Ý TƯỞNG TỪ THIỆN (SNYT 35)

Ý TƯỞNG TỪ THIỆN (SNYT 35)

Ý TƯỞNG TỪ THIỆN (SNYT 35)

10:28 - 10/08/2018

Tôi thấy nhiều người có tấm lòng làm từ thiện nhưng họ chỉ biết làm từ thiện ở góc độ cá nhân, hoặc quá lắm là tổ chức. Ý tưởng này muốn biến hoạt động từ thiện bình thường thành “xã hội hóa từ thiện” để thúc đẩy thế giới phát triển mạnh mẽ hơn!

Ý TƯỞNG KHU VUI CHƠI GIẢI TRÍ (SNYT 1)
Ý TƯỞNG ẨM THỰC KIỂU MỚI (SNYT 2)
Ý TƯỞNG DỊCH VỤ QUẢNG CÁO (SNYT 3)
Ý TƯỞNG THIẾT KẾ CẢNH QUAN (SNYT 4)
Ý TƯỞNG CHUỖI ẨM THỰC NHANH (SNYT 5)
Ý TƯỞNG TỪ THIỆN (SNYT 35)

VÀI NÉT SƠ LƯỢC VỀ Ý TƯỞNG

Theo đuổi ý tưởng này bạn không thể trở thành người siêu giàu về vật chất nhưng bạn có thể trở thành người siêu giàu về đức độ! Tôi thấy nhiều người có tấm lòng làm từ thiện nhưng họ chỉ biết làm từ thiện ở góc độ cá nhân, hoặc quá lắm là tổ chức. Ý tưởng này muốn biến hoạt động từ thiện bình thường thành “xã hội hóa từ thiện” để thúc đẩy thế giới phát triển mạnh mẽ hơn!

Để có thể làm từ thiện, chúng ta phải có của cải vật chất. Tổ chức từ thiện của bạn sẽ kiếm tiền theo những cách sau đây:

1. Thu gom những thứ bỏ đi => biến chúng thành những thứ có giá trị => bán chúng ra thị trường. Xung quanh chúng ta luôn có những thứ bỏ đi hoặc được xem như bỏ đi, việc biến chúng thành những thứ có giá trị đòi hỏi phải có trí tuệ sáng tạo và khoa học kĩ thuật. Kiếm tiền từ những thứ bỏ đi hiện có vô số người đã và đang làm. Hướng đi này mang lại rất nhiều lợi ích thiết thực cho người thực hiện và cộng đồng.

2. Kêu gọi mọi người ủng hộ vật chất. Nếu bạn chưa phải là người nổi tiếng thì việc này e rằng rất khó. Thay vì kêu gọi mọi người ủng hộ những thứ có giá trị bạn có thể kêu gọi mọi người ủng hộ những thứ bỏ đi hoặc không dùng. Ví dụ, bạn có thể kêu gọi mọi người cho bạn quần áo cũ, quần áo không dùng hoặc bỏ đi. Hay bạn có thể kêu gọi mọi người cho bạn thức ăn thừa. Nếu thức ăn này còn tốt bạn có thể dùng nó giúp đỡ người khác hoặc bán đi thu lại tiền bạc. Nếu thức ăn này không thể dùng được bạn có thể chế biến nó thành thức ăn cho vật nuôi => bán ra thị trường thu lại tiền bạc …

Ở khía cạnh khác, bạn có thể tạo ra một “công trình” gì đó để mọi người hưởng lợi từ nó rồi từ đó bạn quyên góp tiền từ họ.

3. Kinh doanh theo kiểu từ thiện. Ví dụ, bạn có thể mở một quán cà phê từ thiện không lấy tiền khách hàng mà kêu gọi họ đóng góp một khoản tiền nào đó cho quĩ từ thiện của bạn. Hay bạn có thể chế ra một loại trò chơi, bạn không lấy tiền người chơi mà kêu gọi họ đóng góp một khoản tiền nào đó cho quĩ từ thiện của bạn. Hoặc bạn có thể viết sách rồi gửi cho mọi người đọc miễn phí và kêu gọi họ đóng góp một khoản tiền nào đó cho quĩ từ thiện của bạn …

Một cách làm từ thiện khác rất thú vị là bạn bán hàng chất lượng với giá rẻ bèo để lấy tiền lời làm từ thiện. Bạn hãy thực hiện những dự án cho ra những sản phẩm chất lượng cao nhưng lại bán với giá rẻ bèo để được nhiều người ủng hộ, từ đó có cơ hội nhân rộng tiếng tăm của mình, có tiền nhiều hơn để làm từ thiện. Đây là cách làm đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả.

