Ý TƯỞNG KINH DOANH ĐẶC SẢN (SNYT 10)

Ý TƯỞNG KINH DOANH ĐẶC SẢN (SNYT 10)

Ý TƯỞNG KINH DOANH ĐẶC SẢN (SNYT 10)

10:55 - 08/02/2018

Thời buổi này nếu bạn muốn nhiều người đến với bạn thì bạn phải tạo ra cái gì đó rất chuyên biệt, nếu bạn kinh doanh nhưng không ai biết bạn kinh doanh gì, hoặc biết bạn kinh doanh gì nhưng mô hình của bạn không thể “hút” người ta thì người ta cũng không đến với bạn. Chính vì vậy mà tôi mới đưa ra ý tưởng Kinh doanh đặc sản. Kinh doanh đặc sản là kinh doanh ẩm thực nhưng ẩm thực được chọn lọc.

Ý TƯỞNG KHU VUI CHƠI GIẢI TRÍ (SNYT 1)
Ý TƯỞNG ẨM THỰC KIỂU MỚI (SNYT 2)
Ý TƯỞNG DỊCH VỤ QUẢNG CÁO (SNYT 3)
Ý TƯỞNG THIẾT KẾ CẢNH QUAN (SNYT 4)
Ý TƯỞNG CHUỖI ẨM THỰC NHANH (SNYT 5)
Ý TƯỞNG KINH DOANH ĐẶC SẢN

VÀI NÉT SƠ LƯỢC VỀ Ý TƯỞNG

Thời buổi này nếu bạn muốn nhiều người đến với bạn thì bạn phải tạo ra cái gì đó rất chuyên biệt, nếu bạn kinh doanh nhưng không ai biết bạn kinh doanh gì, hoặc biết bạn kinh doanh gì nhưng mô hình của bạn không thể “hút” người ta thì người ta cũng không đến với bạn. Chính vì vậy mà tôi mới đưa ra ý tưởng Kinh doanh đặc sản. Kinh doanh đặc sản là kinh doanh ẩm thực nhưng ẩm thực được chọn lọc.

Có hai hướng thực hiện ý tưởng này: Một, bạn sẽ mở chuỗi quán Kinh doanh đặc sản (chuyên kinh doanh món gì đó thật đặc biệt); hai, ban đầu bạn sẽ lập hàng loạt trang web Kinh doanh đặc sản (những đặc sản thích hợp kinh doanh qua web), khi có điều kiện bạn nên mở cửa hàng kinh doanh đặc sản kết hợp với web, bởi hình thức kinh doanh đặc sản qua cửa hàng đem lại doanh thu ấn tượng hơn bán hàng qua web rất nhiều.

Ví dụ, bạn có thể mở chuỗi quán kinh doanh các món lẩu, các món riêu cá, các món nướng, các món quay …; bạn có thể bán qua web các món khô, các hải sản, các món mứt …

Kinh doanh đặc sản qua web có thể giúp bạn cải thiện thu nhập khi đang có công việc nhưng mức lương không cao, hoặc trang trải học phí khi còn là sinh viên ngồi trên ghế nhà trường … Khi mức sống của con người càng được nâng cao thì nhu cầu thưởng thức đặc sản càng trở nên bức thiết, bởi đặc sản luôn thuần khiết, lạ miệng, riêng biệt … Nhiều người không tiếc tiền triệu để được thưởng thức những đặc sản khó kiếm. Và cũng bởi khó kiếm nên người ta mới khao khát được dùng chúng. Đôi khi việc thưởng thức đặc sản chỉ để tìm về cảm giác ngày xưa.

Một trong những công việc quan trọng làm nên thành công của bạn ở ý tưởng này là chọn đặc sản để kinh doanh. Bạn phải chọn những đặc sản thật sự đặc sắc thì mới thu hút được khách hàng. Nếu món hàng bạn chọn không ngon, không sạch, không độc… thì đừng ngạc nhiên khi chẳng ai đoái hoài đến bạn.

