YT 34: MHKD THÁP NUÔI GÀ (CHIM) THẢ VƯỜN

YT 34: MHKD THÁP NUÔI GÀ (CHIM) THẢ VƯỜN

YT 34: MHKD THÁP NUÔI GÀ (CHIM) THẢ VƯỜN

23:22 - 26/08/2021

Trong tất cả hướng nuôi gà thì nuôi gà thả vườn để lấy thịt, trứng là lựa chọn tốt nhất, thế nhưng nhiều người theo đuổi hướng đi này vẫn không thể thay đổi số phận. Hi vọng với mô hình nuôi gà mới này, tôi sẽ giúp được nhiều người thoát nghèo, từ đó, nhiều người sẽ có bữa ăn ngon, bổ, rẻ hơn.

Ý TƯỞNG KHU VUI CHƠI GIẢI TRÍ (SNYT 1)
Ý TƯỞNG ẨM THỰC KIỂU MỚI (SNYT 2)
Ý TƯỞNG DỊCH VỤ QUẢNG CÁO (SNYT 3)
Ý TƯỞNG THIẾT KẾ CẢNH QUAN (SNYT 4)
Ý TƯỞNG CHUỖI ẨM THỰC NHANH (SNYT 5)
YT 34: MHKD THÁP NUÔI GÀ (CHIM) THẢ VƯỜN

I - Nguồn gốc ý tưởng?

Mấy ngày nay tôi ngồi xem hàng trăm Video trên mạng để nghiên cứu tìm ra cách thiết kế chuồng nuôi gà thả vườn tối ưu vì thấy nhiều người nuôi gà thả vườn nhưng chưa có mô hình hiệu quả. May mắn là cuối cùng cũng “bật” ra được ý tưởng thiết kế chuồng nuôi gà (có thể nuôi luôn chim) thả vườn tuy chưa hoàn hảo (theo tôi, vì tôi sẽ còn tiếp tục nghiên cứu), nhưng bước đầu như vậy là khá tốt nên trình bày cho những ai quan tâm tham khảo.

Trong mỗi bữa ăn hàng ngày có lẽ không ai lạ gì thịt và trứng gà. Thịt và trứng gà là thực phẩm giàu dinh dưỡng, nhưng do cầu lớn hơn cung nên nhiều người nuôi chạy theo đồng tiền đã cho ra những sản phẩm kém chất lượng. Nhìn thấy cảnh ngày càng nhiều thịt và trứng gà công nghiệp bày bán đầy siêu thị, cửa hàng …, tôi thầm ao ước một ngày nào đó mình sẽ phổ biến mô hình nuôi gà thả vườn do mình nghĩ ra để người dân có thịt và trứng gà thả vườn chất lượng mà dùng, không phải ăn thịt và trứng gà công nghiệp nữa. Dù nhiều người cố thanh minh, bào chữa cho việc làm của mình, nhưng họ vẫn phải công nhận rằng thịt và trứng gà công nghiệp không thể nào bằng thịt và trứng gà thả vườn. Ở đây, tôi muốn nói đến thịt và trứng gà thả vườn nuôi đúng chuẩn, chứ không phải nuôi theo cái kiểu “giả gà thả vườn”.

Thấy vậy thôi nhưng việc nghiên cứu tìm ra cách thiết kế chuồng nuôi gà thả vườn tối ưu không phải điều đơn giản! Bạn phải rất am hiểu qui trình nuôi gà cũng như tập tính của con gà. Bên cạnh đó, bạn phải có đầu óc cực kì sáng tạo vì nguồn lực của người nông dân không có nhiều. Tôi thấy nhiều chuyên gia về nông thôn hướng dẫn bà con nuôi gà thả vườn tốn kém quá trời. Bà con đâu có nhiều tiền đầu tư xây chuồng gà nhiều tiền như thế. Rồi còn trang bị hết cái này đến cái kia khiến cho đồng lời của bà con teo tóp lại, giá thành gà nuôi cao lên … Nhiệm vụ của tôi là phải nghĩ ra mô hình nuôi gà thả vườn vừa đáp ứng tốt các yêu cầu kĩ thuật vừa tối ưu được các nguồn lực địa phương.

