Ý TƯỞNG CHĂM SÓC SỨC KHỎE (SNYT 31)

Ý TƯỞNG CHĂM SÓC SỨC KHỎE (SNYT 31)

Ý TƯỞNG CHĂM SÓC SỨC KHỎE (SNYT 31)

02:27 - 11/03/2018

Nếu bạn là một điều dưỡng, y tá hoặc bác sĩ mà muốn khởi nghiệp với ý tưởng này thì gần như bạn đã chọn đúng hướng. Đây là con đường có thể giúp bạn vừa phát huy chuyên môn của mình vừa đem lại lợi ích to lớn cho nhiều người khác.

Ý TƯỞNG KHU VUI CHƠI GIẢI TRÍ (SNYT 1)
Ý TƯỞNG ẨM THỰC KIỂU MỚI (SNYT 2)
Ý TƯỞNG DỊCH VỤ QUẢNG CÁO (SNYT 3)
Ý TƯỞNG THIẾT KẾ CẢNH QUAN (SNYT 4)
Ý TƯỞNG CHUỖI ẨM THỰC NHANH (SNYT 5)
Ý TƯỞNG CHĂM SÓC SỨC KHỎE

VÀI NÉT SƠ LƯỢC VỀ Ý TƯỞNG

Nếu bạn là một điều dưỡng, y tá hoặc bác sĩ mà muốn khởi nghiệp với ý tưởng này thì gần như bạn đã chọn đúng hướng. Đây là con đường có thể giúp bạn vừa phát huy chuyên môn của mình vừa đem lại lợi ích to lớn cho nhiều người khác.

Tôi còn nhớ cách đây mười mấy năm, khi bà tôi còn sống bà thường xuyên gặp phải những vấn đề về sức khỏe. Do tuổi già sức yếu việc đến bệnh viện khám bệnh phải chờ đợi hàng tiếng đồng hồ là cả một vấn đề đối với bà. Những lúc như vậy tôi thường nhờ bác sĩ tư đến thăm khám cho bà. Như bạn biết đó, tuổi già thì chỉ quanh quẩn những bệnh về cao huyết áp, chóng mặt, nhức đầu, xương khớp … và buồn chán vì không có người tâm sự. Vị bác sĩ tôi nhờ đôi khi đến chỉ để trấn an bà, đo huyết áp, cho uống vài viên thuốc đơn giản, truyền một chai nước biển rồi về, thế nhưng bà lại rất mang ơn.

Gần đây tôi nhận thấy lớp trẻ dường như yếu về khâu chăm sóc trẻ sơ sinh. Nhiều người tôi quen biết thường nhờ y tá tới nhà chăm sóc bé mới sinh ra cho đến khi bé rụng rốn hoặc sức khỏe ổn định.

Có một lần đưa mẹ đến bệnh viện cấp cứu, chứng kiến ở hành lang lớp lớp người vật vạ ở lại bệnh viện chăm sóc người bệnh tôi nhận thấy nhu cầu này thật lớn. Tình cờ bắt chuyện một người gần giường mẹ tôi nằm, cô ấy cho biết cô ta chỉ là người được thuê chăm sóc bà cụ bên cạnh vì các con của bà cụ đều bận rộn. Cô ta đã chăm sóc cho bà cụ được ba tháng nay. Nhìn cô ta ngày nào cũng đổ bô, tắm rửa, cho bà cụ ... tôi có cảm giác cô ta giống như là con ruột của bà cụ vậy. Xã hội đang chuyển mình, chúng ta cũng dần phải quen với việc nhiều khi con mình đẻ ra lại không thể chăm sóc cho mình được.

Nhu cầu việc làm ở lĩnh vực chăm sóc sức khỏe đang có xu hướng gia tăng ở nhiều nước với mức lương cao. Theo dự báo trong tương lai, nhu cầu này tiếp tục tăng mạnh.

