Ý TƯỞNG MÔ HÌNH, HÌNH NHÂN (SNYT 17)

Ý TƯỞNG MÔ HÌNH, HÌNH NHÂN (SNYT 17)

Ý TƯỞNG MÔ HÌNH, HÌNH NHÂN (SNYT 17)

16:12 - 09/02/2018

Ý tưởng kết hợp kinh doanh hình nhân + mô hình là ý tưởng khá thú vị. Hướng triển khai mô hình kinh doanh này vô cùng rộng lớn, lâu dài đem lại nhiều lợi ích cho người thực hiện và các bên hữu quan, góp phần giải quyết lao động chân tay rất lớn cho đất nước, đặc biệt là những người khuyết tật

Ý TƯỞNG KHU VUI CHƠI GIẢI TRÍ (SNYT 1)
Ý TƯỞNG ẨM THỰC KIỂU MỚI (SNYT 2)
Ý TƯỞNG DỊCH VỤ QUẢNG CÁO (SNYT 3)
Ý TƯỞNG THIẾT KẾ CẢNH QUAN (SNYT 4)
Ý TƯỞNG CHUỖI ẨM THỰC NHANH (SNYT 5)
Ý TƯỞNG MÔ HÌNH, HÌNH NHÂN

VÀI NÉT SƠ LƯỢC VỀ Ý TƯỞNG

Nếu bạn là người rất tỉ mỉ, khéo léo, sáng tạo; biết may vá, hay táy máy …, bạn có thể hợp với ý tưởng này!

Chắc từ nhỏ đến giờ bạn đã được xem rất nhiều bộ phim và những nhân vật trong phim đã để lại cho bạn nhiều hứng thú? Bạn có thể biến những nhân vật trong phim thành những nhân vật ngoài đời thật để kiếm tiền theo cách: Bạn chế tạo ra những nhân vật trong phim dưới nhiều hình thức và chất liệu như vải và bông, gỗ, sáp … hay bất cứ chất liệu nào khác, sau đó bạn sẽ:

- Bán những nhân vật này.

- Cho thuê những nhân vật này để khách hàng mang về trang trí cửa hàng, quán ăn, nhà riêng; dạy học; cho trẻ em chơi; đóng phim, diễn kịch; sử dụng ngay tại chỗ để chụp ảnh …

- Thuê người hóa trang thành những nhân vật này bằng cách mặc bộ trang phục bạn thiết kế để quảng cáo, phát tờ rơi, phát quà, tiếp thị, đón tiếp khách, chụp hình, giao hàng, mua vui cho khách hàng (trong các buổi lễ, tết …) …

Ngoài hình nhân, bạn có thể sản xuất ra bất cứ mô hình gì để phục vụ cho mục đích thương mại. Ví dụ, bạn có thể sản xuất ra mô hình lon nước ngọt để quảng cáo cho nhãn hàng nào đó; làm gối thêu, in những hình dễ thương …

Tôi thấy những bạn học may ra làm công nhân mỗi tháng kiếm được chút tiền nhưng vô cùng vất vả. Chả lẽ nào cuộc đời các bạn cứ gắn mãi mác “công nhân” như thế? Bạn có thể tận dụng thời gian rảnh ở nhà để khởi nghiệp với mô hình này, biết đâu sau này bạn có thể lập nên đại nghiệp.

Ở Nhật trước khi bước vào một cửa hàng hay quán ăn bạn đều có thể bắt gặp những mô hình về thức ăn trưng bày trong tủ kính đề giá cả giống y như thật. Ví dụ, cơm sườn thì họ làm mô hình một đĩa cơm + miếng sườn + mỡ hành giả giống y như thật đề giá cả rồi trưng bày phía trước. Chính vì vậy, khách hàng dễ dàng hình dung ra hàng hóa mà mình sẽ mua bằng mắt. Nhìn ở góc độ nền kinh tế đang khủng hoảng thì cách làm này có nhiều ưu điểm như tiết kiệm chi phí, kích cầu người mua … Một ví dụ khác, khi bạn bán hoa tươi, trưng hoa tươi lâu mà khách hàng không mua thì chỉ có nước giục bỏ. Trong kinh doanh kị nhất là “chôn vốn” bởi thế nên nhiều người mới “lâm trận” chết vì chi phí đầu tư mua hàng quá nhiều. Cứ tưởng tượng nếu bạn mở cửa hàng bách hóa, nhất thiết cửa hàng bách hóa của bạn phải có đủ loại hàng, thế là bạn bỏ ra hàng trăm triệu đồng mua hàng về trưng đầy cửa hàng của mình. Với cách làm đó bạn sẽ bị ứ đọng vốn, sau đó bạn lại phải chịu rủi ro khi giá cả lên xuống, hàng quá đát, hàng hư hỏng do thời tiết, chuột bọ, bụi bẩn … phải giục bỏ. Thay vì đầu tư hàng trăm triệu đồng mua hàng thì bạn chỉ nên đầu tư một số tiền vừa phải mua một lượng hàng hóa nhất định còn tất cả làm mô hình. Với cách thức này khách hàng sẽ nhận ra bạn mà không cần bạn phải “đổ” thật nhiều hàng gây ra những tổn thất không đáng.

