YT 36: MHKD TRỒNG DÂU, NUÔI CÁ
11:37 - 01/09/2021
Nói về trồng dâu tây thì trên thế giới này đã có rất nhiều người trồng, với đủ loại qui mô, mô hình, kĩ thuật … khác nhau, nhưng ở đây, tôi muốn tìm ra cách thức trồng dâu tây chuẩn nhất, có thể áp dụng khắp các tỉnh thành ở nước ta và đem lại hiệu quả trên cả sự mong đợi, bởi tôi muốn đóng góp chút công sức cho nền nông nghiệp nước nhà. Việt Nam có đầy đủ điều kiện phát triển về nông nghiệp, tại sao chúng ta lại bỏ qua cơ hội này?
Ý TƯỞNG ẨM THỰC KIỂU MỚI (SNYT 2)
Ý TƯỞNG DỊCH VỤ QUẢNG CÁO (SNYT 3)
Ý TƯỞNG THIẾT KẾ CẢNH QUAN (SNYT 4)
Ý TƯỞNG CHUỖI ẨM THỰC NHANH (SNYT 5)
I - Nguồn gốc ý tưởng?
Trái dâu tây có rất nhiều ưu điểm như có thể dùng để ăn như trái cây, chế biến các món ăn tươi và không tươi cũng như pha chế các món uống; bên cạnh đó, cây dâu tây còn có thể dùng để làm cây cảnh, trang trí nhà cửa, quán xá, nhà hàng, khách sạn … Sản phẩm từ cây dâu tây có thể dùng làm nguyên liệu chế biến các loại thực phẩm dưới dạng công nghiệp nên rất tiềm năng.
Theo tính toán, lợi nhuận đem lại khi trồng dâu tây theo ý tưởng của tôi gấp 5 - 10 lần trồng dâu tây theo phương pháp truyền thống (trồng dâu tây dưới đất). Bên cạnh đó, cây dâu tây là cây lâu năm nên những năm sau sẽ giảm được chi phí mua giống, ngoài ra từ cây mẹ vẫn có thể nhân giống bằng cách nuôi ngó để tạo ra cây con và sẽ cho quả ổn định ngay ở năm đầu …
Vì những lí do trên mà tôi đã miệt mài nghiên cứu tìm ra cách trồng dâu tây hiệu quả để biến ước mơ của mình thành hiện thực trong tương lai.
Nói về trồng dâu tây thì trên thế giới này đã có rất nhiều người trồng, với đủ loại qui mô, mô hình, kĩ thuật … khác nhau, nhưng ở đây, tôi muốn tìm ra cách thức trồng dâu tây chuẩn nhất, có thể áp dụng khắp các tỉnh thành ở nước ta và đem lại hiệu quả trên cả sự mong đợi, bởi tôi muốn đóng góp chút công sức cho nền nông nghiệp nước nhà. Việt Nam có đầy đủ điều kiện phát triển về nông nghiệp, tại sao chúng ta lại bỏ qua cơ hội này?
Nhiều người hỏi: Trồng dâu tây có khó không? Tôi trả lời: Trồng cây nói riêng hay làm bất cứ công việc nào nói chung đều khó, nhưng khó không có nghĩa là không làm được. Quan trọng là hướng đi ấy có đáng để bạn bỏ công sức theo đuổi hay không, và khi xác định theo đuổi thì bạn có tìm ra phương pháp để thu lại kết quả tối ưu hay không. Nếu câu trả lời là có thì khó khăn chỉ là chuyện nhỏ, nếu có sự chuẩn bị tốt, lòng kiên trì cao, sức chịu đựng lớn, trí sáng tạo khủng ... thì bạn sẽ đạt được thành công nhất định. Đừng lo lắng!
Nhiều người nói: Chỗ tôi đất mặn, thiếu nước, trời nóng … thì có trồng dâu tây được không? Tôi trả lời: Giờ người ta đã áp dụng những công nghệ hiện đại, kĩ thuật tiên tiến vào làm nông nghiệp. Mấy khó khăn mà bạn nói không cản được bạn nếu bạn muốn làm. Đất mặn? Nhưng bạn có dùng đất ở đó để trồng dâu tây đâu? Thiếu nước? Thì bạn áp dụng công nghệ tưới nhỏ giọt … Tóm lại, bạn có muốn làm hay không thôi, chứ trồng cây dâu tây không khó như bạn tưởng.
Hồi tôi sang Nhật Bản học tập và làm việc, tôi có đi thăm những vườn dâu tây của người dân ở đó. Đất nước họ mùa đông ngoài trời đầy tuyết thế mà trong nhà kính cây dâu vẫn xanh mướt, nở hoa, cho trái. Trái nào trái nấy to như trái chanh, ngọt lịm …
Giờ những giống dâu tây mà chúng ta trồng đều nhập từ nước ngoài như Nhật Bản, New Zealand …, nhưng không hiểu chúng ta trồng làm sao mà trái chỉ to bằng đầu ngón tay cái, chua lè chua loét … và giá ở trên trời. Lên Đà Lạt vào các nhà vườn mua dâu tây mà họ bán đến mấy trăm nghìn một kí, phải nói là quá “chát” so với túi tiền của người dân. Mong sẽ có ngày giá dâu tây rẻ bằng các loại trái cây thông thường để nhiều người có thể thưởng thức.
II - Ý tưởng ra sao?
Đầu tiên, bạn phải hội đủ điều kiện thực hiện ý tưởng này. Sau đó, bạn mới tính đến chuyện khởi nghiệp với mô hình kinh doanh Trồng dâu, nuôi cá.
