nhạo bạn.
Trong tâm lý học có định luật con cua: Nếu ta bỏ một con cua vào cái xô nhỏ, nó có thể dễ dàng leo lên và bò ra. Nhưng nếu ta bỏ nhiều con cua vào chính cái xô đó, thì không con nào bò ra khỏi được. Nguyên nhân là bất kỳ con cua nào cố gắng trèo ra sẽ bị những con cua khác nắm chân lôi xuống.
Người ở tầng lớp xã hội càng thấp lại càng thích vu khống, đố kỵ, vạch trần đối phương, bởi vì bản thân không tốt đẹp, nên cũng không muốn người khác tốt đẹp. Những người như vậy, càng sống càng làm hạn hẹp con đường phía trước của mình - cũng chính là tự thân làm hại thân. Buông bỏ những đố kỵ, ganh ghét sẽ làm cho cuộc sống thêm nhiều sự ấm áp.