YT 21: MHKD LIÊN KẾT NUÔI TRỒNG

YT 21: MHKD LIÊN KẾT NUÔI TRỒNG

YT 21: MHKD LIÊN KẾT NUÔI TRỒNG

16:41 - 09/04/2021

Tôi cứ miên man suy nghĩ xem có ý tưởng nào có thể giúp người dân (có đất) nói riêng không phải bỏ quê lên thành phố, có thể làm ăn hiệu quả dựa trên vốn liếng (miếng đất) và sức lực mình có; và giúp đất nước nói chung tận dụng được nguồn lực bỏ trống, giảm tình trạng di cư không kiểm soát, nạn đầu cơ đất khiến kinh tế trì trệ, đời sống người dân khốn khổ … không. Và cuối cùng, tôi đã bật ra ý tưởng này!

Ý TƯỞNG KHU VUI CHƠI GIẢI TRÍ (SNYT 1)
Ý TƯỞNG ẨM THỰC KIỂU MỚI (SNYT 2)
Ý TƯỞNG DỊCH VỤ QUẢNG CÁO (SNYT 3)
Ý TƯỞNG THIẾT KẾ CẢNH QUAN (SNYT 4)
Ý TƯỞNG CHUỖI ẨM THỰC NHANH (SNYT 5)
YT 21: MHKD LIÊN KẾT NUÔI TRỒNG

I - Nguồn gốc ý tưởng?

Đi khắp đất nước, tôi thấy đất trống còn rất nhiều, đặc biệt ở những vùng thôn quê, nơi xa xôi hẻo lánh. Tôi tự hỏi: Đất đai nhiều như vậy, sao dân mình không biết làm gì để sống mà bỏ đất không, lên thành phố tìm việc làm, sống chen chúc khổ sở quá vậy? Và điều này gây ra những hệ lụy gì chắc bạn đã biết?

Thỉnh thoảng tôi đọc báo lại thấy tin tức giá đất tăng. Đất để không, không biết làm gì, mà giá đất cứ tăng? Chắc người có đất lại bán đất cho người đầu cơ, rồi người đầu cơ này lại bán đất cho người đầu cơ khác. Từ đó, giá đất cứ tăng … Và điều này gây ra những hệ lụy gì chắc bạn cũng đã biết?

Đang buồn, nghe bài hát Bỏ quê mà Phi Nhung hát càng thêm buồn:

Ngày xa rời miền quê mẹ dõi theo nước mắt đôi dòng,
Cha xót dạ buồn đau thương con khờ lạc bến ra sao.
Hai đứng lặng mà đau thương cha, nước mắt tuôn trào,
Bao nỗi buồn mênh mông chị xa rời quê nghèo buồn không?

Mai đây, Hai bỏ quê nhà cách ngàn trùng xa
Theo người dưng về nơi xứ xa.
Thương Hai duyên phận ngày mai biết vui hay buồn
Làm thân con gái nỗi lòng riêng mang.

Chị xa rời miền quê mà bấy lâu sao vẫn chưa về?
Cha xót dạ buồn trông, nơi quê nghèo mẹ thương nhớ mong.
Nơi xứ lạ miền xa em ơi Hai nhớ quê nhà,
Thương nhớ từng bờ đê, Hai ơi mau trở lại miền quê.

Ai hát lí song thương mà sao lòng nghe thương quá!
Nơi đất khách quê xa chợt nghe lòng bao xót xa.
Ngày xa rời miền quê lòng vấn vương sẽ mau quay về
Đời quê nghèo sương gió, chị Hai tôi … bỏ quê đi rồi!

Thương cho chị Hai phận thuyền quyên con gái
Đổ bến qua sông biết đục hay lành?
Xa quê cách mấy dặm trường, mười hai bến nước biết nơi nào buồn vui?
Lỡ duyên con gái sang sông, đau lòng em hát đoạn buồn chị ơi!

Để giảm tình trạng di cư từ nông thôn ra thành thị, những nhà quản lí đất nước đã có những chính sách như đầu tư phát triển nông thôn, tạo cơ hội việc làm, hỗ trợ, tổ chức việc tiêu thụ nông sản cho nông dân; đưa công nghệ sản xuất tiên tiến vào nông nghiệp; khuyến khích nông dân chuyển sang các nghề phi nông nghiệp; thúc đẩy khôi phục làng nghề, phát triển ngành nghề mới ở nông thôn …, nhưng dường như vẫn chưa đạt được kì vọng. Chúng ta cần có một ý tưởng khả thi, thiết thực, hiệu quả … có thể sử dụng nguồn lực địa phương, cũng như huy động nguồn lực từ tất cả các cá nhân, tổ chức trong xã hội để giải quyết vấn đề này.

Nhiều ngày trôi qua, tôi cứ miên man suy nghĩ xem có ý tưởng nào có thể giúp người dân (có đất) nói riêng không phải bỏ quê lên thành phố, có thể làm ăn hiệu quả dựa trên vốn liếng (miếng đất) và sức lực mình có; và giúp đất nước nói chung tận dụng được nguồn lực bỏ trống, giảm tình trạng di cư không kiểm soát, nạn đầu cơ đất khiến kinh tế trì trệ, đời sống người dân khốn khổ … không. Và cuối cùng, tôi đã bật ra ý tưởng này!

