Ý TƯỞNG DỊCH VỤ QUẢNG CÁO (SNYT 3)

Ý TƯỞNG DỊCH VỤ QUẢNG CÁO (SNYT 3)

Ý TƯỞNG DỊCH VỤ QUẢNG CÁO (SNYT 3)

07:37 - 03/02/2018

Muốn bán được hàng thì phải quảng cáo, nếu bạn có chuyên môn về quảng cáo, giỏi giao tiếp, muốn khởi nghiệp với số vốn rất nhỏ nhưng muốn thu lại lợi nhuận cực cao … thì đây là ý tưởng tuyệt vời dành cho bạn!

Ý TƯỞNG KHU VUI CHƠI GIẢI TRÍ (SNYT 1)
Ý TƯỞNG ẨM THỰC KIỂU MỚI (SNYT 2)
Ý TƯỞNG THIẾT KẾ CẢNH QUAN (SNYT 4)
Ý TƯỞNG CHUỖI ẨM THỰC NHANH (SNYT 5)
Ý TƯỞNG DỊCH VỤ BÁN HÀNG (SNYT 6)
Ý TƯỞNG DỊCH VỤ QUẢNG CÁO (SNYT 3)

VÀI NÉT SƠ LƯỢC VỀ Ý TƯỞNG

Muốn bán được hàng thì phải quảng cáo, nếu bạn có chuyên môn về quảng cáo, giỏi giao tiếp, muốn khởi nghiệp với số vốn rất nhỏ nhưng muốn thu lại lợi nhuận cực cao … thì đây là ý tưởng tuyệt vời dành cho bạn!

Ý tưởng này như sau: Bạn sẽ vắt óc nghĩ ra những ý tưởng quảng cáo, mô phỏng chúng một cách cụ thể, chi tiết rồi bằng cách nào đó chào mời người có nhu cầu sử dụng dịch vụ của mình. Những người đến với bạn sẽ cho rằng ý tưởng của bạn hay ho, thiết thực …, (bạn có thể giúp họ quảng bá sản phẩm/dịch vụ đến khách hàng tiềm năng). Bản chất của hoạt động kinh doanh của bạn chính là bán ý tưởng quảng cáo. Chính vì vậy, nhiệm vụ của bạn là phải “sản xuất” ra nhiều ý tưởng quảng cáo độc đáo, khả thi để phục vụ khách hàng.

Khi sáng tác ý tưởng quảng cáo, bạn nên ưu tiên sáng tác những ý tưởng quảng cáo chi phí thấp nhưng hiệu quả cao. Hiện nay internet không thể thiếu trong cuộc sống của con người. Do đó, bạn hãy suy nghĩ ra các giải pháp quảng cáo trên internet để tấn công thị trường như giải pháp làm video marketing chẳng hạn.

Tôi không thể mô tả hết những ý tưởng quảng cáo mà tôi nghĩ ra cho bạn biết, nhưng nếu bạn thông minh khi nghe tôi nói hướng đi trên chắc bạn cũng có thể hiểu được hướng đi đó tiềm năng như thế nào trong thế giới thương mại. Khi cuộc chiến giữa những người bán hàng càng trở nên gay gắt thì “miếng bánh” dành cho người làm quảng cáo càng trở nên béo bở. Đây là hướng đi của tương lai.

