Ý TƯỞNG DỊCH VỤ LÀM ĐẸP (SNYT 25)
16:43 - 12/02/2018
Con người ngày càng quan tâm đến vẻ bề ngoài của mình, bằng cách phát triển một tổ hợp chăm sóc sắc đẹp cho con người bạn sẽ đạt được mục tiêu giàu có!
Ý TƯỞNG ẨM THỰC KIỂU MỚI (SNYT 2)
Ý TƯỞNG DỊCH VỤ QUẢNG CÁO (SNYT 3)
Ý TƯỞNG THIẾT KẾ CẢNH QUAN (SNYT 4)
Ý TƯỞNG CHUỖI ẨM THỰC NHANH (SNYT 5)
VÀI NÉT SƠ LƯỢC VỀ Ý TƯỞNG
Con người ngày càng quan tâm đến vẻ bề ngoài của mình, bằng cách phát triển một tổ hợp chăm sóc sắc đẹp cho con người bạn sẽ đạt được mục tiêu giàu có!
Tùy vào điều kiện của mình mà bạn tấn công những mảng khác nhau của ý tưởng này, nhưng đích đến cuối cùng là xây dựng được một tổ hợp chăm sóc sắc đẹp cho con người. Tại đây sẽ có những loại hình dịch vụ sau:
+ Mở phòng tập dáng đẹp. Khác với phòng tập Gym, các bạn nữ tới đó tập để khỏe và đẹp, phòng tập dáng đẹp chỉ phục vụ cho nhu cầu làm đẹp. Chính vì vậy, ở phòng tập dáng đẹp sẽ có những dụng cụ, thiết bị và người hướng dẫn những bài tập chuyên về làm đẹp. Đối tượng khách hàng chủ yếu của phòng tập dáng đẹp là chị em phụ nữ chưa có vóc dáng chuẩn (ví dụ, người quá mập, người mới sinh …).
+ Mở lớp hướng dẫn cách chế biến, ăn uống sao cho có vóc dáng đẹp. Hiện nay nhu cầu ăn uống thực phẩm sạch, an toàn, giúp con người trở nên khỏe mạnh, xinh đẹp … đang ngày càng trở thành nhu cầu bức thiết hơn bao giờ hết. Chúng ta sẽ nghiên cứu ra những món ăn chuyên phục vụ cho sức khỏe, vóc dáng phụ nữ sau đó mở những lớp học hướng dẫn chế biến những món ăn này.
+ Mở những lớp cung cấp kiến thức, kĩ năng để có vóc dáng đẹp như cách đi, đứng, ngồi, nằm, nhảy … Làm sao để có vòng ba gợi cảm, đôi chân thuôn dài, lưng ong nõn nà, eo thon con kiến, bụng dưới phẳng lì, bầu ngực căng tròn, dáng đứng có duyên …? Những kiến thức, kĩ năng này tưởng đơn giản nhưng nếu không nắm bắt nhiều người sẽ làm sai. Xã hội ngày nay là xã hội của tri thức. Tất cả đều phải học tập mới có được.
Có bạn không biết làm sao chọn được đôi giày ưng ý …
Có bạn không biết làm sao chọn được bộ quần áo đẹp …
Có bạn không biết làm sao cột mái tóc cho đẹp …
Có bạn không biết làm chọn được mùi hương quyến rũ …
Nói chung, tất cả những cái đó gọi là làm đẹp.
Việc đầu tiên là chúng ta sẽ lập ra một website dạy làm đẹp. Trên website này sẽ có những thông tin, kiến thức về làm đẹp từ nhiều nguồn, trong đó người sáng lập giữ vai trò chủ đạo. Chúng ta cũng thường xuyên mở các lớp dạy làm đẹp. Học phí mỗi lớp có thể chấp nhận được, địa điểm thì có thể học tại chỗ nào đó hoặc nhà học viên. Song song với các hoạt động dạy, chúng ta có thể nhận tư vấn làm đẹp, cách chăm sóc bản thân để có sức khỏe, tinh thần minh mẫn … Bán các sản phẩm về làm đẹp cũng sẽ giúp chúng ta có nguồn thu lớn.