4. Nhân rộng hoạt động từ thiện. Nghĩa là tổ chức từ thiện của bạn sẽ tiến hành hoạt động nào đó để giúp ai đó, khi người đó có đủ tiềm lực người đó sẽ hỗ trợ tổ chức từ thiện của bạn nhân hoạt động của mình ra. Để làm được điều này bạn phải cân nhắc xem giúp đỡ ai, giúp cái gì và buộc người nhận cam kết với mình (dù có thể cam kết ấy có thể bị phá vỡ).

Hiện nay trong xã hội có rất nhiều người giả bộ làm từ thiện để trục lợi. Bạn sẽ không làm giống họ mà là làm từ thiện thật. Về nguyên tắc bạn phải tạo ra cái gì đó có lợi cho mọi người, từ đó kêu gọi họ đóng góp trên tinh thần tự nguyện. Ở khía cạnh nào đó nhà từ thiện chính là nhà kinh doanh. Bạn phải sản xuất ra sản phẩm thật => bán được chúng ra thị trường => dùng một phần tiền thu được làm từ thiện. Tôi không định hướng thực hiện ý tưởng này cho bạn theo kiểu lừa đảo hay xin xỏ người khác mà không đem lại lợi ích cho họ.

Dưới đây là một số bài báo phản ánh về tình trạng lợi dụng hoạt động từ thiện để trục lợi:

Một ngày giữa tháng 4 – 2014, chúng tôi tìm đến khu vực chợ Kế Xuyên, xã Bình Trung hỏi thăm về những người “làm từ thiện”. Mới đến đầu chợ, tôi đã được một phụ nữ giới thiệu rành rọt: “Ở đây, họ đi làm từ thiện nhiều lắm. Chú cứ vô xóm trong, thấy nhà nào to đẹp là của những người “làm từ thiện”. Họ giàu lắm, có nhiều người mua cả ô tô, tay đeo đầy vàng” – bà cho biết.

Theo lời chỉ dẫn, chúng tôi tìm đến những gia đình có người đi “làm từ thiện”. Tuy nhiên, nhiều người từ chối cho biết những “mánh khóe” của nghề đang “ăn nên làm ra” này. Bà T. (ngụ tổ 2, thôn Kế Xuyên 2) cho biết hầu như nhà nào trong tổ cũng có người đi làm nghề này. Năm ngoái, thấy người hàng xóm “làm từ thiện” một thời gian kiếm được nhiều tiền, bà cũng định đi nhưng bị chồng cấm cửa vì ghen tuông. “Gần nhà tôi có ông N. đi làm nghề này rồi lấy vợ khác không về, bỏ vợ con nheo nhóc” – bà T. dẫn chứng.

Cuối cùng, chúng tôi cũng gặp được ông Ngô H., làm nghề này đã gần 15 năm. “Tại xã Bình Trung, nghề “làm từ thiện” ra đời vào khoảng năm 1995 – 1996. Thời đó, chỉ một số ít người đi làm nên rất dễ kiếm ăn, hiện nay thì khó khăn hơn vì thấy dễ kiếm tiền nên người người kéo nhau đi “làm từ thiện” – ông H. kể.

Vì đã lớn tuổi, không muốn lang bạt khắp nơi nữa nên ông H. có ý định bỏ “nghề”. Cũng chính vì vậy mà ông mới tiết lộ cho chúng tôi nghe về công việc trước đó của mình. “Ai mới nghe cứ nghĩ xã này oai, nhiều người đi làm công đức. Nhưng thực chất không phải, cái này là đi xin tiền, thậm chí “làm” tiền trên danh nghĩa từ thiện” – ông H. nói.

