Ý TƯỞNG KINH DOANH KEM (SNYT 19)
00:06 - 10/02/2018
Nếu bạn có ít vốn, mặt bằng nằm gần khu đông dân cư (khách hàng tiềm năng) và biết cách làm ra những món kem ngon tuyệt hảo … thì việc lựa chọn mô hình kinh doanh này là chính xác!
Ý TƯỞNG ẨM THỰC KIỂU MỚI (SNYT 2)
Ý TƯỞNG DỊCH VỤ QUẢNG CÁO (SNYT 3)
Ý TƯỞNG THIẾT KẾ CẢNH QUAN (SNYT 4)
Ý TƯỞNG CHUỖI ẨM THỰC NHANH (SNYT 5)
VÀI NÉT SƠ LƯỢC VỀ Ý TƯỞNG
Nếu bạn có ít vốn, mặt bằng nằm gần khu đông dân cư (khách hàng tiềm năng) và biết cách làm ra những món kem ngon tuyệt hảo … thì việc lựa chọn mô hình kinh doanh này là chính xác!
Do được chế biến từ vô vàn nguyên liệu bổ dưỡng, thơm ngon, kem đã xuất hiện trên trái đất này với đủ hương vị khiến cho biết bao người luôn muốn thử nó nhiều lần, đặc biệt là trẻ em. Khi mức sống của con người tăng cao, nhu cầu thưởng thức kem dưới nhiều dạng thức cũng lớn dần, nếu bạn biết chế biến ra những loại kem hấp dẫn cả về nội dung lẫn hình thức thì sẽ được khách hàng ủng hộ nhiệt tình.
Chuỗi tiệm kem là mô hình kinh doanh có thể đem lại giàu có cho bạn nếu bạn nắm vững phương pháp kinh doanh. Đa số khách hàng đánh giá cao những tiệm kem đáp ứng đúng nhu cầu của họ. Chính vì vậy, ngoài việc chú ý làm ra những sản phẩm tốt, nâng cao chất lượng dịch vụ, trang trí tiệm kem hợp gu …, bạn cần chú ý đến vị trí đặt tiệm kem. Nếu đặt tiệm kem không đúng vị trí, tính toán mức độ đầu tư sai lệch …, bạn sẽ phải trả giá đắt cho những sai lầm của mình.
Mặc dù vậy, nhìn chung mở một tiệm kem không khó. Chỉ cần bạn có một số vốn nhỏ, mặt bằng thuận lợi, biết kĩ thuật làm ra nhiều loại kem ngon, tìm được nguồn cung trang thiết bị, nguyên vật liệu tốt … là đã có thể khởi nghiệp. Tùy thuộc đối tượng khách hàng phục vụ mà bạn có chính sách kinh doanh phù hợp (đầu tư bao nhiêu máy, diện tích tiệm làm sao, bán những loại kem gì, giá thành khoảng bao nhiêu …), nếu mọi thứ đều ổn thì mô hình này có thể mang lại lợi nhuận khá cao.
Theo kinh nghiệm kinh doanh nhiều năm của tôi, để chắc chắn thành công ở mô hình này bạn nên chuẩn bị đầy đủ kiến thức, kĩ năng kinh doanh nói chung, và kiến thức, kĩ năng làm kem nói riêng. Trong đó bạn nên chú trọng kiến thức, kĩ năng làm kem từ những nguyên liệu tự nhiên do bạn nghĩ ra, bởi nếu bạn chỉ dừng ở mức độ làm kem từ những nguyên liệu có sẵn bạn sẽ khó giành chiến thắng trên thương trường cạnh tranh đầy khốc liệt này. Mua máy làm kem về rồi pha chế nguyên liệu đổ vào bơm ra cho khách ăn chỉ là phương pháp kinh doanh sơ đẳng. Khi nhiều người cùng lao vào kinh doanh mô hình này bạn sẽ gặp khó khăn từ đó lợi nhuận sụt giảm, nếu không trụ được bạn sẽ nhanh chóng phá sản. Muốn sự nghiệp bền vững bạn phải tạo cho mình những nét riêng mà không ai có thể bắt chước được.
