Việc lớn thành tựu là do làm tốt việc nhỏ

Việc lớn thành tựu là do làm tốt việc nhỏ

Việc lớn thành tựu là do làm tốt việc nhỏ

13:56 - 26/04/2018

Nhiều bạn làm việc rất cẩu thả, tôi cho rằng những bạn ấy không thể khởi nghiệp thành công. Mọi việc lớn đều bắt đầu từ việc nhỏ. Chính vì vậy, ai luôn ý thức làm tốt những việc nhỏ có nhiều cơ hội tiến xa hơn trên con đường lập nghiệp.

GIÀU CÓ HẠNH PHÚC?
TỪ ƯỚC MƠ ĐẾN HIỆN THỰC
10 thói quen không sửa ngay đời bạn sẽ xuống dốc
Năm 2018, bạn trẻ hãy thay đổi thói qua loa
TIẾN TỪNG BƯỚC VỮNG CHẮC
Việc lớn thành tựu là do làm tốt việc nhỏ

Nhiều bạn làm việc rất cẩu thả, tôi cho rằng những bạn ấy không thể khởi nghiệp thành công. Mọi việc lớn đều bắt đầu từ việc nhỏ. Chính vì vậy, ai luôn ý thức làm tốt những việc nhỏ có nhiều cơ hội tiến xa hơn trên con đường lập nghiệp.

Bất cứ việc gì cũng đều có điểm xuất phát. Cổ nhân từng nói: “Đừng tưởng việc thiện nhỏ mà không làm, đừng tưởng việc ác nhỏ mà lại chủ quan thực hiện”. Con người hiện đại thường nóng vội, tham công, hám lợi; khi gây dựng đại nghiệp họ chỉ muốn một bước là thành tựu, một đêm là thành danh, một ngày là thành tài. Họ luôn xem việc nhỏ là tầm thường, nhưng lại quên mất rằng việc lớn bắt đầu từ việc nhỏ. Họ không xem trọng lỗi nhỏ, nhưng chính sơ suất nhỏ lại có thể gây ra sai lầm lớn.

Lão Tử nói: “Cây to sinh trưởng từ cây non nhỏ bé; đài cao được xây từ mô đất mà thành; hành trình ngàn dặm bắt đầu từ bước chân”. Người xưa cho rằng trong cái nhỏ có cái lớn. Nhiều giọt nước nhỏ không ngừng rơi xuống một chỗ có thể làm mòn đá, ngọn lửa nhỏ có thể làm cháy nhà. Việc nhỏ không nhịn sẽ làm hư việc lớn. Mỗi ngày làm việc tốt đủ để kết thiện duyên. Bất cứ “đại thiện” nào cũng tích lũy từ “tiểu thiện”. Không ai có thể một bước lên trời, muốn thành đại sự phải bắt đầu từ việc nhỏ.

Trong “Vi học”, nhà văn Bành Đoan đời nhà Thanh từng kể một câu chuyện sau đây: Tại biên giới Tứ Xuyên có hai hòa thượng, một người nghèo khổ, một người giàu có. Khi hai vị hòa thượng chuẩn bị đến Nam Hải Triều Thánh để lễ Phật, hòa thượng giàu nói với hòa thượng nghèo: “Mấy năm nay ta luôn dự tính thuê một chiếc thuyền xuôi theo dòng sông xuống Nam Hải, nhưng vẫn chưa thể thực hiện được, còn ông dựa vào cái gì mà đi?”. Một năm sau, hòa thượng nghèo từ Nam Hải Triều Thánh quay về, trong khi hòa thượng giàu vẫn chưa chuẩn bị xong chuyến đi. Ông kể rằng, trải qua một năm lội nước đường dài chỉ dựa vào một chiếc bình và một cái bát đựng cơm nguội ông đã hoàn thành được tâm nguyện của mình. Hòa thượng giàu nghe xong xấu hổ không nói nên lời. Không chỉ nói mà phải làm bằng cả ý chí và sức lực mới mong đạt được thành công.

Trong lịch sử có nhiều người tài hoa xuất chúng, học thức uyên bác. Tài năng của họ không phải bẩm sinh trời phú, thành quả của họ không phải một sớm một chiều. Họ đã phải phấn đấu miệt mài hết ngày này sang tháng nọ mới có được khả năng như thế.

“Ngu Công dời núi” là một truyện cổ được ghi chép trong cuốn “Liệt tử – Thang vấn thiên”: Tại phía nam Kí Châu, bờ bắc Hoàng Hà, có hai ngọn núi cao tên là Thái Hành và Vương Ốc, bán kính hai ngọn núi dài 700 dặm, chiều cao lên đến mấy vạn thước. Phía bắc của hai ngọn núi có một ông lão tên là Ngu Công, tuổi đã gần 90. Hai ngọn núi cản trở đường đi hướng bắc, dù ra hay vào đều phải đi đường vòng rất xa, điều này khiến Ngu Công vô cùng đau đầu. Hôm đó, ông triệu tập cả nhà lại để cùng nhau thảo luận, làm thế nào để có con đường thông thoáng dẫn thẳng đến phía nam Dự Châu, bờ nam Hán Thủy. Với ước nguyện như vậy, ông quyết định san bằng hai ngọn núi này. Ngày hôm sau, Ngu Công lựa chọn ba cháu trai có thể đảm nhiệm trọng trách, cùng theo ông đi đục đá, đào đất, sau đó lại đem số đất đá vừa đào bới được chuyển đến khu vực gần biển Bột Hải. Người hàng xóm Hà Khúc Trí Sưu cười nhạo Ngu Công, cho rằng nhân lực ít ỏi, núi lại cao như vậy làm sao có thể san bằng hai ngọn núi này. Ngu Công khi ấy vẫn kiên định:“Cho dù tôi chết rồi, tôi còn có con trai mà; con trai lại sinh cháu trai, cháu trai lại sinh con trai, con trai lại sinh con trai nữa, và con trai lại tiếp tục sinh cháu trai… Con con cháu cháu là không bao giờ hết cả, nhưng hai ngọn núi này đâu thể mọc cao hơn, cũng không thể to ra hơn – Tôi có gì phải lo lắng không san bằng được nó chứ?”. Hà Khúc Trí Sưu nghe Ngu Công nói như vậy, tâm phục khẩu phục, nín lặng không nói nên lời. Dù ở độ tuổi gần đất xa trời, nhưng ông không vì tuổi già sức yếu mà khoanh tay đứng nhìn. Ông tâm niệm “tích tiểu thành đại”, cho dù mỗi ngày chỉ có thể dời đi một chút đất đá, nhưng theo ngày theo tháng, ông cũng sẽ dời được ngọn núi to. Tinh thần và ý chí kiên định ấy làm cảm động Thiên đế, ngài bèn lệnh cho con trai của Đại lực thần Khoa Nga Thị di dời hai ngọn núi này. Từ đó về sau phía Nam của Kí Châu và bờ Nam của Hán Thủy không còn có núi cao ngăn cản nữa.

Thái Sơn chẳng quản gom từng hạt cát nhỏ nhờ vậy mà cao lớn, đại dương không chê vô số dòng chảy bé nhờ vậy mà mênh mông. Nếu luôn ý thức làm tốt mọi việc nhỏ, quan tâm chỉnh sửa từng chi tiết… bạn sẽ trở thành người cực kì chu đáo trong công việc. Điều này đồng nghĩa bạn có nhiều khả năng trở thành doanh nhân xuất sắc.

Chat Master (Anastar)

BÌNH LUẬN BẰNG MAIL

BÌNH LUẬN FACEBOOK