Theo ông H., hiện tại, những “ông bầu” có tiếng trong nghề này đều ở TP.HCM, chỉ khi Tết nhất mới về quê. Những người đi “làm từ thiện” ở Bình Trung có rất nhiều cách như: Bán sách, bán vé, làm banner quảng cáo và xin tiền hưởng phần trăm hoa hồng. Trong đó, cách họ thường làm nhất là đi bán vé “chương trình từ thiện”. Theo đó, “ông bầu” sẽ đến liên lạc với một cơ quan nhà nước bất kỳ, đặt vấn đề tổ chức một chương trình từ thiện, gây qũi. Trên danh nghĩa cơ quan nhà nước tổ chức, hai bên hợp đồng cho một buổi biểu diễn với mức giá phù hợp. “Ông bầu” đưa tiền trước cho cơ quan nhà nước rồi chia quân đi thực hiện các việc tổ chức, bán vé thu tiền. “Cái này là mua đứt bán đoạn, lời ăn lỗ chịu. Nếu chương trình “ngon” thì kiếm được khối tiền nhưng cũng có khi lỗ như chơi” – ông H. bộc bạch.

Làm banner quảng cáo cũng tương tự. Tới ngày lễ “ông bầu” sẽ đến các cơ quan nhà nước đặt điều kiện hợp tác treo banner tuyên truyền, sau đó cho quân đến các doanh nghiệp liên hệ móc nối quảng cáo để ăn tiền hoa hồng. “Thông thường, làm một banner quảng cáo chỉ tốn vài chục ngàn đồng nhưng khi hợp đồng quảng cáo thì số tiền doanh nghiệp phải trả lên đến vài trăm ngàn đồng” – ông H. nói.

Cách khác là trực tiếp đi xin tiền từ thiện. Lúc đó, “ông bầu” sẽ phối hợp với cơ quan nhà nước để tổ chức chương trình gây qũi từ thiện như mổ mắt cho các cụ già; gây qũi cho trẻ em khuyết tật, mồ côi … Những người đi xin tiền sẽ được cơ quan nhà nước cấp giấy giới thiệu để đến các doanh nghiệp mời ủng hộ. Người trực tiếp đi xin sẽ được hưởng 30% số tiền kiếm được. “Bản chất của việc này là tốt, không phạm pháp. Ai dẻo miệng, có tài thuyết phục, tài ăn nói thì làm được hết. Chỉ có điều nếu ai đó lợi dụng những kẽ hở để làm điều không tốt thì mới dễ giàu lên” – ông H. trầm ngâm.

Ông H. cho biết hiện nay, những người làm các chương trình cho ngành công an là dễ “kiếm ăn” nhất. Theo ông, dựa vào cái mác chương trình của ngành công an, nhiều người lấy danh nghĩa “làm từ thiện” rồi đến các quán bar, doanh nghiệp nhạy cảm, thường xuyên sai phạm để đe dọa, yêu cầu mua vé hoặc ủng hộ tiền mặt. “Thường thì các doanh nghiệp đồng ý ngay, thậm chí họ chấp nhận bỏ ra vài triệu đồng mua vé hoặc ủng hộ không cần nhận vé” – ông H. nói.

Tháng 7 – 2013, Công an huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi đã bắt quả tang Nguyễn Hữu Phước (SN 1964, ngụ thôn Vĩnh Phú, xã Bình Trung) giả danh nhân viên Đoàn Ca múa nhạc thuộc Bộ Công an để xin tiền. Theo điều tra, vào thời điểm đó, Phước đến chùa Trúc Lâm (thôn Liên Hiệp 1, thị trấn Sơn Tịnh, huyện Sơn Tịnh) giới thiệu là người của Cục Công tác chính trị Bộ Công an, nêu vấn đề xin hỗ trợ tiền thực hiện chương trình ca múa nhạc với chủ đề “Phòng và chống tệ nạn xã hội”, tổ chức tại TP Quảng Ngãi. Phước mang theo nhiều giấy tờ để kêu gọi từ thiện, trong đó có hợp đồng tài trợ nuôi dưỡng cùng chương trình truyền hình trực tiếp theo chủ đề Trái tim cho em do Hội Chữ thập đỏ tỉnh Quảng Nam và UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức; phiếu thu tiền do Sở Tài chính tỉnh Quảng Nam phát hành … Hầu hết các loại giấy tờ trên đều được đóng dấu và chữ kí giả. Cũng với chiêu trên, Phước đã lừa đảo trót lọt tại Di tích lịch sử văn hóa quốc gia chùa Ông (xã Nghĩa Hòa, huyện Tư Nghĩa), lấy 2 triệu đồng.