Bạn nên suy nghĩ ra nhiều loại kem từ nguyên liệu rau, quả, củ … Có hai hướng đi như sau:
- Thứ nhất, kem pha với trái cây cắt nhỏ, trang trí thêm những nguyên vật liệu gì đó. Ở Nhật Bản những tiệm kem như thế này rất đông khách. Khi vào quán khách hàng có thể kêu bất cứ loại kem nào mình thích. Ví dụ như kem xoài, kem dưa tây, kem dưa hấu, kem đu đủ … Kem đủ màu cộng trái cây cắt thành hình thù đẹp mắt hòa quyện với nhau nhìn thôi đã thấy thèm. Món ăn này trẻ em, phụ nữ … rất thích, chính vì vậy, tiệm lúc nào cũng đầy ắp tiếng cười. Trái cây thì Việt Nam không thiếu còn kem thì có thể chế biến rất dễ dàng.
- Thứ hai, kem được làm hoàn toàn từ rau, quả, củ … Tôi thấy rau, quả, củ … ở Việt Nam rất phong phú. Kem làm từ rau, quả, củ … ăn không chán mà còn có rất nhiều ưu điểm như: Cung cấp nguồn vitamin dồi dào, giữ dáng, đẹp da … Hầu hết tất cả rau, quả, củ … đều có thể làm kem được, thậm chí các loại hạt cũng rất ngon như: Đậu đen, đậu trắng … Bạn thử tưởng tượng một li kem được làm từ rau, quả, củ … vừa ngon miệng vừa lạ mắt mới tuyệt làm sao! Nhiều người quanh năm suốt tháng chỉ biết xay trái bơ ra uống, sao không dùng nó để làm kem nhỉ?!
Để mô hình kinh doanh phát triển bạn phải biết tạo ra nhiều sản phẩm, dịch vụ kinh doanh song song như nước rau, quả, củ tươi; nước rau, quả, củ đông lạnh; nước rau, quả, củ đóng hộp …; giao kem tận nhà; tổ chức tiệc kem; hướng dẫn làm kem … Không những làm ra sản phẩm để bán lẻ mà còn làm ra sản phẩm để bán sỉ. Luôn cố gắng vươn lên không ngừng thì sự nghiệp mới ngày càng tỏa sáng.
NHỮNG LƯU Ý TRƯỚC KHI THỰC HIỆN
+ Để thành công bạn cần chuẩn bị kĩ càng trước khi khởi nghiệp. Một trong những công việc bạn cần đầu tư kĩ lưỡng, bài bản là bản kế hoạch kinh doanh. Không có kế hoạch trước khi làm bất cứ điều gì bạn cũng khó thu lại kết quả cao. Khi bắt tay vào hoàn thiện bản kế hoạch kinh doanh của mình, bạn cần phải:
- Liệt kê cụ thể những đối thủ cạnh tranh ở nơi bạn kinh doanh. Đó là những đối tượng cụ thể nào? Lập bảng so sánh điểm mạnh, điểm yếu của họ so với mô hình kinh doanh của bạn, để từ đó hoạch định ra sách lược đánh bại họ.
- Liệt kê cụ thể những nhà cung cấp và những thông tin liên quan đến họ (ở đâu, cung cấp gì, kĩ thuật sản xuất ra sao, tiêu chuẩn chất lượng thế nào …?).
- Lên danh sách tuyển dụng những người phù hợp.
- Lên danh sách những nguồn lực tài chính. Chúng hiện có bao nhiêu? Và cách để huy động chúng? …
- Lên danh sách những nguồn lực. Chúng là gì? Có bao nhiêu? Hiện trạng thế nào? …
- Bạn cần soạn ra chính sách, lập ra sơ đồ quản lí nhân viên.
- Bạn cần soạn ra chính sách đãi ngộ nhân viên. Lương? Ngoài giờ? Phụ cấp? Thưởng? Hỗ trợ? Phải thật cụ thể.
- Bạn cần soạn ra những qui định làm việc: Giờ giấc? Đồng phục? Trang thiết bị? Thậm chí soạn cả những qui định chi tiết trong từng công việc cụ thể.
- …
+ Để thực hiện ý tưởng này cần có mặt bằng thuận lợi, có thể mặt bằng đó là của bạn hoặc bạn đi thuê nhưng bạn phải chú ý về vị trí của nó. Vị trí mặt bằng có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Mặt bằng bất lợi sẽ khiến bạn phải “lao tâm khổ trí” mà doanh thu vẫn thấp, thậm chí không thể tồn tại lâu dài.