Nếu bạn không có nhiều vốn thì nên chọn một vài, thậm chí chỉ chọn một sản phẩm để kinh doanh. Tập trung toàn lực kinh doanh một vài sản phẩm là cách làm khôn ngoan khi nguồn lực không cho phép.

Để mô hình phát triển bạn phải đặc biệt chú ý làm tốt công tác vệ sinh an toàn thực phẩm ngay từ đầu. Đây cũng là nguyên nhân khiến cho khách hàng sợ không dám mua đặc sản của bạn. Bạn chỉ nên lấy hàng của ai đó khi bạn có thể kiểm soát được chất lượng sản phẩm, nếu không bạn hãy đặt hàng riêng hoặc thuê người làm … để đảm bảo chất lượng sản phẩm tuyệt đối. Đối với một số loại nông sản, hải sản thì chỉ nên lấy theo đúng mùa vụ vì đó mới là sản phẩm chất lượng nhất. Ngoài ra cần có cách bảo quản sản phẩm hợp lí. Phải làm sao cho thời gian từ khi lấy hàng đến khi giao hàng cho khách ngắn nhất, muốn vậy thì phải xây dựng được đội ngũ giao hàng chuyên nghiệp. Đa phần những người dân ở vùng quê nào đó làm đặc sản nào đó chỉ làm theo kiểu tự phát, manh mún …, về lâu dài muốn phát triển lớn mạnh bạn nên tìm cách đầu tư sản xuất tại chính những vùng quê ấy rồi mang sản phẩm tiêu thụ tại những nơi có nhu cầu cao.

Kinh doanh lĩnh vực nào cũng gặp rất nhiều khó khăn do cạnh tranh trên thị trường ngày càng khốc liệt. Chính vì vậy, không phải bạn bỏ tiền ra lập trang web, mua đặc sản … là bạn sẽ bán được hàng. Muốn kinh doanh thành công bạn cần có những bước đi thật cụ thể với những phương pháp thật tối ưu. Đối với người mới tập tành kinh doanh nhất định không được vội vàng, hấp tấp … Thành công chỉ đến với bạn sau một thời gian dài kiên trì theo đuổi những gì đúng đắn mà thôi!

 

NHỮNG LƯU Ý TRƯỚC KHI THỰC HIỆN

+ Để thành công bạn cần chuẩn bị kĩ càng trước khi khởi nghiệp. Một trong những công việc bạn cần đầu tư kĩ lưỡng, bài bản là bản kế hoạch kinh doanh. Không có kế hoạch trước khi làm bất cứ điều gì bạn cũng khó thu lại kết quả cao. Khi bắt tay vào hoàn thiện bản kế hoạch kinh doanh của mình, bạn cần phải:

  • Liệt kê cụ thể những đối thủ cạnh tranh ở nơi bạn kinh doanh. Đó là những đối tượng cụ thể nào? Lập bảng so sánh điểm mạnh, điểm yếu của họ so với mô hình kinh doanh của bạn, để từ đó hoạch định ra sách lược đánh bại họ.
  • Liệt kê cụ thể những nhà cung cấp và những thông tin liên quan đến họ (ở đâu, cung cấp gì, kĩ thuật sản xuất ra sao, tiêu chuẩn chất lượng thế nào …?).
  • Lên danh sách tuyển dụng những người phù hợp.
  • Lên danh sách những nguồn lực tài chính. Chúng hiện có bao nhiêu? Và cách để huy động chúng?…
  • Lên danh sách những nguồn lực. Chúng là gì? Có bao nhiêu? Hiện trạng thế nào? …
  • Bạn cần soạn ra chính sách, lập ra sơ đồ quản lí nhân viên.
  • Bạn cần soạn ra chính sách đãi ngộ nhân viên. Lương? Ngoài giờ? Phụ cấp? Thưởng? Hỗ trợ? Phải thật cụ thể.
  • Bạn cần soạn ra những qui định làm việc: Giờ giấc? Đồng phục? Trang thiết bị? Thậm chí soạn cả những qui định chi tiết trong từng công việc cụ thể.

