YT 42: MHKD CÁC MÓN CƠM CHIÊN

YT 42: MHKD CÁC MÓN CƠM CHIÊN

YT 42: MHKD CÁC MÓN CƠM CHIÊN

00:42 - 18/11/2021

Mô hình kinh doanh này còn có thể “sống khỏe” khi tình hình bất ổn, chẳng hạn như thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh … Những lúc như vậy, kinh doanh thực phẩm luôn là lựa chọn số 1. Khách hàng sẽ cần một lượng lớn sản phẩm để cứu trợ hoặc đáp ứng nhu cầu của mình một cách nhanh chóng, hiệu quả nhất. Cơm chiên khi đó sẽ là “ứng cử viên sáng giá”. Họ sẽ đặt hàng bạn rất nhiều suất cơm chiên và bạn phải làm gấp mấy lần năng suất thường ngày để đáp ứng nhu cầu của họ. Những hộp cơm chiên nóng hổi sẽ liên tục chuyển đến khách hàng để tiếp thêm động lực cho họ.

Ý TƯỞNG KHU VUI CHƠI GIẢI TRÍ (SNYT 1)
Ý TƯỞNG ẨM THỰC KIỂU MỚI (SNYT 2)
Ý TƯỞNG DỊCH VỤ QUẢNG CÁO (SNYT 3)
Ý TƯỞNG THIẾT KẾ CẢNH QUAN (SNYT 4)
Ý TƯỞNG CHUỖI ẨM THỰC NHANH (SNYT 5)
YT 42: MHKD CÁC MÓN CƠM CHIÊN

I - Nguồn gốc ý tưởng?

Cơm chiên hay cơm rang là cơm được nấu chín, sau đó chiên trong chảo với các nguyên liệu khác như hành, hẹ, tỏi, ớt, ngò rí …, rau, nấm, rong biển, mè, dưa leo, cà chua …, trứng, thịt … Chúng thường được ăn riêng hoặc ăn kèm với các món ăn khác như một lựa chọn để làm phong phú thêm thế giới cơm chiên.

Cơm chiên là thực phẩm phổ biến với người Việt. Chúng có rất nhiều ưu điểm. Một số ưu điểm của chúng mà tôi cho rằng bạn có thể phát triển thành mô hình kinh doanh thu lại lợi nhuận to lớn và bền vững là:

+ Chúng rất hấp dẫn, ngon miệng, giàu dinh dưỡng …

+ Chúng rất đa dạng, nhiều loại.

+ Chúng có thể đem lại những bữa ăn tiện lợi, nhanh gọn … phù hợp với lối sống trong thời đại mới.

+ Nguyên liệu có thể bảo quản lâu, thậm chí sản phẩm cũng có thể bảo quản lâu, trước khi dùng chỉ cần làm nóng vài phút là có món ăn nóng sốt.

+ Chúng có thể chế biến công nghiệp (hàng loạt, nhanh chóng ...). Đây là ưu điểm giúp cho bạn thu lại lợi nhuận nhanh và nhiều, bởi vì bạn có thể dùng máy móc, thiết bị chế biến, đóng gói hàng loạt để đáp ứng các đơn hàng lớn hoặc lượng khách hàng nhiều.

+ Mô hình kinh doanh này còn có thể “sống khỏe” khi tình hình bất ổn, chẳng hạn như thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh … Những lúc như vậy, kinh doanh thực phẩm luôn là lựa chọn số 1. Khách hàng sẽ cần một lượng lớn sản phẩm để cứu trợ hoặc đáp ứng nhu cầu của mình một cách nhanh chóng, hiệu quả nhất. Cơm chiên khi đó sẽ là “ứng cử viên sáng giá”. Họ sẽ đặt hàng bạn rất nhiều suất cơm chiên và bạn phải làm gấp mấy lần năng suất thường ngày để đáp ứng nhu cầu của họ. Những hộp cơm chiên nóng hổi sẽ liên tục chuyển đến khách hàng để tiếp thêm động lực cho họ.

Với những ưu điểm trên của cơm chiên, nếu bạn chuyên tâm theo đuổi mô hình kinh doanh này bằng những cách làm đúng đắn, tôi cho rằng nó không những sẽ đem lại cuộc sống giàu sang cho bạn mà còn giúp bạn cải thiện cuộc sống của rất nhiều người.