Vai trò của cử nhân điều dưỡng ngày càng trở nên quan trọng trong việc làm gia tăng chất lượng cuộc sống, điều mà quốc gia nào cũng hướng tới khi phát triển chính sách. Tại Mĩ, cử nhân khoa học điều dưỡng xếp thứ hai trong tốp 20 ngành phổ biến được trả lương cao, với mức lương khởi điểm 52.700 USD/năm, theo tạp chí giáo dục The Princeton Review.

Tạp chí này cũng nhận định: “Triển vọng nghề nghiệp cho các nhân viên điều dưỡng không chỉ phong phú mà còn rất đa dạng, có sẵn trong các lĩnh vực lão khoa, thần kinh, ung thư, sản khoa và nhi khoa”. Trong dự báo 10 xu thế ngành nghề trong tương lai của tạp chí Entrepreneur (Mĩ), ngành chăm sóc trẻ em và người lớn tuổi trước đã mạnh, sắp tới còn mạnh hơn bởi nhóm đối tượng khách hàng ngày càng đông.

Còn tại Úc, nhu cầu việc làm trong lĩnh vực chăm sóc người cao tuổi trong các năm qua tăng trưởng 102% so với mức trung bình 13% của các ngành khác. Báo cáo việc làm năm 2011 của chính phủ Úc cho thấy ngành dịch vụ chăm sóc sức khỏe là lĩnh vực số một trong giai đoạn 2015 - 2016. Trong đó, ngành chăm sóc người cao tuổi và bệnh nhân sẽ thu hút nhu cầu nhân lực lớn nhất tại Úc.

Việt Nam là một đất nước đang phát triển với tổng dân số hơn 90 triệu người. Hiện tại cấu trúc dân số Việt Nam thuộc loại trẻ, song người già có xu hướng tăng nhanh, dự báo 30 năm tới tăng từ 6,19 triệu (1999) lên 16,49 triệu người (2029). Nhóm người rất già tăng từ 0,71 triệu (1999) lên 1 triệu (2009) và 1,5 triệu (2029) chiếm 1,5% dân số. Tuổi thọ trung bình của nam sẽ tăng 5,2 năm (từ 67,4 lên 72,6 tuổi), nữ tăng 4,6 năm (từ 74 lên 78,6 tuổi). Như vậy 30 năm tới, người già sẽ tăng 166% (bình quân 3,26%/năm). Đứng trước số lượng người già tăng nhanh trong những thập kỉ qua và còn tiếp tục tăng trong những năm tới, vấn đề chăm sóc sức khỏe cho đối tượng này đã trở thành nhiệm vụ cấp bách. Nhà nước đã ban hành nhiều chỉ thị, qui định, đặc biệt tháng 4 - 2000, ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua Pháp lệnh người cao tuổi và ngày 26/3/2002, Chính phủ đã ban hành Nghị định qui định và hướng dẫn thực hiện Pháp lệnh người cao tuổi: “Đảm bảo nhu cầu cơ bản của người cao tuổi về ăn, mặc, ở, đi lại, sức khoẻ, học tập, văn hoá, thông tin, giao tiếp và được chăm sóc sức khoẻ ban đầu tại nơi cư trú”. Mỗi năm Việt Nam có khoảng một triệu em bé được sinh ra. Với đà tăng dân số như thế, sự phát triển hệ thống chăm sóc sức khỏe là điều tất yếu. Tuy nhiên, theo bản báo cáo từ Hiệp hội sức khỏe thế giới, Việt Nam đang bị tụt hậu so với khu vực về nguồn doanh thu lẫn chi phí trong ngành y tế. Lí do là Việt Nam thiếu dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Theo Bộ Y Tế, 4/5 nhu cầu sức khỏe ở Việt Nam đến từ vùng nông thôn trong khi lực lượng lao động lành nghề ở những nơi này không nhiều. Thêm vào đó, bệnh viện đang không đủ chỗ chứa, việc đào tạo nhân viên chăm sóc sức khỏe đạt trình độ, tay nghề vẫn còn khan hiếm. Sau nhiều năm, lĩnh vực chăm sóc sức khỏe ở Việt Nam vẫn còn bị quản lí gắt gao bởi luật lệ chính phủ thì nay đã dần được gỡ bỏ. Trong tương lai lĩnh vực chăm sóc sức khỏe ở Việt Nam sẽ tăng trưởng mạnh và thu hút sự đầu tư của nước ngoài.

