YT 13: MHKD NHÀ MÁY NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

YT 13: MHKD NHÀ MÁY NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

YT 13: MHKD NHÀ MÁY NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

18:25 - 18/03/2021

Tại sao phải xây dựng nhà máy mà không nuôi trồng thủy sản dưới mặt đất? Như đã trình bày, để tối ưu mô hình kinh doanh này và khắc phục những nhược điểm mà ngành nuôi trồng + chế biến thủy sản đang gặp phải. Để phát triển chúng ta phải đổi mới cách thức chứ không làm theo cách xưa cũ.

Ý TƯỞNG KHU VUI CHƠI GIẢI TRÍ (SNYT 1)
Ý TƯỞNG ẨM THỰC KIỂU MỚI (SNYT 2)
Ý TƯỞNG DỊCH VỤ QUẢNG CÁO (SNYT 3)
Ý TƯỞNG THIẾT KẾ CẢNH QUAN (SNYT 4)
Ý TƯỞNG CHUỖI ẨM THỰC NHANH (SNYT 5)
YT 13: MHKD NHÀ MÁY NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

I - Nguồn gốc ý tưởng?

Tôi thấy đa số người Việt Nam đang nuôi trồng thủy sản theo cách truyền thống, tức là họ đào ao (làm hồ chìm), hoặc làm lồng bè, hoặc quây lưới trên sông/biển để nuôi trồng thủy sản. Với những cách làm này, họ tốn rất nhiều diện tích nuôi trồng, hứng chịu nhiều rủi ro (do không thể chủ động điều chỉnh được các thông số trong nước, ánh sáng …), tốn kém nhiều chi phí, đồng thời không tối ưu được mô hình nuôi trồng thủy sản.

Tôi có biết vài người làm giàu theo hướng trên. Họ đào ao, lấy nước từ sông vào để nuôi tôm, cá … Mấy năm đầu họ còn có ăn, mấy năm sau do nguồn nước ngoài sông ô nhiễm nên tôm, cá … chết hàng loạt. Giờ họ bỏ nghề, ôm một đống nợ.

Rất nhiều người theo đuổi mô hình nuôi trồng thủy sản, nhưng do cách làm chưa tối ưu nên đa số chỉ túc tắc kiếm ăn, số còn lại đều lâm cảnh hiểm nghèo. Chẳng những không giàu có từ nghề mà sự cống hiến cho xã hội của họ cũng không lớn. Có thể kể ra một số khó khăn mà ngành nuôi trồng + chế biến thủy sản đang gặp phải như sau:

+ Khó khăn về nguồn nước …

+ Khó khăn về nguồn giống …

+ Khó khăn về nguồn thức ăn …

+ Khó khăn trong việc kiểm soát chất lượng sản phẩm. Đa phần, sản phẩm (tôm, cá ….) làm ra không đạt chất lượng, do không có kĩ thuật nuôi trồng tối ưu, không tuân thủ kĩ thuật nuôi trồng, không biết được kĩ thuật nuôi trồng, hoặc do môi trường nuôi trồng không tốt, nên chủ yếu tiêu thụ trong nước chứ không xuất khẩu được nhiều. Hậu quả là người Việt Nam ăn toàn những sản phẩm kém chất lượng nên ngày càng sinh lắm bệnh.

+ Khó khăn trong việc tận dụng lại nước thải, chất thải, nguyên liệu bỏ đi sau khi nuôi trồng, sơ chế, chế biến thủy sản.

+ Khó khăn trong việc kết hợp với các khâu nhân giống (+ ươm giống) - nuôi trồng - chế biến - bán hàng.

Nếu cứ tiếp diễn những điều trên, chẳng những ngành nuôi trồng thủy sản của nước ta sẽ đi vào ngõ cụt, mà dân tộc Việt Nam sẽ khó có cơ hội vươn xa.

Bức xúc trước thực trạng này, tôi đã nghĩ ra mô hình kinh doanh Nhà máy nuôi trồng thủy sản khép kín có thể đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người đầu tư nói riêng và ngành nuôi trồng thủy sản nói chung.

II - Ý tưởng ra sao?

