YT 44: MHKD TRỒNG CÂY, NUÔI CÁ KIỂNG

YT 44: MHKD TRỒNG CÂY, NUÔI CÁ KIỂNG

YT 44: MHKD TRỒNG CÂY, NUÔI CÁ KIỂNG

10:40 - 17/02/2022

Mấy ngày dịch bệnh, làm việc ở nhà căng thẳng, tôi bèn nghiên cứu chế tạo mô hình trồng cây kết hợp nuôi cá kiểng để giảm stress. Khi nghiên cứu thành công, tôi chợt nhận ra mô hình này không chỉ giúp tôi giảm stress mà còn có thể giúp ai đó phù hợp khởi nghiệp theo hướng trồng cây, nuôi cá kiểng kết hợp kinh doanh buôn bán cây kiểng, cá kiểng, các dịch vụ về cây kiểng, cá kiểng; thậm chí nếu có mặt bằng thuận lợi có thể kết hợp kinh doanh ẩm thực nữa. Do đó, tôi trình bày ý tưởng này để ai có ý muốn làm thì tham khảo.

Ý TƯỞNG KHU VUI CHƠI GIẢI TRÍ (SNYT 1)
Ý TƯỞNG ẨM THỰC KIỂU MỚI (SNYT 2)
Ý TƯỞNG DỊCH VỤ QUẢNG CÁO (SNYT 3)
Ý TƯỞNG THIẾT KẾ CẢNH QUAN (SNYT 4)
Ý TƯỞNG CHUỖI ẨM THỰC NHANH (SNYT 5)
YT 44: MHKD TRỒNG CÂY, NUÔI CÁ KIỂNG

I - Khởi nguồn ý tưởng?

Mấy ngày dịch bệnh, làm việc ở nhà căng thẳng, tôi bèn nghiên cứu chế tạo mô hình trồng cây kết hợp nuôi cá kiểng để giảm stress. Khi nghiên cứu thành công, tôi chợt nhận ra mô hình này không chỉ giúp tôi giảm stress mà còn có thể giúp ai đó phù hợp khởi nghiệp theo hướng trồng cây, nuôi cá kiểng kết hợp kinh doanh buôn bán cây kiểng, cá kiểng, các dịch vụ về cây kiểng, cá kiểng; thậm chí nếu có mặt bằng thuận lợi có thể kết hợp kinh doanh ẩm thực nữa. Do đó, tôi trình bày ý tưởng này để ai có ý muốn làm thì tham khảo.

Ý tưởng này thích hợp với:

+ Người sống ở nhà nhỏ, có sân thượng, ở nơi tập trung dân cư, muốn trồng cây, nuôi cá kiểng để kinh doanh sản phẩm qua mạng; hoặc kinh doanh sản phẩm qua mạng kết hợp bán tại mặt bằng nhà (nếu có thể).

+ Người sống ở nhà rộng, có sân thượng + sân vườn, ở nơi tập trung dân cư, muốn trồng cây, nuôi cá kiểng để kinh doanh sản phẩm + ẩm thực qua mạng kết hợp bán tại mặt bằng nhà (nếu có thể).

Tùy vào từng đối tượng kể trên mà mô hình thiết kế + chất liệu thiết kế bể trồng cây, nuôi cá kiểng sẽ khác nhau chút ít. 

Mô hình này cũng thích hợp với những người muốn trồng rau sạch kết hợp với nuôi cá kiểng phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của gia đình hoặc kinh doanh.

Tôi nghiên cứu phát triển ý tưởng này bởi nhận thấy rất nhiều người có nhu cầu trồng cây/rau sạch, nuôi cá ở nhà nhưng chưa hiệu quả. Họ đơn thuần chỉ trồng cây/trồng rau, hoặc nuôi cá chứ chưa biết kết hợp trồng cây/trồng rau và nuôi cá. Hoặc họ vừa trồng cây/trồng rau và nuôi cá nhưng lại chưa tìm ra mô hình hiệu quả. Do đó, họ đã trồng cây, nuôi cá theo kiểu “biết gì làm nấy”. Kết quả là họ vừa phá vỡ kết cấu + không gian của ngôi nhà vừa thu lại kết quả không cao.