Có thể nói phạm vi hoạt động của dịch vụ chăm sóc sức khỏe vô cùng rộng lớn. Nó không chỉ gói gọn ở khái niệm khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe tại những nơi tập trung và tại nhà; mà còn bao gồm những hoạt động như là tư vấn chăm sóc sức khỏe, hỗ trợ chăm sóc sức khỏe, lập kế hoạch chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân … Đối tượng mà ý tưởng nhắm đến là người bệnh, trong đó nhóm người cao tuổi, trẻ sơ sinh, người bị các chứng bệnh bẩm sinh, nan y … luôn là nhóm người có nhu cầu cao nhất.

Trước thực trạng nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng lớn nhưng chưa có nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này, tôi mong muốn có nhiều người khởi nghiệp trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe. Nếu điều đó xảy ra thì người dân sẽ được chăm sóc sức khỏe tốt hơn trong tương lai.

NHỮNG LƯU Ý TRƯỚC KHI THỰC HIỆN

+ Để thành công bạn cần chuẩn bị kĩ càng trước khi khởi nghiệp. Một trong những công việc bạn cần đầu tư kĩ lưỡng, bài bản là bản kế hoạch kinh doanh. Không có kế hoạch trước khi làm bất cứ điều gì bạn cũng khó thu lại kết quả cao. Khi bắt tay vào hoàn thiện bản kế hoạch kinh doanh của mình, bạn cần phải:

  • Liệt kê cụ thể những đối thủ cạnh tranh ở nơi bạn kinh doanh. Đó là những đối tượng cụ thể nào? Lập bảng so sánh điểm mạnh, điểm yếu của họ so với mô hình kinh doanh của bạn, để từ đó hoạch định ra sách lược đánh bại họ.
  • Liệt kê cụ thể những nhà cung cấp và những thông tin liên quan đến họ (ở đâu, cung cấp gì, kĩ thuật sản xuất ra sao, tiêu chuẩn chất lượng thế nào …?).
  • Lên danh sách tuyển dụng những người phù hợp.
  • Lên danh sách những nguồn lực tài chính. Chúng hiện có bao nhiêu? Và cách để huy động chúng? …
  • Lên danh sách những nguồn lực. Chúng là gì? Có bao nhiêu? Hiện trạng thế nào? …
  • Bạn cần soạn ra chính sách, lập ra sơ đồ quản lí nhân viên.
  • Bạn cần soạn ra chính sách đãi ngộ nhân viên. Lương? Ngoài giờ? Phụ cấp? Thưởng? Hỗ trợ? Phải thật cụ thể.
  • Bạn cần soạn ra những qui định làm việc: Giờ giấc? Đồng phục? Trang thiết bị? Thậm chí soạn cả những qui định chi tiết trong từng công việc cụ thể.

+ Chú trọng xây dựng thương hiệu ngay từ đầu. Xây dựng thương hiệu ở đây phải hiểu là xây dựng hình ảnh tổ chức từ những điều nhỏ nhất. Xây dựng thương hiệu phải gắn liền với xây dựng văn hóa tổ chức. Khi xây dựng thương hiệu, bạn phải làm cho khách hàng nhận ra bạn là ai, thế mạnh của bạn là gì (bạn đem lại lợi ích gì cho khách hàng mà những đối thủ khác không bằng bạn). Nói chung, bạn phải làm nổi bật thương hiệu của bạn trong tâm trí khách hàng ở những “điểm nhấn” do chính bạn tạo ra. Bạn nên định vị thương hiệu dựa vào những gợi ý dưới đây:

  • Dịch vụ của bạn đem đến cho khách hàng lợi ích gì?
  • Bạn phục vụ khách hàng như thế nào?
  • Khách hàng cảm nhận được điều gì khi đến với bạn?