Tôi thấy xưa nay người nuôi gà đều thiết kế chuồng nuôi gà nằm dưới mặt đất. Mô hình này có rất nhiều khuyết điểm như: Không tối ưu được diện tích đất sử dụng, không hứng được lượng ánh sáng và không khí lớn nhất …; đặc biệt, khi mùa lũ đến, gà nuôi có thể bị chết chìm … Do đó, tôi mới nghĩ ra mô hình tháp nuôi gà. Mô hình này ngoài việc khắc phục được tất cả các nhược điểm của mô hình nuôi gà truyền thống mà còn có thể tạo ra sản phẩm cực kì chất lượng. Vì sao? Vì con gà được sống trong môi trường giống như tự nhiên (có cây xanh, sân cát, chỗ đậu, có nhiều nắng, gió, có hốc đẻ trứng …); khi mưa có mái che, khi lũ có chỗ đứng …; đặc biệt, lúc nào chúng cũng phải vận động, leo lên leo xuống tháp, nên thịt rất là săn chắc, thơm ngon …

Trong tất cả hướng nuôi gà thì nuôi gà thả vườn để lấy thịt, trứng là lựa chọn tốt nhất, thế nhưng nhiều người theo đuổi hướng đi này vẫn không thể thay đổi số phận. Hi vọng với mô hình nuôi gà mới này, tôi sẽ giúp được nhiều người thoát nghèo, từ đó, nhiều người sẽ có bữa ăn ngon, bổ, rẻ hơn.

II - Ý tưởng ra sao?

Dưới đây là sơ đồ thiết kế tháp nuôi gà thả vườn (tôi chỉ vẽ phác thôi, nếu không hiểu bạn cứ viết mail hỏi tôi):

Ý tưởng kinh doanh tháp nuôi gà (chim) thả vườn

Mô hình nuôi gà thả vườn trên vẽ nhìn từ trên xuống làm bạn khó hình dung, thực ra, nó là hình tháp chứ không phải hình phẳng. Giờ tôi giải thích sơ cho bạn hiểu rõ hơn:

+ Bạn cần có diện tích đất hình chữ nhật để thiết kế mô hình nuôi gà thả vườn này, nhưng nếu diện tích đất của bạn không như vậy thì cũng có thể thiết kế được miễn là bạn sáng tạo thêm chút nữa. Ở đây, tôi thiết kế hình chữ nhật vì khuôn đất này phù hợp với nhiều đối tượng và có thể giúp họ tối ưu nhiều thứ.

+ Toàn bộ khu vực này, chúng ta sẽ dùng lưới B40 bao xung quanh và cả trên trời nữa. Nếu muốn tiết kiệm hơn nữa, bạn có thể chỉ dùng lưới B40 bao xung quanh, còn dùng lưới nhựa bao trên trời. Trên trời còn làm mái che. Ban ngày thì mở ra, ban đêm (hay mưa) thì che lại.

+ Như bạn thấy, bên tay phải, là cổng. Cổng sắt, mở bằng cách đẩy qua lại.

+ Như bạn thấy, hình chữ nhật màu nâu, là hố phân. Cứ 3 ngày làm vệ sinh chuồng trại một lần. Có thể bằng cách xịt nước. Hoặc chế ra chiếc xe vệ sinh có thể đạp tới đạp lui, vừa đạp vừa xịt nước, lùa phân gà xuống hố phân. Sau đó, đem phân gà đi ủ. Dùng phân đã ủ bón cho cây trồng hoặc bán ra thị trường.

+ Như bạn thấy, các chấm màu xanh lá, là các bồn cây. Bạn có thể trồng những cây mình thích, nhưng theo tôi, nên trồng cây chanh vì khi mổ gà có lá chanh, quả chanh làm gia vị luôn!

+ Như bạn thấy, hình chữ nhật màu xanh lá, là hố nước. Hố nước này dùng để hứng nước thừa sau khi gà uống bỏ đi. Bạn có thể tái sử dụng nước trong hố này, hoặc dùng nước trong hố này để tưới cây.

+ Như bạn thấy, hình chữ nhật màu cam, là sân cát. Gà rất thích chơi cát, nên sân cát giúp chúng giảm stress.

