YT 27: MHKD GIẢI PHÁP, CON GIỐNG CHĂN NUÔI

YT 27: MHKD GIẢI PHÁP, CON GIỐNG CHĂN NUÔI

YT 27: MHKD GIẢI PHÁP, CON GIỐNG CHĂN NUÔI

17:35 - 07/07/2021

Nếu ai đó có điều kiện theo đuổi mô hình kinh doanh chuyên cung cấp giải pháp (có hàm ý cung cấp luôn cả nguyên vật liệu, máy móc, thuốc men, thi công …), con giống chăn nuôi thì không những giàu có mà còn giúp được đất nước rất nhiều, vì hiện tại khâu này đất nước còn rất yếu kém.

Ý TƯỞNG KHU VUI CHƠI GIẢI TRÍ (SNYT 1)
Ý TƯỞNG ẨM THỰC KIỂU MỚI (SNYT 2)
Ý TƯỞNG DỊCH VỤ QUẢNG CÁO (SNYT 3)
Ý TƯỞNG THIẾT KẾ CẢNH QUAN (SNYT 4)
Ý TƯỞNG CHUỖI ẨM THỰC NHANH (SNYT 5)
YT 27: MHKD GIẢI PHÁP, CON GIỐNG CHĂN NUÔI

I - Nguồn gốc ý tưởng?

Một lần tôi ghé thăm trại nhân và nuôi cá giống của một người quen biết. Vì vốn liếng, kiến thức … không nhiều nên anh ta làm khuôn viên nhân và nuôi cá giống khá sơ sài. Khi ấy, tôi chợt nghĩ: Nếu ai đó có điều kiện theo đuổi mô hình kinh doanh chuyên cung cấp giải pháp (có hàm ý cung cấp luôn cả nguyên vật liệu, máy móc, thuốc men, thi công …), con giống chăn nuôi thì không những giàu có mà còn giúp được đất nước rất nhiều, vì hiện tại khâu này đất nước còn rất yếu kém.

Nhưng phải là những giải pháp, nguyên vật liệu, máy móc, thuốc men, thi công … và con giống đạt chuẩn nhe!

Mà muốn vậy, bạn phải có cách làm thật sự khác biệt, tối ưu.

Như bạn biết, đất nước Việt Nam là đất nước nông nghiệp nên về nguồn thức ăn dành cho vật nuôi chúng ta có thể chủ động được. Chúng ta chỉ yếu về mặt giải pháp, nguyên vật liệu, máy móc, thuốc men, thi công (kĩ thuật/công nghệ) … và con giống. Giải quyết được những điểm yếu này, ngành chăn nuôi của Việt Nam sẽ phát triển vững mạnh.

Nhiều người không hiểu tại sao Việt Nam là đất nước nông nghiệp mà sản phẩm từ gia súc, gia cầm lại cao như thế. Họ không biết rằng, để có kết quả cuối cùng, người chăn nuôi phụ thuộc phần lớn vào nguồn bên ngoài (chủ yếu là từ nước ngoài). Thức ăn, nguyên vật liệu, máy móc, thuốc men …, họ đều phải nhập từ nước ngoài. Bên cạnh đó, họ không chủ động sản xuất được con giống chất lượng cao; không có giải pháp chăn nuôi tiên tiến; không có kĩ thuật/công nghệ … hiện đại. Và cuối cùng, lại phụ thuộc vào gian thương. Miếng ăn đến miệng người dân phải trải qua biết bao nhiêu khâu, mỗi khâu giá lại đội lên một chút nên cuối cùng giá cao ngất ngưởng. Cho nên mới có chuyện sản phẩm chăn nuôi ở một đất nước nông nghiệp có giá cao hơn nhập khẩu. Đất nước nông nghiệp nhưng là nông nghiệp lạc hậu, phụ thuộc, chứ nông nghiệp phát triển, chủ động hẳn sẽ khác.