Nếu bạn sản xuất được mô hình (sản phẩm …) đẹp thì đối tượng khách hàng của bạn sẽ là các hàng quán, cửa hàng tạp hóa, siêu thị … Nói chung là tất cả những ai cần “mô hình” để phục vụ cho mục đích kinh doanh.

Song song với việc thiết kế mô hình, bạn có thể kiêm luôn dịch vụ tư vấn, trưng bày, trang trí, thiết kế … mặt bằng kinh doanh cho khách hàng.

“Mô hình sn phm (hay còn gi là mockup) là hình thc qung cáo sdng sn phẩm để qung cáo cho chính nó. Mô hình qung cáo luôn tạo cho người xem cm thy thân thin vi sn phm bi sthiết thc, ấn tượng và dhình dung. Mt sn phẩm được mockup sc so stạo cho người xem sháo hc mun tri nghim vi mt sn phm tht. Mô hình sn phm có dng 3D, ddàng thu hút schú ý ca khách hàng. Mô hình sn phm (mockup) thường dùng trưng bày tại điểm bán hàng, văn phòng giao dch, trin lãm hi chhoc ngay trên bng hiu, billboard ca công ty. Mô hình sn phm (mockup) càng ging thật càng đạt hiu ququng cáo cao”.

“Vkhái niệm cơ bản, POSM là viết tt ca Point Of Sales Material (thường được hiu là vt phm qung cáo tại điểm bán) là tt cnhng gì như vật dng bán hàng ti các điểm bán hàng, các nhãn hàng tiêu dùng, ca hàng, k, hàng tiêu dùng ... POSM là mt phn ca chiến lược truyn thông - chiến lược truyn thông là mt phn ca marketing mix và marketing mix là mt phn ca quá trình xây dựng thương hiệu. Vì vy POSM không chỉ đơn giản là ... cái kbày hàng!

Có hai cách để giành được khách hàng: Mt là, khi khách hàng đến trước quy hàng rồi quyết định smua loi nào; hai là, khách hàng sdng sn phm và hài lòng vi sn phm. Vì vy POSM là mt phn cc kì quan trọng để góp nên sthành công ca doanh nghiệp.

Một người làm marketing giỏi là người có thkhiến cho nhng vt phm qung cáo ca mình “biết nói” như một nhân viên bán hàng thc s. Không chcung cấp thông tin, trang trí đẹp mt, các POSM hiu qulà nhng cái có thmang giá trcm tính, nhng cái có khả năng nói chuyn vi khách hàng. Siêu th, tim tp hoá ngày càng nhiu thì vai trò quan trng ca POSM càng thhin rõ. Khách hàng không có nhiu thi gian la chn và hcũng không cân nhắc lm v"chất lượng" như các quảng cáo nhắc đến, nên POSM sẽ là cái đập vào mắt khách hàng nhiu nhất, tác động đến hành vi mua hàng ca hcao nht. Nhng vt phẩm trưng bày quảng cáo có khả năng "tương tác" với khách hàng. Hãy hình dung bn nhận được mt tờ rơi, có dòng ch: "Hãy gp tôi li", bn va gp nó li thì có mt viên vitamin C sủi rơi ra và lời chúc "mt ngày làm vic hiu quả hơn" chẳng hn! Nếu so vi bn nhận được mt tờ rơi, kèm theo một viên vitamin C si, bn có ấn tượng tt vi cái nào hơn? Có phải là nếu theo cách thứ hai, bạn đã qung mt tờ rơi trước khi nhìn thy dòng ch"mt ngày làm vic hiu quả hơn" không? Tất nhiên là vi mi loi sn phm người ta có thcó nhiều cách "tương tác" khác nhau nhưng đều nhm vào mt mục đích là làm cho khách hàng "đọc" hay "suy nghĩ" hay "hành động" ... theo mong mun ca mình. Như vậy, định nghĩa về POSM thì có ththng nhất nhưng cách sử dng POSM sao cho hiu quli tùy thuc vào tng doanh nghip”.