Ở hầu hết các công ty quảng cáo Việt Nam, dựa trên đơn đặt hàng của khách hàng, thường các nhân viên thiết kế sẽ cắm đầu vào tìm trong thư viện ảnh một hình nào đó hay hay, có vẻ phù hợp rồi gắn sản phẩm của khách hàng vào đấy. Nếu mẫu thiết kế đó đẹp đẽ, chỉn chu thì khách hàng có thể phải trả đến hàng triệu đồng cho công ty quảng cáo Việt Nam. Tại công ty quảng cáo đa quốc gia, những ý tưởng sáng tạo luôn là kết quả của qui trình làm việc chuyên nghiệp dựa trên những phân tích, nghiên cứu và xử lí thông tin rất khoa học, mà đôi khi rất rất tốn kém, nhằm bảo đảm tạo ra những quảng cáo mang lại hiệu quả bán hàng thực sự, chứ không chỉ đơn giản là những quảng cáo đẹp. Sự khác biệt lớn giữa một mẫu quảng cáo đẹp và một mẫu quảng cáo hiệu quả chính là qui trình sáng tạo – tức cách thức áp dụng để sáng tạo ra quảng cáo. Một quảng cáo hiệu quả được thực hiện theo một qui trình chuyên nghiệp và phức tạp hơn rất nhiều. Bắt đầu từ nghiên cứu phân tích các số liệu về thị trường, người tiêu dùng, nhóm khách hàng mục tiêu, các nhu cầu tiềm ẩn của khách hàng, phân tích đối thủ cạnh tranh, phân tích điểm mạnh yếu của sản phẩm …, công ty quảng cáo phải vạch ra được định hướng chiến lược nhằm đáp ứng các yêu cầu mà chương trình quảng cáo cần đạt được. Tất cả các bước thực hiện đều có những tiêu chí, những chỉ tiêu rất cụ thể và rõ ràng. Việc chọn lọc ý tưởng được thực hiện qua nghiên cứu thị trường và lấy ý kiến của khách hàng mục tiêu. Sau khi chọn được mẫu quảng cáo, công đoạn thực hiện mẫu quảng cáo cũng phải chuyên nghiệp. Việc chụp hình hay quay phim, nếu có, cũng phải được các chuyên gia thực hiện (có những mẫu quảng cáo mà chỉ riêng chi phí thuê người mẫu và quay phim chụp ảnh đã lên tới hàng chục ngàn USD). Người thực hiện mẫu quảng cáo phải tạo được những lí do thuyết phục tác động đến người xem quảng cáo để mang lại hiệu quả bán hàng.

Điểm yếu của các công ty quảng cáo Việt Nam trong việc tạo ra những quảng cáo giá trị cao là thiếu những người làm quảng cáo chuyên nghiệp và thiếu các qui trình chuyên nghiệp. Hiện chỉ có một số rất ít công ty quảng cáo Việt Nam có được những chuyên viên quảng cáo giỏi. Đa số họ là nhân viên cũ của những công ty, những tập đoàn quảng cáo đa quốc gia, nay đã nghỉ việc và ra mở công ty riêng. Trong chừng mực nào đó, họ có được những kĩ năng của một người làm quảng cáo chuyên nghiệp. Tuy nhiên, họ không thể bù đắp được lỗ hổng quá lớn mà các công ty quảng cáo của Việt Nam luôn thiếu: Một hệ thống quản lí chuẩn mực với các qui trình làm quảng cáo chuyên nghiệp.

Theo xu hướng hội nhập và phát triển nhanh chóng của nền kinh tế Việt Nam, bất cứ một ai có tâm huyết với ngành quảng cáo và mong muốn vượt lên phía trước đều có cơ hội rất lớn. Tất cả những thông tin, những kiến thức cần thiết để tạo nên, phát triển và điều hành một công ty quảng cáo chuyên nghiệp đều sẵn có trên những phương tiện thông tin. Bạn có thể tìm thấy rất nhiều thông tin có giá trị về quảng cáo tại nhà sách, internet … Điều cản trở doanh nghiệp quảng cáo Việt Nam lớn nhất chính là tầm nhìn hạn hẹp, không dám nghĩ, dám làm và không có một khát vọng đủ lớn.

