TẬP TRUNG SỨC LỰC

TẬP TRUNG SỨC LỰC

TẬP TRUNG SỨC LỰC

20:03 - 28/05/2018

Hãy dồn hết tâm huyết vào những sản phẩm mang lại lợi nhuận, tiết kiệm chi phí nhất. Bằng mọi cách bạn phải làm cho những sản phẩm chiến lược ấy vượt hơn hẳn đối thủ cạnh tranh. Không làm được điều này coi như “cái chết” đã được báo trước.

GIÀU CÓ HẠNH PHÚC?
TỪ ƯỚC MƠ ĐẾN HIỆN THỰC
10 thói quen không sửa ngay đời bạn sẽ xuống dốc
Năm 2018, bạn trẻ hãy thay đổi thói qua loa
TIẾN TỪNG BƯỚC VỮNG CHẮC
Tập trung sức lực

Hồi nhỏ tôi có đọc câu chuyện về cậu bé tốt bụng quyết đấu với kẻ ác. Về sức lực lẫn công phu thì cậu bé chỉ bằng một nửa so với đối thủ, thế nhưng do thông minh cuối cùng cậu đã chiến thắng. Cậu đã áp dụng một phương pháp tuyệt vời trong suốt trận đấu đó là: Tập trung toàn bộ sức lực để đánh vào một điểm trên cơ thể đối phương! Với phương pháp đó thì cho dù đối thủ là một gã khổng lồ hắn cũng bị hạ gục một cách dễ dàng!

Đó là câu chuyện, nghe ra có vẻ mơ hồ. Thế nhưng trong cuộc sống nhiều hiện tượng, sự vật áp dụng sách lược trên mà để lại nhiều dấu ấn lớn. Chắc bạn đã nghe câu “Nước chảy đá mòn”. Nước vốn rất mềm yếu, thế nhưng kiên trì nhỏ vào một điểm đã khiến đá cũng phải tan.

Những người tham vọng làm giàu hiện nay đa phần có xuất phát điểm rất thấp. Họ cầm trong tay số vốn nhỏ nhoi, thậm chí không có một đồng, thế nhưng lại xác định cho mình một mục tiêu quá lớn. Có khát khao là tốt, bởi không có khát khao thì hành động không mãnh liệt, tuy nhiên khát khao phải đi đôi với phương pháp đúng thì mới thành công. Họ phải hiểu rằng vốn ít chính là điểm yếu của họ. Mục tiêu quá lớn không tương xứng với nguồn lực rất khó thành công. Vốn ít cũng như sức yếu thì phải biết tập trung! Cho dù bạn có xác định kinh doanh rất nhiều sản phẩm đi chăng nữa, tôi khuyên bạn hãy chọn ra một vài sản phẩm chiến lược thời gian đầu. Hãy dồn hết tâm huyết vào những sản phẩm mang lại lợi nhuận, tiết kiệm chi phí nhất. Bằng mọi cách bạn phải làm cho những sản phẩm chiến lược ấy vượt hơn hẳn đối thủ cạnh tranh. Không làm được điều này coi như “cái chết” đã được báo trước.

Hãy hoạch định ngay từ đầu để chi tiêu hợp lí về những vấn đề sau:

+ Công cụ sản xuất. Vốn ít nên tập trung vào chuẩn bị những công cụ cơ bản. Hãy áp dụng chính sách “hai trong một”, tức là một công cụ có thể làm được nhiều chức năng. Theo kinh nghiệm của tôi, nhiều công ty khi lâm vào khủng hoảng mới áp dụng chính sách tiết kiệm. Hãy áp dụng chính sách đó ngay từ đầu. Ví dụ, thay vì viết một mẩu quảng cáo dài thì hãy viết nó thật ngắn gọn, để trên một tờ giấy A4 có thể chứa được nhiều mẩu như vậy. Hãy dàn trang in một lần, sau đó đi photo (chứ không in nữa) rồi lấy kéo cắt ra. Hay thay vì đặt một cái tên doanh nghiệp quá dài, hãy tiết kiệm chi phí bằng cách đặt nó ngắn lại … Nhiều người rất sáng tạo bằng cách mua lại những đồ cũ khi khởi nghiệp. Điều này rất tốt, nhưng hãy chú ý đến độ bền và chất lượng của nó kẻo “lợi bất cập hại”!

