Tìm hiểu và hình dung về con đường sẽ đi

Tìm hiểu và hình dung về con đường sẽ đi

Tìm hiểu và hình dung về con đường sẽ đi

17:50 - 17/08/2018

Trước khi dấn thân vào con đường khởi nghiệp, bạn phải tìm hiểu xem con đường đó như thế nào, ai đang đi con đường đó, họ đi làm sao và đi tới đâu, mình có lợi thế cạnh tranh gì hay không … Những kết luận sau khi tìm hiểu vô cùng quan trọng vì chúng có thể giúp bạn ra quyết định lựa chọn chính xác.
(Nguồn ảnh: Internet)

GIÀU CÓ HẠNH PHÚC?
TỪ ƯỚC MƠ ĐẾN HIỆN THỰC
10 thói quen không sửa ngay đời bạn sẽ xuống dốc
Năm 2018, bạn trẻ hãy thay đổi thói qua loa
TIẾN TỪNG BƯỚC VỮNG CHẮC
TÌM HIỂU VÀ HÌNH DUNG VỀ CON ĐƯỜNG SẼ ĐI

Trước khi dấn thân vào con đường khởi nghiệp, bạn phải tìm hiểu xem con đường đó như thế nào, ai đang đi con đường đó, họ đi làm sao và đi tới đâu, mình có lợi thế cạnh tranh gì hay không … Những kết luận sau khi tìm hiểu vô cùng quan trọng vì chúng có thể giúp bạn ra quyết định lựa chọn chính xác.

Có những người khởi nghiệp không bao giờ tìm hiểu và hình dung ra con đường mà họ chọn sẽ như thế nào trong tương lai. Con đường (khởi nghiệp) cũng chịu tác động bởi các qui luật tự nhiên và xã hội, có con đường rất dài nhưng cũng có con đường rất ngắn. Chẳng may bạn chọn nhầm con đường đi được một thời gian thì bế tắc khi đó bạn sẽ cảm thấy như thế nào? Bạn sẽ xử trí ra sao? Đừng bao giờ để mình rơi vào tình huống như vậy!

Tìm hiểu và hình dung về con đường khởi nghiệp(Ảnh: pixabay.com)

Dưới đây là chia sẻ của độc giả một tờ báo:

(Đường khởi nghiệp trắc trở của chàng trai 24 tuổi)

Tôi năm nay 24 tuổi, đang sống tại Hà Nội. Sinh ra trong gia đình nhà nông có ba anh chị em. Nhà tôi không giàu có nhưng cũng đủ ăn và anh em đều được học hành. Tôi là con út, anh chị thì làm cơ quan nhà nước thu nhập khoảng 10 triệu đồng/tháng. Bố mẹ muốn tôi xin vào làm tại một công ty hay cơ quan nào đó để ổn định cuộc sống. Tuy nhiên, tôi thích kinh doanh và luôn mong muốn kiếm được nhiều tiền trước khi bố mẹ bước qua tuổi 55, để có thể dành tặng những món quà, những chuyến du lịch, món ăn ngon trước khi họ quá già để có thể tận hưởng.

Tôi bắt đầu làm quen với buôn bán từ khá sớm. Thương vụ đầu tiên là bán sách khi vừa học đại học tại Hà Nội được một tháng. Tôi học Quản trị kinh doanh - một khoa phụ mới thành lập của trường. Một số giáo trình thư viện không có và các hiệu sách quanh trường không bán, trong khi hầu hết sinh viên mới từ các tỉnh lên Hà Nội học nên chẳng biết mua ở đâu. Thế là tôi quyết định đi tìm mua sách và bán lại cho các bạn trong trường để hưởng chênh lệch. Với việc kinh doanh này, tôi đã thu được một số tiền đáng kể để trang trải sinh hoạt.