Đầu tiên, bạn phải chọn đúng vị trí đặt nhà máy …

Sau đó, chúng ta sẽ bắt tay vào thiết kế, xây dựng nhà máy. Thiết kế, xây dựng nhà máy sao cho có thể tiết kiệm được diện tích, chống bão, chống lũ …, đem lại hiệu quả cao cho việc nuôi trồng thủy sản.

Do đó, nhà máy nuôi trồng thủy sản có thể sẽ có hình tháp, gồm nhiều tầng (với nhiều phân khu chức năng), trang bị nhiều hệ thống, thiết bị …

Tầng trên cùng sẽ lắp đặt hệ thống điện mặt trời dùng để vận hành toàn bộ nhà máy. Nếu nhà máy ở vị trí hợp lí, bạn có thể nghĩ đến việc lắp đặt hoặc kết hợp lắp đặt với hệ thống điện gió hoặc điện thủy triều. Bằng cách này, nhà máy có thể chủ động về năng lượng.

Tùy theo hoàn cảnh, điều kiện cụ thể, chúng ta sẽ nghiên cứu dùng tầng trên cùng để nuôi trồng thủy sản, hay sơ chế, phơi, sấy, đóng gói sản phẩm thủy sản. Nếu tầng trên cùng dùng để nuôi trồng thủy sản thì một tầng nào đó của nhà máy sẽ bố trí các thiết bị sơ chế, sấy khô, đóng gói sản phẩm.

Ở tầng trên cùng sẽ bố trí hai bồn chứa nước (đã xử lí) để cung cấp nước cho mọi người sinh hoạt và nuôi trồng thủy sản. Nguồn nước này được lấy từ hệ thống xử lí nước lắp đặt dưới tầng hầm nhà máy.

Các tầng tiếp theo sẽ thiết kế, xây dựng các hồ nuôi dùng để nhân giống, ươm giống, nuôi trồng thủy sản. Việc thiết kế hồ vuông hay tròn, bằng chất liệu gì .., khi thực hiện sẽ nghiên cứu kĩ hơn.

Dù thiết kế như thế nào thì các hồ nuôi cũng phải đáp ứng các tiêu chuẩn nuôi trồng thủy sản khắt khe để cho ra chất lượng sản phẩm tốt. Ví dụ như có hệ thống cung cấp, điều chỉnh oxy, ánh sáng …

Chúng ta sẽ nuôi trồng rất nhiều loại thủy sản khác nhau, nhưng chú trọng nuôi trồng các sản phẩm có giá trị cao.

Sản phẩm thu hoạch được sẽ được chuyển xuống tầng sơ chế, sấy khô, đóng gói sản phẩm.

Tầng sơ chế, chế biến, đóng gói sản phẩm nên đặt ở tầng dưới thấp để thuận tiện cho việc chuyển hàng lên xe giao cho các điểm bán buôn, bán lẻ. Nếu thuận tiện, chúng ta sẽ bố trí thêm những gian hàng … để người tiêu dùng khi vào tham quan nhà máy sẽ ghé những gian hàng mua sắm luôn.

Sau khi thu hoạch, chúng ta sẽ sơ chế, chế biến, đóng gói rồi mới xuất bán. Bằng cách này, chúng ta sẽ cung cấp cho thị trường sản phẩm tốt nhất, hạn chế rủi ro khi nền kinh tế có biến động khiến cho việc xuất bán bị ảnh hưởng (bởi dù sao sản phẩm đã sơ chế, chế biến rồi bảo quản vẫn lâu hơn, chi phí ít tốn kém hơn).

Tại đây, chúng ta cũng phát triển nhiều hình thức, cách thức sơ chế, chế biến, đảm bảo cung cấp cho thị trường sản phẩm phong phú, chất lượng … nhất.

Để nuôi trồng thủy sản tốt, chúng ta phải chủ động về nguồn thức ăn. Đó là lí do chúng ta sẽ tận dụng tất cả nguyên liệu bỏ đi sau khi sơ chế sản phẩm để chế biến thức ăn cho thủy sản. Tất nhiên, chúng ta cần mua thêm một số nguyên liệu khác để bổ sung dinh dưỡng cho thủy sản.

