Tinh thần Omoiyari – Hành động nhỏ, thành công lớn

Tinh thần Omoiyari – Hành động nhỏ, thành công lớn

Tinh thần Omoiyari – Hành động nhỏ, thành công lớn

08:04 - 27/08/2019

Dưới đây là một ví dụ rất cụ thể cho tinh thần "Omoiyari – Nghĩ cho người khác" trong văn hoá Nhật Bản.

GIÀU CÓ HẠNH PHÚC?
TỪ ƯỚC MƠ ĐẾN HIỆN THỰC
10 thói quen không sửa ngay đời bạn sẽ xuống dốc
Năm 2018, bạn trẻ hãy thay đổi thói qua loa
TIẾN TỪNG BƯỚC VỮNG CHẮC
Tinh thần Omoiyari – Hành động nhỏ, thành công lớn

Kinh doanh tàu điện là một ngành công nghiệp khổng lồ ở Nhật, đặc biệt là ở các thành phố lớn khi hầu như tất cả người Nhật đều dùng tàu điện để di chuyển thay vì lái xe hay đi taxi. Ngoài hệ thống tàu điện và tàu điện ngầm kết nối nội đô, Nhật Bản còn nổi tiếng với các chuyến tàu siêu tốc Shinkansen nối Tokyo và các tỉnh lân cận. Mặc dù hệ thống tàu điện với hàng trăm chuyến tàu phức tạp là vậy nhưng tàu điện ở Nhật luôn bảo đảm giờ giấc hoạt động rất chính xác. Theo tỷ lệ thống kê thì thời gian tàu điện trễ hẹn ở Nhật chỉ khoảng 7 giây mỗi năm. Trong trường hợp tàu đến trễ hơn 5 phút, hành khách sẽ nhận được lời xin lỗi và phát một "Thẻ bằng chứng tàu trễ giờ" để không ai gặp rắc rối ở công sở.

Trong tiếng Nhật, Omoiyari được ghép bởi hai từ là omou và yaru. Omou có nghĩa là suy nghĩ hoặc cảm nhận, được sử dụng trong nhiều tình huống, từ bày tỏ ý kiến đến nhớ nhung về những kỷ niệm đẹp. Còn yaru nghĩa là làm, cho đi hoặc đảm đương. Chính sự kết hợp này đã khiến Omoiyari trở thành một từ đại diện cho tinh thần đáng quý là nghĩ đến cảm xúc của người khác, đặt mình vào hoàn cảnh của họ để suy nghĩ và hành động. Có thể nói hầu hết thái độ và cách cư xử của người Nhật đều chứa đựng ít nhiều tinh thần Omoiyari, tính chân thiện mỹ của tinh thần này xứng đáng cho chúng ta suy nghĩ và ứng dụng vào xã hội Việt Nam từ những điều rất nhỏ trong cuộc sống thường ngày nơi công sở. "Nghĩ cho người khác" hoàn toàn không phải là một điều xa xỉ hay những lý tưởng phi thực tế. Nó bắt nguồn từ những hành động rất nhỏ, rất đơn giản nhưng hiệu quả - cụ thể như việc đúng giờ trong ví dụ kể trên.

Thay vì đến điểm hẹn vừa kịp lúc, đôi khi còn đến muộn do kẹt xe, ta có thể chủ động di chuyển sớm hơn và có mặt ở điểm hẹn trước khoảng 10 phút. Lúc đó, bản thân chúng ta không phải khó chịu vì tình hình giao thông trong giờ cao điểm hay cảm thấy có lỗi vì để người được hẹn phải chờ, ngoài ra lại còn có thêm thời gian để thư thả tinh thần và chuẩn bị tốt hơn cho buổi gặp, đặc biệt nếu đó là khách hàng của mình.

Trong một trường hợp khác, thay vì đứng trước cửa và vội vàng bước vào khi thang máy vừa mở cửa, ta có thể kiên nhẫn một chút, đứng ở hai bên cửa, quan sát bên trong và nhường lối ở giữa cho người trong thang máy di chuyển ra hết rồi mới bước vào. Hãy thử tưởng tượng một lúc nào đó bạn đang có việc gấp nhưng phía trước cửa thang máy rất nhiều người chen nhau đi vào, bạn sẽ rất khó khăn để vượt qua đám đông để ra ngoài.

Tinh thần Omoiyari – Hành động nhỏ, thành công lớn - Ảnh 1.

Cách ứng xử trong lúc chờ thang máy cũng thể hiện tinh thần "Omoiyari – Nghĩ cho người khác"

Chúng ta chỉ mất 2 giây để đọc lướt tiêu đề, sau đó chia sẻ ngay một thông tin trên Mạng xã hội để bạn bè, người thân chúng ta cùng nhìn thấy. Tuy nhiên, ít người suy nghĩ sâu hơn về tính xác thực của thông tin, lan truyền một tin đồn vô căn cứ dẫn đến nhiều sự hoang mang không cần thiết, xa hơn nữa là lời kêu gọi tẩy chay, ngừng sử dụng, kéo theo hệ quả ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp, việc làm của nhiều lao động, chuỗi hệ thống phân phối hay cả những người nông dân nuôi trồng nguyên liệu…

Tinh thần Omoiyari – Hành động nhỏ, thành công lớn - Ảnh 2.

Hãy nghĩ về Omoiyari trước khi ấn nút "share" trên Mạng xã hội

Cách hành xử "Omoiyari - Nghĩ cho người khác" đơn giản chỉ là đọc, kiểm chứng thông tin trước khi bấm nút "chia sẻ". Thay cho việc lan truyền những thông tin gây lo sợ, hãy chia sẻ những mẩu chuyện tích cực, những hành động đẹp, những hình ảnh xúc động… để nhiều người hơn nữa có thể cảm nhận được những giá trị đáng sống vẫn còn tồn tại rất nhiều trong xã hội chúng ta.

Theo Ánh Dương (Nhịp Sống Kinh Tế)

BÌNH LUẬN BẰNG MAIL

BÌNH LUẬN FACEBOOK