Qua năm học thứ hai, là thời điểm phong trào ủng hộ biển đảo "đang nóng" nên tôi nảy ra ý định sản xuất những chiếc áo thun, phía trước là dòng chữ "Tôi yêu Việt Nam", phía sau là hình bản đồ Việt Nam được thiết kế theo kiểu những trái tim xếp lại. Tôi cùng 5 bạn khác góp mỗi người hai triệu đồng và đặt gia công 200 chiếc. Khi bán được khoảng một phần ba số áo, nhóm chúng tôi xảy ra mâu thuẫn trong chuyện tiền bạc và tan rã. Mỗi người mang về nhà lượng áo tồn kho.

Sau lần kinh doanh đó, tôi biết được giá sản xuất một chiếc áo thun tại xưởng chỉ rẻ bằng một nửa so với mức giá tại các công ty nhận làm áo đồng phục. Tôi đến xưởng may lấy mẫu vải, tìm hiểu thêm một chút kiến thức về vải và bắt đầu kinh doanh áo đồng phục tại trường đại học. Tôi tự học thiết kế để tiết kiệm chi phí, đồng thời đưa ra những dịch vụ tốt hơn. Tôi chủ động gặp bí thư và lớp trưởng các lớp để giới thiệu, đồng thời quảng cáo dịch vụ trên các mạng xã hội. Ban đầu, công việc khá thuận lợi, tôi có khách hàng là các lớp trong trường và ngoài trường, một số trung tâm tiếng Anh, câu lạc bộ ... Sau đó, tôi bắt đầu có đơn đặt hàng từ doanh nghiệp do được giới thiệu. Tuy nhiên, khi bắt đầu làm việc với doanh nghiệp cũng là lúc tôi đã bị thất bại thảm hại vì non kinh nghiệm. Đợt đó, đơn hàng mà doanh nghiệp đặt tôi khá lớn và lại vào dịp cuối năm nên xưởng may giao hàng chậm hơn một tháng so với hợp đồng. Tệ hơn, khi tôi nhận hàng và giao cho đối tác thì áo dài tay của công nhân mặc vào đều bị chật nách, tay ngắn nên tôi bị họ trả toàn bộ hàng. Tôi phải trả lại tiền đặt cọc cho doanh nghiệp trong khi đã lỡ thanh toán hết với xưởng may. Sau thương vụ thất bại này, tôi mất mấy chục triệu đồng. Khi đó, điểm tổng kết học kì của tôi cũng không tốt nên gia đình tỏ ý không bằng lòng. Tôi quyết định dừng lại và tập trung cho việc học vì không muốn sau này phải ra trường muộn. Kì sau đó, do có sự chú tâm nên tôi nhận được học bổng của trường (kết quả loại giỏi) khiến bố mẹ rất vui.

Hai tháng trước khi nhận tấm bằng tốt nghiệp (năm 2013), tôi đã đi làm nhân viên kinh doanh tại một công ty nhỏ với mức lương 3 triệu đồng/tháng. Vài tháng sau, tôi bắt đầu có khách hàng của riêng mình và thu nhập khá hơn, khoảng 5 - 6 triệu đồng/tháng (có tháng tôi thu nhập hơn 10 triệu đồng). Sau đó thấy không phù hợp nữa nên tôi xin nghỉ việc và chuyển sang làm đại lí phân phối mĩ phẩm cho một công ty miền Bắc. Giá bán của sản phẩm khá cao, trung bình từ 1,5 - 2 triệu đồng nên lượng hàng bán được không nhiều và có những tháng bị chững lại. Tôi bàn với một đồng nghiệp khác là thay đổi cách tiếp thị bằng việc đầu tư các buổi hội thảo chuyên đề để giới thiệu và phân loại khách hàng. Đề xuất này của tôi không được chấp nhận. Và rồi doanh số bán hàng của tôi mấy tháng liên tục ở mức rất thấp, không đủ số lượng. Bố mẹ thấy vậy bắt đầu lại lo lắng và muốn bỏ tiền ra xin cho tôi làm nhân viên tại công ty hay cơ quan nào đó, nhưng tôi không đồng ý vì muốn mình tự lập. Thế là tôi với bố mẹ bắt đầu nảy sinh mâu thuẫn vì không tìm được tiếng nói chung.