II - Ý tưởng ra sao?

Đầu tiên, chúng ta phải thành lập ra một tổ chức có tên là ABCD (tôi tạm gọi như vậy thôi).

Khi người có đất, có nguồn nhân lực, muốn thay đổi số phận của mình và gia đình mà không biết làm gì, họ sẽ liên hệ với tổ chức ABCD.

Tổ chức ABCD sẽ cử người xuống khảo sát xem họ có đạt các tiêu chí mà tổ chức ABCD đề ra hay không. Nếu không, tổ chức ABCD sẽ giúp họ bằng cách khác. Nếu có, tổ chức ABCD sẽ đưa ra một chương trình hành động và kí kết với họ những thỏa thuận trước khi hợp tác.

Tiếp theo, tổ chức ABCD sẽ cử tổ chức A xuống xem xét, nghiên cứu … để đưa ra những ý tưởng khởi nghiệp, giải pháp kĩ thuật, kế hoạch đầu tư … cho đối tác. Tổ chức A là một tổ chức chuyên cung cấp ý tưởng khởi nghiệp, giải pháp kĩ thuật ... cũng như có những chuyên gia chuyên tư vấn, hướng dẫn khởi nghiệp trực thuộc sự quản lí của tổ chức ABCD.

Khi đã có kết quả từ tổ chức A, tổ chức ABCD sẽ đưa kết quả sang cho tổ chức B, để tổ chức B rót vốn thực hiện dự án trên mảnh đất của đối tác. Đối tác chỉ góp đất và nguồn nhân lực, còn vốn liếng dưới dạng tiền bạc thì tổ chức B có trách nhiệm cung cấp. Nguồn tiền của tổ chức B sẽ huy động từ các cổ đông. Khi có tiền từ các cổ đông, tổ chức B có trách nhiệm quản lí, đầu tư phòng ngừa rủi ro và đầu tư vào những dự án mà tổ chức ABCD chỉ định. Đầu tư phòng ngừa rủi ro là đầu tư vào những dự án không thuộc dự án mà ABCD chỉ định. Những dự án này phải “ăn chắc” 100%. Sở dĩ có động thái này vì khi đầu tư vào các dự án mà tổ chức ABCD chỉ định gặp rủi ro thì tổ chức B sẽ lấy lợi nhuận từ các dự án đó bù vào.

Tổ chức C là tổ chức chuyên cung cấp trang thiết bị, dụng cụ …; con/cây giống …; nguyên vật liệu, phân bón, thức ăn …. cho các dự án mà tổ chức ABCD chỉ định. Tất nhiên, tổ chức C sẽ nhận thanh toán từ tổ chức B.

Tổ chức D là tổ chức lo về mặt thị trường. Nghĩa là, khi các dự án (nuôi hoặc trồng) mà tổ chức ABCD vận hành có sản phẩm đạt chuẩn, tổ chức D sẽ thu mua và bán ra thị trường. Tóm lại, tổ chức D sẽ lo về khâu tiêu thụ.

MHKD LIÊN KẾT NUÔI TRỒNG

Đối tác là người dân có đất, nguồn nhân lực … Tổ chức ABCD là tổ chức có ý tưởng khởi nghiệp, giải pháp kĩ thuật …; vốn liếng; trang thiết bị, dụng cụ …, con/cây giống …; nguyên vật liệu, phân bón, thức ăn ….; và thị trường.

Khi đối tác và tổ chức ABCD hợp tác với nhau để phát triển các dự án trên đất của đối tác sẽ sinh ra rất nhiều lợi ích như giải quyết việc làm, nâng cao đời sống kinh tế cho người dân địa phương …, giải quyết được các vướng mắc đang tồn đọng như nạn thất nghiệp, đất trống, bán đất, di dân … Tất nhiên, trách nhiệm và quyền lợi phân chia như thế nào còn tùy thuộc vào hoàn cảnh, điều kiện cụ thể của từng bên.

Nếu ý tưởng này triển khai tốt đẹp vào cuộc sống, đi đâu trên khắp đất nước bạn cũng thấy các dự án nuôi/trồng mọc lên lấp hết các khoảng đất trống. Và vì tất cả các dự án này đều do tổ chức có khả năng điều hành nên chúng gần như phát triển tốt, đem lại những lợi ích to lớn cho dân tộc và đất nước Việt Nam.

III - Thực hiện thế nào?

Bạn liên hệ tác giả ý tưởng nhé!

Chat Master (Anastar) - Tác giả Mô hình kinh doanh

* Bạn nào quan tâm đến Mô hình kinh doanh này, vui lòng liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ email: contact@anastar.vn | anastar1512@gmail.com hoặc số điện thoại: 0928.53.80.89 | 0389.35.79.85 để biết thêm chi tiết! Hoặc cách khác, bạn cũng có thể gửi câu hỏi / yêu cầu cụ thể qua Bản đăng kí sau đây: http://bit.ly/TuVanKhoiNghiep
Chúc các bạn những điều tốt đẹp nhất trong cuộc sống!

BÌNH LUẬN BẰNG MAIL

BÌNH LUẬN FACEBOOK