+ Chú trọng xây dựng thương hiệu ngay từ đầu. Xây dựng thương hiệu ở đây phải hiểu là xây dựng hình ảnh tổ chức từ những điều nhỏ nhất. Xây dựng thương hiệu phải gắn liền với xây dựng văn hóa tổ chức. Khi xây dựng thương hiệu, bạn phải làm cho khách hàng nhận ra bạn là ai, thế mạnh của bạn là gì (bạn đem lại lợi ích gì cho khách hàng mà những đối thủ khác không bằng bạn). Nói chung, bạn phải làm nổi bật thương hiệu của bạn trong tâm trí khách hàng ở những “điểm nhấn” do chính bạn tạo ra. Bạn nên định vị thương hiệu dựa vào những gợi ý dưới đây:

  • Sản phẩm của bạn đem đến cho khách hàng lợi ích gì?
  • Bạn phục vụ khách hàng như thế nào?
  • Khách hàng cảm nhận được điều gì khi đến với bạn?

+ Để giảm chi phí, tôi khuyến khích bạn phát huy thế mạnh từ những gì mình có; tìm những giải pháp tiết kiệm mọi thứ ngay từ đầu.

+ Chú ý kết nối với nhiều cá nhân, tổ chức để lấy đơn hàng. Bạn cũng nên dành nhiều ưu đãi cho những khách hàng sử dụng sản phẩm của bạn nhiều lần.

+ Theo thời gian các yếu tố như nhu cầu, tâm lí … của khách hàng thay đổi, bạn cần biết thay đổi cho phù hợp. Luôn luôn nghiên cứu phát triển thì sự nghiệp của bạn mới trường tồn.

+ Kinh doanh thực phẩm phải có lương tâm. Đó là thứ giúp bạn trường tồn. Chính vì vậy, bạn nên chọn những phương pháp đúng đắn, sản phẩm lành mạnh. Tuyệt đối không chơi trò “bẩn thỉu”. Công bằng với khách hàng thì họ mới tín nhiệm bạn.

+ Phải hiểu rõ nguồn lực của mình, đặt ra mục tiêu rõ ràng mà mình có thể đạt được, sau đó phân bổ nguồn lực của mình vào từng công việc cụ thể một cách hợp lí.

+ Để mô hình kinh doanh phát triển, ngay từ đầu phải chuẩn hóa tất cả các công việc, như là:

  • Chuẩn hóa sản phẩm. Ví dụ, các sản phẩm phải đạt những tiêu chuẩn nào? Các tiêu chuẩn đó nếu được các tổ chức uy tín chứng nhận thì càng tốt. Sau đó công bố các tiêu chuẩn này ra công chúng.
  • Chuẩn hóa dịch vụ. Ví dụ, phong cách, thái độ, cư xử, hành động … của nhân viên khi tiếp khách ở từng trường hợp cụ thể như thế nào. Không chuẩn hóa được dịch vụ sẽ không thể đảm bảo được chất lượng dịch vụ khi qui mô tổ chức ngày càng lớn mạnh.

Ngoài ra, còn phải chuẩn hóa tất cả công việc có liên quan đến mô hình kinh doanh này.

+ Tạo những nền tảng vững chắc ngay từ đầu để tổ chức phát triển lâu dài. Ví dụ:

  • Tìm kiếm, tạo ra nguồn nhân lực tốt nhất.
  • Tìm kiếm, tạo ra nguồn nguyên liệu, cơ sở vật chất … tốt nhất phục vụ mô hình kinh doanh. Kết nối mọi người (từ người bình thường đến người xuất sắc) để mô hình kinh doanh phát triển mạnh mẽ. Đầu tư mở ra các cơ sở/công ty sản xuất tại chính các vùng nguyên liệu để cung cấp sản phẩm cho mô hình kinh doanh. Ngoài ra còn tăng cường đầu tư ngoài ngành để tài chính vững chắc.
  • Tìm kiếm, nghiên cứu, đầu tư vào nhân tài, công nghệ, sản phẩm, dịch vụ để luôn là người dẫn đầu trong lĩnh vực kinh doanh của mình.