Sắc đẹp dường như là một lợi thế có thể tạo ra nhiều giá trị vô hình lẫn hữu hình, nếu biết khai thác thì đây là một ngành kinh doanh béo bở. Nhu cầu làm đẹp đối với nữ giới gần như là nhu cầu tất yếu. Ở bất kì địa vị, mức sống … nào họ đều muốn tạo ra cho mình một vẻ bề ngoài thu hút. Chủ đề làm đẹp luôn là chủ đề phái yếu quan tâm. Thời buổi bây giờ là thời buổi phụ nữ ganh đua nhau làm đẹp, ngó thấy cô bạn có vẻ bề ngoài trau chuốt hơn mình là trong lòng họ nảy sinh ghen ghét. Nếu biết tạo ra những bài giảng về làm đẹp thuyết phục bạn sẽ khiến họ phải móc hầu bao ra. Muốn đánh đổ phụ nữ cách duy nhất là giúp họ trở nên đẹp hơn trong mắt mọi người!
+ Mở những dịch vụ phục vụ nhu cầu làm đẹp như: Trang điểm, làm tóc, làm móng, làm răng, massage, xông hơi, ngâm chân (chăm sóc chân) …
Tôi thấy rất nhiều người già bị đau chân. Tôi thấy những phụ nữ mang bầu thường hay than phiền các bệnh về chân. Tôi thấy đa số các cô gái rất yêu quí đôi chân của mình. Tôi thấy mọi người hay thắc mắc những bệnh liên quan đến chân mà chưa có nơi nào giải đáp một các cặn kẽ. Khi tìm hiểu về đôi chân tôi thấy đôi chân rất quan trọng đối với mỗi chúng ta … Tại sao chúng ta có dịch vụ chăm sóc tóc, dịch vụ chăm sóc răng mà lại chưa có dịch vụ chăm sóc chân?
Chúng ta bố trí một không gian trưng bày và buôn bán các thuốc men, vật dụng, dụng cụ, thiết bị phục vụ cho đôi chân từ em bé sơ sinh cho đến người già như kem/dầu xoa bóp chân …, giày dép, tất vớ, miếng lót chân ..., dụng cụ massage chân … Ở đây cũng có người khám và tư vấn các bệnh về đôi chân, dịch vụ chăm sóc chân (như massage chân, sơn móng chân …) do các nhân viên giàu kinh nghiệm đảm nhận.
Giá cả từng dịch vụ chăm sóc chân không hề đắt. Tất cả mọi người đều có thể đến đây thường xuyên. Khi vào đây khách hàng sẽ cảm thấy như ở nhà mình. Họ sẽ được tư vấn, chuyện trò, trao đổi kinh nghiệm về chân. Họ có thể vừa ngâm chân vừa xem phim hay đọc báo. Ở đây có rất nhiều sách báo nói về chân, họ có thể mua hay mượn về nếu thấy cần thiết. Họ có thể hỏi chuyên gia tư vấn với đôi chân như vậy họ có thể mặc trang phục như thế nào … Có thể nói đôi chân có một vai trò không hề nhỏ trong việc tôn lên vẻ đẹp của người phụ nữ. Khi xã hội ngày càng phát triển nhu cầu làm đẹp của mọi người cũng cao hơn. Không phải ai cũng có đầy đủ kiến thức và có thời gian chăm sóc chân mình hàng ngày. Chính vì thế có một nơi chăm sóc chân như thế này hứa hẹn bạn sẽ gặt hái nhiều thành công.
Khi xã hội phát triển không chỉ nữ giới mà nam giới cũng có nhu cầu làm đẹp. Nếu có khả năng bạn có thể mở một không gian làm đẹp dành riêng cho nam, trong điều kiện hạn hẹp bạn có thể cung cấp các dịch vụ làm đẹp dành cho nam giới như: Chỉnh sửa, tạo dáng tóc; nhổ, cắt tỉa râu; lấy ráy tai; chữa và làm trắng trăng; xóa vết sẹo; trị mụn, hôi nách … Tôi nghĩ đó là những nhu cầu thiết thực, không có gì gọi là “sến” hay “vớ vẩn” cả!
Để làm tốt loại hình này bạn nên chú trọng công tác đào tạo nhân viên. Nhân viên phải ăn mặc chỉnh tề, nói chuyện hay, có nhiều tài vặt … thì mới lôi kéo được khách hàng. Làm sao tạo cho khách hàng cảm giác thoải mái để họ thường xuyên đến tâm sự, sinh hoạt, thư giãn, giải trí …
…………
Dưới đây là một viết về khởi nghiệp từ dịch vụ làm đẹp:
Sau hơn 7 năm tham gia lĩnh vực thương mại điện tử, Wilkis Wilson nhìn thấy tiềm năng lớn từ dịch vụ làm đẹp được đặt hàng bằng các ứng dụng trên điện thoại thông minh, còn gọi là “kiểu Uber”. Chiến lược kinh doanh này đã thu hút được giới đầu tư và mở ra triển vọng thành công mới với nữ doanh nhân trẻ này.