Ngoài những tiêu cực trong lúc “hành nghề”, nhiều gia đình có người đi “làm từ thiện” ở xã Bình Trung cũng tan nát khi vợ hoặc chồng ngoại tình. Ngoài ra, việc cha mẹ suốt ngày đi xa, không chăm sóc con cái cũng dễ phát sinh những câu chuyện đau lòng. Tại xã Bình Trung, vợ chồng bà N. đều đi “làm từ thiện”, con cái ở nhà bỏ bê học hành, có đứa trở thành tội phạm …

……………….

Nộp tiền làm từ thiện có thể có thu nhập lên đến 100 triệu đồng là nội dung quảng cáo của một câu lạc bộ tại Hải Dương. Không ít người đã tham gia vào hoạt động này.

Mội người tên Nhanh, tư vấn viên câu lạc bộ “Tình nguyện và từ thiện an sinh xã hội Việt Nam”, có trụ sở tại Hoàng Quốc Việt, thành phố Hải Dương đã giới thiệu như vậy.

Theo nhân vật trên, câu lạc bộ từ thiện được thành lập từ tháng 2/2015. Chủ tịch hội đồng quản trị là Nguyễn Thành Chung, 32 tuổi. Hiện tại, đơn vị này đã có gần 40.000 hội viên trên khắp 64 tỉnh thành. Chia sẻ v hoạt động, anh này cho biết, mục đích chính là tạo cơ hội kiếm tin nhanh cho các hội viên, sau đó có tin để tham gia từ thiện.

“Không cần mua bán, không có sản phẩm, các thành viên chỉ cần nộp một số tin nhỏ làm từ thiện là có thể thu nhập 100 triệu đồng/tháng. Chỉ cần có đam mê, chăm chỉ, mỗi hội viên có thể kiếm được tin tỉ mỗi năm”, người này nhấn mạnh.

Với chương trình tiết kiệm qũi đang triển khai, các hội viên sẽ có 2 gói để lựa chọn. Ở gói thứ nhất, mỗi thành viên sẽ đóng 150.000 đồng một tháng. Sau khi tìm được người có cùng đam mê, hội viên sẽ được hưởng hoa hồng là 1 triệu đồng một người. Gói thứ 2 yêu cầu hội viên phải đóng 1,5 triệu đồng mỗi tháng. Số tin sẽ được nhân đôi so với gói 1 nếu như họ tìm được một người khác tham gia.

Theo lí giải của Nhanh, đây là số tin hội viên gửi tiết kiệm, sinh lời. Nếu ai có thu nhập trên 10 triệu đồng mỗi tháng, câu lạc bộ sẽ trích ra 5% để làm từ thiện. Các hoạt động đưa ra gồm có xây nhà tình nghĩa, giúp đỡ người nghèo thoát nghèo, tạo công ăn việc làm và tạo qũi phúc lợi xã hội …

“Hình thức hoạt động của chúng tôi là cho đi và không nhận bất kì số tin nào của nhà hảo tâm. Câu lạc bộ chỉ kết nối và trao bằng chứng nhận cho nhà hảo tâm”, tư vấn viên đơn vị trên giải thích thêm.

Để tạo lòng tin cho khách hàng, anh này giới thiệu đến một thành viên kì cựu của câu lạc bộ. Khi Zing.vn liên lạc với người này, bà mời chào rất ngọt ngào, và tự giới thiệu tên là Nguyễn Thị Thanh (59 tuổi) ở Nguyễn Bình, thành phố Hải Dương. Bà Thanh cho biết bà đã tham gia và góp vốn được 6 tháng, với gói 150.000 đồng. Hiện tại, theo nhân vật này thông tin, thu nhập của bà lên tới 100 triệu đồng/tháng.

  

Sau 12 tháng, khách hàng đầu tư các gói từ 150.000 đồng đến 1,5 triệu đồng sẽ thu về hơn 8 tỉ đồng.

Điu kiện để tham gia là thành viên phải đóng 100.000 đồng để mua áo có in logo câu lạc bộ, mũ bảo hiểm và đóng tin theo qui định của từng gói. Trong một thời gian nhất định, mỗi thành viên tìm được 2 người tham gia và điu hành những người này tiếp tục thu hút người có chung đam mê.