+ Không phát triển ồ ạt mà chọn ra những “đại biểu” rồi tập trung vào phát triển chúng đạt đến mức độ nào đó mới chọn tiếp những “đại biểu” khác. Cách làm này sẽ giúp tổ chức vừa tinh nhuệ vừa tài hoa.

+ Đặt ra chỉ tiêu, lập ra kế hoạch, đưa ra phương pháp, hoạch định chiến lược, chuẩn bị nguồn lực, đầu tư kĩ càng … trước khi bán hàng. Chú trọng tìm kiếm, bồi dưỡng, đãi ngộ … đội ngũ bán hàng để tổ chức ngày càng phát triển. Nếu có thể hãy nghiên cứu viết ra các ứng dụng giúp cho việc bán hàng và mua hàng trở nên tiện lợi, nhanh chóng … hơn.

+ Đẩy mạnh quảng bá hình ảnh của tổ chức. Phải coi trọng hoạt động quảng bá và phải quảng bá tích cực, thường xuyên. Bên cạnh đó, bạn còn phải liên tục áp dụng các chương trình khuyến mãi. Làm sao để tổ chức của bạn có thể phục vụ được nhiều người là bạn thành công.

+ Trong buổi đầu khởi nghiệp bạn chú ý áp dụng 3 chính sách sau:

  • Tập trung phục vụ tốt khách hàng ở nơi kinh doanh.
  • Ưu tiên phát triển những sản phẩm có thể phục vụ tốt nhu cầu nhiều đối tượng, sau đó mới phát triển những sản phẩm chuyên biệt.
  • Phát triển đội ngũ bán hàng trực tiếp tấn công thị trường.

+ Để có thể trả lời được câu hỏi “Ngân sách marketing bao nhiêu?”, bạn cần phải liệt kê chi tiết mọi thứ, sau đó phân tích kĩ lưỡng trước khi quyết định. Trách nhiệm này thuộc về người đứng đầu doanh nghiệp.

Chủ doanh nghiệp giỏi sẽ trả lời được những câu hỏi:

  • Cần chi ở đâu? Hãy xác định những “điểm chi” hiệu quả và chỉ chi cho những “điểm chi” đó! Thậm chí tìm ra cách để không phải chi.
  • Chi bao nhiêu?
  • Chi như thế nào (lập kế hoạch chi)?

+ Dựa vào sách lược marketing đưa ra, bạn bắt đầu lên kế hoạch marketing cụ thể. Đầu tiên doanh nghiệp làm gì, sau đó làm gì nữa, chi phí cho những công việc ấy bao nhiêu …?

Marketing về cái gì? Ở đâu? Ra sao? Ba nguyên tắc cơ bản cần nắm trước khi lập một kế hoạch marketing là: Segment (phân loại khách hàng); Target (chọn khách hàng mục tiêu); Position (định vị thương hiệu của bạn trong tâm trí khách hàng). Khách hàng phải là điểm xuất phát đồng thời là điểm cuối cùng của mọi hoạt động marketing.