+ Như bạn thấy, khu vực ở giữa, là tháp nuôi gà nhiều tầng. Tùy theo diện tích đất mà xây bao nhiêu tầng. Tầng trên cao hơn nhưng diện tích nhỏ hơn tầng dưới. Xây bằng đất, gạch, xi măng … theo kiểu bậc thang. Nhưng khéo léo, xây sao cho phía bên tay trái cao hơn phía bên tay phải một chút để tạo độ dốc, nhằm vệ sinh dễ hơn (khi xịt phân gà sẽ chảy từ phía bên tay trái qua phía bên tay phải, rồi chui xuống hố phân).

Ở khu vực đặt máng ăn, uống cho gà, chúng ta sẽ tạo các hốc vuông dọc theo cạnh tháp để cho gà ăn. Thiết kế máng ăn sao cho gà ăn hết tới đâu thì thức ăn lấp đầy tới đó để gà ăn tiếp, chứ không phải đổ đầy thức ăn vào đó gà muốn ăn bao nhiêu thì ăn. Gà cũng không thể giẫm chân vào thức ăn, như vậy thức ăn mới không bị bẩn. Ở đây, cũng sẽ bố trí các máng sỏi, bột vỏ nghêu, sò … để gà bổ sung vi chất. Còn máng uống là các ống nước, chạy dọc cạnh tháp, trên máng ăn. Gà ăn mà khát nước có thể uống luôn. Nước cho gà uống truyền từ trên bồn (đặt trên nóc chuồng nuôi gà bệnh) theo các đường màu tím, luôn luân chuyển để gà có nước sạch thường xuyên. Ở khu vực này, chúng ta còn làm các thanh ngang cho gà đậu.

Ở khu vực bố trí ổ đẻ, chúng ta chỉ bố trí ổ đẻ, chứ không bố trí các máng ăn, uống. Chúng ta sẽ tạo các hốc vuông (có lót đồ êm) dọc theo cạnh tháp để cho gà chui vào đó đẻ. Dưới các ổ đẻ là máng hứng trứng, gà đẻ xong, trứng sẽ lăn ra phía cổng. Ở đây, sẽ có rổ hứng trứng (được thiết kế để chuyên hứng trứng nên không sợ trứng bị bể). Khi rổ hứng trứng đầy, chúng ta sẽ chuyển trứng đi hoặc thay rổ khác. Ở khu vực này, chúng ta còn làm các thanh ngang cho gà đậu.

Còn hình sọc ngang màu xám là cầu thang, cho gà hay người nuôi leo lên các tầng trên của tháp.

+ Khu vực úm gà con, màu vàng, dùng chuyên để úm gà con. Khi gà con lớn khỏe mạnh mới thả ra nuôi trong không gian lớn.

Chúng ta cũng sẽ tự ấp trứng luôn chứ không mua giống từ bên ngoài.

+ Khu vực nuôi gà bệnh, màu xám, dùng chuyên để nuôi gà bệnh. Trong quá trình nuôi sẽ có con gà thấp cân hơn con khác hoặc bị bệnh. Khi đó, chúng ta sẽ bắt chúng ra nhốt vào khu vực này để chăm sóc riêng. Khi nào thấy chúng ổn, chúng ta sẽ cho chúng hòa nhập đàn.

Mô hình này ngoài dùng nuôi gà thả vườn, bạn có thể dùng để nuôi bồ câu … vì nó cũng phù hợp với chúng. Tùy theo hoàn cảnh, điều kiện, bạn có thể thay đổi thiết kế cho phù hợp nhưng phải đáp ứng các yêu cầu kĩ thuật, kinh tế …

Mô hình này kết hợp với trồng cây sẽ cho hiệu quả kinh tế cao hơn vì bạn có thể sử dụng chất thải từ gà làm phân bón cho cây trồng.

III - Thực hiện thế nào?

Bạn liên hệ tác giả ý tưởng nhé!

Chat Master (Anastar) - Tác giả ý tưởng

*Bạn nào quan tâm đến Mô hình kinh doanh này, vui lòng liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ email: contact@anastar.vn | anastar1512@gmail.com để biết thêm chi tiết! Hoặc cách khác, bạn cũng có thể gửi câu hỏi / yêu cầu cụ thể qua Bản đăng kí sau đây: http://bit.ly/TuVanKhoiNghiep
 
Chúc các bạn những điều tốt đẹp nhất trong cuộc sống!

BÌNH LUẬN BẰNG MAIL

BÌNH LUẬN FACEBOOK