Ý TƯỞNG DỊCH VỤ DẠY HỌC (SNYT 26)
09:31 - 09/03/2018
Nếu bạn có trình độ, năng khiếu và đam mê dạy người khác thì hãy nghĩ đến chuyện khởi nghiệp bằng ý tưởng này! Không ai có thể biết mọi thứ. Để vươn lên trong cuộc sống này ai cũng phải học. Đó chính là lí do mà nhu cầu về học không bao giờ ngừng lại.
Ý TƯỞNG ẨM THỰC KIỂU MỚI (SNYT 2)
Ý TƯỞNG DỊCH VỤ QUẢNG CÁO (SNYT 3)
Ý TƯỞNG THIẾT KẾ CẢNH QUAN (SNYT 4)
Ý TƯỞNG CHUỖI ẨM THỰC NHANH (SNYT 5)
VÀI NÉT SƠ LƯỢC VỀ Ý TƯỞNG
Nếu bạn có trình độ, năng khiếu và đam mê dạy người khác thì hãy nghĩ đến chuyện khởi nghiệp bằng ý tưởng này!
Không ai có thể biết mọi thứ. Để vươn lên trong cuộc sống này ai cũng phải học. Đó chính là lí do mà nhu cầu về học không bao giờ ngừng lại.
Bạn có thể thực hiện ý tưởng này theo nhiều cách:
+ Thành lập một địa điểm cụ thể để truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm, kĩ năng … cho người học. Đây là con đường chính thống đòi hỏi bạn phải đáp ứng được nhiều tiêu chí mới thực hiện được.
+ Lập một tổ chức chuyên dạy về kiến thức, kinh nghiệm, kĩ năng … nào đó. Tổ chức này sẽ hoạt động thông qua các website. Trên các website này bạn sẽ triển khai những công việc sau:
- Phổ cập kiến thức, kinh nghiệm, kĩ năng … cho người học dưới dạng bài viết, video clip, thẻ học, tài liệu … Những học viên đăng kí trên trang web có thể được gửi bài viết, video clip, thẻ học, tài liệu … thường xuyên.
- Tương tác với người học thông qua các công cụ chat online, điện thoại, E-mail …
- Nhận dạy kèm tại nhà hoặc tại địa điểm chỉ định.
- Nhận tổ chức các chương trình vừa chơi vừa học bổ ích (các tour kĩ năng sống, các hoạt động vui chơi giải trí …).
- Nhận huấn luyện trong công việc cụ thể. Ví dụ, người học sẽ được bạn sắp xếp thực tập, làm việc thử tại công ty/tổ chức nào đó.
- Giáo dục kết hợp với nghiên cứu. Học viên vừa được học tập kiến thức về lĩnh vực nào đó vừa được hướng dẫn nghiên cứu những công trình trong lĩnh vực đó.
- Giáo dục quốc tế (giáo dục kết hợp với các tổ chức quốc tế, có thể đưa người ra quốc tế học hoặc làm việc).
- Nhận tài trợ có điều kiện cho người học. Ví dụ, bạn sẽ tài trợ cho cá nhân nào đó học thành thạo chuyên môn nào đó với điều kiện cá nhân đó phải chấp nhận một số điều kiện nào đó từ bạn.
Thông qua các website này bạn cũng sẽ hợp tác với nhiều người cùng khai thác lĩnh vực mà bạn đào tạo. Ví dụ, họ có thể cộng tác viết bài, làm video clip … hoặc giảng dạy kiến thức, kinh nghiệm, kĩ năng … nào đó mà họ thông thạo. Thông qua các website này, khách hàng có thể chọn người dạy mình, đưa ra các yêu cầu cụ thể về giờ giấc, địa điểm, phương pháp, tài liệu, công cụ …
Tổ chức này có đội ngũ nhân viên, cộng tác viên chuyên nghiệp, kết nối với các tổ chức, cá nhân điển hình trong xã hội. Tổ chức này có chương trình giáo dục, hành động, chính sách … đăng tải công khai trên trang web, để khách hàng nắm được. Tổ chức này sẽ chịu trách nhiệm, cũng như bồi thường những thiệt hại mà người dạy gây ra cho khách hàng của mình, có thủ tục nhận người học phù hợp, có khám sức khỏe lúc nhận và định kì, có hồ sơ theo dõi về tâm sinh lí, thể chất, năng khiếu … của người học, có xe đưa đón, có bác sĩ chăm sóc sức khỏe, có giáo trình tốt, có trò chơi phong phú, có giới thiệu việc làm, tài trợ, học bổng … Nói chung, bạn phải làm sao thực hiện được xã hội hóa giáo dục thì bạn mới thành công.