Tôi cho rằng dù bạn làm để thỏa đam mê hay kinh doanh thì bạn cũng phải nghiên cứu ra mô hình hiệu quả mới làm, bởi bạn không có nhiều thời gian, công sức, tiền bạc …; với lại, làm mà không hiệu quả, bạn chỉ thu lại rắc rối cho bản thân và người khác. Trồng cây không đơn giản là vác đất lên sân thượng rồi trồng. Nuôi cá cũng vậy. Ngoài việc đảm bảo những yếu tố cần thiết cho cây trồng, vật nuôi phát triển, bạn phải tính toán làm sao để tận dụng tối đa nguồn tài nguyên mình có như diện tích, không gian, nước dùng, chất thải … Điều đó cũng có nghĩa là bạn đã tiết kiệm được rất nhiều thời gian, công sức, tiền bạc …của mình, khiến cho niềm đam mê hay việc kinh doanh không trở thành “gánh nặng”.

Ngoài ra, cuộc sống vốn khó khăn hơn bạn tưởng. Để thành công bạn cần trả lời đúng hàng loạt các câu hỏi như: Trồng cây/trồng rau gì? Nuôi cá gì? Trồng ra sao? Nuôi thế nào? Còn thị trường? … Tất cả các câu hỏi này đều đòi hỏi bạn phải có “tầm” mới trả lời được chứ không đơn giản bỏ tiền ra là làm được, lao vào làm là có lãi … Tóm lại, những người khởi nghiệp thành công đều là những người có tố chất, trí tuệ … không hề đơn giản. Nhưng trước tiên, họ cần có ý tưởng …

II - Ý tưởng ra sao?

Chúng ta sẽ tận dụng sân thượng của nhà mình để thiết kế thành một khu vườn vừa trồng cây/trồng rau vừa nuôi cá kiểng để thỏa mãn đam mê và kinh doanh.

Nếu có ý định làm ý tưởng này trước, chúng ta sẽ thiết kế, xây dựng nhà ở sao cho đáp ứng ý tưởng này, như vậy sẽ tốt hơn, vì khi đó nhà ở sẽ có kết cấu vững chắc có thể thực hiện ý tưởng này, nước từ sân thượng không thấm xuống tầng dưới và có bể chứa nước thải, thải ra từ các bể nuôi cá đưa lên bể tưới dùng để tưới cho cây trồng … Nói chung, có ý định trước sẽ tốt hơn là tận dụng lại nhà cũ.

Ban đầu, chúng ta sẽ “qui hoạch” lại sân thượng nhà mình. Chỗ nào làm cái gì, làm cái đó ra sao …

Sau đó, chúng ta sẽ thiết kế, chế tạo hàng loạt bể trồng cây/trồng rau kết hợp nuôi cá. Nghĩa là với bể này, chúng ta vừa trồng cây/trồng rau (ở trên) vừa nuôi cá (ở dưới). Bằng cách này, chúng ta sẽ tiết kiệm được diện tích, tận dụng được không gian phía trên bể cá.

Chậu trồng cây/trồng rau, tôi nghĩ tốt nhất là nên dùng chậu sứ. Vì sứ bền, có thể tái sử dụng và an toàn với môi trường.

Khó khăn lớn nhất là làm bể nuôi cá vì phải tính đến hiệu quả kinh tế, kĩ thuật chăn nuôi, độ bền, độ nhẹ … Và rất nhiều thứ khác. Ban đầu do chưa có tiền vốn nhiều, bạn có thể sử dụng các chậu, thùng nhựa có bán sẵn ngoài thị trường; nhưng về sau, tôi nghĩ tốt nhất là bạn nên đặt làm riêng loại bể kết hợp này để tối ưu về tất cả. Mẫu bể kết hợp mà tôi nói đến sẽ bằng đất nung + sứ + kiếng … Vì đất nung rất bền, cũng nhẹ nữa; còn sứ thì đẹp, nên làm thêm hình thù này nọ nữa thì tốt; còn kiếng thì để muốn ngắm cá bơi có thể nhìn thấy dễ dàng. Tại sao không làm bằng một chất liệu đất nung hay kiếng thôi? Tại vì nếu chỉ làm bằng đất nung sẽ khó nhìn thấy cá khi chăm sóc hoặc muốn thư giãn, như vậy chủ nhân hoặc khách hàng sẽ không ưng ý; nếu chỉ làm bằng kiếng thì cá dễ bị stress khi suốt ngày bị người khác ngắm, với lại, kiếng dễ vỡ, lỡ có gì …

Nhưng có thể kĩ thuật làm bể bằng đất nung kết hợp kiếng sẽ khó thực hiện, do kiếng không chịu được nhiệt độ cao khi nung. Nhưng cứ thử làm xem. Nếu không làm được, chúng ta vẫn còn nhiều lựa chọn khác, chẳng hạn như là làm bể bằng đất nung xong rồi gắn kiếng vào …