+ Phải tính toán được mức độ đầu tư, khả năng, thời gian hoàn vốn trước khi bỏ tiền ra. Không tính toán được những yếu tố này mà bỏ tiền khả năng thất bại sẽ rất cao.
+ Chú trọng xây dựng thương hiệu ngay từ đầu. Xây dựng thương hiệu ở đây phải hiểu là xây dựng hình ảnh tổ chức từ những điều nhỏ nhất. Xây dựng thương hiệu phải gắn liền với xây dựng văn hóa tổ chức. Khi xây dựng thương hiệu, bạn phải làm cho khách hàng nhận ra bạn là ai, thế mạnh của bạn là gì (bạn đem lại lợi ích gì cho khách hàng mà những đối thủ khác không bằng bạn). Nói chung, bạn phải làm nổi bật thương hiệu của bạn trong tâm trí khách hàng ở những “điểm nhấn” do chính bạn tạo ra. Bạn nên định vị thương hiệu dựa vào những gợi ý dưới đây:
- Sản phẩm/dịch vụ của bạn đem đến cho khách hàng lợi ích gì?
- Bạn phục vụ khách hàng như thế nào?
- Khách hàng cảm nhận được điều gì khi đến với bạn?
+ Để giảm chi phí, tôi khuyến khích bạn phát huy thế mạnh từ những gì mình có; tìm những giải pháp tiết kiệm mọi thứ ngay từ đầu.
+ Chú ý kết nối với nhiều cá nhân, tổ chức để lấy đơn hàng. Bạn cũng nên dành nhiều ưu đãi cho khách hàng sử dụng sản phẩm/dịch vụ của bạn nhiều lần.
+ Theo thời gian các yếu tố như nhu cầu, tâm lí … của khách hàng thay đổi, bạn cần biết thay đổi cho phù hợp. Luôn luôn nghiên cứu phát triển thì sự nghiệp của bạn mới trường tồn.
+ Kinh doanh mô hình này phải có lương tâm. Đó là thứ giúp bạn trường tồn. Chính vì vậy, bạn nên chọn những phương pháp đúng đắn, nguyên liệu lành mạnh. Chú trọng an toàn thực phẩm để đảm bảo sức khỏe cho khách hàng. Tuyệt đối không chơi trò “bẩn thỉu”. Công bằng với khách hàng thì họ mới tín nhiệm bạn.
+ Phải hiểu rõ nguồn lực của mình, đặt ra mục tiêu rõ ràng mà mình có thể đạt được, sau đó phân bổ nguồn lực của mình vào từng công việc cụ thể một cách hợp lí.
+ Để mô hình kinh doanh phát triển, ngay từ đầu phải chuẩn hóa tất cả các công việc, như là:
- Chuẩn hóa sản phẩm. Ví dụ, sản phẩm phải đạt những tiêu chuẩn nào? Các tiêu chuẩn đó phải được các tổ chức uy tín chứng nhận. Sau đó công bố các tiêu chuẩn này ra công chúng. Sản phẩm phải được chế biến làm sao? Làm thực nghiệm, sau đó lập ra công thức riêng, thao tác riêng … để huấn luyện cho nhân viên. Làm sao cho chất lượng tốt nhất và đồng nhất, chi phí (nhân công, thời gian, nguyên liệu …) tối ưu … Nếu là người chưa trải qua trường lớp đào tạo về chế biến kem chính thống nào, tôi khuyên bạn nên tham gia các khóa học ở những nơi uy tín để tích lũy kiến thức, nâng cao tay nghề …
- Chuẩn hóa dịch vụ. Ví dụ, phong cách, thái độ, cư xử, hành động … của nhân viên phục vụ khi tiếp khách ở từng trường hợp cụ thể như thế nào. Không chuẩn hóa được dịch vụ sẽ không thể đảm bảo được chất lượng dịch vụ khi qui mô tổ chức ngày càng lớn mạnh.
Ngoài ra, còn phải chuẩn hóa tất cả công việc có liên quan đến mô hình kinh doanh này.
+ Tạo những nền tảng vững chắc ngay từ đầu để tổ chức phát triển lâu dài. Ví dụ:
- Tìm kiếm, tạo ra nguồn nhân lực tốt nhất.
