YT 11: BIẾN NƯỚC THÀNH VẬT LIỆU

YT 11: BIẾN NƯỚC THÀNH VẬT LIỆU

YT 11: BIẾN NƯỚC THÀNH VẬT LIỆU

06:41 - 15/03/2021

Hôm qua, trong lúc đi trên đường tôi chợt nghĩ: Nước chiếm ¾ diện tích trên hành tinh này, nếu có giải pháp biến nước thành vật liệu xây dựng thì con người có thể làm nhà trên sông/biển nhỉ!?

Ý TƯỞNG KHU VUI CHƠI GIẢI TRÍ (SNYT 1)
Ý TƯỞNG ẨM THỰC KIỂU MỚI (SNYT 2)
Ý TƯỞNG DỊCH VỤ QUẢNG CÁO (SNYT 3)
Ý TƯỞNG THIẾT KẾ CẢNH QUAN (SNYT 4)
Ý TƯỞNG CHUỖI ẨM THỰC NHANH (SNYT 5)
Ý tưởng 11 - Biến nước thành vật liệu

I - Nguồn gốc ý tưởng?

Hôm qua, trong lúc đi trên đường tôi chợt nghĩ: Nước chiếm ¾ diện tích trên hành tinh này, nếu có giải pháp biến nước thành vật liệu xây dựng thì con người có thể làm nhà trên sông/biển nhỉ!?

Và thế là tôi nghĩ ra ý tưởng này!

II - Ý tưởng ra sao?

Bạn có biết chai Pet bằng nhựa hay dùng để đựng nước uống không? Nếu như chai ấy không có nước thì bạn có thể dùng tay bóp dẹp nó dễ dàng, nhưng khi nó chứa đầy nước và đậy nắp thật kín thì bạn có làm được điều đó không?

Tạm thời, tôi chưa nghĩ ra ý tưởng có thể dùng chất gì đó pha với nước khiến nước đông cứng lại, ở đây, tôi chỉ trình bày phương án có thể sử dụng nước như vật liệu xây dựng để xây nhà, làm công trình trên mặt đất, thậm chí dưới nước …

Phương án 1: Bạn có thể tận dụng lượng nhựa thải ra môi trường hàng ngày chế tạo ra những vật liệu xây dựng bằng nhựa dưới những hình dạng bất kì, có thể lắp ghép chúng với nhau. Những vật liệu xây dựng này sẽ rỗng ruột. Nghĩa là chúng có thể chứa nước hoặc nước tạp chất (có pha bùn chẳng hạn). Việc chứa nước pha tạp chất sẽ khiến những vật liệu xây dựng này tăng độ bền và trọng lượng đáng kể. Và chúng có thể dùng để xây dựng những căn nhà, công trình …

Ở khía cạnh nào đó, những căn nhà, công trình … xây bằng những vật liệu như vậy có một số khuyết điểm, nhưng chúng ta phải công nhận rằng, chúng khá bền và rẻ … Ý tưởng này có vẻ hay ho khi áp dụng để xây những căn nhà cho dân cư vùng ngập, những căn nhà mang tính chất tạm thời hoặc những căn nhà với chi phí thấp nhất …

Lượng rác thải nhựa thải ra môi trường hàng ngày rất nhiều, nước pha tạp chất thì rất rẻ … Nếu chúng ta áp dụng ý tưởng này vào cuộc sống có thể giải quyết được rất nhiều vấn đề.

Phương án 2: Kế thừa phương án 1, ở đây, tôi sẽ trình bày cách có thể dùng những vật liệu chứa nước tạp chất như thế để chế tạo ra những “cục” ngăn sóng, hoặc lắp ghép thành đê ngăn sóng, hoặc làm lồng bè, hoặc làm nhà nổi trên sông/biển …

Nếu bạn là người ưa mạo hiểm, có tham vọng, tôi sẽ trình bày luôn phương án làm một thành phố nổi trên biển trong tương lai.

Đầu tiên, chúng ta chế tạo ra những Modul bằng nhựa thải có ruột rỗng để chứa nước tạp chất. Tất nhiên, chúng ta sẽ tạo ra rất nhiều Modul khác nhau, chứa nước tạp chất khác nhau (để cho độ bền và độ nặng khác nhau).