Để giảm giá thành sản xuất, một số nhà chăn nuôi dùng chất cấm để tạo nạc và dùng kháng sinh để ngừa bệnh và tăng trọng trong giai đoạn cuối (xuất chuồng). Ở Việt Nam thường xuyên có dịch bệnh vì tình trạng vệ sinh chuồng trại cũng như chất lượng con giống quá yếu kém. Sức đề kháng của vật nuôi yếu nên bệnh dịch rất dễ xâm nhập, thiếu khả năng vượt bệnh và lây lan nhanh chóng từ khu vực này qua khu vực khác như bệnh lở mồm long móng (FMD), bệnh tiêu chảy cấp tính của heo con (PED) và bệnh tai xanh (PRRS) là những bệnh đặc thù thường xảy ra ở Việt Nam trong nhiều năm qua và năm nào cũng có làm tổn hại rất lớn cho người chăn nuôi. Tình trạng dư thừa kháng sinh trong thực phẩm là một điều đáng quan ngại tại Việt Nam. Sử dụng kháng sinh và chất kích thích tăng trưởng vô tội vạ càng ngày càng tăng khó khăn cho những nhà chăn nuôi làm ăn chân chính. Người tiêu dùng sẽ e ngại khi sử dụng các sản phẩm từ thịt và thiệt hại cuối cùng thuộc về người chăn nuôi.

Trường hợp mở cửa hơn nữa cho thịt từ các nước vào, chắc chắn ngành chăn nuôi trong nước sẽ bị đè chết, việc cầm cự sẽ chẳng được lâu khi hầu hết những nguyên liệu này cũng phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu. Có quan điểm đánh giá rằng chăn nuôi bò chắc chắn phá sản vì Việt Nam không có đồng cỏ, tận dụng cỏ khô cho năng suất thịt thấp. Chăn nuôi trong nước có xu hướng bị thu hẹp do cạnh tranh đến từ các nước tham gia TPP, đặc biệt là đối với ngành thịt. Người tiêu dùng/nhà nhập khẩu sẽ được lợi, trong khi người sản xuất/nhà xuất khẩu phần lớn bị thiệt hại do không cạnh tranh được với các mặt hàng từ nước ngoài, thịt đông lạnh sẽ phát triển do yêu cầu về an toàn vệ sinh thực phẩm của người tiêu dùng ngày một tăng lên, thịt nóng ngoài chợ sẽ không đáp ứng được.

Thịt heo thì sẽ phải cạnh tranh không chỉ từ Mĩ mà sắp tới sẽ là châu Âu. Năm 2014 Việt Nam nhập khẩu 150.000 con bò Úc phục vụ tiêu dùng, nhưng chỉ trong ba tháng đầu năm 2015 đã nhập khẩu tới 115.000 trâu bò. Có năm chỉ trong vòng 7 tháng đầu năm, Việt Nam đã nhập khẩu 93.000 tấn thịt trâu, bò, dê, cừu và gà. Riêng sản phẩm đùi gà đông lạnh từ Mĩ là hơn 45.000 tấn. Giá đùi gà Mĩ quá rẻ so với đùi gà công nghiệp nội địa (đùi gà Mĩ nhập khẩu với giá 0,9 tới 1 đô la/kg) làm người chăn nuôi lao đao.

Tôi có quen người em. Nó mở trang trại chăn nuôi gà công nghiệp lấy trứng. Lúc nào gọi điện hỏi thăm về công việc nó cũng than thở. Giá trứng xuống, nó cũng than. Giá trứng lên, nó cũng than. Tôi hỏi: Ủa! Trứng lên sao mày than? Nó nói: Trứng lên nhưng thức (thức ăn cho gà) cũng lên!

