Ý TƯỞNG KINH DOANH TRANH (SNYT 33)
02:55 - 11/03/2018
Muốn thực hiện ý tưởng này bạn phải là người có tài chế tác ra những bức tranh tuyệt mĩ hoặc ít ra cũng có khả năng đánh giá … những bức tranh.
Ý TƯỞNG ẨM THỰC KIỂU MỚI (SNYT 2)
Ý TƯỞNG DỊCH VỤ QUẢNG CÁO (SNYT 3)
Ý TƯỞNG THIẾT KẾ CẢNH QUAN (SNYT 4)
Ý TƯỞNG CHUỖI ẨM THỰC NHANH (SNYT 5)
VÀI NÉT SƠ LƯỢC VỀ Ý TƯỞNG
Muốn thực hiện ý tưởng này bạn phải là người có tài chế tác ra những bức tranh tuyệt mĩ hoặc ít ra cũng có khả năng đánh giá … những bức tranh.
Bạn có thể thực hiện ý tưởng này dưới nhiều hình thức và cách thức khác nhau. Chính vì thế, tranh cũng có đủ loại dạng thức: Kích cỡ, chất liệu, cách chế, cấu tạo, sử dụng … Tôi nhận thấy nhiều người kinh doanh tranh chỉ kinh doanh tranh thuần túy nên cứ ngồi chờ khách hàng đến mua, nếu làm như vậy bạn sẽ khó đạt đến thành công tuyệt đích ở lĩnh vực này. Ý tưởng kinh doanh tranh mà tôi đưa ra là chủ động khai thác mọi ngóc ngách của thị trường.
Để làm giàu cho cuộc sống, để cuộc sống đầy màu sắc hay đó chỉ là thú vui, dạy con, trang trí, quảng cáo … con người thường sử dụng tranh vẽ. Khách hàng có thể đặt hàng bạn về nội dung tranh, chủng loại tranh, kích thước tranh … thông qua những sản phẩm, dịch vụ mà bạn mô phỏng trên web (hay phòng trưng bày tranh) … Xưa nay tranh vẫn bị coi như một loại hàng hóa xa xỉ, nhưng bạn hãy thương mại hóa chúng để phục vụ rộng rãi công chúng. Khi thương mại tranh, bạn phải đặc biệt lưu ý làm ra những loại tranh dễ mua, dễ dùng, mang hơi hướng cá nhân để bán hoặc cho thuê. Hãy dùng những chất liệu thiên nhiên để làm ra những bức tranh độc lạ thu hút khách hàng. Nếu bạn biết khai thác tất cả khía cạnh của cuộc sống thì bạn sẽ không bao giờ hết việc.
Câu chuyện thứ nhất:
Đỗ Tuấn Khôi (sinh năm 1988, Khánh Hòa) tốt nghiệp hai chuyên ngành Mĩ thuật ứng dụng (trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Nha Trang) và Thiết kế đồ họa (trường Đại học Hoa sen TP.HCM). Tuy nhiên, vẽ tranh trên thủy tinh lại đến với Khôi một cách hoàn toàn tự nhiên. Bỏ công việc văn phòng có mức lương ổn định, Khôi thử thách mình nhiều hơn với những sản phẩm sáng tạo.
Lang thang trên internet, tình cờ Khôi bị hút hồn bởi những sản phẩm tranh kính. Lúc đó Khôi đang là một nhân viên thiết kế đồ họa, rảnh rỗi cậu lại lên mạng tham khảo thêm về loại hình thú vị này. Những khó khăn trong công việc văn phòng khi ấy cộng với niềm yêu thích mãnh liệt, Khôi quyết định nghỉ và đầu tư thời gian của mình vào nghiên cứu vẽ tranh trên chất liệu thủy tinh. Ban đầu chỉ là những món quà tặng bạn bè, hoặc là một vài sản phẩm ngẫu hứng rao bán trên Facebook cá nhân. Sau hơn hai năm, Khôi đã dần khẳng định được tên tuổi của mình, đồng thời cũng đem về thu nhập khoảng 20 – 30 triệu/tháng. Những khi có lễ hội hóa trang, hay dịp Haloween thu nhập của Khôi còn cao hơn nhiều.