NHỮNG LƯU Ý TRƯỚC KHI THỰC HIỆN

+ Để thành công bạn cần chuẩn bị kĩ càng trước khi khởi nghiệp. Một trong những công việc bạn cần đầu tư kĩ lưỡng, bài bản là bản kế hoạch kinh doanh. Không có kế hoạch trước khi làm bất cứ điều gì bạn cũng khó thu lại kết quả cao. Khi bắt tay vào hoàn thiện bản kế hoạch kinh doanh của mình, bạn cần phải:

  • Liệt kê cụ thể những đối thủ cạnh tranh ở nơi bạn kinh doanh. Đó là những đối tượng cụ thể nào? Lập bảng so sánh điểm mạnh, điểm yếu của họ so với mô hình kinh doanh của bạn, để từ đó hoạch định ra sách lược đánh bại họ.
  • Liệt kê cụ thể những nhà cung cấp và những thông tin liên quan đến họ (ở đâu, cung cấp gì, kĩ thuật sản xuất ra sao, tiêu chuẩn chất lượng thế nào …?).
  • Lên danh sách tuyển dụng những người phù hợp.
  • Lên danh sách những nguồn lực tài chính. Chúng hiện có bao nhiêu? Và cách để huy động chúng? …
  • Lên danh sách những nguồn lực. Chúng là gì? Có bao nhiêu? Hiện trạng thế nào? …
  • Bạn cần soạn ra chính sách, lập ra sơ đồ quản lí nhân viên.
  • Bạn cần soạn ra chính sách đãi ngộ nhân viên. Lương? Ngoài giờ? Phụ cấp? Thưởng? Hỗ trợ? Phải thật cụ thể.
  • Bạn cần soạn ra những qui định làm việc: Giờ giấc? Đồng phục? Trang thiết bị? Thậm chí soạn cả những qui định chi tiết trong từng công việc cụ thể.

+ Chú trọng xây dựng thương hiệu ngay từ đầu. Xây dựng thương hiệu ở đây phải hiểu là xây dựng hình ảnh tổ chức từ những điều nhỏ nhất. Xây dựng thương hiệu phải gắn liền với xây dựng văn hóa tổ chức. Khi xây dựng thương hiệu, bạn phải làm cho khách hàng nhận ra bạn là ai, thế mạnh của bạn là gì (bạn đem lại lợi ích gì cho khách hàng mà những đối thủ khác không bằng bạn). Nói chung, bạn phải làm nổi bật thương hiệu của bạn trong tâm trí khách hàng ở những “điểm nhấn” do chính bạn tạo ra. Bạn nên định vị thương hiệu dựa vào những gợi ý dưới đây:

  • Sản phẩm/dịch vụ của bạn đem đến cho khách hàng lợi ích gì?
  • Bạn phục vụ khách hàng như thế nào?
  • Khách hàng cảm nhận được điều gì khi đến với bạn?

+ Để giảm chi phí, tôi khuyến khích bạn phát huy thế mạnh từ những gì mình có, nghĩ ra những ý tưởng quảng cáo có thể tiết kiệm chi phí (như tận dụng lao động nhàn rỗi, đồ bỏ đi … chẳng hạn); mua lại những đồ cũ sau đó sửa sang, tân trang lại; tái chế đồ bỏ đi; tìm những giải pháp tiết kiệm nguyên vật liệu … ngay từ đầu.

+ Chú ý kết nối với nhiều cá nhân, tổ chức để lấy đơn hàng. Bạn cũng nên dành nhiều ưu đãi cho những khách hàng sử dụng dịch vụ của bạn nhiều lần.

+ Theo thời gian các yếu tố như nhu cầu, tâm lí … của khách hàng thay đổi, bạn cần biết thay đổi cho phù hợp. Luôn luôn nghiên cứu phát triển thì sự nghiệp của bạn mới trường tồn.

+ Phải hiểu rõ nguồn lực của mình, đặt ra mục tiêu rõ ràng mà mình có thể đạt được, sau đó phân bổ nguồn lực của mình vào từng công việc cụ thể một cách hợp lí.

