Tư vấn Kinh doanh đồ uống và thực phẩm sạch

Tư vấn Kinh doanh đồ uống và thực phẩm sạch

Tư vấn Kinh doanh đồ uống và thực phẩm sạch

10:24 - 19/11/2021

Tôi đang xây dựng mô hình cửa hàng thực phẩm tiện lợi, sơ chế tại chỗ hoặc sơ chế sẵn. Tôi đã có nguồn cung cấp thực phẩm, có mặt bằng kinh doanh thuận lợi. Tôi mong muốn được học hỏi thêm về mô hình này. Tôi muốn hỏi: Có những phương thức marketing nào phù hợp với mô hình cửa hàng thực phẩm tiện lợi (có bếp sơ chế)?

GIÀU CÓ HẠNH PHÚC?
TỪ ƯỚC MƠ ĐẾN HIỆN THỰC
10 thói quen không sửa ngay đời bạn sẽ xuống dốc
Năm 2018, bạn trẻ hãy thay đổi thói qua loa
TIẾN TỪNG BƯỚC VỮNG CHẮC
Tư vấn Kinh doanh đồ uống và thực phẩm sạch

Câu hỏi:

Tôi đang xây dựng mô hình cửa hàng thực phẩm tiện lợi, sơ chế tại chỗ hoặc sơ chế sẵn. Tôi đã có nguồn cung cấp thực phẩm, có mặt bằng kinh doanh thuận lợi. Tôi mong muốn được học hỏi thêm về mô hình này.

Tôi muốn hỏi: Có những phương thức marketing nào phù hợp với mô hình cửa hàng thực phẩm tiện lợi (có bếp sơ chế)?

Trả lời:

Đối với mô hình kinh doanh thực phẩm sơ chế, chế biến sẵn có rất nhiều phương thức Marketing như sau:

1. Mở cửa hàng bán tại chỗ.

2. Mở điểm bán bán mang đi.

3. Lập website bán qua website.

4. Mở điểm bán bán qua ứng dụng.

5. Bán hàng đến tận nhà dân: Chia thành nhiều địa bàn rồi giao cho cá nhân hay tập thể phụ trách. Phải chọn được những người ăn nói khéo và huấn luyện họ kĩ càng về nghiệp vụ bán hàng. Họ sẽ được trang bị máy tính xách tay, album ảnh, tờ rơi, sản phẩm mẫu …, đi đến từng nhà dân với mục đích lấy bằng được đơn hàng gửi thông tin về người quản lí. Khi đã có thông tin về đơn hàng, người quản lí sẽ sắp lịch, bố trí người … giao hàng cho khách hàng ngay lập tức. Đây là một chiến lược bán hàng tuy đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả.

6. Bán hàng theo nhóm tập trung: Nếu bạn từng đi làm ở các công ty, nhà máy … (các khu chế xuất, khu công nghiệp) thì sẽ thấy những nơi này là những nơi bán hàng lí tưởng vì có nhiều người tập trung lại một nơi. Đối với người có địa chỉ số điện thoại, E-mail hãy ghi lại số điện thoại, E-mail của họ rồi gửi cho họ những thông tin về sản phẩm, dịch vụ của mình. Đối với người không có số điện thoại, E-mail hãy “rỉ” tai họ về sản phẩm, dịch vụ của mình. Khi có đơn hàng, người bán hàng phải lập tức gửi thông tin về ban điều hành để xử lí. Mỗi công ty, nhà máy … cần tìm ra vài người thích hợp để hợp tác với họ bán hàng theo hình thức này.

7. Bán hàng thông qua hội chợ: Hội chợ, hay triển lãm thương mại, là hoạt động xúc tiến thương mại được thực hiện tập trung trong một thời gian, tại một địa điểm nhất định để doanh nghiệp trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ nhằm mục đích thúc đẩy, tìm kiếm cơ hội giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá, dịch vụ.

Hội chợ được lập ra để người kinh doanh trong ngành nào đó quảng cáo, quảng bá sản phẩm, dịch vụ (thương hiệu) của mình.

Đây là nơi trưng bày, giới thiệu hàng hóa và dịch vụ của doanh nghiệp từ nhiều nơi. Đây là nơi gặp gỡ giữa người mua và người bán, giữa các đối tác để kí kết hợp đồng mua bán sản phẩm, dịch vụ, mở cửa hàng, đại lí ... Hội chợ cũng là cơ hội tốt để trao đổi kinh nghiệm, chuyển giao công nghệ, xúc tiến đầu tư, hợp tác giữa các doanh nghiệp, các địa phương và các quốc gia.

Việc tổ chức hội chợ thường do người kinh doanh dịch vụ hội chợ - triển lãm thương mại thực hiện; hoặc do tổ chức, cơ quan, hiệp hội nào đó đứng ra tổ chức nhằm hỗ trợ doanh nghiệp xúc tiến kí kết hợp đồng tiêu thụ hàng hóa. Thông thường, các cơ quan này là cơ quan xúc tiến thương mại của quốc gia hay địa phương, dùng ngân sách hay quĩ để hỗ trợ, tại Việt Nam là VIETRADE (Cục Xúc tiến thương mại thuộc Bộ Công Thương), tại Nhật Bản là JETRO, tại Australia là AUSTRADE ...