Khôi chia sẻ: “Mình bị cuốn hút bởi sự trong suốt của thủy tinh và sự giao thoa giữa ánh sáng và màu sắc trên thủy tinh. Ánh sáng tạo nên các sắc màu ảo cho các vật phẩm thủy tinh vì thế mà thủy tinh trở nên lung linh. Các bức tranh là sự phối hợp của ánh sáng và màu sắc trên thủy tinh trong suốt, mang đến bầu không khí sang trọng, tinh tế, một vẻ đẹp hài hòa, cuốn hút".
Vì màu vẽ thủy tinh mua ngoài thị trường giá khá cao, lại không có độ bóng để nổi bật trên chất liệu thủy tinh nên Khôi đã tốn một khoảng thời gian khá dài để tìm nguyên lí và công thức pha màu vẽ thủy tinh. Hiện Khôi cũng cung cấp sản phẩm màu này ra ngoài thị trường.
Không có tài liệu dạy vẽ thủy tinh, Khôi phải mày mò dịch từ các website nước ngoài, vừa làm vừa học. Một mình Khôi cũng phải kiêm nhiệm mọi thứ từ đi mua nguyên liệu, chế tạo màu đến việc chụp hình sản phẩm, giao hàng …
Ngoài thủy tinh thì Khôi cũng là người đem những hình ảnh chibi lên chất liệu gốm, sứ. Khôi kể: “Mình cũng rất thích vẽ chibi, khi thấy các bạn trẻ vẽ chibi trên giấy, mình nghĩ sao không thử làm lên một chất liệu khác xem có thú vị hơn không? Vậy là mình vẽ lên li sứ. Sản phẩm đầu tiên tuy không thật đẹp nhưng mình vẫn nhận được lời khen từ mọi người. Vì vậy mình dành nhiều thời gian nghiên cứu và giờ thì đã cho ra những sản phẩm đạt chất lượng”.
Khi mới bắt đầu, Khôi gặp không ít khó khăn bởi phải vẽ trên li thủy tinh nhỏ, lại không bằng phẳng như mặt giấy, “nếu không khéo thì hình ảnh không sinh động như thật được”.
Với dự định đưa sản phẩm đi xa hơn, Khôi cũng đang hướng dẫn cho các bạn trẻ có cùng đam mê với mình, đồng thời tạo thêm thu nhập cho họ mỗi khi có đơn hàng lớn.
Hiện Khôi cũng đưa ra thị trường các sản phẩm mới như chân nến, cửa kính nghệ thuật, bình hoa cỡ lớn, đèn ngủ … Chưa có đủ điều kiện để mở cửa hàng, Khôi đang đẩy mạnh bán hàng qua Facebook và webiste. Cậu cũng biến phòng ngủ của mình thành nơi sáng tạo và vẽ các sản phẩm. Dù gia đình không đồng ý cho Khôi theo nghiệp này vì phải thường xuyên tiếp xúc với hóa chất độc hại nhưng vì thấy con quá đam mê nên mẹ cậu cũng âm thầm ủng hộ con trai.
Trong năm 2014, Đỗ Tuấn Khôi đã xuất hóa đơn 4.000 sản phẩm thủy tinh sang Mĩ, đây là khởi đầu cho ước muốn đưa sản phẩm của cậu ra khắp năm châu. Cậu bạn chia sẻ: “Nhiều bạn bè trên Facebook ở nước ngoài cũng gọi điện đặt hàng. Mình rất hạnh phúc vì điều này. Nhiều fan hâm mộ cũng đặt hàng Khôi vẽ chibi hình thần tượng để gửi tặng đến các nghệ sĩ”.
Theo Khôi, để làm được công việc này thì trước hết là người có niềm đam mê đặc biệt với hội họa, đồng thời là một người tỉ mỉ. “Nghề này giúp Khôi có được những điều ấy”, Khôi cười.
Vì bán hàng qua mạng nên Khôi rất coi trọng tính chân thật trong từng sản phẩm mình làm ra: “Mặc dù chú trọng đầu tư về hình ảnh nhưng mình vẫn đề cao sự chân thật. Bán hàng qua mạng phiêu lắm, mình từng bị “lừa” khi mua hàng online rồi nên mình phải tạo chữ tín trong lòng khách hàng”.
Bên cạnh vẽ tranh thủy tinh, vẽ áo, Khôi còn nhận thêm các công việc như hóa trang, vẽ body painting trong các dịp lễ hội, sự kiện, party … Khôi cũng là một địa chỉ được khách hàng tin tưởng tìm đến để hóa trang cho các nhân vật trong buổi premiere ra mắt film như: Chung cư Ma , Yêu Tinh (Poltergeis) …
…………………..