- Tìm kiếm, tạo ra nguồn nguyên vật liệu, cơ sở vật chất … tốt nhất phục vụ mô hình kinh doanh. Đầu tư vào các mô hình phục vụ trực tiếp và hỗ trợ gián tiếp mô hình kinh doanh này. Ngoài ra còn tăng cường đầu tư ngoài ngành để tài chính vững chắc.
- Tìm kiếm, nghiên cứu, đầu tư vào nhân tài, công nghệ, sản phẩm, dịch vụ để luôn là người dẫn đầu trong lĩnh vực kinh doanh của mình.
…
+ Không phát triển ồ ạt, đồng loạt mà chọn ra những “đại biểu” rồi tập trung vào phát triển chúng đạt đến mức độ nào đó mới chọn tiếp những “đại biểu” khác. Ví dụ, trong khoảng thời gian nào đó, trong vùng địa lí nào đó, trong một không gian nào đó … chọn ra một số sản phẩm để phát triển chủ lực. Khi những sản phẩm này đạt mục tiêu đề ra sẽ chọn tiếp những sản phẩm để phát triển tiếp. Cách làm này sẽ giúp tổ chức vừa tinh nhuệ vừa tài hoa.
+ Đặt ra chỉ tiêu, lập ra kế hoạch, đưa ra phương pháp, hoạch định chiến lược, chuẩn bị nguồn lực, đầu tư kĩ càng … trước khi bán hàng. Chú trọng tìm kiếm, bồi dưỡng, đãi ngộ … đội ngũ bán hàng để tổ chức ngày càng phát triển.
+ Đẩy mạnh quảng bá hình ảnh của tổ chức. Phải coi trọng hoạt động quảng bá và phải quảng bá tích cực, thường xuyên. Bên cạnh đó, bạn còn phải liên tục áp dụng các chương trình khuyến mãi. Làm sao để tổ chức của bạn có thể phục vụ được nhiều người là bạn thành công.
+ Trong buổi đầu khởi nghiệp bạn chú ý áp dụng 3 chính sách sau:
- Tập trung phục vụ tốt khách hàng ở nơi kinh doanh.
- Ưu tiên phát triển những sản phẩm/dịch vụ có thể phục vụ tốt nhu cầu nhiều đối tượng, sau đó mới phát triển những sản phẩm/dịch vụ chuyên biệt.
- Phát triển đội ngũ bán hàng trực tiếp tấn công thị trường.
+ Để có thể trả lời được câu hỏi “Ngân sách marketing bao nhiêu?”, bạn cần phải liệt kê chi tiết mọi thứ, sau đó phân tích kĩ lưỡng trước khi quyết định. Trách nhiệm này thuộc về người đứng đầu doanh nghiệp.
Chủ doanh nghiệp giỏi sẽ trả lời được những câu hỏi:
- Cần chi ở đâu? Hãy xác định những “điểm chi” hiệu quả và chỉ chi cho những “điểm chi” đó! Thậm chí tìm ra cách để không phải chi.
- Chi bao nhiêu?
- Chi như thế nào (lập kế hoạch chi)?
+ Dựa vào sách lược marketing đưa ra, bạn bắt đầu lên kế hoạch marketing cụ thể. Đầu tiên doanh nghiệp làm gì, sau đó làm gì nữa, chi phí cho những công việc ấy bao nhiêu …?
Marketing về cái gì? Ở đâu? Ra sao? Ba nguyên tắc cơ bản cần nắm trước khi lập một kế hoạch marketing là: Segment (phân loại khách hàng); Target (chọn khách hàng mục tiêu); Position (định vị thương hiệu của bạn trong tâm trí khách hàng). Khách hàng phải là điểm xuất phát đồng thời là điểm cuối cùng của mọi hoạt động marketing.