+ Tạo những nền tảng vững chắc ngay từ đầu để tổ chức phát triển lâu dài. Ví dụ:

  • Tìm kiếm, tạo ra nguồn nhân lực tốt nhất.
  • Tìm kiếm, tạo ra nguồn nguyên vật liệu, cơ sở vật chất … tốt nhất phục vụ mô hình kinh doanh. Đầu tư vào các mô hình phục vụ trực tiếp và hỗ trợ gián tiếp mô hình kinh doanh này. Ngoài ra còn tăng cường đầu tư ngoài ngành để tài chính vững chắc.
  • Tìm kiếm, nghiên cứu, đầu tư vào nhân tài, công nghệ, sản phẩm, dịch vụ để luôn là người dẫn đầu trong lĩnh vực kinh doanh của mình.

+ Đặt ra chỉ tiêu, lập ra kế hoạch, đưa ra phương pháp, hoạch định chiến lược, chuẩn bị nguồn lực, đầu tư kĩ càng … trước khi tấn công thị trường. Chú trọng tìm kiếm, bồi dưỡng, đãi ngộ … đội ngũ bán hàng để tổ chức ngày càng phát triển.

+ Đẩy mạnh quảng bá hình ảnh của tổ chức. Phải coi trọng hoạt động quảng bá và phải quảng bá tích cực, thường xuyên. Bên cạnh đó, bạn còn phải liên tục áp dụng các chương trình khuyến mãi. Làm sao để tổ chức của bạn có thể phục vụ được nhiều người là bạn thành công.

+ Để có thể trả lời được câu hỏi “Ngân sách marketing bao nhiêu?”, bạn cần phải liệt kê chi tiết mọi thứ, sau đó phân tích kĩ lưỡng trước khi quyết định. Trách nhiệm này thuộc về người đứng đầu doanh nghiệp.

Chủ doanh nghiệp giỏi sẽ trả lời được những câu hỏi:

  • Cần chi ở đâu? Hãy xác định những “điểm chi” hiệu quả và chỉ chi cho những “điểm chi” đó! Thậm chí tìm ra cách để không phải chi.
  • Chi bao nhiêu?
  • Chi như thế nào (lập kế hoạch chi)?

+ Dựa vào sách lược marketing đưa ra, bạn bắt đầu lên kế hoạch marketing cụ thể. Đầu tiên doanh nghiệp làm gì, sau đó làm gì nữa, chi phí cho những công việc ấy bao nhiêu …?

Marketing về cái gì? Ở đâu? Ra sao? Ba nguyên tắc cơ bản cần nắm trước khi lập một kế hoạch marketing là: Segment (phân loại khách hàng); Target (chọn khách hàng mục tiêu); Position (định vị thương hiệu của bạn trong tâm trí khách hàng). Khách hàng phải là điểm xuất phát đồng thời là điểm cuối cùng của mọi hoạt động marketing.

Nên lập kế hoạch marketing dựa theo 4P (Product (sản phẩm), Price (giá cả), Place (địa điểm), Promotion (xúc tiến)). Sản phẩm/dịch vụ là cái bạn định đem bán. Nó có chất lượng, hình thức, dịch vụ kèm theo … như thế nào? Giá cả là số tiền bạn mong muốn khách hàng trả khi mua sản phẩm/dịch vụ của bạn. Để định giá sản phẩm/dịch vụ bạn phải nắm được nhiều vấn đề, trong đó có 3 vấn đề cơ bản là chi phí bạn phải bỏ ra, mức giá khách hàng chấp nhận, giá bán của các đối thủ. Giá bán sản phẩm/dịch vụ của bạn có cạnh tranh nổi với giá bán sản phẩm/dịch vụ của các đối thủ? Tại sao họ bán giá rẻ hay đắt hơn bạn? Địa điểm là nơi diễn ra hoạt động kinh doanh. Liệu địa điểm diễn ra hoạt động kinh doanh có đem lại hiệu quả kinh doanh như mong đợi? Nếu khách hàng ở xa thì bạn có phục vụ họ hay không? Xúc tiến là hoạt động lôi kéo khách hàng mua hàng của bạn. Bạn có những hoạt động xúc tiến nào để lôi kéo khách hàng?