Câu chuyện thứ hai:
Hai năm trước, Nguyễn Thế Kiên, sinh viên khoa Kiến trúc công trình - Đại học Kiến trúc Hà Nội từng ấp ủ dự định muốn tạo dấu ấn cá nhân bằng một sản phẩm chuyên nghiệp nhưng vẫn loay hoay tìm kiếm cơ hội. "Nhiều lần lang thang trên mạng, tôi thấy một nhóm vẽ tự phát và chợt nghĩ phải chăng đây là thứ mình đang cần. Lần khác, theo dõi tin tức, tôi lại được xem bên nước ngoài họ vẽ tranh tường quá đẹp và hiện đại. Điều này khiến tôi thay đổi định kiến kì thị với việc vẽ tranh tường trước đó”, Kiên cho biết.
“Tôi bắt đầu vẽ trong chính căn phòng của mình, không ngờ bạn bè dành nhiều lời khen. Ban đầu tôi chỉ nhận vẽ một vài nơi cho vui, để kiếm thêm thu nhập. Nhưng khách hàng nói sản phẩm của tôi có sự mới lạ so với những gì đang có trên thị trường. Vậy là tôi có thêm một số hợp đồng lớn. Sau một tháng thử sức, tôi quyết định kinh doanh”, Kiên chia sẻ về những ngày đầu bước vào thương trường.
Lúc đầu, Kiên rủ một vài người bạn mà cậu cảm thấy tin tưởng để làm cùng. Tuy nhiên, sau khi nghe cậu nói về ý tưởng chuyên nghiệp hóa, nhiều người tỏ vẻ hoài nghi. “Nhiều người bảo tôi viển vông. Bố còn nói tôi dở hơi vì kiến trúc sư mà lại đi vẽ tường vớ vẩn. Tại sao không lo thiết kế nhà?”, Kiên nhớ lại.
Sau hai tuần ngẫm nghĩ về những lời bố nói cũng như bạn bè tác động, Kiên quyết định dồn toàn bộ số tiền tích cóp được để nhận thêm hợp đồng. Đến hợp đồng thứ 4, tức là chỉ sau một tháng, cậu thành lập thương hiệu Vietnam Wall Painting, đồng thời mời được những người vẽ chuyên nghiệp về làm cho mình. Hiện tại, Kiên có 8 nhân viên, tất cả đều là sinh viên năm 1, 2 đến từ các trường Mĩ thuật, Kiến trúc …
Xác định đối tượng chính là giới trung lưu và cao cấp, cậu mạnh dạn nhận các hợp đồng lớn để phát triển thương hiệu. Mỗi tháng, Kiên nhận cả chục hợp đồng, từ các quán cà phê, cửa hàng thời trang qui mô vài triệu cho đến vẽ tường cho trường mẫu giáo quốc tế, hệ thống quán bán đồ ăn nhanh, trị giá lên đến cả trăm triệu đồng.
Nhớ thời điểm tháng 10 năm ngoái, Kiên trúng gói thiết kế thi công vẽ tường cho chuỗi nhà hàng The Kafe của doanh nhân trẻ Đào Chi Anh - thời điểm thương hiệu này nhận được 5,5 triệu USD từ một qũi đầu tư danh giá. “Họ có gọi cho một số nhóm vẽ khác, nhưng nhóm của tôi là đơn vị duy nhất đáp ứng được, vì yêu cầu thiết kế và thi công trong 24 giờ đồng hồ. Kết quả là người thuê khá hài lòng và cho nhóm thi công một chuỗi cửa hàng”, Kiên nói.
Đến nay, thu nhập từ Vietnam Wall Painting đem lại cho Kiên hơn 40 triệu đồng/tháng, sau khi trừ tất cả các khoản chi phí lương, thưởng cho nhân viên và tiền đầu tư sản xuất.
Ngoài ra, Kiên còn sáng tạo ra sản phẩm tranh chữ, một trào lưu đang gây "nóng" trong giới trẻ. “Tranh tường dù chuyên nghiệp tới đâu cũng rất vất vả, vì luôn phải tìm hợp đồng mới”, đó là lí do khiến Kiên âm thầm nghiên cứu tranh chữ.
Mục tiêu trong thời gian tới, Kiên muốn mở chi nhánh bán, phân phối sản phẩm tranh chữ ở các cửa hàng lưu niệm tại Hà Nội. Còn với tranh tường Vietnam Wall Painting, Kiên sẽ tiếp tục duy trì, phát triển để giữ thương hiệu.