Làm giàu có hàng ngàn con đường, kinh doanh ẩm thực có hàng ngàn ý tưởng, nhưng những ý tưởng đem lại lợi ích tốt đẹp cho cá nhân và xã hội không nhiều. Đừng vì đồng tiền hay hời hợt mà theo đuổi ý tưởng kinh doanh không ra gì khiến bạn hủy hoại đi cuộc sống của mình và người khác. Nếu không đủ phẩm chất, năng lực, cơ hội … thì đừng theo đuổi con đường làm giàu mà hãy cố gắng sống tốt, bởi chỉ cần sống tốt thôi số phận của bạn và những ai liên quan cũng tươi sáng hơn rồi. Giàu có chính là cái bẫy giăng ra để tiêu diệt những kẻ kém cỏi, bất lương … Nó không phải là mục đích cuối cùng của những người hiểu biết, chân chính …

II - Ý tưởng ra sao?

Nếu chọn theo đuổi ý tưởng này, trước hết, tôi muốn bạn nghiên cứu để đưa ra những công thức chuẩn về hàng trăm món cơm chiên sao cho phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện của nước ta. Nguyên liệu để làm ra chúng gồm có những gì? Cách thức làm ra chúng tiến hành ra sao? … Đây được xem là bí quyết kinh doanh của bạn. Và bạn sẽ bắt đầu xây dựng sự nghiệp của mình dựa trên những bí quyết này.

Tiếp đó, tôi muốn bạn xây dựng vùng nguyên liệu …

Rồi tiến tới mở cơ sở, thành lập nhà máy sơ chế, chế biến sẵn hàng loạt nguyên liệu để cung cấp cho khâu chế biến thành phẩm. Ở giai đoạn này, một số nguyên liệu sẽ được bạn chế biến, đóng gói sẵn để cung cấp cho khâu chế biến thành phẩm cũng như thị trường (bao gồm thị trường bán lẻ và bán sỉ/trong nước và ngoài nước). Những người mua nguyên liệu của bạn có thể sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau (không nhất thiết sử dụng cho món cơm chiên).

Cùng với việc xây dựng những nền tảng trên, bạn sẽ thành lập hàng loạt điểm bán cơm chiên lớn, nhỏ, bán tại chỗ, mang đi, trên mạng, qua ứng dụng … Với việc sơ chế, chế biến sẵn nguyên liệu như trên, những điểm bán cơm chiên dễ dàng chế biến thành thành phẩm trong nháy mắt để phục vụ lượng khách hàng đông đảo. Khi đó, ai ai cũng có thể tiếp cận được món cơm chiên mà mình yêu thích nhanh nhất với giá rẻ, chất lượng …

Ngoài những kênh bán hàng kể trên, bạn cũng nên phát triển thêm những kênh bán hàng khác như:

1. Bán hàng đến tận nhà dân: Chia thành nhiều địa bàn rồi giao cho cá nhân hay tập thể phụ trách. Phải chọn được những người ăn nói khéo và huấn luyện họ kĩ càng về nghiệp vụ bán hàng. Họ sẽ được trang bị máy tính xách tay, album ảnh, tờ rơi, sản phẩm mẫu …, đi đến từng nhà dân với mục đích lấy bằng được đơn hàng gửi thông tin về người quản lí. Khi đã có thông tin về đơn hàng, người quản lí sẽ sắp lịch, bố trí người … giao hàng cho khách hàng ngay lập tức. Đây là một chiến lược bán hàng tuy đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả.

2. Bán hàng theo nhóm tập trung: Nếu bạn từng đi làm ở các công ty, nhà máy … (các khu chế xuất, khu công nghiệp) thì sẽ thấy những nơi này là những nơi bán hàng lí tưởng vì có nhiều người tập trung lại một nơi. Đối với người có địa chỉ số điện thoại, E-mail hãy ghi lại số điện thoại, E-mail của họ rồi gửi cho họ những thông tin về sản phẩm, dịch vụ của mình. Đối với người không có số điện thoại, E-mail hãy “rỉ” tai họ về sản phẩm, dịch vụ của mình. Khi có đơn hàng, người bán hàng phải lập tức gửi thông tin về ban điều hành để xử lí. Mỗi công ty, nhà máy … cần tìm ra vài người thích hợp để hợp tác với họ bán hàng theo hình thức này.

3. Bán hàng thông qua hội chợ: Hội chợ, hay triển lãm thương mại, là hoạt động xúc tiến thương mại được thực hiện tập trung trong một thời gian, tại một địa điểm nhất định để doanh nghiệp trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ nhằm mục đích thúc đẩy, tìm kiếm cơ hội giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá, dịch vụ.