Con người ngày càng trở nên khôn ngoan hơn. Do đó, những phương thức làm giàu ngày xưa dần trở nên lỗi thời. Muốn nâng cấp cuộc sống, chúng ta không thể làm theo cảm hứng, ý thích …. Thậm chí, dù đã có hướng đi, phương pháp, mục tiêu … phù hợp, chúng ta cũng không thể chạm đến thành công nếu thiếu đi lòng kiên trì, đức siêng năng ... Một công việc chỉ trở thành phi thường khi nó được làm bằng tất cả sức lực, trí tuệ, tâm huyết … từ ngày này qua ngày khác.

Và tôi tin người Việt Nam có thể làm cho ngành chăn nuôi trở thành thế mạnh của mình, giúp dân mình có bữa ăn ngon, rẻ …

Rồi một ngày nào đó, chúng ta sẽ làm được!

II - Ý tưởng ra sao?

Đầu tiên, bạn phải thành lập được một trung tâm nghiên cứu (A1), rồi tiếp tục thành lập thêm nhiều trung tâm nghiên cứu (A2, A3, A4 ..) khác. Những trung tâm nghiên cứu này sẽ được đặt ở những vị trí thích hợp. Chúng có nhiệm vụ nghiên cứu tìm ra những giải pháp chăn nuôi thích hợp đối với từng hoàn cảnh, điều kiện cụ thể. Nghĩa là bạn sẽ phải làm những mô hình thực nghiệm về chăn nuôi để đánh giá tính hiệu quả của chúng trước khi phổ biến kĩ thuật ra người dân. Trung tâm nghiên cứu đặt ở nơi này, nhưng có thể mô hình thực nghiệm đặt ở nơi khác. Không nhất thiết chúng phải đặt cùng vị trí với nhau.

Trung tâm nghiên cứu (A1, A2, A3, A4 …) giống như là “bộ não”. Chúng sẽ chỉ huy những trung tâm nghiên cứu chế tạo nguyên vật liệu (B1, B2, B3 …), máy móc (C1, C2, C3 …), thuốc men (D1, D2, D3 …), nhân và nuôi con giống (E1, E2, E3 …) khác. Tùy vào cách tổ chức, quản lí, điều phối công việc mà trung tâm A nào sẽ chỉ huy trung tâm B, hay C, hay D, hay E nào.

Mhkd Giải pháp, con giống chăn nuôi

Khi các trung tâm nghiên cứu B, C, D, E thu lại kết quả khả quan, bạn sẽ thành lập những trang trại chăn nuôi kiểu mẫu (F1, F2, F3 …). Các trang trại chăn nuôi kiểu mẫu này vừa đóng vao trò ứng dụng, khai thác vừa đóng vai trò giới thiệu sản phẩm/dịch vụ, phổ biến kĩ thuật/công nghệ ra bên ngoài.

Mhkd Giải pháp, con giống chăn nuôi

Cuối cùng, bạn cần triển khai mạng lưới bán hàng hoặc hợp tác với những cá nhân/tổ chức có năng lực, uy tín … để tung sản phẩm ra thị trường.

Sơ đồ tổ chức trên sẽ tạo ra một chuỗi vận hành khép kín, chặt chẽ … Đảm bảo mọi công việc dù là nhỏ nhất đều được nghiên cứu, tiến hành một cách tỉ mỉ, chính xác … để tạo ra sản phẩm cuối cùng hoàn hảo.

Khi các trung tâm B, C, D nghiên cứu ra nguyên vật liệu, máy móc, thuốc men, bạn có thể thành lập các công ty trực thuộc để sản xuất, thương mại hóa các sản phẩm, dịch vụ đó.