Theo ECNS, Zheng Rengqiang là một trong những giáo viên tiếng Anh có thu nhập cao nhất Trung Quốc. Zhen chỉ dạy IELTS, hệ thống kiểm tra Anh ngữ quốc tế, 20 giờ mỗi tháng trên mạng, nhưng kiếm được 10 triệu tệ, tương đương 1,6 triệu USD mỗi năm. Chỉ cần một bộ máy tính, một máy quay và một tai nghe, hơn 1.000 học sinh có thể tham gia vào lớp học, lắng nghe Zheng đưa ra lời khuyên làm thế nào để đạt điểm IELTS cao. Ở Trung Quốc, IELTS là kì thi quyết định các sinh viên trẻ có thể đi nước ngoài du học hay không. Zheng đang tận hưởng sự giàu có như vậy vì làn sóng giáo dục trực tuyến đang bùng nổ ở Trung Quốc.
Trung tâm của Zheng, gồm anh và 10 giáo viên nữa có chứng chỉ dạy IELTS toàn Trung Quốc, được mua lại hồi tháng 12/2014 và sáp nhập với trang 100.com - một trang giáo dục trực tuyến có cơ sở ở Quảng Châu. Trang web này thiết kế dựa trên nền tảng tiếng Trung Quốc và video trực tuyến. Vụ sáp nhập trị giá hàng trăm triệu nhân dân tệ. "Giá cả trong vụ mua bán vượt quá mong đợi của tôi", Zheng nói, anh hiện là phó giám đốc của 100.com. "Rõ ràng là tôi hạnh phúc, nhưng cho đến lúc đó, tôi vẫn chưa thực sự nhận ra cuộc đời mình đã thay đổi như thế nào". Zheng đồng ý sáp nhập với 100.com không hoàn toàn vì tiền, mà vì có thể sử dụng công nghệ để tối ưu hóa kinh nghiệm trong lĩnh vực giáo dục trực tuyến.
Zheng 32 tuổi, xuất thân từ một gia đình nông thôn. Anh đã dạy tiếng Anh khoảng một thập kỉ cho nhiều cơ sở đào tạo tiếng Anh nổi tiếng ở Trung Quốc. Zheng chỉ mới bắt đầu kinh doanh giáo dục trực tuyến từ một năm trước.
Kênh giảng dạy trực tuyến của anh hiện có 600 triệu tài khoản đăng kí. Hàng tháng lại có thêm 4.000 sinh viên mới đăng kí. New Oriental - một trong những trường dạy tiếng Anh nổi tiếng nhất Trung Quốc, hiện có 703 cơ sở giảng dạy khắp nước này, với bình quân khoảng 194.000 sinh viên theo học mỗi tháng. Zheng nói rằng, thành công của anh chứng minh rằng, học tập trung tại các cơ sở tiếng Anh giờ đã trở nên lạc hậu. "Nhiều người hoài nghi về giáo dục trực tuyến. Họ nói rằng việc giảng dạy trong không gian mạng thiếu tính gắn kết cá nhân vì học sinh chỉ nhìn thấy giáo viên qua màn hình". "Nhưng theo kinh nghiệm của tôi, những học sinh nhút nhát, ít khi dám đặt câu hỏi trên lớp, lại chủ động hơn trong buổi học trực tuyến vì không ai biết họ trong đời thực", Zheng nói. Anh cho biết mô hình giáo dục truyền thống đang tụt hậu vì họ dạy cùng một nội dung cho nhiều nhóm học sinh, "nhưng học sinh khác nhau thì phải có cách dạy khác nhau, điều này cực kì quan trọng". "Bằng cách tập trung vào những điểm yếu riêng, chúng tôi giúp học sinh đạt được nhiều điểm mạnh trong thời gian tương đối ngắn, chứ không bắt họ lãng phí thời gian bằng cách buộc họ phải nghe những gì đã nắm rõ".
Nhóm kĩ thuật của 100.com đang làm việc với Zheng để phát triển một công nghệ mới gọi là "phần mềm giảng dạy trí tuệ". Theo Zheng, phần mềm này sẽ tối ưu hóa các kinh nghiệm giáo dục trực tuyến theo mô hình "thử trước, dạy sau". Sản phẩm này, dự kiến sẽ được đưa ra trong hai tháng nữa, dựa trên thông tin phản hồi từ một lượng lớn các bài kiểm tra IELTS thử nghiệm. Sau khi xác định điểm mạnh và yếu của học sinh, phần mềm sẽ tự động điều chỉnh các giáo trình tự học.