Sau đó, chúng ta sẽ lắp ghép chúng lại, thả xuống biển để tạo ra một “hòn đảo” nhân tạo có thể nâng đỡ được những công trình trên đó.

Do tạo ra từ rất nhiều Modul nên không có chuyện “hòn đảo” tự dưng bị chìm, bởi những Modul không chìm cùng một lúc.

Do trong các Modul chứa nước tạp chất khác nhau, thậm chí chứa những vật liệu nổi, chứa không khí …, nên sẽ có Modul chìm hẳn xuống biển, có Modul nửa nổi nửa chìm và có Modul nổi hoàn toàn trên biển. Và chúng cùng nhau nâng đỡ những công trình trên mặt biển …

Đến đây, sẽ có bạn hỏi: Liệu những vật liệu này có đủ để nâng đỡ những công trình đồ sộ?

Ở ý tưởng này, chúng ta đã lợi dụng nước làm vật liệu. Nghĩa là, nước tham gia phần lớn vào việc nâng đỡ những công trình. Việc chế tạo ra những Modul nhựa bọc nước để cố định nước ở bên trong nó. Điều này có nghĩa, nâng đỡ những công trình phần lớn do nước đảm nhiệm, Modul nhựa chỉ gia tăng sức nâng cho nước mà thôi. Và việc ngâm Modul nhựa dưới nước khiến việc này thực hiện dễ dàng. Modul nhựa ngâm dưới nước lại có độ bền rất cao.

Bạn có thể làm thí nghiệm để xác nhận điều này bằng cách bỏ đầy nước, một phần nước và toàn không khí vào những can nhựa rồi cột chúng thành bè trên ao, sau đó để những vật nặng trên đó. Việc nâng vật nặng khi đó có sự tham gia của những can chứa nước, những can chứa một phần nước và những can chứa toàn không khí, thậm chí có cả nước chưa bị “nhốt” trong can. Bè can thực ra chỉ là một khối nước và không khí được cố định lại bằng can nhựa.

Phương án 3: Phương án này tốn tiền hơn, do chúng ta phải sử dụng một phần vật liệu bằng bê tông cốt thép.

Bạn tưởng tượng: Chúng ta sẽ xây một tháp rỗng bằng bê tông cốt thép giữa lòng hồ. Trong tháp chứa toàn nước. Và phía trên tháp làm những vật nổi bằng nhựa chứa nước tạp chất, một phần nước tạp chất và toàn không khí.

Lúc này, cái tháp giống như cái bơm. Và chúng ta có thể sử dụng nó để nâng đỡ công trình nào đó. Khi đó, toàn bộ sức nặng của công trình sẽ đè lên tháp bê tông, đè lên lượng nước chứa trong tháp và đè lên các Modul nhựa. Cả 3 cùng hợp lực để nâng công trình trên tháp.

Với cách thiết kế, xây dựng này, công trình sẽ bền vững hơn, nhưng chi phí cũng cao hơn. Đối với những nước nghèo đây là vấn đề lớn.

Tới đây, bạn có hiểu về ý tưởng trên không?

Biến nước thành vật liệu xây dựng theo cách trên, nhất là phương án 1, hoàn toàn khả thi, thực tế … Những công trình làm bằng những vật liệu như thế có chi phí rất rẻ. Bên cạnh đó, chúng còn đáp ứng được các tiêu chí như khá nhẹ, an toàn … Đây là giải pháp lí tưởng cho những vùng hay bị thiên tai, bởi chúng có thể nổi lên khi lũ lụt tới, hoặc không hề hấn gì khi bị đất đá đè …

Chat Master (Anastar) - Tác giả ý tưởng

* Bạn nào quan tâm đến Mô hình kinh doanh này, vui lòng liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ email: contact@anastar.vn | anastar1512@gmail.com hoặc số điện thoại: 0928.53.80.89 | 0389.35.79.85 để biết thêm chi tiết! Hoặc cách khác, bạn cũng có thể gửi câu hỏi / yêu cầu cụ thể qua Bản đăng kí sau đây: http://bit.ly/TuVanKhoiNghiep
 
Chúc các bạn những điều tốt đẹp nhất trong cuộc sống!

BÌNH LUẬN BẰNG MAIL

BÌNH LUẬN FACEBOOK