Chủ thể tham gia trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ tại các hội chợ, triển lãm thương mại thường là doanh nghiệp với mục tiêu tìm đối tác; do đó đối tượng khách hàng mà doanh nghiệp hướng tới là người có nhu cầu.

Hội chợ thường được tổ chức thành các gian hàng (diện tích lớn hoặc nhỏ, nhưng qui chuẩn tối thiểu là 3m x 3m) để doanh nghiệp giới thiệu về sản phẩm, dịch vụ của mình tại đó.

Nhà tổ chức đứng ra mời, kêu gọi, tập hợp các doanh nghiệp tham gia hội chợ, triển lãm thương mại; sau đó sắp xếp họ vào các vị trí gian hàng. Doanh nghiệp tham gia hội chợ, triển lãm thương mại phải trả phí gian hàng cho nhà tổ chức. Trong trường hợp nhà tổ chức là một cơ quan nhà nước, doanh nghiệp tham gia thường được miễn phí hoặc giảm một phần chi phí so với khi tham gia hội chợ, triển lãm thương mại mà nhà tổ chức là người kinh doanh.

Tại Việt Nam, nhiều hội chợ được tổ chức là nơi trực tiếp tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ; là nơi người tiêu dùng mua sắm trực tiếp tại các gian hàng. Các hội chợ chuyên ngành thường diễn ra ngắn hơn so với các hội chợ đa ngành. Các hội chợ đa ngành hoặc hàng tiêu dùng hay tổng hợp thường kéo dài 7 - 10 ngày. Đặc biệt các hội chợ Xuân phục vụ nhu cầu mua sắm dịp Tết Nguyên đán thường kéo dài hai tuần. Các hội chợ chuyên ngành chỉ diễn ra 2 - 4 ngày vì doanh nghiệp tham gia và đối tượng tiếp cận cũng hẹp hơn.

Vào những dịp lễ, tết, nhu cầu của người dân về ẩm thực tăng rất cao. Đây cũng là dịp nhiều hội chợ diễn ra. Hãy lên kế hoạch tham gia các hội chợ này để tiêu thụ hàng hóa được nhiều hơn. Lưu ý: Những hàng hóa bán trong hội chợ cần phải được cân nhắc về chủng loại, giá cả … để tối đa hóa lợi nhuận. Để làm được điều này cần phải phân tích kĩ đối tượng khách hàng mà bạn nhắm đến.

8. Bán qua hình thức nhượng quyền.

9. Bỏ sỉ sản phẩm cho đối tác …

10. Mở dịch vụ tổ chức tiệc nhóm nhỏ: Cách thức mà người dân muốn được phục vụ trong ăn uống quả là muôn hình vạn trạng. Họ không chỉ muốn đến tiệm ăn mà còn muốn được phục vụ tận nhà, tại những nơi mà họ chỉ định. Nắm bắt được nhu cầu này, bạn hãy mạnh dạn thiết kế những thực đơn tiệc tại gia, ngoài trời … hấp dẫn, rồi chào mời họ thông qua internet hoặc phát tờ rơi.

Trong tờ rơi cần yêu cầu khách hàng đặt tiệc trước bao nhiêu tiếng đồng hồ để mình có thời gian chuẩn bị. Khách hàng cũng có thể yêu cầu nhiều dịch vụ kèm theo như trang trí tại nơi tổ chức, tặng quà cho khách đến dự hay phục vụ suốt quá trình ăn … Khi lập hợp đồng cần thỏa thuận chi tiết để tránh những sự cố đáng tiếc về sau này. Có thể nhu cầu phục vụ tiệc tận nơi là nhu cầu mới và rất lớn. Nếu biết khai thác tốt khía cạnh này sẽ tạo ra một thế mạnh riêng để phát triển trong bối cảnh cạnh tranh đầy khắc nghiệt hiện nay.

...

Trên đây là những gợi ý về các phương thức marketing cho mô hình kinh doanh thực phẩm sơ chế, chế biến sẵn, nếu bạn có nhu cầu hoạch định những chiến lược marketing phù hợp với mô hình kinh doanh cụ thể của bạn và hướng dẫn bạn thực hiện thì hãy liên hệ với chúng tôi. Vì thời lượng không cho phép, chúng tôi chỉ có thể trả lời bạn như vậy.

Cám ơn bạn đã đặt câu hỏi!

Chat Master (Anastar) - Tác giả cuốn sách Cẩm nang khởi nghiệp
>> Tham khảo cuốn sách: Cẩm nang khởi nghiệp (Phần 1): http://bit.ly/CamNangKhoiNghiep-1

BÌNH LUẬN BẰNG MAIL

BÌNH LUẬN FACEBOOK