Theo số liệu từ tập đoàn tư vấn mạng iResearch, một lượng lớn vốn đầu tư đang đổ vào giáo dục trực tuyến ở Trung Quốc. Số người học trực tuyến ở nước này dự kiến sẽ tăng gấp đôi, từ 67,2 triệu người năm 2013 lên 120 triệu người năm 2017. Nhiều tổ chức giáo dục truyền thống bắt đầu lo lắng thúc đẩy giáo dục trực tuyến để bắt kịp với xu thế trong thời đại internet này, nhưng Zheng không bận tâm. "Họ đã đầu tư lớn vào cơ sở vật chất của giáo dục ngoại tuyến, và mảng kinh doanh đó chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng, nên họ càng phải đầu tư vào giáo dục trực tuyến", Zheng nói, nhấn mạnh 100.com đang dẫn đầu trong cuộc cạnh tranh.
Liu Yujun, người đứng đầu 100.com, cho biết ông mua cơ sở của Zheng vì anh giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lí giáo dục trực tuyến, tài liệu giảng dạy phong phú, và nổi tiếng vì hiểu được học sinh cần làm gì để vượt qua kỳ thi IELTS.
Li Huihui, một học sinh, đã trả 12.800 tệ (hơn 2.000 USD) để đăng kí vào một khóa học cao cấp của Zheng. Cô đánh giáo cao tính linh hoạt của học trực tuyến. "Ngày trước, nếu muốn theo học các giáo viên nổi tiếng như thầy Zheng, phải đến tận Bắc Kinh hoặc Thượng Hải, bởi vì không bao giờ có thể tìm thấy giáo viên dạy IELTS giỏi ở một thành phố hạng hai", cô nói. "Giờ đây bằng việc tham gia học trực tuyến tôi có thể học bất cứ lúc nào và bất kì nơi đâu, tiết kiệm được tiền đi lại và ăn ở". Tuy nhiên, vẫn có những ý kiến trái chiều về học trực tuyến. Chen Sijia, một học sinh vừa hoàn thành khóa học IELTS 10 ngày tại một trung tâm của New Oriental ở Tây An, thủ phủ tỉnh Thiểm Tây lại cho rằng "tiếp xúc trực tiếp với giáo viên và bạn học mới là quan trọng".
…………………
Bạn phải làm sao đưa kiến thức, kinh nghiệm, kĩ năng … đến gần và nhiều người hơn. Phải biến tổ chức của bạn thành “bộ máy giáo dục khổng lồ” có thể đáp ứng tốt nhất nhu cầu hướng nghiệp, học tập, làm việc, lập nghiệp của mọi người. Khi đó bạn sẽ cảm thấy cuộc đời mình thật ý nghĩa!
NHỮNG LƯU Ý TRƯỚC KHI THỰC HIỆN
+ Để thành công bạn cần chuẩn bị kĩ càng trước khi khởi nghiệp. Một trong những công việc bạn cần đầu tư kĩ lưỡng, bài bản là bản kế hoạch kinh doanh. Không có kế hoạch trước khi làm bất cứ điều gì bạn cũng khó thu lại kết quả cao. Khi bắt tay vào hoàn thiện bản kế hoạch kinh doanh của mình, bạn cần phải:
- Liệt kê cụ thể những đối thủ cạnh tranh ở nơi bạn kinh doanh. Đó là những đối tượng cụ thể nào? Lập bảng so sánh điểm mạnh, điểm yếu của họ so với mô hình kinh doanh của bạn, để từ đó hoạch định ra sách lược đánh bại họ.
- Liệt kê cụ thể những đối tác, nhà cung cấp và những thông tin liên quan đến họ (ở đâu, cung cấp gì, kĩ thuật sản xuất ra sao, tiêu chuẩn chất lượng thế nào …?).
- Lên danh sách tuyển dụng những người phù hợp.
- Lên danh sách những nguồn lực tài chính. Chúng hiện có bao nhiêu? Và cách để huy động chúng? …
- Lên danh sách những nguồn lực. Chúng là gì? Có bao nhiêu? Hiện trạng thế nào? …
- Bạn cần soạn ra chính sách, lập ra sơ đồ quản lí nhân viên.
- Bạn cần soạn ra chính sách đãi ngộ nhân viên. Lương? Ngoài giờ? Phụ cấp? Thưởng? Hỗ trợ? Phải thật cụ thể.