Glamsquad đang nhanh chóng trở thành một cái tên quen thuộc với các gia đình ở Mĩ. Đây là dịch vụ làm đẹp theo yêu cầu được Wilkis Wilson và một người bạn thân thành lập năm 2014.
Khách hàng của dịch vụ này sẽ sử dụng một ứng dụng điện thoại di động để chọn lựa và đặt hàng các chuyên gia làm đẹp tại gia đình hoặc văn phòng của mình. Nhiều khách hàng sử dụng dịch vụ này trước mỗi dịp quan trọng.
Dịch vụ này dự kiến sẽ có doanh số khoảng 40 tỉ USD trong năm nay với 65% lực lượng lao động là những người làm nghề tự do.
Trước khi đảm nhiệm vị trí cao nhất tại Glamsquad, Wilson đã từng làm ở vị trí tư vấn cấp cao cho nhiều công ty chăm sóc sắc đẹp.
Glamsquad không tiết lộ các con số về tài chính nhưng theo ước tính của tạp chí Forbes (Mĩ), tổng doanh số của công ty này đạt khoảng 8 triệu USD trong năm đầu tiên. Hiện tại, Glamsquad mới có chi nhánh tại ba điểm là New York, Los Angeles và Miami. Wilson cũng dự định sẽ mở chi nhánh tại 15 thành phố khác trong vòng hai năm tới. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia phân tích cho rằng, sức cạnh tranh trên thị trường này cũng đang nóng dần lên. Hiện có khá nhiều các công ty cung cấp các dịch vụ tương tự như Stylisted, Beautified và Beauty Booked. Trong đó, đối thủ cạnh tranh lớn nhất của Glamsquad là Vensette, được thành lập năm 2010 và cung cấp dịch vụ hẹn làm đẹp với giá đắt cao hơn nhiều so với giá của Glamsquad. Trước đó, đã có nhiều chuyên gia cho rằng dịch vụ này không mang lại nhiều lợi nhuận, nhưng Wilkis Wilson cho rằng: “Nhiều nam giới sẽ không biết được phụ nữ tiêu tốn bao nhiêu cho dịch vụ làm đẹp. Tôi nghĩ, đó là lợi thế về cảm nhận đầu tư của tôi”.
7 năm trước khi thành lập Glamsquad, Wilkis Wilson cũng từng là một trong những người sáng lập nên Gilt Groupe - một công ty thương mại điện tử chỉ mất 4 năm để tạo nên cơn bão lôi kéo đám đông yêu thích thời trang, cách mạng hóa cả ngành công nghiệp thời trang và thương mại điện tử, thu hút 5 triệu thành viên và đạt tới giá trị 1 tỉ USD. “Lúc đó, nhiệm vụ đầu tiên của chúng tôi là thuyết phục các thương hiệu thiết kế tên tuổi trở thành đối tác của chúng tôi và bán hàng theo cách hoàn toàn lạ lẫm và phi truyền thống đối với không chỉ họ mà cả thị trường”, Wilkis Wilson nhớ lại. Gilt Groupe được đánh giá là đã thành công trong việc trưng lên các thương hiệu ấn tượng này và xây dựng một trang web có thể chuyển đổi hoạt động mua sắm từ chỗ là một thú vui đặc trưng thành một môn thể thao có tính cạnh tranh. Tại trang Gilt.com, các thành viên ganh đua nhau giành các món đồ mang các nhãn hiệu nổi tiếng như Valentino, Christian Louboutin và Zac Posen, cùng với các thương hiệu thiết kế đã từng được coi là “không thể chạm đến” khác. “Tôi coi công việc khó khăn này là sự kết hợp của sự nỗ lực và vừa học vừa làm”, Wilkis Wilson cho biết. “Tất cả chúng tôi đều luôn luôn học tập. Nhưng một khi chúng tôi đã mở lối và tạo ra một hệ thống thì rõ ràng tôi cần phải phân quyền và tin tưởng rằng đội ngũ của mình có thể làm tốt công việc của họ”. “Chúng tôi đã có được thông tin rõ ràng từ các thành viên là họ không chỉ quan tâm tới thời trang và đồ trang trí mà họ đã sống, muốn sống theo một phong cách xa hoa. Điều này bao gồm du lịch, các trải nghiệm về nơi họ đến, thức ăn và rượu”, Wilkis Wilson cho biết. “Chúng tôi nhập những ý kiến phản hồi này để bổ sung vào các hạng mục kinh doanh của chúng tôi, lắng nghe khách hàng của bạn là điều rất quan trọng”. Cùng với tốc độ phát triển của điện thoại thông minh và các ứng dụng dịch vụ trên thiết bị này, Wilkis Wilson nhìn thấy cơ hội kiếm tiền “kiểu Uber” dành cho dịch vụ chăm sóc sắc đẹp. Wilkis Wilson không thể bỏ qua cơ hội này và quyết định rời khỏi Gilt Groupe để tạo sự nghiệp mới với nhiều kì vọng thành công ở phía trước.