“Cứ như thế, tin sẽ tự nhiên nở ra. Còn nếu không rủ được ai thì hội viên cứ đóng tin vào. Sau 13 tháng, họ sẽ nhận được 21 triệu đồng cả gốc lẫn lãi”, bà cho hay.  Song, theo lí giải của bà, câu lạc bộ mới thành lập được 8 tháng nên hiện tại chưa có thành viên nào được rút vốn.

Người này cũng khẳng định, hoạt động của đơn vị là tình nguyện từ thiện, không phải đa cấp, bởi đa cấp là phải có sản phẩm, buôn bán.

Sau khi lân la hỏi quê quán của khách, bà cho biết: “Cháu cứ sang Hải Dương, cô sẽ ra tận nơi để đón. Nếu thấy phát triển được, cháu nên v phổ biến với bố mẹ. Hoặc cô có thể sang tận nhà cháu để gặp bố mẹ tư vấn cách làm giàu. Cô tin là bố mẹ cháu sẽ kiếm tin rất nhanh, thậm chí tốt hơn cả cháu”.

……………

Trong ý tưởng này, tôi cũng chưa bàn đến chuyện khi có tiền rồi nên làm từ thiện như thế nào bởi đó là một câu chuyện dài. Bạn nên có tầm nhìn chiến lược, kế hoạch dài hơi, tính toán cụ thể … trước khi làm từ thiện thì hoạt động này mới thật sự có ý nghĩa.

NHỮNG LƯU Ý TRƯỚC KHI THỰC HIỆN

+ Để thành công bạn cần chuẩn bị kĩ càng trước khi khởi nghiệp. Một trong những công việc bạn cần đầu tư kĩ lưỡng, bài bản là bản kế hoạch. Không có kế hoạch trước khi làm bất cứ điều gì bạn cũng khó thu lại kết quả cao.

+ Chú trọng xây dựng thương hiệu ngay từ đầu. Xây dựng thương hiệu ở đây phải hiểu là xây dựng hình ảnh tổ chức từ những điều nhỏ nhất. Xây dựng thương hiệu phải gắn liền với xây dựng văn hóa tổ chức. Khi xây dựng thương hiệu, bạn phải làm cho khách hàng nhận ra bạn là ai, thế mạnh của bạn là gì (bạn đem lại lợi ích gì cho khách hàng mà những đối thủ khác không bằng bạn). Nói chung, bạn phải làm nổi bật thương hiệu của bạn trong tâm trí khách hàng ở những “điểm nhấn” do chính bạn tạo ra. Bạn nên định vị thương hiệu dựa vào những gợi ý dưới đây:

  • Sản phẩm/dịch vụ của bạn đem đến cho khách hàng lợi ích gì?
  • Bạn phục vụ khách hàng như thế nào?
  • Khách hàng cảm nhận được điều gì khi đến với bạn?

+ Để giảm chi phí, tôi khuyến khích bạn phát huy thế mạnh từ những gì mình có; tìm những giải pháp tiết kiệm mọi thứ ngay từ đầu.

+ Chú ý kết nối với nhiều cá nhân, tổ chức để lấy đơn hàng. Bạn cũng nên dành nhiều ưu đãi cho khách hàng sử dụng sản phẩm/dịch vụ của bạn nhiều lần.

+ Theo thời gian các yếu tố như nhu cầu, tâm lí … của khách hàng thay đổi, bạn cần biết thay đổi cho phù hợp. Luôn luôn nghiên cứu phát triển thì sự nghiệp của bạn mới trường tồn.

+ Phải hiểu rõ nguồn lực của mình, đặt ra mục tiêu rõ ràng mà mình có thể đạt được, sau đó phân bổ nguồn lực của mình vào từng công việc cụ thể một cách hợp lí.

+ Để mô hình phát triển, ngay từ đầu phải chuẩn hóa tất cả các công việc, như là:

  • Chuẩn hóa sản phẩm. Ví dụ, các sản phẩm phải đạt những tiêu chuẩn nào? Các tiêu chuẩn đó nếu được các tổ chức uy tín chứng nhận thì càng tốt. Sau đó công bố các tiêu chuẩn này ra công chúng.
  • Chuẩn hóa dịch vụ. Ví dụ, phong cách, thái độ, cư xử, hành động … của nhân viên ở từng trường hợp cụ thể như thế nào. Không chuẩn hóa được dịch vụ sẽ không thể đảm bảo được chất lượng dịch vụ khi qui mô tổ chức ngày càng phát triển lớn mạnh.