- Bạn cần soạn ra những qui định làm việc: Giờ giấc? Đồng phục? Trang thiết bị? Thậm chí soạn cả những qui định chi tiết trong từng công việc cụ thể.
- …
+ Chú trọng xây dựng thương hiệu ngay từ đầu. Xây dựng thương hiệu ở đây phải hiểu là xây dựng hình ảnh tổ chức từ những điều nhỏ nhất. Xây dựng thương hiệu phải gắn liền với xây dựng văn hóa tổ chức. Khi xây dựng thương hiệu, bạn phải làm cho khách hàng nhận ra bạn là ai, thế mạnh của bạn là gì (bạn đem lại lợi ích gì cho khách hàng mà những đối thủ khác không bằng bạn). Nói chung, bạn phải làm nổi bật thương hiệu của bạn trong tâm trí khách hàng ở những “điểm nhấn” do chính bạn tạo ra. Bạn nên định vị thương hiệu dựa vào những gợi ý dưới đây:
- Sản phẩm/dịch vụ của bạn đem đến cho khách hàng lợi ích gì?
- Bạn phục vụ khách hàng như thế nào?
- Khách hàng cảm nhận được điều gì khi đến với bạn?
+ Để giảm chi phí, tôi khuyến khích bạn phát huy thế mạnh từ những gì mình có, tìm những giải pháp tiết kiệm mọi thứ ngay từ đầu.
+ Chú ý kết nối với nhiều cá nhân, tổ chức để lấy đơn hàng. Bạn cũng nên dành nhiều ưu đãi cho những khách hàng sử dụng dịch vụ của bạn nhiều lần.
+ Theo thời gian các yếu tố như nhu cầu, tâm lí … của khách hàng thay đổi, bạn cần biết thay đổi cho phù hợp. Luôn luôn nghiên cứu phát triển thì sự nghiệp của bạn mới trường tồn.
+ Phải hiểu rõ nguồn lực của mình, đặt ra mục tiêu rõ ràng mà mình có thể đạt được, sau đó phân bổ nguồn lực của mình vào từng công việc cụ thể một cách hợp lí.
+ Tạo những nền tảng vững chắc ngay từ đầu để tổ chức phát triển lâu dài. Ví dụ:
- Tìm kiếm, tạo ra nguồn nhân lực tốt nhất.
- Tìm kiếm, tạo ra cơ sở vật chất … tốt nhất phục vụ mô hình kinh doanh. Đầu tư vào các mô hình phục vụ trực tiếp và hỗ trợ gián tiếp mô hình kinh doanh này. Ngoài ra còn tăng cường đầu tư ngoài ngành để tài chính vững chắc.
- Tìm kiếm, nghiên cứu, đầu tư vào nhân tài, công nghệ, sản phẩm, dịch vụ để luôn là người dẫn đầu trong lĩnh vực kinh doanh của mình.
…
+ Đặt ra chỉ tiêu, lập ra kế hoạch, đưa ra phương pháp, hoạch định chiến lược, chuẩn bị nguồn lực, đầu tư kĩ càng … trước khi tấn công thị trường. Chú trọng tìm kiếm, bồi dưỡng, đãi ngộ … đội ngũ bán hàng để tổ chức ngày càng phát triển.
+ Đẩy mạnh quảng bá hình ảnh của tổ chức. Phải coi trọng hoạt động quảng bá và phải quảng bá tích cực, thường xuyên. Bên cạnh đó, bạn còn phải liên tục áp dụng các chương trình khuyến mãi. Làm sao để tổ chức của bạn có thể phục vụ được nhiều người là bạn thành công.
+ Để có thể trả lời được câu hỏi “Ngân sách marketing bao nhiêu?”, bạn cần phải liệt kê chi tiết mọi thứ, sau đó phân tích kĩ lưỡng trước khi quyết định. Trách nhiệm này thuộc về người đứng đầu doanh nghiệp.
Chủ doanh nghiệp giỏi sẽ trả lời được những câu hỏi:
- Cần chi ở đâu? Hãy xác định những “điểm chi” hiệu quả và chỉ chi cho những “điểm chi” đó! Thậm chí tìm ra cách để không phải chi.
- Chi bao nhiêu?
- Chi như thế nào (lập kế hoạch chi)?
+ Dựa vào sách lược marketing đưa ra, bạn bắt đầu lên kế hoạch marketing cụ thể. Đầu tiên doanh nghiệp làm gì, sau đó làm gì nữa, chi phí cho những công việc ấy bao nhiêu …?