NHỮNG LƯU Ý TRƯỚC KHI THỰC HIỆN
+ Để thành công bạn cần chuẩn bị kĩ càng trước khi khởi nghiệp. Một trong những công việc bạn cần đầu tư kĩ lưỡng, bài bản là bản kế hoạch kinh doanh. Không có kế hoạch trước khi làm bất cứ điều gì bạn cũng khó thu lại kết quả cao. Khi bắt tay vào hoàn thiện bản kế hoạch kinh doanh của mình, bạn cần phải:
- Liệt kê cụ thể những đối thủ cạnh tranh ở nơi bạn kinh doanh. Đó là những đối tượng cụ thể nào? Lập bảng so sánh điểm mạnh, điểm yếu của họ so với mô hình kinh doanh của bạn, để từ đó hoạch định ra sách lược đánh bại họ.
- Liệt kê cụ thể những nhà cung cấp và những thông tin liên quan đến họ (ở đâu, cung cấp gì, kĩ thuật sản xuất ra sao, tiêu chuẩn chất lượng thế nào …?).
- Lên danh sách tuyển dụng những người phù hợp.
- Lên danh sách những nguồn lực tài chính. Chúng hiện có bao nhiêu? Và cách để huy động chúng? …
- Lên danh sách những nguồn lực. Chúng là gì? Có bao nhiêu? Hiện trạng thế nào? …
- Bạn cần soạn ra chính sách, lập ra sơ đồ quản lí nhân viên.
- Bạn cần soạn ra chính sách đãi ngộ nhân viên. Lương? Ngoài giờ? Phụ cấp? Thưởng? Hỗ trợ? Phải thật cụ thể.
- Bạn cần soạn ra những qui định làm việc: Giờ giấc? Đồng phục? Trang thiết bị? Thậm chí soạn cả những qui định chi tiết trong từng công việc cụ thể.
- …
+ Chú trọng xây dựng thương hiệu ngay từ đầu. Xây dựng thương hiệu ở đây phải hiểu là xây dựng hình ảnh tổ chức từ những điều nhỏ nhất. Xây dựng thương hiệu phải gắn liền với xây dựng văn hóa tổ chức. Khi xây dựng thương hiệu, bạn phải làm cho khách hàng nhận ra bạn là ai, thế mạnh của bạn là gì (bạn đem lại lợi ích gì cho khách hàng mà những đối thủ khác không bằng bạn). Nói chung, bạn phải làm nổi bật thương hiệu của bạn trong tâm trí khách hàng ở những “điểm nhấn” do chính bạn tạo ra. Bạn nên định vị thương hiệu dựa vào những gợi ý dưới đây:
- Dịch vụ của bạn đem đến cho khách hàng lợi ích gì?
- Bạn phục vụ khách hàng như thế nào?
- Khách hàng cảm nhận được điều gì khi đến với bạn?
+ Để giảm chi phí, tôi khuyến khích bạn phát huy thế mạnh từ những gì mình có; tìm những giải pháp tiết kiệm mọi thứ ngay từ đầu.
+ Chú ý kết nối với nhiều cá nhân, tổ chức để lấy đơn hàng. Bạn cũng nên dành nhiều ưu đãi cho những khách hàng sử dụng dịch vụ của bạn nhiều lần.