Gần đây, tôi thấy bế tắc khi việc kinh doanh không thuận lợi. Tôi có cảm giác mình đã chọn sai con đường. Và rồi, trong đầu tôi lại xuất hiện ý tưởng khởi nghiệp mới, đó là sản xuất và phân phối cà phê sạch - hoàn toàn không chứa hóa chất hay bột bắp, bột đậu vì nhu cầu sử dụng cà phê ở Việt Nam đang tăng nhanh. Tôi định bắt đầu bằng việc sản xuất và phân phối cà phê túi lọc. Đây không phải là sản phẩm mới nhưng hiện vẫn chưa phổ biến tại Việt Nam. Theo khảo sát của tôi thì hiện tại các sản phẩm này bán trên thị trường không được tốt lắm. Tôi cho rằng vấn đề là do cách tiếp cận và sản phẩm chưa có những cải tiến cần thiết. Tôi tin là mình có thể khắc phục được những hạn chế này nhưng vấn đề lớn của tôi đang gặp phải đó là khó khăn trong việc huy động vốn đầu tư (chắc chắn sẽ cần số vốn hàng trăm triệu đồng).

Về phía gia đình, mọi người phản đối tôi gay gắt vì sau bao nhiêu chuyện xảy ra, họ cho rằng tôi không có năng lực, ảo tưởng về khả năng, không chịu nhìn nhận vấn đề, không kiên trì trong công việc. Hàng ngày tôi nghe những lời chỉ trích khiến bản thân thấy mệt mỏi. Cộng thêm những thất bại trước đó càng làm tôi cảm thấy mất niềm tin, và trở nên hoài nghi chính mình khi tự dằn vặt bằng các câu hỏi: "Liệu tôi có đúng không, liệu tôi có làm sai không?"

Đang cảm thấy bế tắc trong công việc, người yêu tôi lại bất ngờ nói chia tay vì cho rằng không hợp. Điều đó khiến tôi "sốc nặng". Tôi cố gắng níu giữ vì nghĩ chuyện tình cảm đôi khi nảy sinh mâu thuẫn là điều không tránh khỏi cho dù là đang yêu hay đã cưới. Điều quan trọng là cả hai cùng phải biết vứt bỏ đi cái tôi của bản thân, nhưng mọi chuyện chẳng thay đổi được điều gì. Bạn gái tôi vẫn nhất quyết chia tay.

Tôi rơi vào trạng thái stress cả tuần liền vì cảm giác không còn ai bên cạnh mình nữa, thấy như mọi thứ đang quay lưng với mình. Hàng ngày, đầu óc tôi luôn trong tâm thế đau và căng thẳng, nhiều lúc chẳng muốn ăn uống gì. Tuy nhiên, rồi tôi cũng tự an ủi bản thân và bắt mình phải mạnh mẽ, tự đứng dậy. Bây giờ tôi đang dành hết thời gian cho kế hoạch kinh doanh cà phê sắp tới. Thời gian rảnh, tôi chơi thể thao và học thêm một số thứ mình thích để cân bằng cuộc sống. Tôi biết kế hoạch kinh doanh cà phê này của tôi rồi cũng sẽ gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, tôi hi vọng với hoài bão, khát vọng và năng động của một người trẻ như tôi, rồi mọi sóng gió cũng sẽ trôi qua và thành công nhất định đến.

Nhận xét: Rất nhiều bạn “đụng” gì làm nấy như bạn trên. Yêu thích kinh doanh hay tập tành kinh doanh là tốt, nhưng bạn phải tìm hiểu và hình dung rõ về con đường mình sẽ đi thì mới nên khởi nghiệp. Đừng có “đụng” cái gì làm cái đó vì như vậy chỉ làm bạn mất thời gian và tiền bạc kiếm được cũng chẳng bao nhiêu. Tôi cho rằng bạn trên đã kể sai sự thật khi cho biết mình thu được số tiền đáng kể từ việc bán sách. Bán mấy cuốn giáo trình thì thu được mấy đồng mà đáng kể?

Việc kinh doanh áo thun cũng vậy, đó chỉ là kiểu kinh doanh tự phát khi bạn ấy chẳng có một nền tảng gì vững chắc để theo đuổi hướng đi này. Kinh doanh như thế cho dù bước đầu có thu được vài đồng thì sau này cũng thất bại.