+ Nguồn nhân lực. Có những vị trí không thể không mướn người, tuy nhiên nếu mướn người mà không sinh ra lợi nhuận ngay lập tức sẽ làm cho ngân sách bị thâm hụt. Chính điều này làm dự án thất bại. Ưu tiên vị trí có thể đem lại ngay lợi nhuận như bán hàng, còn những vị trí khác phải cân nhắc thật kĩ. Hãy áp dụng chính sách trả lương theo sản phẩm, tận dụng các nguồn nhân lực giá rẻ, kêu gọi bạn bè, gia đình giúp đỡ, hay hợp tác nhân lực với tổ chức nào đó …

+ Chi phí nguyên vật liệu sản xuất. Vì không có nhiều tiền nên thời gian đầu mua số lượng ít. Chính mua số lượng ít nên phải chịu một mức giá khá cao. Hãy lên kế hoạch cho một giai đoạn phát triển, và mua hẳn một số lượng nhất định nguyên vật liệu. Ví dụ, muốn mua giấy in. Nếu mua nhiều thì không có tiền, mà mua ít thì giá thành cao. Hãy lên kế hoạch mua đủ dùng trong 3 tháng đầu xem sao. Một cách làm khác là có thể tìm kiếm các nhà cung cấp giá rẻ, kết hợp với một nhà kinh doanh nào đó để cùng mua …

+ Chi phí sản xuất. Ví dụ, để làm ra một tấm thiệp giấy phải mất hai giờ, hãy tìm cách cải tiến để giảm xuống còn một giờ thôi. Hay hàng ngày chạy xe máy mất 3 lít xăng, hãy sắp xếp công việc để ít dùng xe hơn … Nói chung, phải lên danh sách tất cả hoạt động liên quan đến sản xuất, rồi cải tiến chúng để cắt giảm chi phí.

+ Chi phí bán hàng. Để bán được hàng bạn phải quảng cáo, tiếp thị … Nếu chi phí bán hàng quá lớn sẽ làm cho lợi nhuận thu được ít đi. Hãy tìm ra những chiến lược bán hàng ít tốn chi phí mà hiệu quả cao nhất. Để làm được điều này chất xám và mồ hôi phải đổ rất nhiều.

Một khi vốn ít, nguy cơ phá sản rình rập từ mọi phía. Nhà doanh nghiệp giỏi phải biết hoạch định chính sách tiết kiệm chi phí ngay từ đầu. Vì vậy, ai chỉ nói cái miệng, không tập thói quen ngồi máy tính, cầm cây bút để tính toán cụ thể có nhiều nguy cơ thất bại. Dù có giỏi như thế nào đi chăng nữa cũng không thể nhớ hết mọi việc. Phải tập ghi chép, lưu giữ tin tức để khi phân tích sẽ tập hợp được nhiều thông tin một lúc. Chỉ có như vậy thì tầm nhìn mới bao quát, giảm thiểu sai sót. Thời buổi bây giờ ai càng phân tích giỏi, càng chu đáo thì sự nghiệp càng vững chắc! Ai không làm được việc này thì viễn cảnh thất bại dường như đã hiện ra trước mắt. Hãy tập hoạch định nếu muốn thành công trên thương trường đầy sóng gió này!

Chat Master (Anastar)

Bài liên quan:

1) Sức mạnh của sự tập trung

2) Tập trung đầu óc: Điều kiện thành công

BÌNH LUẬN BẰNG MAIL

BÌNH LUẬN FACEBOOK