Marketing về cái gì? Ở đâu? Ra sao? Ba nguyên tắc cơ bản cần nắm trước khi lập một kế hoạch marketing là: Segment (phân loại khách hàng); Target (chọn khách hàng mục tiêu); Position (định vị thương hiệu của bạn trong tâm trí khách hàng). Khách hàng phải là điểm xuất phát đồng thời là điểm cuối cùng của mọi hoạt động marketing.
Nên lập kế hoạch marketing dựa theo 4P (Product (sản phẩm), Price (giá cả), Place (địa điểm), Promotion (xúc tiến)). Sản phẩm/dịch vụ là cái bạn định đem bán. Nó như thế nào? Giá cả là số tiền bạn mong muốn khách hàng trả khi mua sản phẩm/dịch vụ của bạn. Để định giá sản phẩm/dịch vụ bạn phải nắm được nhiều vấn đề, trong đó có 3 vấn đề cơ bản là chi phí bạn phải bỏ ra, mức giá khách hàng chấp nhận, giá bán của các đối thủ. Giá bán sản phẩm/dịch vụ của bạn có cạnh tranh nổi với giá bán sản phẩm/dịch vụ của các đối thủ? Tại sao họ bán giá rẻ hay đắt hơn bạn? Địa điểm là nơi diễn ra hoạt động kinh doanh. Liệu địa điểm diễn ra hoạt động kinh doanh có đem lại hiệu quả kinh doanh như mong đợi? Nếu khách hàng ở xa thì bạn có phục vụ họ hay không? Xúc tiến là hoạt động lôi kéo khách hàng mua hàng của bạn. Bạn có những hoạt động xúc tiến nào để lôi kéo khách hàng?
+ Bạn hãy lên kế hoạch bán hàng dựa vào những câu hỏi dưới đây:
- Mục tiêu của bạn là gì?
- Bạn sẽ triển khai bao nhiêu kênh bán hàng, web … bán hàng?
- Những kênh bán hàng, web … bán hàng đó được triển khai cụ thể ra sao?
- Trong thời gian bao lâu (đưa ra các mốc thời gian cụ thể cho từng công việc cụ thể)?
- Chi phí để triển khai các công việc cụ thể?
- Những hoạt động hỗ trợ bán hàng?
- Cách thức phòng ngừa rủi ro?
+ Một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến cho những người khởi nghiệp thất bại là không quản lí tài chính chặt chẽ. Muốn quản lí tài chính chặt chẽ bạn phải tuân thủ các nguyên tắc sau:
- Trước khi chi tiêu bạn phải lập ra kế hoạch chi tiêu. Trong kế hoạch chi tiêu bạn phải trả lời được các câu hỏi: Chi tiêu vào cái gì? Tại sao lại chi tiêu vào cái đó? Có cách nào để không chi tiêu vào cái đó mà vẫn đạt được mục tiêu hay không? Nếu phải chi tiêu vào cái đó thì cách thức chi tiêu nào là tối ưu? Làm sao chi tiêu không gặp rủi ro, thu hồi được vốn và sinh lợi? Chi lúc nào? Chi bao nhiêu?
- Khi đồng tiền chạy đến tay bạn phải lập ra kế hoạch quản lí đồng tiền sao cho không thất thoát. Trong kế hoạch quản lí đồng tiền bạn phải trả lời được các câu hỏi: Tại sao phải quản lí đồng tiền? Quản lí đồng tiền như thế nào, bằng phương pháp nào? Làm sao để quản lí đồng tiền không gặp rủi ro?
- Cuối cùng, bạn phải có kế hoạch tái đầu tư đồng tiền sao cho hiệu quả. Bạn phải lập ra kế hoạch đầu tư đồng tiền. Trong kế hoạch đầu tư đồng tiền bạn phải trả lời được các câu hỏi: Đầu tư vào cái gì? Tại sao lại đầu tư vào cái đó (nếu đầu tư vào cái đó mà không đem lại hiệu quả sẽ không đầu tư nữa)? Làm sao đầu tư không gặp rủi ro, thu hồi được vốn và sinh lợi tối ưu? Đầu tư lúc nào? Đầu tư bao nhiêu?
*Bạn nào quan tâm đến Ý tưởng này, vui lòng liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ email: contact@anastar.vn | anastar1512@gmail.com hoặc số điện thoại: 0928.53.80.89 | 0389.35.79.85 để biết thêm chi tiết! Hoặc cách khác, bạn cũng có thể gửi câu hỏi / yêu cầu cụ thể qua Bản đăng kí sau đây: http://bit.ly/TuVanKhoiNghiep
Chúc các bạn những điều tốt đẹp nhất trong cuộc sống!