+ Để giảm chi phí, tôi khuyến khích bạn phát huy thế mạnh từ những gì mình có, tìm những giải pháp tiết kiệm mọi thứ ngay từ đầu.

+ Chú ý kết nối với nhiều cá nhân, tổ chức để lấy đơn hàng. Bạn cũng nên dành nhiều ưu đãi cho những khách hàng sử dụng dịch vụ của bạn nhiều lần.

+ Theo thời gian các yếu tố như nhu cầu, tâm lí … của khách hàng thay đổi, bạn cần biết thay đổi cho phù hợp. Luôn luôn nghiên cứu phát triển thì sự nghiệp của bạn mới trường tồn.

+ Phải hiểu rõ nguồn lực của mình, đặt ra mục tiêu rõ ràng mà mình có thể đạt được, sau đó phân bổ nguồn lực của mình vào từng công việc cụ thể một cách hợp lí.

+ Tạo những nền tảng vững chắc ngay từ đầu để tổ chức phát triển lâu dài. Ví dụ:

  • Tìm kiếm, tạo ra nguồn nhân lực tốt nhất.
  • Tìm kiếm, tạo ra cơ sở vật chất … tốt nhất phục vụ mô hình kinh doanh. Đầu tư vào các mô hình phục vụ trực tiếp và hỗ trợ gián tiếp mô hình kinh doanh này. Ngoài ra còn tăng cường đầu tư ngoài ngành để tài chính vững chắc.
  • Tìm kiếm, nghiên cứu, đầu tư vào nhân tài, công nghệ, sản phẩm, dịch vụ để luôn là người dẫn đầu trong lĩnh vực kinh doanh của mình.

+ Đặt ra chỉ tiêu, lập ra kế hoạch, đưa ra phương pháp, hoạch định chiến lược, chuẩn bị nguồn lực, đầu tư kĩ càng … trước khi tấn công thị trường. Chú trọng tìm kiếm, bồi dưỡng, đãi ngộ … đội ngũ bán hàng để tổ chức ngày càng phát triển.

+ Đẩy mạnh quảng bá hình ảnh của tổ chức. Phải coi trọng hoạt động quảng bá và phải quảng bá tích cực, thường xuyên. Bên cạnh đó, bạn còn phải liên tục áp dụng các chương trình khuyến mãi. Làm sao để tổ chức của bạn có thể phục vụ được nhiều người là bạn thành công.

+ Để có thể trả lời được câu hỏi “Ngân sách marketing bao nhiêu?”, bạn cần phải liệt kê chi tiết mọi thứ, sau đó phân tích kĩ lưỡng trước khi quyết định. Trách nhiệm này thuộc về người đứng đầu doanh nghiệp.

Chủ doanh nghiệp giỏi sẽ trả lời được những câu hỏi:

  • Cần chi ở đâu? Hãy xác định những “điểm chi” hiệu quả và chỉ chi cho những “điểm chi” đó! Thậm chí tìm ra cách để không phải chi.
  • Chi bao nhiêu?
  • Chi như thế nào (lập kế hoạch chi)?

+ Dựa vào sách lược marketing đưa ra, bạn bắt đầu lên kế hoạch marketing cụ thể. Đầu tiên doanh nghiệp làm gì, sau đó làm gì nữa, chi phí cho những công việc ấy bao nhiêu …?

Marketing về cái gì? Ở đâu? Ra sao? Ba nguyên tắc cơ bản cần nắm trước khi lập một kế hoạch marketing là: Segment (phân loại khách hàng); Target (chọn khách hàng mục tiêu); Position (định vị thương hiệu của bạn trong tâm trí khách hàng). Khách hàng phải là điểm xuất phát đồng thời là điểm cuối cùng của mọi hoạt động marketing.