+ Theo thời gian các yếu tố như nhu cầu, tâm lí … của khách hàng thay đổi, bạn cần biết thay đổi phương pháp, dịch vụ … Luôn luôn nghiên cứu phát triển thì sự nghiệp của bạn mới trường tồn.
+ Phải hiểu rõ nguồn lực của mình, đặt ra mục tiêu rõ ràng mà mình có thể đạt được, sau đó phân bổ nguồn lực của mình vào từng công việc cụ thể một cách hợp lí.
+ Để mô hình kinh doanh phát triển, ngay từ đầu phải chuẩn hóa dịch vụ. Ví dụ, phong cách, thái độ, cư xử, hành động … của nhân viên phục vụ khi tiếp khách hàng ở từng trường hợp cụ thể như thế nào. Không chuẩn hóa được dịch vụ sẽ không thể đảm bảo được chất lượng dịch vụ khi qui mô tổ chức ngày càng lớn mạnh. Ngoài ra còn phải chuẩn hóa tất cả công việc có liên quan đến mô hình kinh doanh này.
+ Tạo những nền tảng vững chắc ngay từ đầu để tổ chức phát triển lâu dài. Ví dụ:
- Tìm kiếm, tạo ra nguồn nhân lực tốt nhất.
- Tìm kiếm nhà cung cấp, tạo ra cơ sở vật chất … tốt nhất phục vụ mô hình kinh doanh. Kết nối mọi người (từ người bình thường đến người xuất sắc) để mô hình kinh doanh phát triển mạnh mẽ. Ngoài ra còn tăng cường đầu tư ngoài ngành để tài chính vững chắc.
- Tìm kiếm, nghiên cứu, đầu tư vào nhân tài, công nghệ, dịch vụ để luôn là người dẫn đầu trong lĩnh vực kinh doanh của mình.
…
+ Đặt ra chỉ tiêu, lập ra kế hoạch, đưa ra phương pháp, hoạch định chiến lược, chuẩn bị nguồn lực, đầu tư kĩ càng … trước khi bán hàng. Chú trọng tìm kiếm, bồi dưỡng, đãi ngộ … đội ngũ bán hàng để tổ chức ngày càng phát triển. Bên cạnh đó, không được quên tầm quan trọng của hoạt động bán hàng qua mạng vì thời buổi này là thời buổi công nghệ thông tin. Nếu có thể hãy nghiên cứu viết ra các ứng dụng giúp cho việc bán hàng và mua hàng trở nên tiện lợi, nhanh chóng … hơn.
+ Đẩy mạnh quảng bá hình ảnh của tổ chức. Phải coi trọng hoạt động quảng bá và phải quảng bá tích cực, thường xuyên. Làm sao để tổ chức của bạn có thể phục vụ được nhiều người là bạn thành công.
+ Trong buổi đầu khởi nghiệp bạn chú ý áp dụng các chính sách sau:
- Tập trung phục vụ tốt khách hàng ở nơi kinh doanh.
- Ưu tiên phát triển những dịch vụ có thể phục vụ tốt nhu cầu nhiều đối tượng, sau đó mới phát triển những dịch vụ chuyên biệt.
- Phát triển nhiều kênh và phương pháp bán hàng hiệu quả tấn công thị trường.
+ Để có thể trả lời được câu hỏi “Ngân sách marketing bao nhiêu?”, bạn cần phải liệt kê chi tiết mọi thứ, sau đó phân tích kĩ lưỡng trước khi quyết định. Trách nhiệm này thuộc về người đứng đầu doanh nghiệp.
Chủ doanh nghiệp giỏi sẽ trả lời được những câu hỏi:
- Cần chi ở đâu? Hãy xác định những “điểm chi” hiệu quả và chỉ chi cho những “điểm chi” đó! Thậm chí tìm ra cách để không phải chi.
- Chi bao nhiêu?
- Chi như thế nào (lập kế hoạch chi)?
+ Dựa vào sách lược marketing đưa ra, bạn bắt đầu lên kế hoạch marketing cụ thể. Đầu tiên doanh nghiệp làm gì, sau đó làm gì nữa, chi phí cho những công việc ấy bao nhiêu …?
Marketing về cái gì? Ở đâu? Ra sao? Ba nguyên tắc cơ bản cần nắm trước khi lập một kế hoạch marketing là: Segment (phân loại khách hàng); Target (chọn khách hàng mục tiêu); Position (định vị thương hiệu của bạn trong tâm trí khách hàng). Khách hàng phải là điểm xuất phát đồng thời là điểm cuối cùng của mọi hoạt động marketing.