Khi chọn hướng kinh doanh cà phê sạch bạn ấy cũng mắc sai lầm như đã nêu. Vấn đề không phải là cà phê của bạn có “sạch” thật hay không, mà bạn lấy gì để chứng minh cà phê của bạn “sạch”? Và bạn phải mất bao nhiêu thời gian, tiền bạc, công sức … cho vấn đề này? Trong cuộc sống không phải bạn giỏi, bạn tốt là người khác công nhận. Một lời khuyên tốt có thể bị người khác cho là vớ vẩn”, “lừa đảo” … Đó là chuyện rất bình thường. Vấn đề là làm sao để đi tới đích khi trên đường gặp “những vật cản” như thế.

Dưới đây là một câu chuyện khác:

Tôi có một người bạn. Anh ta không lập gia đình mà sống với cha già. Gần đây anh ta đòi bán căn nhà đang ở để lấy tiền đầu tư vào một miếng đất, còn anh ta và cha già đi ở trọ. Trong một lần trò chuyện tôi có hỏi anh ta rằng có hình dung hết những gì xảy ra khi làm như vậy chưa, anh ta trả lời không thích ở căn nhà này nữa nên bán đi chứ không nghĩ sâu hơn.

Đặt tình huống bạn là anh ấy, sau khi bán căn nhà duy nhất thì:

1) Liệu bạn có mua được miếng đất ưng ý hay không? Khi giải quyết vấn đề đừng bao giờ lí tưởng hóa sự việc. Bạn phải đặt giả thuyết là bạn không mua được miếng đất, khi đó bạn sẽ sử dụng đồng tiền ra sao? Trong tình huống mua được miếng đất (là tốt) thì bạn có bán được miếng đất đúng kế hoạch (thời gian, số tiền …) hay không? Nếu không bán được miếng đất đúng kế hoạch thì bạn sẽ làm gì?

2) Khi ra ở trọ gặp những khó khăn như: Tiền thuê nhà trọ; phải trả tiền điện, nước giá cao; nơi ở trọ chật chội, nhếch nhác; phải thay đổi chỗ trọ thường xuyên … thì bạn sẽ giải quyết ra sao?

3) Nếu chẳng may cha già bị bệnh qua đời trong quá trình ở trọ thì bạn có cảm thấy đau lòng?

Trước khi làm bất cứ điều gì, bạn phải tìm hiểu, hình dung rõ những gì sẽ xảy đến với mình để từ đó tìm ra phương án giải quyết. Nếu không chấp nhận hoặc tìm ra phương án giải quyết những gì sẽ xảy ra thì bạn sẽ vô cùng “sốc” khi đối diện với thực tế.

Chọn con đường khởi nghiệp là chuyện rất quan trọng, không phải cứ thích là chọn. Người khởi nghiệp không nghiên cứu, tìm hiểu … kĩ về con đường khởi nghiệp thì kết quả thu được chẳng đáng là bao. Khi đó niềm tin về bản thân cũng chỉ là con số không. Khi chọn được con đường khởi nghiệp rồi cần chuẩn bị những nền tảng vững chắc để chắc chắn thành công trên con đường khởi nghiệp. Đừng khởi nghiệp nhiều lần mà hãy khởi nghiệp vững vàng!

…………………….

Tìm hiểu về những người cùng đi trên con đường khởi nghiệp sẽ giúp bạn nhận ra ai là người có thể hỗ trợ mình, ai là người có thể cản trở mình. Ở đây tôi không trình bày bạn nên tìm hiểu những gì về những người cùng đi trên con đường khởi nghiệp, mà chỉ nói rằng việc tìm hiểu cả hai phía (người có thể hỗ trợ mình và người có thể cản trở mình) đều có ý nghĩa quan trọng như nhau để doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển. Bạn phải tìm hiểu những bước đi và những khó khăn mà họ đang gặp phải để tìm cách vươn lên.

Chat Master (Anastar)

BÌNH LUẬN BẰNG MAIL

BÌNH LUẬN FACEBOOK