Nên lập kế hoạch marketing dựa theo 4P (Product (sản phẩm), Price (giá cả), Place (địa điểm), Promotion (xúc tiến)). Dịch vụ là cái bạn định đem bán. Nó như thế nào? Giá cả là số tiền bạn mong muốn khách hàng trả khi mua dịch vụ của bạn. Để định giá dịch vụ bạn phải nắm được nhiều vấn đề, trong đó có 3 vấn đề cơ bản là chi phí bạn phải bỏ ra, mức giá khách hàng chấp nhận, giá bán của các đối thủ. Giá bán dịch vụ của bạn có cạnh tranh nổi với giá bán dịch vụ của các đối thủ? Tại sao họ bán giá rẻ hay đắt hơn bạn? Địa điểm là nơi diễn ra hoạt động kinh doanh. Liệu địa điểm diễn ra hoạt động kinh doanh có đem lại hiệu quả kinh doanh như mong đợi? Nếu khách hàng ở xa thì bạn có phục vụ họ hay không? Xúc tiến là hoạt động lôi kéo khách hàng mua hàng của bạn. Bạn có những hoạt động xúc tiến nào để lôi kéo khách hàng?

+ Bạn hãy lên kế hoạch bán hàng dựa vào những câu hỏi dưới đây:

  • Mục tiêu của bạn là gì?
  • Bạn sẽ triển khai bao nhiêu kênh bán hàng, web … bán hàng?
  • Những kênh bán hàng, web … bán hàng đó được triển khai cụ thể ra sao?
  • Trong thời gian bao lâu (đưa ra các mốc thời gian cụ thể cho từng công việc cụ thể)?
  • Chi phí để triển khai các công việc cụ thể?
  • Những hoạt động hỗ trợ bán hàng?
  • Cách thức phòng ngừa rủi ro?

+ Một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến cho những người khởi nghiệp thất bại là không quản lí tài chính chặt chẽ. Muốn quản lí tài chính chặt chẽ bạn phải tuân thủ các nguyên tắc sau:

  • Trước khi chi tiêu bạn phải lập ra kế hoạch chi tiêu. Trong kế hoạch chi tiêu bạn phải trả lời được các câu hỏi: Chi tiêu vào cái gì? Tại sao lại chi tiêu vào cái đó? Có cách nào để không chi tiêu vào cái đó mà vẫn đạt được mục tiêu hay không? Nếu phải chi tiêu vào cái đó thì cách thức chi tiêu nào là tối ưu? Làm sao chi tiêu không gặp rủi ro, thu hồi được vốn và sinh lợi? Chi lúc nào? Chi bao nhiêu?
  • Khi đồng tiền chạy đến tay bạn phải lập ra kế hoạch quản lí đồng tiền sao cho không thất thoát. Trong kế hoạch quản lí đồng tiền bạn phải trả lời được các câu hỏi: Tại sao phải quản lí đồng tiền? Quản lí đồng tiền như thế nào, bằng phương pháp nào? Làm sao để quản lí đồng tiền không gặp rủi ro?
  • Cuối cùng, bạn phải có kế hoạch tái đầu tư đồng tiền sao cho hiệu quả. Bạn phải lập ra kế hoạch đầu tư đồng tiền. Trong kế hoạch đầu tư đồng tiền bạn phải trả lời được các câu hỏi: Đầu tư vào cái gì? Tại sao lại đầu tư vào cái đó (nếu đầu tư vào cái đó mà không đem lại hiệu quả sẽ không đầu tư nữa)? Làm sao đầu tư không gặp rủi ro, thu hồi được vốn và sinh lợi tối ưu? Đầu tư lúc nào? Đầu tư bao nhiêu?

* Tham khảo thêm:
>> Dự án chăm sóc sức khỏe
*Bạn nào quan tâm đến Ý tưởng này, vui lòng liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ email: contact@anastar.vn | anastar1512@gmail.com hoặc số điện thoại: 0928.53.80.89 | 0389.35.79.85 để biết thêm chi tiết! Hoặc cách khác, bạn cũng có thể gửi câu hỏi / yêu cầu cụ thể qua Bản đăng kí sau đây: http://bit.ly/TuVanKhoiNghiep
Chúc các bạn những điều tốt đẹp nhất trong cuộc sống!

BÌNH LUẬN BẰNG MAIL

BÌNH LUẬN FACEBOOK