Nên lập kế hoạch marketing dựa theo 4P (Product (sản phẩm), Price (giá cả), Place (địa điểm), Promotion (xúc tiến)). Sản phẩm/dịch vụ là cái bạn định đem bán. Nó như thế nào? Giá cả là số tiền bạn mong muốn khách hàng trả khi mua sản phẩm/dịch vụ của bạn. Để định giá sản phẩm/dịch vụ bạn phải nắm được nhiều vấn đề, trong đó có 3 vấn đề cơ bản là chi phí bạn phải bỏ ra, mức giá khách hàng chấp nhận, giá bán của các đối thủ. Giá bán sản phẩm/dịch vụ của bạn có cạnh tranh nổi với giá bán sản phẩm/dịch vụ của các đối thủ? Tại sao họ bán giá rẻ hay đắt hơn bạn? Địa điểm là nơi diễn ra hoạt động kinh doanh. Liệu địa điểm diễn ra hoạt động kinh doanh có đem lại hiệu quả kinh doanh như mong đợi? Nếu khách hàng ở xa thì bạn có giao hàng đến tay họ hay không? Xúc tiến là hoạt động lôi kéo khách hàng mua hàng của bạn. Bạn có những hoạt động xúc tiến nào để lôi kéo khách hàng?
+ Bạn hãy lên kế hoạch bán hàng dựa vào những câu hỏi dưới đây:
- Mục tiêu của bạn là gì?
- Bạn sẽ triển khai bao nhiêu kênh bán hàng, điểm bán hàng? Ví dụ: Mở điểm bán, lập trang web …
- Những kênh bán hàng đó được triển khai cụ thể ra sao? Ví dụ: Làm cái gì? Tuyển những ai? Đào tạo ra sao? …
- Trong thời gian bao lâu (đưa ra các mốc thời gian cụ thể cho từng công việc cụ thể)?
- Chi phí để triển khai các công việc cụ thể?
- Những hoạt động hỗ trợ bán hàng?
- Cách thức phòng ngừa rủi ro?
+ Một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến cho những người khởi nghiệp thất bại là không quản lí tài chính chặt chẽ. Muốn quản lí tài chính chặt chẽ bạn phải tuân thủ các nguyên tắc sau:
- Trước khi chi tiêu bạn phải lập ra kế hoạch chi tiêu. Trong kế hoạch chi tiêu bạn phải trả lời được các câu hỏi: Chi tiêu vào cái gì? Tại sao lại chi tiêu vào cái đó? Có cách nào để không chi tiêu vào cái đó mà vẫn đạt được mục tiêu hay không? Nếu phải chi tiêu vào cái đó thì cách thức chi tiêu nào là tối ưu? Làm sao chi tiêu không gặp rủi ro, thu hồi được vốn và sinh lợi? Chi lúc nào? Chi bao nhiêu?
- Khi đồng tiền chạy đến tay bạn phải lập ra kế hoạch quản lí đồng tiền sao cho không thất thoát. Trong kế hoạch quản lí đồng tiền bạn phải trả lời được các câu hỏi: Tại sao phải quản lí đồng tiền? Quản lí đồng tiền như thế nào, bằng phương pháp nào? Làm sao để quản lí đồng tiền không gặp rủi ro?
- Cuối cùng, bạn phải có kế hoạch tái đầu tư đồng tiền sao cho hiệu quả. Bạn phải lập ra kế hoạch đầu tư đồng tiền. Trong kế hoạch đầu tư đồng tiền bạn phải trả lời được các câu hỏi: Đầu tư vào cái gì? Tại sao lại đầu tư vào cái đó (nếu đầu tư vào cái đó mà không đem lại hiệu quả sẽ không đầu tư nữa)? Làm sao đầu tư không gặp rủi ro, thu hồi được vốn và sinh lợi tối ưu? Đầu tư lúc nào? Đầu tư bao nhiêu?
+ Để thu hút khách hàng bạn cần cho ra đời nhiều sản phẩm mới và thay đổi liên tục. Bạn phải tạo ra sự vượt trội về tất cả thì mới có chỗ đứng trên thương trường. Ngoài ra, bạn cũng có thể bán kèm trái cây dĩa, bánh flan, yaourt …
*Bạn nào quan tâm đến Ý tưởng này, vui lòng liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ email: contact@anastar.vn | anastar1512@gmail.com hoặc số điện thoại: 0334899273 | 0389.35.79.85 để biết thêm chi tiết! Hoặc cách khác, bạn cũng có thể gửi câu hỏi / yêu cầu cụ thể qua Bản đăng kí sau đây: http://bit.ly/TuVanKhoiNghiep
Chúc các bạn những điều tốt đẹp nhất trong cuộc sống!