Nên lập kế hoạch marketing dựa theo 4P (Product (sản phẩm), Price (giá cả), Place (địa điểm), Promotion (xúc tiến)). Dịch vụ là cái bạn định đem bán. Nó như thế nào? Giá cả là số tiền bạn mong muốn khách hàng trả khi sử dụng dịch vụ của bạn. Để định giá dịch vụ bạn phải nắm được nhiều vấn đề, trong đó có 3 vấn đề cơ bản là chi phí bạn phải bỏ ra, mức giá khách hàng chấp nhận, giá của các đối thủ. Giá dịch vụ của bạn có cạnh tranh nổi với giá dịch vụ của các đối thủ? Tại sao họ bán giá rẻ hay đắt hơn bạn? Địa điểm là nơi diễn ra hoạt động kinh doanh. Liệu địa điểm diễn ra hoạt động kinh doanh có đem lại hiệu quả kinh doanh như mong đợi? Nếu khách hàng ở xa thì bạn có phục vụ họ hay không? Xúc tiến là hoạt động lôi kéo khách hàng sử dụng dịch vụ của bạn. Bạn có những hoạt động xúc tiến nào để lôi kéo khách hàng?
+ Bạn hãy lên kế hoạch bán hàng dựa vào những câu hỏi dưới đây:
- Mục tiêu của bạn là gì?
- Bạn sẽ triển khai bao nhiêu kênh bán hàng, điểm bán hàng? Ví dụ: Mở tiệm, lập web …
- Những kênh bán hàng đó được triển khai cụ thể ra sao? Ví dụ: Làm cái gì? Tuyển những ai? Đào tạo ra sao? …
- Trong thời gian bao lâu (đưa ra các mốc thời gian cụ thể cho từng công việc cụ thể)?
- Chi phí để triển khai các công việc cụ thể?
- Những hoạt động hỗ trợ bán hàng?
- Cách thức phòng ngừa rủi ro?
+ Một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến cho những người khởi nghiệp thất bại là không quản lí tài chính chặt chẽ. Muốn quản lí tài chính chặt chẽ bạn phải tuân thủ các nguyên tắc sau:
- Trước khi chi tiêu bạn phải lập ra kế hoạch chi tiêu. Trong kế hoạch chi tiêu bạn phải trả lời được các câu hỏi: Chi tiêu vào cái gì? Tại sao lại chi tiêu vào cái đó? Có cách nào để không chi tiêu vào cái đó mà vẫn đạt được mục tiêu hay không? Nếu phải chi tiêu vào cái đó thì cách thức chi tiêu nào là tối ưu? Làm sao chi tiêu không gặp rủi ro, thu hồi được vốn và sinh lợi? Chi lúc nào? Chi bao nhiêu?
- Khi đồng tiền chạy đến tay bạn phải lập ra kế hoạch quản lí đồng tiền sao cho không thất thoát. Trong kế hoạch quản lí đồng tiền bạn phải trả lời được các câu hỏi: Tại sao phải quản lí đồng tiền? Quản lí đồng tiền như thế nào, bằng phương pháp nào? Làm sao để quản lí đồng tiền không gặp rủi ro?
- Cuối cùng, bạn phải có kế hoạch tái đầu tư đồng tiền sao cho hiệu quả. Bạn phải lập ra kế hoạch đầu tư đồng tiền. Trong kế hoạch đầu tư đồng tiền bạn phải trả lời được các câu hỏi: Đầu tư vào cái gì? Tại sao lại đầu tư vào cái đó (nếu đầu tư vào cái đó mà không đem lại hiệu quả sẽ không đầu tư nữa)? Làm sao đầu tư không gặp rủi ro, thu hồi được vốn và sinh lợi tối ưu? Đầu tư lúc nào? Đầu tư bao nhiêu?
*Bạn nào quan tâm đến Ý tưởng này, vui lòng liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ email: contact@anastar.vn | anastar1512@gmail.com hoặc số điện thoại: 0928.53.80.89 | 0389.35.79.85 để biết thêm chi tiết! Hoặc cách khác, bạn cũng có thể gửi câu hỏi / yêu cầu cụ thể qua Bản đăng kí sau đây: http://bit.ly/TuVanKhoiNghiep
Chúc các bạn những điều tốt đẹp nhất trong cuộc sống!