+ Bạn hãy lên kế hoạch bán hàng dựa vào những câu hỏi dưới đây:

  • Mục tiêu của bạn là gì?
  • Bạn sẽ triển khai bao nhiêu kênh bán hàng, web bán hàng?
  • Những kênh bán hàng, web bán hàng đó được triển khai cụ thể ra sao?
  • Trong thời gian bao lâu (đưa ra các mốc thời gian cụ thể cho từng công việc cụ thể)?
  • Chi phí để triển khai các công việc cụ thể?
  • Những hoạt động hỗ trợ bán hàng?
  • Cách thức phòng ngừa rủi ro?

+ Một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến cho những người khởi nghiệp thất bại là không quản lí tài chính chặt chẽ. Muốn quản lí tài chính chặt chẽ bạn phải tuân thủ các nguyên tắc sau:

  • Trước khi chi tiêu bạn phải lập ra kế hoạch chi tiêu. Trong kế hoạch chi tiêu bạn phải trả lời được các câu hỏi: Chi tiêu vào cái gì? Tại sao lại chi tiêu vào cái đó? Có cách nào để không chi tiêu vào cái đó mà vẫn đạt được mục tiêu hay không? Nếu phải chi tiêu vào cái đó thì cách thức chi tiêu nào là tối ưu? Làm sao chi tiêu không gặp rủi ro, thu hồi được vốn và sinh lợi? Chi lúc nào? Chi bao nhiêu?
  • Khi đồng tiền chạy đến tay bạn phải lập ra kế hoạch quản lí đồng tiền sao cho không thất thoát. Trong kế hoạch quản lí đồng tiền bạn phải trả lời được các câu hỏi: Tại sao phải quản lí đồng tiền? Quản lí đồng tiền như thế nào, bằng phương pháp nào? Làm sao để quản lí đồng tiền không gặp rủi ro?
  • Cuối cùng, bạn phải có kế hoạch tái đầu tư đồng tiền sao cho hiệu quả. Bạn phải lập ra kế hoạch đầu tư đồng tiền. Trong kế hoạch đầu tư đồng tiền bạn phải trả lời được các câu hỏi: Đầu tư vào cái gì? Tại sao lại đầu tư vào cái đó (nếu đầu tư vào cái đó mà không đem lại hiệu quả sẽ không đầu tư nữa)? Làm sao đầu tư không gặp rủi ro, thu hồi được vốn và sinh lợi tối ưu? Đầu tư lúc nào? Đầu tư bao nhiêu?

+ Bạn có thể cung cấp nhiều dịch vụ quảng cáo sau đây: Thiết kế tạo mẫu và in ấn; cung cấp dịch vụ quảng cáo ngoài trời; làm phim quảng cáo và các dịch vụ hậu kì; dịch vụ chụp ảnh chuyên nghiệp; sản xuất các vật phẩm quảng cáo; tiếp thị trực tiếp và gián tiếp; cung cấp dịch vụ nghiên cứu thị trường; phát triển các kênh/chương trình truyền thông; tư vấn, hướng dẫn quảng cáo … Ngoài ra, bạn có thể sáng tạo thêm nhiều dịch vụ quảng cáo không có trong danh sách liệt kê này.

+ Lịch sử phát triển của quảng cáo từ cuối thế kỉ 19 tới nay có thể chia ra thành 5 giai đoạn, gắn liền với sự ra đời của các chiến lược quảng cáo như sau: Quảng cáo chân thật – Story-telling advertising (từ thế kỉ 19 đến giữa thế kỉ 20). Quảng cáo điểm mạnh của sản phẩm – USP advertising (từ thập niên 40 của thế kỉ 20); quảng cáo xây dựng hình ảnh – Image advertising (từ thập niên 60 của thế kỉ 20); quảng cáo định vị thương hiệu – Positioning advertising (từ thập niên 80 của thế kỉ 20); chương trình truyền thông tiếp thị tích hợp IMC (từ thập niên 90 của thế kỉ 20). Bạn nên linh động chọn đúng chiến lược quảng cáo để đem đến hiệu quả cao nhất cho khách hàng.