………………….
Kết hợp giữa tài năng hội họa và tài năng kinh doanh bạn sẽ tạo ra sự nghiệp lừng lẫy từ ý tưởng này. Con đường khởi nghiệp này mỗi ngày sẽ mang đến cho bạn vô vàn điều mới lạ.
NHỮNG LƯU Ý TRƯỚC KHI THỰC HIỆN
+ Để thành công bạn cần chuẩn bị kĩ càng trước khi khởi nghiệp. Một trong những công việc bạn cần đầu tư kĩ lưỡng, bài bản là bản kế hoạch kinh doanh. Không có kế hoạch trước khi làm bất cứ điều gì bạn cũng khó thu lại kết quả cao. Khi bắt tay vào hoàn thiện bản kế hoạch kinh doanh của mình, bạn cần phải:
- Liệt kê cụ thể những đối thủ cạnh tranh ở nơi bạn kinh doanh. Đó là những đối tượng cụ thể nào? Lập bảng so sánh điểm mạnh, điểm yếu của họ so với mô hình kinh doanh của bạn, để từ đó hoạch định ra sách lược đánh bại họ.
- Liệt kê cụ thể những nhà cung cấp và những thông tin liên quan đến họ (ở đâu, cung cấp gì, kĩ thuật sản xuất ra sao, tiêu chuẩn chất lượng thế nào …?).
- Lên danh sách tuyển dụng những người phù hợp.
- Lên danh sách những nguồn lực tài chính. Chúng hiện có bao nhiêu? Và cách để huy động chúng? …
- Lên danh sách những nguồn lực. Chúng là gì? Có bao nhiêu? Hiện trạng thế nào? …
- Bạn cần soạn ra chính sách, lập ra sơ đồ quản lí nhân viên.
- Bạn cần soạn ra chính sách đãi ngộ nhân viên. Lương? Ngoài giờ? Phụ cấp? Thưởng? Hỗ trợ? Phải thật cụ thể.
- Bạn cần soạn ra những qui định làm việc: Giờ giấc? Đồng phục? Trang thiết bị? Thậm chí soạn cả những qui định chi tiết trong từng công việc cụ thể.
- …
+ Chú trọng xây dựng thương hiệu ngay từ đầu. Xây dựng thương hiệu ở đây phải hiểu là xây dựng hình ảnh tổ chức từ những điều nhỏ nhất. Xây dựng thương hiệu phải gắn liền với xây dựng văn hóa tổ chức. Khi xây dựng thương hiệu, bạn phải làm cho khách hàng nhận ra bạn là ai, thế mạnh của bạn là gì (bạn đem lại lợi ích gì cho khách hàng mà những đối thủ khác không bằng bạn). Nói chung, bạn phải làm nổi bật thương hiệu của bạn trong tâm trí khách hàng ở những “điểm nhấn” do chính bạn tạo ra. Bạn nên định vị thương hiệu dựa vào những gợi ý dưới đây:
- Sản phẩm/dịch vụ của bạn đem đến cho khách hàng lợi ích gì?
- Bạn phục vụ khách hàng như thế nào?
- Khách hàng cảm nhận được điều gì khi đến với bạn?
+ Để giảm chi phí, tôi khuyến khích bạn phát huy thế mạnh từ những gì mình có; tìm những giải pháp tiết kiệm mọi thứ ngay từ đầu.
+ Chú ý kết nối với nhiều cá nhân, tổ chức để lấy đơn hàng. Bạn cũng nên dành nhiều ưu đãi cho khách hàng sử dụng sản phẩm/dịch vụ của bạn nhiều lần.
+ Theo thời gian các yếu tố như nhu cầu, tâm lí … của khách hàng thay đổi, bạn cần biết thay đổi cho phù hợp. Luôn luôn nghiên cứu phát triển thì sự nghiệp của bạn mới trường tồn.
+ Phải hiểu rõ nguồn lực của mình, đặt ra mục tiêu rõ ràng mà mình có thể đạt được, sau đó phân bổ nguồn lực của mình vào từng công việc cụ thể một cách hợp lí.
+ Để mô hình kinh doanh phát triển, ngay từ đầu phải chuẩn hóa tất cả các công việc, như là:
- Chuẩn hóa sản phẩm. Ví dụ, các sản phẩm phải đạt những tiêu chuẩn nào? Các tiêu chuẩn đó nếu được các tổ chức uy tín chứng nhận thì càng tốt. Sau đó công bố các tiêu chuẩn này ra công chúng.