Với các trang trại chăn nuôi kiểu mẫu F, không nhất thiết phải sử dụng người của mình. Bạn có thể hợp tác với những người chăn nuôi đủ điều kiện phát triển mô hình này. Đặc điểm của ngành chăn nuôi ở nước ta là phát triển tự phát, nhỏ lẻ …  Nếu bạn làm được điều này, tất cả những nông hộ chăn nuôi sẽ đi vào nề nếp. Họ sẽ cho ra những sản phẩm đạt chất lượng. Lúc này, bạn nên đóng vai trò thu mua, bán hàng và điều phối số lượng hàng hóa cung cấp cho thị trường. Với cách làm này, bạn vừa phát triển bền vững vừa giúp ngành chăn nuôi đi lên.

Thỉnh thoảng, tôi lại đọc được tin tức “giá thịt … xuống thấp, người chăn nuôi thua lỗ”, hay “bão giá thức ăn chăn nuôi” … Với cách làm khép kín như trên, những người gia nhập tổ chức của bạn không phải lo những điều đó, vì từ đầu vào, đến đầu ra, bạn đều sắp xếp ổn thỏa. Ai làm khâu nào cứ tập trung làm tốt khâu đó rồi sẽ có ngày giàu có.

Khi chưa có định hướng, phương pháp, mục tiêu … đúng đắn, rõ ràng …, các thành viên chưa đoàn kết … thì mới có chuyện mạnh ai nấy làm: Giết mổ lung tung, bầy hầy; chất lượng, số lượng không thể kiểm soát; giá cả nhảy loạn cả lên … Nhưng khi đã tìm ra “ánh sáng”, ngành chăn nuôi của nước ta nhất định thay đổi theo chiều hướng tốt đẹp hơn.

Theo thói quen, người tiêu dùng chỉ quanh quẩn dùng những thực phẩm quen thuộc. Do đó, bạn cần có chiến lược thay đổi thói quen người tiêu dùng từ khi còn ở khâu nhân giống. Hãy tìm những nguồn giống mới có nhiều ưu điểm nhân ra, nuôi lớn rồi làm các sản phẩm cung cấp cho người dân tiêu dùng thử. Công việc của bạn sẽ rất nhiều. Nào thành lập nhà máy sản xuất mặt hàng này, nào mở cửa hàng bán mặt hàng kia, nào mở quán ăn chào mời món ăn nọ … Hàng ngàn, thậm chí hàng triệu sản phẩm từ thịt gia súc, gia cầm sẽ được tung ra thị trường. Việc tìm ra nguồn thực phẩm mới thay thế thịt heo, gà … (loại thịt người tiêu dùng quen dùng xưa nay) còn góp phần giúp đất nước tránh được tình trạng thiếu hụt thực phẩm khi khủng hoảng, dịch bệnh xảy ra; góp phần xóa sổ gian thương lợi dụng hàng hóa khan hiếm đẩy giá hàng hóa lên cao. Giàu có dựa trên nền tảng phục vụ tốt khách hàng chứ không phải dựa trên sự bóc lột, móc túi người khác. Tiếc là ngày càng ít người có quan niệm này!

Ngành chăn nuôi ở nước ta đang “hổng” ở nhiều chỗ. Chúng ta không thể “vá” được những “lỗ hổng” đó nếu không có giải pháp toàn diện. Và ý tưởng này chính là giải pháp toàn diện, chứ không đơn thuần chỉ là ý tưởng.

III - Thực hiện thế nào?

Bạn liên hệ tác giả ý tưởng nhé!

Chat Master (Anastar) - Tác giả Ý tưởng kinh doanh
*Bạn nào quan tâm đến Mô hình kinh doanh này, vui lòng liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ email: contact@anastar.vn | anastar1512@gmail.com hoặc số điện thoại: 0928.53.80.89 | 0389.35.79.85 để biết thêm chi tiết! Hoặc cách khác, bạn cũng có thể gửi câu hỏi / yêu cầu cụ thể qua Bản đăng kí sau đây: http://bit.ly/TuVanKhoiNghiep
 
Chúc các bạn những điều tốt đẹp nhất trong cuộc sống!

BÌNH LUẬN BẰNG MAIL

BÌNH LUẬN FACEBOOK