Ngoài ra, còn phải chuẩn hóa tất cả công việc có liên quan đến mô hình này.

+ Tạo những nền tảng vững chắc ngay từ đầu để tổ chức phát triển lâu dài. Ví dụ:

  • Tìm kiếm, tạo ra nguồn nhân lực tốt nhất.
  • Tìm kiếm, tạo ra nguồn nguyên liệu, cơ sở vật chất … tốt nhất phục vụ mô hình. Kết nối mọi người (từ người bình thường đến người xuất sắc) để mô hình phát triển mạnh mẽ. Ngoài ra còn tăng cường đầu tư ngoài ngành để tài chính vững chắc.
  • Tìm kiếm, nghiên cứu, đầu tư vào nhân tài, công nghệ, sản phẩm, dịch vụ để luôn là người dẫn đầu trong lĩnh vực của mình.

+ Không phát triển ồ ạt mà chọn ra những “đại biểu” rồi tập trung vào phát triển chúng đạt đến mức độ nào đó mới chọn tiếp những “đại biểu” khác. Cách làm này sẽ giúp tổ chức vừa tinh nhuệ vừa tài hoa.

+ Đặt ra chỉ tiêu, lập ra kế hoạch, đưa ra phương pháp, hoạch định chiến lược, chuẩn bị nguồn lực, đầu tư kĩ càng … trước khi bán hàng. Chú trọng tìm kiếm, bồi dưỡng, đãi ngộ … đội ngũ bán hàng để tổ chức ngày càng phát triển. Nếu có thể hãy nghiên cứu viết ra các ứng dụng giúp cho việc bán hàng và mua hàng trở nên tiện lợi, nhanh chóng … hơn.

+ Đẩy mạnh quảng bá hình ảnh của tổ chức. Phải coi trọng hoạt động quảng bá và phải quảng bá tích cực, thường xuyên. Bên cạnh đó, bạn còn phải liên tục áp dụng các chương trình khuyến mãi. Làm sao để tổ chức của bạn có thể phục vụ được nhiều người là bạn thành công.

+ Trong buổi đầu khởi nghiệp bạn chú ý áp dụng 3 chính sách sau:

  • Tập trung phục vụ tốt khách hàng ở một nơi nhất định.
  • Ưu tiên phát triển những sản phẩm/dịch vụ có thể phục vụ tốt nhu cầu nhiều đối tượng, sau đó mới phát triển những sản phẩm chuyên biệt.
  • Phát triển đội ngũ bán hàng trực tiếp tấn công thị trường.

+ Để có thể trả lời được câu hỏi “Ngân sách marketing bao nhiêu?”, bạn cần phải liệt kê chi tiết mọi thứ, sau đó phân tích kĩ lưỡng trước khi quyết định. Trách nhiệm này thuộc về người đứng đầu.

Người đứng đầu phải trả lời được những câu hỏi:

  • Cần chi ở đâu? Hãy xác định những “điểm chi” hiệu quả và chỉ chi cho những “điểm chi” đó! Thậm chí tìm ra cách để không phải chi.
  • Chi bao nhiêu?
  • Chi như thế nào (lập kế hoạch chi)?

+ Dựa vào sách lược marketing đưa ra, bạn bắt đầu lên kế hoạch marketing cụ thể. Đầu tiên doanh nghiệp làm gì, sau đó làm gì nữa, chi phí cho những công việc ấy bao nhiêu …?

Marketing về cái gì? Ở đâu? Ra sao? Ba nguyên tắc cơ bản cần nắm trước khi lập một kế hoạch marketing là: Segment (phân loại khách hàng); Target (chọn khách hàng mục tiêu); Position (định vị thương hiệu của bạn trong tâm trí khách hàng). Khách hàng phải là điểm xuất phát đồng thời là điểm cuối cùng của mọi hoạt động marketing.