Những lí do khách hàng nên sử dụng mô hình sản phẩm để kinh doanh:

+ Mô hình sản phẩm giúp tiết kiệm chi phí trong việc trưng bày, chi phí phục vụ ...

+ Tiện lợi cho nhà hàng và thực khách. Thực khách thấy được món ăn, tên gọi, giá cả, số lượng … và nhanh chóng đưa ra quyết định lựa chọn những món mà họ cảm thấy hấp dẫn.

+ Thu hút sự chú ý, kích thích thực khách.

+ Là một công cụ kinh doanh ẩm thực hiệu quả.

+ Mẫu thật sẽ hư, ảnh hưởng tới kinh doanh, mô hình sản phẩm là giải pháp lâu dài (có thể tận dụng lại mô hình sản phẩm nhiều lần).

+ Mô hình sản phẩm có thể được đặt bất cứ nơi đâu như quầy bán hàng, giới thiệu sản phẩm mới, triển lãm ...

+ Thay thế menu, giúp người tiêu dùng kiểm soát khẩu phần.

….

Ý tưởng kết hợp kinh doanh hình nhân + mô hình là ý tưởng khá thú vị. Hướng triển khai mô hình kinh doanh này vô cùng rộng lớn, lâu dài đem lại nhiều lợi ích cho người thực hiện và các bên hữu quan, góp phần giải quyết lao động chân tay rất lớn cho đất nước, đặc biệt là những người khuyết tật có thể thực hiện hoặc tham gia mô hình này.

NHỮNG LƯU Ý TRƯỚC KHI THỰC HIỆN

+ Để thành công bạn cần chuẩn bị kĩ càng trước khi khởi nghiệp. Một trong những công việc bạn cần đầu tư kĩ lưỡng, bài bản là bản kế hoạch kinh doanh. Không có kế hoạch trước khi làm bất cứ điều gì bạn cũng khó thu lại kết quả cao. Khi bắt tay vào hoàn thiện bản kế hoạch kinh doanh của mình, bạn cần phải:

  • Liệt kê cụ thể những đối thủ cạnh tranh ở nơi bạn kinh doanh. Đó là những đối tượng cụ thể nào? Lập bảng so sánh điểm mạnh, điểm yếu của họ so với mô hình kinh doanh của bạn, để từ đó hoạch định ra sách lược đánh bại họ.
  • Liệt kê cụ thể những nhà cung cấp và những thông tin liên quan đến họ (ở đâu, cung cấp gì, kĩ thuật sản xuất ra sao, tiêu chuẩn chất lượng thế nào …?).
  • Lên danh sách tuyển dụng những người phù hợp.
  • Lên danh sách những nguồn lực tài chính. Chúng hiện có bao nhiêu? Và cách để huy động chúng? …
  • Lên danh sách những nguồn lực. Chúng là gì? Có bao nhiêu? Hiện trạng thế nào? …
  • Bạn cần soạn ra chính sách, lập ra sơ đồ quản lí nhân viên.
  • Bạn cần soạn ra chính sách đãi ngộ nhân viên. Lương? Ngoài giờ? Phụ cấp? Thưởng? Hỗ trợ? Phải thật cụ thể.
  • Bạn cần soạn ra những qui định làm việc: Giờ giấc? Đồng phục? Trang thiết bị? Thậm chí soạn cả những qui định chi tiết trong từng công việc cụ thể.

+ Chú trọng xây dựng thương hiệu ngay từ đầu. Xây dựng thương hiệu ở đây phải hiểu là xây dựng hình ảnh tổ chức từ những điều nhỏ nhất. Xây dựng thương hiệu phải gắn liền với xây dựng văn hóa tổ chức. Khi xây dựng thương hiệu, bạn phải làm cho khách hàng nhận ra bạn là ai, thế mạnh của bạn là gì (bạn đem lại lợi ích gì cho khách hàng mà những đối thủ khác không bằng bạn). Nói chung, bạn phải làm nổi bật thương hiệu của bạn trong tâm trí khách hàng ở những “điểm nhấn” do chính bạn tạo ra. Bạn nên định vị thương hiệu dựa vào những gợi ý dưới đây:

  • Sản phẩm/dịch vụ của bạn đem đến cho khách hàng lợi ích gì?
  • Bạn phục vụ khách hàng như thế nào?
  • Khách hàng cảm nhận được điều gì khi đến với bạn?