Hội chợ được lập ra để người kinh doanh trong ngành nào đó quảng cáo, quảng bá sản phẩm, dịch vụ (thương hiệu) của mình.

Đây là nơi trưng bày, giới thiệu hàng hóa và dịch vụ của doanh nghiệp từ nhiều nơi. Đây là nơi gặp gỡ giữa người mua và người bán, giữa các đối tác để kí kết hợp đồng mua bán sản phẩm, dịch vụ, mở cửa hàng, đại lí ... Hội chợ cũng là cơ hội tốt để trao đổi kinh nghiệm, chuyển giao công nghệ, xúc tiến đầu tư, hợp tác giữa các doanh nghiệp, các địa phương và các quốc gia.

Việc tổ chức hội chợ thường do người kinh doanh dịch vụ hội chợ - triển lãm thương mại thực hiện; hoặc do tổ chức, cơ quan, hiệp hội nào đó đứng ra tổ chức nhằm hỗ trợ doanh nghiệp xúc tiến kí kết hợp đồng tiêu thụ hàng hóa. Thông thường, các cơ quan này là cơ quan xúc tiến thương mại của quốc gia hay địa phương, dùng ngân sách hay quĩ để hỗ trợ, tại Việt Nam là VIETRADE (Cục Xúc tiến thương mại thuộc Bộ Công Thương), tại Nhật Bản là JETRO, tại Australia là AUSTRADE ...

Chủ thể tham gia trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ tại các hội chợ, triển lãm thương mại thường là doanh nghiệp với mục tiêu tìm đối tác; do đó đối tượng khách hàng mà doanh nghiệp hướng tới là người có nhu cầu.

Hội chợ thường được tổ chức thành các gian hàng (diện tích lớn hoặc nhỏ, nhưng qui chuẩn tối thiểu là 3m x 3m) để doanh nghiệp giới thiệu về sản phẩm, dịch vụ của mình tại đó.

Nhà tổ chức đứng ra mời, kêu gọi, tập hợp các doanh nghiệp tham gia hội chợ, triển lãm thương mại; sau đó sắp xếp họ vào các vị trí gian hàng. Doanh nghiệp tham gia hội chợ, triển lãm thương mại phải trả phí gian hàng cho nhà tổ chức. Trong trường hợp nhà tổ chức là một cơ quan nhà nước, doanh nghiệp tham gia thường được miễn phí hoặc giảm một phần chi phí so với khi tham gia hội chợ, triển lãm thương mại mà nhà tổ chức là người kinh doanh.

Tại Việt Nam, nhiều hội chợ được tổ chức là nơi trực tiếp tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ; là nơi người tiêu dùng mua sắm trực tiếp tại các gian hàng. Các hội chợ chuyên ngành thường diễn ra ngắn hơn so với các hội chợ đa ngành. Các hội chợ đa ngành hoặc hàng tiêu dùng hay tổng hợp thường kéo dài 7 - 10 ngày. Đặc biệt các hội chợ Xuân phục vụ nhu cầu mua sắm dịp Tết Nguyên đán thường kéo dài hai tuần. Các hội chợ chuyên ngành chỉ diễn ra 2 - 4 ngày vì doanh nghiệp tham gia và đối tượng tiếp cận cũng hẹp hơn.

Vào những dịp lễ, tết, nhu cầu của người dân về ẩm thực tăng rất cao. Đây cũng là dịp nhiều hội chợ diễn ra. Hãy lên kế hoạch tham gia các hội chợ này để tiêu thụ hàng hóa được nhiều hơn. Lưu ý: Những hàng hóa bán trong hội chợ cần phải được cân nhắc về chủng loại, giá cả … để tối đa hóa lợi nhuận. Để làm được điều này cần phải phân tích kĩ đối tượng khách hàng mà bạn nhắm đến.

4. Bán qua hình thức nhượng quyền.

5. Bán qua các cửa hàng tiện lợi, siêu thị …

 ...

III - Thực hiện thế nào?

Bạn liên hệ tác giả ý tưởng nhé!

Chat Master (Anastar) - Tác giả ý tưởng

*Bạn nào quan tâm đến Mô hình kinh doanh này, vui lòng liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ email: contact@anastar.vn | anastar1512@gmail.com để biết thêm chi tiết! Hoặc cách khác, bạn cũng có thể gửi câu hỏi / yêu cầu cụ thể qua Bản đăng kí sau đây: http://bit.ly/TuVanKhoiNghiep
Chúc các bạn những điều tốt đẹp nhất trong cuộc sống!

BÌNH LUẬN BẰNG MAIL

BÌNH LUẬN FACEBOOK