Dưới tầng hầm của nhà máy, chúng ta sẽ thiết kế, xây dựng hệ thống hồ chứa và xử lí nước đầu vào, nước thải, chất thải. Nguồn nước dùng để nuôi trồng thủy sản dù lấy ở bất cứ đâu cũng phải qua hệ thống xử lí của nhà máy mới cho vào hồ nuôi. Điều này để hạn chế rủi ro xảy ra cho thủy sản.

Tất cả nước thải từ nuôi trồng thủy sản sẽ được chuyển xuống tầng hầm. Tại đây, chúng sẽ được xử lí lọc để nước ra nước, chất thải ra chất thải. Nước sau khi xử lí sẽ được chuyển lên tầng trên cùng để cung cấp cho mọi người sinh hoạt và nuôi trồng thủy sản. Chất thải sẽ được chuyển đến một nơi khác để chế biến phân bón cung cấp cho những người có nhu cầu trồng cây; hoặc cung cấp cho chính hoạt động của chúng ta như làm giá thể để trồng rong biển … hay trồng rau sạch để phục vụ nhu cầu của nhân viên, khách hàng.

Đến đây, chắc bạn đôi phần hiểu về ý tưởng này? Nhà máy nuôi trồng thủy sản về cơ bản sẽ có tất cả các khu chức năng từ nhân giống, ươm giống, nuôi trồng, sơ chế, chế biến, bán hàng … Tuy nhiên, còn tùy thuộc vào hoàn cảnh, điều kiện cụ thể mà biến hóa cho phù hợp. Nếu không thích hợp bán hàng ngay tại nhà máy thì bỏ khu bán hàng đi, thay vào đó là khu để hàng tạm thời chờ chuyển hàng đi tiêu thụ. Nếu diện tích đất đủ lớn có thể xây dựng một tổ hợp nhà máy (nhiều nhà máy lớn nhỏ khác nhau). Nhà máy này sẽ giữ chức năng này, nhà máy kia sẽ giữa chức năng kia … Các nhà máy liên kết với nhau thành một tổ hợp khép kín nhằm tối ưu mô hình kinh doanh này.

Tại sao phải xây dựng nhà máy mà không nuôi trồng thủy sản dưới mặt đất? Như đã trình bày, để tối ưu mô hình kinh doanh này và khắc phục những nhược điểm mà ngành nuôi trồng + chế biến thủy sản đang gặp phải. Để phát triển chúng ta phải đổi mới cách thức chứ không làm theo cách xưa cũ.

Song song với việc vận hàng nhà máy, chúng ta sẽ thiết lập các kênh phân phối, các vệ tinh bán hàng (bao gồm cả bán buôn và bán lẻ) … để chủ động trong việc tiêu thụ sản phẩm. Để công tác bán hàng phát triển tốt, chúng ta sẽ kết hợp với các dự án khác và thiết kế riêng những website/ứng dụng bán hàng, thanh toán …

Chúng ta cũng sẽ phát triển các đại lí thu gom nguyên liệu, hoặc mở những trang trại nuôi trồng để cung cấp nguyên liệu dùng để chế biến thức ăn cho thủy sản. Phải chủ động được nguồn thức ăn thì mới kiểm soát được chất lượng, giá cả … của sản phẩm ở đầu ra.

III - Thực hiện thế nào?

Bạn liên hệ tác giả ý tưởng nhé!

Chat Master (Anastar) - Tác giả Mô hình kinh doanh

* Bạn nào quan tâm đến Mô hình kinh doanh này, vui lòng liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ email: contact@anastar.vn | anastar1512@gmail.com hoặc số điện thoại: 0928.53.80.89 | 0389.35.79.85 để biết thêm chi tiết! Hoặc cách khác, bạn cũng có thể gửi câu hỏi / yêu cầu cụ thể qua Bản đăng kí sau đây: http://bit.ly/TuVanKhoiNghiep
 
Chúc các bạn những điều tốt đẹp nhất trong cuộc sống!

BÌNH LUẬN BẰNG MAIL

BÌNH LUẬN FACEBOOK