+ Để giảm chi phí, tôi khuyến khích bạn phát huy thế mạnh từ những gì mình có, tìm những giải pháp tiết kiệm mọi thứ ngay từ đầu.

+ Chú ý kết nối với nhiều cá nhân, tổ chức để lấy đơn hàng. Bạn cũng nên dành nhiều ưu đãi cho khách hàng sử dụng sản phẩm/dịch vụ của bạn nhiều lần.

+ Theo thời gian các yếu tố như nhu cầu, tâm lí … của khách hàng thay đổi, bạn cần biết thay đổi cho phù hợp. Luôn luôn nghiên cứu phát triển thì sự nghiệp của bạn mới trường tồn.

+ Phải hiểu rõ nguồn lực của mình, đặt ra mục tiêu rõ ràng mà mình có thể đạt được, sau đó phân bổ nguồn lực của mình vào từng công việc cụ thể một cách hợp lí.

+ Tạo những nền tảng vững chắc ngay từ đầu để tổ chức phát triển lâu dài. Ví dụ:

  • Tìm kiếm, tạo ra nguồn nhân lực tốt nhất.
  • Tìm kiếm, tạo ra nguồn nguyên vật liệu, cơ sở vật chất … tốt nhất phục vụ mô hình kinh doanh. Đầu tư vào các mô hình phục vụ trực tiếp và hỗ trợ gián tiếp mô hình kinh doanh này. Ngoài ra còn tăng cường đầu tư ngoài ngành để tài chính vững chắc.
  • Tìm kiếm, nghiên cứu, đầu tư vào nhân tài, công nghệ, sản phẩm, dịch vụ để luôn là người dẫn đầu trong lĩnh vực kinh doanh của mình.

+ Đặt ra chỉ tiêu, lập ra kế hoạch, đưa ra phương pháp, hoạch định chiến lược, chuẩn bị nguồn lực, đầu tư kĩ càng … trước khi tấn công thị trường. Chú trọng tìm kiếm, bồi dưỡng, đãi ngộ … đội ngũ bán hàng để tổ chức ngày càng phát triển.

+ Đẩy mạnh quảng bá hình ảnh của tổ chức. Phải coi trọng hoạt động quảng bá và phải quảng bá tích cực, thường xuyên. Bên cạnh đó, bạn còn phải liên tục áp dụng các chương trình khuyến mãi. Làm sao để tổ chức của bạn có thể phục vụ được nhiều người là bạn thành công.

+ Trong buổi đầu khởi nghiệp bạn chú ý áp dụng 3 chính sách sau:

  • Tập trung phục vụ tốt khách hàng ở nơi kinh doanh.
  • Ưu tiên phát triển những sản phẩm/dịch vụ có thể phục vụ tốt nhu cầu nhiều đối tượng, sau đó mới phát triển những sản phẩm/dịch vụ chuyên biệt.
  • Phát triển đội ngũ bán hàng trực tiếp tấn công thị trường.

+ Để có thể trả lời được câu hỏi “Ngân sách marketing bao nhiêu?”, bạn cần phải liệt kê chi tiết mọi thứ, sau đó phân tích kĩ lưỡng trước khi quyết định. Trách nhiệm này thuộc về người đứng đầu doanh nghiệp.

Chủ doanh nghiệp giỏi sẽ trả lời được những câu hỏi:

  • Cần chi ở đâu? Hãy xác định những “điểm chi” hiệu quả và chỉ chi cho những “điểm chi” đó! Thậm chí tìm ra cách để không phải chi.
  • Chi bao nhiêu?
  • Chi như thế nào (lập kế hoạch chi)?

+ Dựa vào sách lược marketing đưa ra, bạn bắt đầu lên kế hoạch marketing cụ thể. Đầu tiên doanh nghiệp làm gì, sau đó làm gì nữa, chi phí cho những công việc ấy bao nhiêu …?

Marketing về cái gì? Ở đâu? Ra sao? Ba nguyên tắc cơ bản cần nắm trước khi lập một kế hoạch marketing là: Segment (phân loại khách hàng); Target (chọn khách hàng mục tiêu); Position (định vị thương hiệu của bạn trong tâm trí khách hàng). Khách hàng phải là điểm xuất phát đồng thời là điểm cuối cùng của mọi hoạt động marketing.