Nên lập kế hoạch marketing dựa theo 4P (Product (sản phẩm), Price (giá cả), Place (địa điểm), Promotion (xúc tiến)). Sản phẩm là cái bạn định đem bán. Nó có chất lượng, mẫu mã, màu sắc, kích cỡ, bao gói, dịch vụ kèm theo … như thế nào? Giá cả là số tiền bạn mong muốn khách hàng trả khi mua sản phẩm của bạn. Để định giá sản phẩm bạn phải nắm được nhiều vấn đề, trong đó có 3 vấn đề cơ bản là chi phí bạn phải bỏ ra, mức giá khách hàng chấp nhận, giá bán của các đối thủ. Giá bán sản phẩm của bạn có cạnh tranh nổi với giá bán sản phẩm của các đối thủ? Tại sao họ bán giá rẻ hay đắt hơn bạn? Địa điểm là nơi diễn ra hoạt động kinh doanh. Liệu địa điểm diễn ra hoạt động kinh doanh có đem lại hiệu quả kinh doanh như mong đợi? Nếu khách hàng ở xa thì bạn có phục vụ họ hay không? Xúc tiến là hoạt động lôi kéo khách hàng mua hàng của bạn. Bạn có những hoạt động xúc tiến nào để lôi kéo khách hàng?

+ Bạn hãy lên kế hoạch bán hàng dựa vào những câu hỏi dưới đây:

  • Mục tiêu của bạn là gì?
  • Bạn sẽ triển khai bao nhiêu kênh bán hàng, điểm … bán hàng? Ví dụ: Mở cửa hàng, mở điểm bán, lập trang web …
  • Những kênh bán hàng đó được triển khai cụ thể ra sao? Ví dụ: Làm cái gì? Tuyển những ai? Đào tạo ra sao? …
  • Trong thời gian bao lâu (đưa ra các mốc thời gian cụ thể cho từng công việc cụ thể)?
  • Chi phí để triển khai các công việc cụ thể?
  • Những hoạt động hỗ trợ bán hàng?
  • Cách thức phòng ngừa rủi ro?

+ Một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến cho những người khởi nghiệp thất bại là không quản lí tài chính chặt chẽ. Muốn quản lí tài chính chặt chẽ bạn phải tuân thủ các nguyên tắc sau:

  • Trước khi chi tiêu bạn phải lập ra kế hoạch chi tiêu. Trong kế hoạch chi tiêu bạn phải trả lời được các câu hỏi: Chi tiêu vào cái gì? Tại sao lại chi tiêu vào cái đó? Có cách nào để không chi tiêu vào cái đó mà vẫn đạt được mục tiêu hay không? Nếu phải chi tiêu vào cái đó thì cách thức chi tiêu nào là tối ưu? Làm sao chi tiêu không gặp rủi ro, thu hồi được vốn và sinh lợi? Chi lúc nào? Chi bao nhiêu?
  • Khi đồng tiền chạy đến tay bạn phải lập ra kế hoạch quản lí đồng tiền sao cho không thất thoát. Trong kế hoạch quản lí đồng tiền bạn phải trả lời được các câu hỏi: Tại sao phải quản lí đồng tiền? Quản lí đồng tiền như thế nào, bằng phương pháp nào? Làm sao để quản lí đồng tiền không gặp rủi ro?
  • Cuối cùng, bạn phải có kế hoạch tái đầu tư đồng tiền sao cho hiệu quả. Bạn phải lập ra kế hoạch đầu tư đồng tiền. Trong kế hoạch đầu tư đồng tiền bạn phải trả lời được các câu hỏi: Đầu tư vào cái gì? Tại sao lại đầu tư vào cái đó (nếu đầu tư vào cái đó mà không đem lại hiệu quả sẽ không đầu tư nữa)? Làm sao đầu tư không gặp rủi ro, thu hồi được vốn và sinh lợi tối ưu? Đầu tư lúc nào? Đầu tư bao nhiêu?

*Bạn nào quan tâm đến Ý tưởng này, vui lòng liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ email: contact@anastar.vn | anastar1512@gmail.com hoặc số điện thoại: 0928.53.80.89 | 0389.35.79.85 để biết thêm chi tiết! Hoặc cách khác, bạn cũng có thể gửi câu hỏi / yêu cầu cụ thể qua Bản đăng kí sau đây: http://bit.ly/TuVanKhoiNghiep

Chúc các bạn những điều tốt đẹp nhất trong cuộc sống!

BÌNH LUẬN BẰNG MAIL

BÌNH LUẬN FACEBOOK