- Chuẩn hóa dịch vụ. Ví dụ, phong cách, thái độ, cư xử, hành động … của nhân viên ở từng trường hợp cụ thể như thế nào. Không chuẩn hóa được dịch vụ sẽ không thể đảm bảo được chất lượng dịch vụ khi qui mô tổ chức ngày càng phát triển lớn mạnh.
Ngoài ra, còn phải chuẩn hóa tất cả công việc có liên quan đến mô hình kinh doanh này.
+ Tạo những nền tảng vững chắc ngay từ đầu để tổ chức phát triển lâu dài. Ví dụ:
- Tìm kiếm, tạo ra nguồn nhân lực tốt nhất.
- Tìm kiếm, tạo ra nguồn nguyên liệu, cơ sở vật chất … tốt nhất phục vụ mô hình kinh doanh. Kết nối mọi người (từ người bình thường đến người xuất sắc) để mô hình kinh doanh phát triển mạnh mẽ. Ngoài ra còn tăng cường đầu tư ngoài ngành để tài chính vững chắc.
- Tìm kiếm, nghiên cứu, đầu tư vào nhân tài, công nghệ, sản phẩm, dịch vụ để luôn là người dẫn đầu trong lĩnh vực kinh doanh của mình.
…
+ Không phát triển ồ ạt mà chọn ra những “đại biểu” rồi tập trung vào phát triển chúng đạt đến mức độ nào đó mới chọn tiếp những “đại biểu” khác. Cách làm này sẽ giúp tổ chức vừa tinh nhuệ vừa tài hoa.
+ Đặt ra chỉ tiêu, lập ra kế hoạch, đưa ra phương pháp, hoạch định chiến lược, chuẩn bị nguồn lực, đầu tư kĩ càng … trước khi bán hàng. Chú trọng tìm kiếm, bồi dưỡng, đãi ngộ … đội ngũ bán hàng để tổ chức ngày càng phát triển. Nếu có thể hãy nghiên cứu viết ra các ứng dụng giúp cho việc bán hàng và mua hàng trở nên tiện lợi, nhanh chóng … hơn.
+ Đẩy mạnh quảng bá hình ảnh của tổ chức. Phải coi trọng hoạt động quảng bá và phải quảng bá tích cực, thường xuyên. Bên cạnh đó, bạn còn phải liên tục áp dụng các chương trình khuyến mãi. Làm sao để tổ chức của bạn có thể phục vụ được nhiều người là bạn thành công.
+ Trong buổi đầu khởi nghiệp bạn chú ý áp dụng 3 chính sách sau:
- Tập trung phục vụ tốt khách hàng ở nơi kinh doanh.
- Ưu tiên phát triển những sản phẩm/dịch vụ có thể phục vụ tốt nhu cầu nhiều đối tượng, sau đó mới phát triển những sản phẩm/dịch vụ chuyên biệt.
- Phát triển đội ngũ bán hàng trực tiếp tấn công thị trường.
+ Để có thể trả lời được câu hỏi “Ngân sách marketing bao nhiêu?”, bạn cần phải liệt kê chi tiết mọi thứ, sau đó phân tích kĩ lưỡng trước khi quyết định. Trách nhiệm này thuộc về người đứng đầu doanh nghiệp.
Chủ doanh nghiệp giỏi sẽ trả lời được những câu hỏi:
- Cần chi ở đâu? Hãy xác định những “điểm chi” hiệu quả và chỉ chi cho những “điểm chi” đó! Thậm chí tìm ra cách để không phải chi.
- Chi bao nhiêu?
- Chi như thế nào (lập kế hoạch chi)?
+ Dựa vào sách lược marketing đưa ra, bạn bắt đầu lên kế hoạch marketing cụ thể. Đầu tiên doanh nghiệp làm gì, sau đó làm gì nữa, chi phí cho những công việc ấy bao nhiêu …?
Marketing về cái gì? Ở đâu? Ra sao? Ba nguyên tắc cơ bản cần nắm trước khi lập một kế hoạch marketing là: Segment (phân loại khách hàng); Target (chọn khách hàng mục tiêu); Position (định vị thương hiệu của bạn trong tâm trí khách hàng). Khách hàng phải là điểm xuất phát đồng thời là điểm cuối cùng của mọi hoạt động marketing.