Để thành công với mô hình kinh doanh này, bạn cần rất nhiều thứ. Ở đây, tôi chỉ trình bày về mô hình kinh doanh:
Ở trên, tôi chỉ vẽ phác, nếu bạn muốn thực hiện hãy liên hệ tôi để tôi gửi cho bạn bản thiết kế trang trại chi tiết phù hợp với khuôn đất của bạn.
Bạn phải có mảnh đất lí tưởng và vốn liếng đủ lớn để thực hiện mô hình trang trại này.
Miếng đất này (về cơ bản) là hình chữ nhật và bạn sẽ thiết kế trang trại trồng dâu ở trên kết hợp nuôi cá ở dưới để tận dụng hết công năng của đất. Tùy theo điều kiện của bạn và tình hình thực tế, trang trại có thể có số tầng trồng dâu tây ít hay nhiều, nhưng về cơ bản sẽ thiết kế từ 5 tầng trồng dâu tây trở lên. Ở một số nơi thiên tai thường xuyên xảy ra thì có thể thay đổi thiết kế đôi chút cho phù hợp, ví dụ, thiết kế trang trại hình tròn hoặc thấp tầng chẳng hạn.
Về cách làm hồ nuôi cá trong trang trại, tôi có trình bày ở ý tưởng Hồ ngầm, ở đây, tôi không trình bày lại nữa.
Trang trại thiết kế theo kiểu nhà kính, lắp ráp bằng thép tiền chế, phía trên là mái che hình vòm, xung quanh và phía trên có bao lưới để không bị ảnh hưởng bởi thời tiết và côn trùng, chủ động trong sản xuất. Nên dùng lưới chất lượng tốt (Nhật Bản), chứ đừng dùng lưới chất lượng xấu làm phát sinh chi phí.
Trong trang trại có trang bị hệ thống điện mặt trời, hứng nước mưa, thu hồi và lọc nước thải, đèn chiếu sáng và tưới nhỏ giọt … Trồng dâu tây bạn phải trang bị hệ thống tưới nhỏ giọt vì nếu tưới phun cây dâu phát triển không tốt và lãng phí nước tưới, phân bón …
Trong hình vẽ, bạn thấy, tôi vẽ minh họa 3 dãy tầng trồng dâu tây, mỗi dãy tầng có 5 tầng (giàn) trồng dâu tây. Từ dưới đất lên khoảng 70cm làm một tầng, 120cm làm một tầng, 170cm làm một tầng … Cây dâu tây sẽ trồng trong chậu nhựa, sau đó, xếp lên tầng (giàn) trồng như hình vẽ. Việc thiết kế tầng trồng có thể làm như sau: Sau khi thiết kế trang trại, có những thanh ngang trên nóc, hãy thiết kế các tầng trồng treo từ trên các thanh ngang xuống đất bằng các cây thép nhỏ hơn. Việc chống dưới đất chỉ là chống trợ lực thôi. Trên các tầng trồng sẽ hàn các vòng sắt để bỏ các chậu dâu tây vào (tiết kiệm hơn việc làm kệ sắt để các chậu dâu tây lên, với lại, bỏ các chậu dâu tây vào vòng sắt sẽ chắc chắn hơn (phòng khi có bão)) …
Lối đi giữa các dãy tầng trồng là 1m, riêng lối đi đầu và cuối là 2m, để còn làm cầu thang đi lên các tầng trồng. Tầng trồng 1 và 2 không cần làm cầu thang, vì chúng thấp dưới đất có thể với tới. Cầu thang nên làm cuối lối đi. Cầu thang là một tấm thép để nghiêng, trên đó có hàn các thanh ngang nhỏ như ngón tay để tạo độ bám, chứ không làm cầu thang. Việc làm này để phòng khi cần đẩy xe mang đồ lên các tầng sẽ dễ dàng hơn và cũng tiết kiệm hơn. Cầu thang gác lên tầng trồng 3. Đứng trên tầng trồng 3, người chăm sóc có thể quán xuyến tầng trồng 3, 4, 5, nên nếu làm thêm tầng trồng thì cầu thang tiếp theo sẽ gác lên tầng trồng 6. Như vậy, trang trại sẽ tối ưu nếu bạn làm 5 tầng trồng, hoặc 8 tầng trồng, hoặc 11 tầng trồng … Sẽ thiết kế một đường nối giữa các tầng trồng ở dãy này và tầng trồng ở dãy kia để con người có thể di chuyển qua lại.
Để có thể vận chuyển đồ từ trên các tầng trồng xuống đất cũng như từ dưới đất lên các tầng trồng, sẽ thiết kế các thang máy (nhưng cũng có thể là thang máy nhưng quay bằng tay nếu khối lượng công việc chưa nhiều).
Trên cao, trong trang trại, sẽ thiết bể nước, bể phân để tưới nhỏ giọt. Dưới đất, trong trang trại, sẽ thiết kế bể thu nước, lọc nước, chứa nước, ủ phân, chứa phân … Có nơi để chứa đất, làm đất, bỏ chậu, ươm cây … Có nhà kho để chứa phân bón, nguyên vật liệu, dụng cụ, máy móc, thiết bị … phục vụ cho công tác trồng cây …
Ngoài ra, trong trang trại còn thiết kế chỗ đậu xe, nơi chế biến sản phẩm từ dâu tây, cửa hàng bán các sản phẩm từ dâu tây, chỗ ăn uống, ngủ nghỉ, vui chơi (trong đó có câu cá) … cho du khách đến trang trại.
Mô hình trang trại trồng dâu, nuôi cá như trên sẽ đem đến cho bạn nguồn thu rất lớn và ổn định, thậm chí có thể giúp bạn đạt được giấc mơ đem lại sự giàu có cho mình và nhiều người.
III - Thực hiện thế nào?
Bạn liên hệ tác giả ý tưởng nhé!
Chat Master (Anastar) - Tác giả ý tưởng