Nên lập kế hoạch marketing dựa theo 4P (Product (sản phẩm), Price (giá cả), Place (địa điểm), Promotion (xúc tiến)). Sản phẩm là cái bạn định đem bán. Nó có chất lượng, mẫu mã, màu sắc, kích cỡ, bao gói, dịch vụ kèm theo … như thế nào? Giá cả là số tiền bạn mong muốn khách hàng trả khi mua sản phẩm của bạn. Để định giá sản phẩm bạn phải nắm được nhiều vấn đề, trong đó có 3 vấn đề cơ bản là chi phí bạn phải bỏ ra, mức giá khách hàng chấp nhận, giá bán của các đối thủ. Giá bán sản phẩm của bạn có cạnh tranh nổi với giá bán sản phẩm của các đối thủ? Tại sao họ bán giá rẻ hay đắt hơn bạn? Địa điểm là nơi diễn ra hoạt động kinh doanh. Liệu địa điểm diễn ra hoạt động kinh doanh có đem lại hiệu quả kinh doanh như mong đợi? Nếu khách hàng ở xa thì bạn có giao hàng đến tay họ hay không? Xúc tiến là hoạt động lôi kéo khách hàng mua hàng của bạn. Bạn có những hoạt động xúc tiến nào để lôi kéo khách hàng?

+ Bạn hãy lên kế hoạch bán hàng dựa vào những câu hỏi dưới đây:

  • Mục tiêu của bạn là gì?
  • Bạn sẽ triển khai bao nhiêu kênh bán hàng, điểm bán hàng? Ví dụ: Mở cửa hàng, mở điểm bán, lập trang web …
  • Những kênh bán hàng đó được triển khai cụ thể ra sao? Ví dụ: Làm cái gì? Tuyển những ai? Đào tạo ra sao? …
  • Trong thời gian bao lâu (đưa ra các mốc thời gian cụ thể cho từng công việc cụ thể)?
  • Chi phí để triển khai các công việc cụ thể?
  • Những hoạt động hỗ trợ bán hàng?
  • Cách thức phòng ngừa rủi ro?

+ Một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến cho những người khởi nghiệp thất bại là không quản lí tài chính chặt chẽ. Muốn quản lí tài chính chặt chẽ bạn phải tuân thủ các nguyên tắc sau:

  • Trước khi chi tiêu bạn phải lập ra kế hoạch chi tiêu. Trong kế hoạch chi tiêu bạn phải trả lời được các câu hỏi: Chi tiêu vào cái gì? Tại sao lại chi tiêu vào cái đó? Có cách nào để không chi tiêu vào cái đó mà vẫn đạt được mục tiêu hay không? Nếu phải chi tiêu vào cái đó thì cách thức chi tiêu nào là tối ưu? Làm sao chi tiêu không gặp rủi ro, thu hồi được vốn và sinh lợi? Chi lúc nào? Chi bao nhiêu?
  • Khi đồng tiền chạy đến tay bạn phải lập ra kế hoạch quản lí đồng tiền sao cho không thất thoát. Trong kế hoạch quản lí đồng tiền bạn phải trả lời được các câu hỏi: Tại sao phải quản lí đồng tiền? Quản lí đồng tiền như thế nào, bằng phương pháp nào? Làm sao để quản lí đồng tiền không gặp rủi ro?
  • Cuối cùng, bạn phải có kế hoạch tái đầu tư đồng tiền sao cho hiệu quả. Bạn phải lập ra kế hoạch đầu tư đồng tiền. Trong kế hoạch đầu tư đồng tiền bạn phải trả lời được các câu hỏi: Đầu tư vào cái gì? Tại sao lại đầu tư vào cái đó (nếu đầu tư vào cái đó mà không đem lại hiệu quả sẽ không đầu tư nữa)? Làm sao đầu tư không gặp rủi ro, thu hồi được vốn và sinh lợi tối ưu? Đầu tư lúc nào? Đầu tư bao nhiêu?

*Bạn nào quan tâm đến Ý tưởng này, vui lòng liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ email: contact@anastar.vn | anastar1512@gmail.com hoặc số điện thoại: 0928.53.80.89 | 0389.35.79.85 để biết thêm chi tiết! Hoặc cách khác, bạn cũng có thể gửi câu hỏi / yêu cầu cụ thể qua Bản đăng kí sau đây: http://bit.ly/TuVanKhoiNghiep

Chúc các bạn những điều tốt đẹp nhất trong cuộc sống!

BÌNH LUẬN BẰNG MAIL

BÌNH LUẬN FACEBOOK