Nên lập kế hoạch marketing dựa theo 4P (Product (sản phẩm), Price (giá cả), Place (địa điểm), Promotion (xúc tiến)). Sản phẩm/dịch vụ là cái bạn định đem bán. Nó có chất lượng, hình thức, dịch vụ kèm theo … như thế nào? Giá cả là số tiền bạn mong muốn khách hàng trả khi mua sản phẩm/dịch vụ của bạn. Để định giá sản phẩm/dịch vụ bạn phải nắm được nhiều vấn đề, trong đó có 3 vấn đề cơ bản là chi phí bạn phải bỏ ra, mức giá khách hàng chấp nhận, giá bán của các đối thủ. Giá bán sản phẩm/dịch vụ của bạn có cạnh tranh nổi với giá bán sản phẩm/dịch vụ của các đối thủ? Tại sao họ bán giá rẻ hay đắt hơn bạn? Địa điểm là nơi diễn ra hoạt động kinh doanh. Liệu địa điểm diễn ra hoạt động kinh doanh có đem lại hiệu quả kinh doanh như mong đợi? Nếu khách hàng ở xa thì bạn có phục vụ họ hay không? Xúc tiến là hoạt động lôi kéo khách hàng mua hàng của bạn. Bạn có những hoạt động xúc tiến nào để lôi kéo khách hàng?

+ Bạn hãy lên kế hoạch bán hàng dựa vào những câu hỏi dưới đây:

  • Mục tiêu của bạn là gì?
  • Bạn sẽ triển khai bao nhiêu kênh bán hàng, web … bán hàng?
  • Những kênh bán hàng, web … bán hàng đó được triển khai cụ thể ra sao?
  • Trong thời gian bao lâu (đưa ra các mốc thời gian cụ thể cho từng công việc cụ thể)?
  • Chi phí để triển khai các công việc cụ thể?
  • Những hoạt động hỗ trợ bán hàng?
  • Cách thức phòng ngừa rủi ro?

+ Một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến cho những người khởi nghiệp thất bại là không quản lí tài chính chặt chẽ. Muốn quản lí tài chính chặt chẽ bạn phải tuân thủ các nguyên tắc sau:

  • Trước khi chi tiêu bạn phải lập ra kế hoạch chi tiêu. Trong kế hoạch chi tiêu bạn phải trả lời được các câu hỏi: Chi tiêu vào cái gì? Tại sao lại chi tiêu vào cái đó? Có cách nào để không chi tiêu vào cái đó mà vẫn đạt được mục tiêu hay không? Nếu phải chi tiêu vào cái đó thì cách thức chi tiêu nào là tối ưu? Làm sao chi tiêu không gặp rủi ro, thu hồi được vốn và sinh lợi? Chi lúc nào? Chi bao nhiêu?
  • Khi đồng tiền chạy đến tay bạn phải lập ra kế hoạch quản lí đồng tiền sao cho không thất thoát. Trong kế hoạch quản lí đồng tiền bạn phải trả lời được các câu hỏi: Tại sao phải quản lí đồng tiền? Quản lí đồng tiền như thế nào, bằng phương pháp nào? Làm sao để quản lí đồng tiền không gặp rủi ro?
  • Cuối cùng, bạn phải có kế hoạch tái đầu tư đồng tiền sao cho hiệu quả. Bạn phải lập ra kế hoạch đầu tư đồng tiền. Trong kế hoạch đầu tư đồng tiền bạn phải trả lời được các câu hỏi: Đầu tư vào cái gì? Tại sao lại đầu tư vào cái đó (nếu đầu tư vào cái đó mà không đem lại hiệu quả sẽ không đầu tư nữa)? Làm sao đầu tư không gặp rủi ro, thu hồi được vốn và sinh lợi tối ưu? Đầu tư lúc nào? Đầu tư bao nhiêu?

*Bạn nào quan tâm đến Ý tưởng này, vui lòng liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ email: contact@anastar.vn | anastar1512@gmail.com hoặc số điện thoại: 0928.53.80.89 | 0389.35.79.85 để biết thêm chi tiết! Hoặc cách khác, bạn cũng có thể gửi câu hỏi / yêu cầu cụ thể qua Bản đăng kí sau đây: http://bit.ly/TuVanKhoiNghiep

Chúc các bạn những điều tốt đẹp nhất trong cuộc sống!

BÌNH LUẬN BẰNG MAIL

BÌNH LUẬN FACEBOOK