+ Nhà quảng cáo huyền thoại David Ogilvy đã liệt kê ra 14 kĩ thuật thể hiện quảng cáo khác nhau trong cuốn sách “Ogilvy on Advertising” như sau:


1. Humor – Quảng cáo tiếu lâm gây cười để thể hiện đặc tính hay lợi ích của sản phẩm/dịch vụ.
2. Slice of life – Đặc tả một hoàn cảnh, một tình huống trong cuộc sống thường ngày khi người tiêu dùng sử dụng sản phẩm như một giải pháp cho nhu cầu của khách hàng.
3. Testimonial – Người tiêu dùng phát biểu & cảm nhận tốt về sản phẩm.
4. Demontration – Trình diễn các điểm mạnh vượt trội hoặc điểm khác biệt của sản phẩm/dịch vụ.
5. Problem & solution – Nêu vấn đề và đưa ra giải pháp.
6. Talking head – Dùng một nhân vật như người chào hàng – đại diện cho công ty, giới thiệu trực diện với khách hàng về các đặc điểm vượt trội của sản phẩm/dịch vụ.
7. Characters – Tạo ra các nhân vật đại diện cho thương hiệu.
8. Reason why – Chỉ ra lí do tại sao bạn nên mua sản phẩm/dịch vụ.
9. News – Tin mới về sự độc đáo của sản phẩm/dịch vụ.
10. Emotion – Tác động tạo cảm xúc bằng tình huống, câu chuyện đắt giá.
11. Endorsement – Chứng nhận bởi chuyên gia.
12. Celebrities – Sản phẩm của người nổi tiếng.
13. Cartoons – Dùng phim hoạt hình với một nhân vật để kể câu chuyện về sản phẩm/dịch vụ và thương hiệu được quảng cáo.
14. Musical Vignetts – Quảng cáo bằng đoạn phim ca nhạc.

Một cây đại thụ khác của ngành quảng cáo thế giới – John Caples – tác giả cuốn Tested Advertising Methods – lại đưa ra một số định hướng khác để thể hiện quảng cáo như sau:
1. Sex/sex appeal – Thể hiện về sự yêu đương, tình bạn, các mối quan hệ, sự quyến rũ …
2. Greed – Tất cả mọi thứ dính đến tiền bạc vật chất để tác động vào lòng tham của con người.
3. Fear – Tác động tạo ra nỗi lo sợ để tìm tới sản phẩm được quảng cáo như một giải pháp mang lại sự an toàn.
4. Duty/Honor/Professionalism – Thể hiện các giá trị tinh thần có được thông qua sự cống hiến, qua việc thực hiện nghĩa vụ và trách nhiệm.

Ngoài ra còn một kĩ thuật quảng cáo mang lại hiệu quả cao – đó là dạng quảng cáo tương tác (Interactive advertising), do nhà quảng cáo huyền thoại Howard Gossage khởi xướng. Loại quảng cáo này với những thông tin tác động trực tiếp tới người xem, mời gọi hay kích thích để họ có những phản ứng, hành động phản hồi lại các thông tin mà mẫu quảng cáo đưa ra.

Bạn phải khéo léo áp dụng những kĩ thuật quảng cáo trên, thậm chí sáng tạo thêm nhiều kĩ thuật quảng cáo khác, mới làm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng.

*Bạn nào quan tâm đến Ý tưởng này, vui lòng liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ email: contact@anastar.vn | anastar1512@gmail.com hoặc số điện thoại: 0928.53.80.89 | 0389.35.79.85 để biết thêm chi tiết! Hoặc cách khác, bạn cũng có thể gửi câu hỏi / yêu cầu cụ thể qua Bản đăng kí sau đây: http://bit.ly/TuVanKhoiNghiep

Chúc các bạn những điều tốt đẹp nhất trong cuộc sống!

BÌNH LUẬN BẰNG MAIL

BÌNH LUẬN FACEBOOK