Ở đây, tôi không trình bày ý tưởng làm bể trồng cây/trồng rau kết hợp nuôi cá chi tiết, bởi tôi chỉ muốn trình bày cho người nào thật sự muốn làm. Đối với người không muốn làm, họ không quan tâm nhiều đến chi tiết, bởi họ đọc chủ yếu để khen hoặc chê. Trong lòng họ đầy sân si, phản bác …

Tuy nhiên, tôi nói sâu thêm một chút để bạn dễ hình dung. Chúng ta sẽ thiết kế, lắp đặt những giàn để bể kết hợp. Những giàn này sẽ có 2 - 3 tầng (tùy thuộc vào loại cây mà chúng ta muốn trồng). Tầng 1 cách mặt đất khoảng 5 - 10cm, tầng 2 cách mặt đất khoảng 110cm và tầng 3 cách mặt đất khoảng 210cm.

Trên những giàn này, chúng ta sẽ để những bể kết hợp do chúng ta thiết kế, chế tạo. Nói đại khái, đó là những bể kết hợp bằng nhựa, đất nung, sứ … hoặc đất nung, sứ, kiếng … Phía dưới dùng để nuôi cá, phía trên dùng để trồng cây. Bể nuôi cá cao khoảng 25cm (trong đó mực nước nuôi cao khoảng 20cm), hơi nghiêng về một phía (để chất thải của cá dồn về một phía), có đường xả nước thải xuống bể  chứa nước thải, rồi đưa lên bể tưới dùng để tưới cho cây trồng. Lượng nước tưới cho cây trồng chứa phân cá và nắng chiếu vào cây trồng vừa đủ nên cây trồng sẽ phát triển tốt. Chúng ta sẽ thường xuyên thay đất nhưng sẽ không dùng phân hóa học để trồng cây. Trên bể nuôi cá có vòi cung cấp nước nuôi từ bể lắng. Chậu trồng cây cách đáy bể nuôi cá khoảng 30cm, được đỡ bởi giá đỡ  hình trụ làm bằng inox.

MHKD Trồng cây - Nuôi cá cảnh

Sở dĩ tôi nghĩ đến ý tưởng này vì nó đem lại cho người thực hiện nhiều cái lợi. Một trong những cái lợi đó chính là trên sân thượng rất nắng, nếu chỉ nuôi cá trên đó e rằng cá sẽ chết khô vì nắng, còn chỉ trồng cây trên đó sợ rằng cây cũng héo úa vì nóng. Cây ở trên bể cá vừa hứng ánh nắng để quang hợp vừa che mát cho cá; còn bể cá ở dưới cây vừa núp bóng cây để cá lớn lên vừa làm mát cho cây. Nếu nóng quá cây sẽ héo, còn nắng quá cá sẽ chết. Đây là mô hình kết hợp hoàn hảo giữa trồng cây và nuôi cá bên cạnh những lợi ích về kinh tế, kĩ thuật … khác.

Ý tưởng này cực kì hữu ích khi bạn có một sân vườn rộng và bạn thực hiện ý tưởng này để kết hợp kinh doanh ẩm thực + kinh doanh cây, cá kiểng. Khách hàng sẽ kéo đến rất đông vì đến đây họ vừa thưởng thức thức ăn, đồ uống vừa ngắm nghía cái cây, con cá, thậm chí họ có thể hỏi mua cái cây hay con cá nào họ muốn. Tuy nhiên, tôi cũng khuyến cáo với bạn rằng trồng cây, nuôi cá không hề đơn giản. Để có cái cây, con cá khỏe, đẹp, bạn phải trả giá rất nhiều. Tiền có thể mua được kiến thức nhưng kinh nghiệm thì phải trải nghiệm. Do đó, chỉ khi bạn dám trả giá để thành công bạn mới nên khởi nghiệp.

III - Thực hiện thế nào?

Bạn liên hệ tác giả ý tưởng nhé!

Chat Master (Anastar) - Tác giả ý tưởng

*Bạn nào quan tâm đến Mô hình kinh doanh này, vui lòng liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ email: contact@anastar.vn | anastar1512@gmail.com để biết thêm chi tiết! Hoặc, bạn cũng có thể gửi câu hỏi / yêu cầu cụ thể qua Bản đăng kí sau đây: http://bit.ly/TuVanKhoiNghiep
Chúc các bạn những điều tốt đẹp nhất trong cuộc sống!

BÌNH LUẬN BẰNG MAIL

BÌNH LUẬN FACEBOOK