Nên lập kế hoạch marketing dựa theo 4P (Product (sản phẩm), Price (giá cả), Place (địa điểm), Promotion (xúc tiến)). Sản phẩm/dịch vụ là cái bạn định đem bán. Nó như thế nào? Giá cả là số tiền bạn mong muốn khách hàng trả khi mua sản phẩm/dịch vụ của bạn. Để định giá sản phẩm/dịch vụ bạn phải nắm được nhiều vấn đề, trong đó có 3 vấn đề cơ bản là chi phí bạn phải bỏ ra, mức giá khách hàng chấp nhận, giá bán của các đối thủ. Giá bán sản phẩm/dịch vụ của bạn có cạnh tranh nổi với giá bán sản phẩm/dịch vụ của các đối thủ? Tại sao họ bán giá rẻ hay đắt hơn bạn? Địa điểm là nơi diễn ra hoạt động kinh doanh. Liệu địa điểm diễn ra hoạt động kinh doanh có đem lại hiệu quả kinh doanh như mong đợi? Nếu khách hàng ở xa thì bạn có phục vụ họ hay không? Xúc tiến là hoạt động lôi kéo khách hàng mua hàng của bạn. Bạn có những hoạt động xúc tiến nào để lôi kéo khách hàng?
+ Bạn hãy lên kế hoạch bán hàng dựa vào những câu hỏi dưới đây:
- Mục tiêu của bạn là gì?
- Bạn sẽ triển khai bao nhiêu kênh bán hàng, điểm … bán hàng? Ví dụ: Mở cửa hàng, mở điểm bán, lập trang web …
- Những kênh bán hàng đó được triển khai cụ thể ra sao? Ví dụ: Làm cái gì? Tuyển những ai? Đào tạo ra sao? …
- Trong thời gian bao lâu (đưa ra các mốc thời gian cụ thể cho từng công việc cụ thể)?
- Chi phí để triển khai các công việc cụ thể?
- Những hoạt động hỗ trợ bán hàng?
- Cách thức phòng ngừa rủi ro?
- …
+ Một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến cho những người khởi nghiệp thất bại là không quản lí tài chính chặt chẽ. Muốn quản lí tài chính chặt chẽ bạn phải tuân thủ các nguyên tắc sau:
- Trước khi chi tiêu bạn phải lập ra kế hoạch chi tiêu. Trong kế hoạch chi tiêu bạn phải trả lời được các câu hỏi: Chi tiêu vào cái gì? Tại sao lại chi tiêu vào cái đó? Có cách nào để không chi tiêu vào cái đó mà vẫn đạt được mục tiêu hay không? Nếu phải chi tiêu vào cái đó thì cách thức chi tiêu nào là tối ưu? Làm sao chi tiêu không gặp rủi ro, thu hồi được vốn và sinh lợi? Chi lúc nào? Chi bao nhiêu?
- Khi đồng tiền chạy đến tay bạn phải lập ra kế hoạch quản lí đồng tiền sao cho không thất thoát. Trong kế hoạch quản lí đồng tiền bạn phải trả lời được các câu hỏi: Tại sao phải quản lí đồng tiền? Quản lí đồng tiền như thế nào, bằng phương pháp nào? Làm sao để quản lí đồng tiền không gặp rủi ro?
- Cuối cùng, bạn phải có kế hoạch tái đầu tư đồng tiền sao cho hiệu quả. Bạn phải lập ra kế hoạch đầu tư đồng tiền. Trong kế hoạch đầu tư đồng tiền bạn phải trả lời được các câu hỏi: Đầu tư vào cái gì? Tại sao lại đầu tư vào cái đó (nếu đầu tư vào cái đó mà không đem lại hiệu quả sẽ không đầu tư nữa)? Làm sao đầu tư không gặp rủi ro, thu hồi được vốn và sinh lợi tối ưu? Đầu tư lúc nào? Đầu tư bao nhiêu?
*Bạn nào quan tâm đến Ý tưởng này, vui lòng liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ email: contact@anastar.vn | anastar1512@gmail.com hoặc số điện thoại: 0928.53.80.89 | 0389.35.79.85 để biết thêm chi tiết! Hoặc cách khác, bạn cũng có thể gửi câu hỏi / yêu cầu cụ thể qua Bản đăng kí sau đây: http://bit.ly/TuVanKhoiNghiep
Chúc các bạn những điều tốt đẹp nhất trong cuộc sống!