Đừng giao tiếp theo kiểu “hắt nước lạnh vào mặt người khác”!

Đừng giao tiếp theo kiểu “hắt nước lạnh vào mặt người khác”!

Đừng giao tiếp theo kiểu “hắt nước lạnh vào mặt người khác”!

12:16 - 22/01/2020

Muốn trở thành người thành đạt thì ý thức giao tiếp tốt luôn tồn tại trong đầu. Ý thức giao tiếp như vậy hoàn toàn khác lối giao tiếp theo bản năng. Trong cuộc sống người ta hay nói đến “cái duyên”. Người có “cái duyên” trong giao tiếp bao giờ cũng dễ thành công hơn. Để giao tiếp tốt bạn phải biết một cuộc giao tiếp như vậy đem lại cho bạn điều gì. Với một cuộc giao tiếp “vô bổ” cách tốt nhất là chấm dứt nó để khỏi đem lại nhiều phiền lụy.

GIÀU CÓ HẠNH PHÚC?
TỪ ƯỚC MƠ ĐẾN HIỆN THỰC
10 thói quen không sửa ngay đời bạn sẽ xuống dốc
Năm 2018, bạn trẻ hãy thay đổi thói qua loa
TIẾN TỪNG BƯỚC VỮNG CHẮC
Đừng giao tiếp theo kiểu “hắt nước lạnh vào mặt người khác”!

Muốn trở thành người thành đạt thì ý thức giao tiếp tốt luôn tồn tại trong đầu. Ý thức giao tiếp như vậy hoàn toàn khác lối giao tiếp theo bản năng. Trong cuộc sống người ta hay nói đến “cái duyên”. Người có “cái duyên” trong giao tiếp bao giờ cũng dễ thành công hơn. Để giao tiếp tốt bạn phải biết một cuộc giao tiếp như vậy đem lại cho bạn điều gì. Với một cuộc giao tiếp “vô bổ” cách tốt nhất là chấm dứt nó để khỏi đem lại nhiều phiền lụy.

Trong quá trình tiếp xúc với một người, thông tin phản hồi từ người đó sẽ cho ta biết rất nhiều điều:

1. Thứ nhất là về quan điểm sống:

Quan điểm sống là một cái gì đó hình thành trong quá trình sống, nó tồn tại lâu dài bất di bất dịch và dường như rất khó thay đổi. Để có thể biết sự thuyết phục một người có thành công, thành công bao nhiêu phần trăm ta phải xem xét quan điểm sống của người đó. Với một người mà cái tôi quá lớn, trong khi đó nhận thức về cuộc sống của người ta quá thấp, thì tỉ lệ thành công gần như bằng không. Chúng ta chỉ có thể thuyết phục được họ khi mà họ nhận ra điều đó là đúng. Một khi lòng vị kỉ của họ quá lớn, họ giống như người mù sờ soạng trong đêm tối. Những người như vậy nếu có thuyết phục được thì quan điểm của họ cũng rất dễ thay đổi. Người càng sâu sắc, nhận thức càng rõ ràng về cuộc sống thì lập trường càng vững chắc. Cho nên một lời khuyên xác đáng cho bạn nào khi chọn người để lấy làm chồng vợ, hay chọn người để hợp tác làm ăn … phải lựa người có tri thức sâu sắc. Tri thức sâu sắc thì tính cách mới vững vàng. Tính cách vững vàng thì ít có thay đổi. Ít thay đổi thì con đường hạnh phúc, làm ăn … càng rộng mở hơn.

Trong quá trình sống chúng ta tiếp thu biết bao nhiêu điều giáo huấn, những điều giáo huấn ấy về lâu về dài “mặc định” trong đầu chúng ta thành một “chân lí” nào đó mà chúng ta coi là đúng. Vì coi “chân lí” ấy là đúng rồi nên chúng ta sẽ lấy cái đó để so sánh với tất cả những “chân lí” khác chúng ta gặp trên đời. Người ham học hỏi vươn lên bao giờ cũng xem xét sự việc ở nhiều khía cạnh. Người ta vẫn có quan điểm sống của người ta, nhưng quan điểm sống ấy hình thành trên cơ sở hiểu biết chứ không phải lòng vị kỉ. Đúng thì phải học và sửa mình. Những người như vậy khá tiến bộ. Ngặt một điều để phân biệt đâu là đúng đâu là sai vô cùng khó khăn. Nhiều người nói “cái gì đúng là nó tồn tại, tồn tại chứng tỏ nó đúng”. Những người nói như vậy thiếu một cách trầm trọng kiến thức căn bản về triết học. Trong cuộc sống bao giờ cũng tồn tại song song hai mặt đối lập, cái xấu và cái đẹp, cái ác và cái thiện … Trong hoàn cảnh nào đó cái ác là cái thiện và ngược lại. Cho nên rất khó phân biệt đúng và sai, đen và trắng. Không có một lí thuyết nào coi là đúng tuyệt đối trong mọi hoàn cảnh. Khi tôi nói ra một điều bao giờ điều ấy cũng gắn với một điều kiện hoàn cảnh cụ thể. Bạn không hiểu hoàn cảnh ấy nên bạn nói tôi nói sai. Cho nên người khôn ngoan là người luôn xem xét vấn đề trong một hoàn cảnh nhất định nào đấy, còn kẻ thiếu kiến thức thường nói năng không suy nghĩ, chưa nghe hết đã nói, chưa hiểu đã phán xét …

Khi giao tiếp để đạt được mục đích của mình mục tiêu lớn nhất của chúng ta là thuyết phục đối phương. Nếu bạn hiểu quan điểm của đối phương được hình thành dựa trên việc tiếp thu kiến thức trong quá trình sống, nếu bạn hiểu quan điểm ấy vững chắc như thế nào, bạn sẽ có những điều chỉnh cách ứng xử như sau:

+ Có nên tiếp tục thuyết phục đối phương?

+ Thuyết phục đối phương sẽ mất bao lâu?

+ Thuyết phục đối phương bằng phương pháp nào, loại kiến thức nào?

+ Và nếu như thuyết phục được thì trạng thái ấy duy trì trong bao lâu (độ bền vững của nó), và cường độ của nó?

Để cho dễ hiểu tôi ví dụ cụ thể như thế này: Có một anh bạn đi chào một khách hàng mua cái nồi đất. Trong quá trình giới thiệu khách hàng nói là thời buổi bây giờ ai mà xài nồi đất nữa, họ xài nồi nhôm, nồi inox … hết rồi. Điều đó có nghĩa là khách hàng đưa ra quan điểm:

+ Thứ nhất, theo trào lưu xã hội. Mình phải xài theo số đông, ai làm gì ta làm theo.

+ Thứ hai, theo khách hàng thì mấy cái loại nồi kia tốt hơn nồi đất.

+ Thứ ba, có thể theo thói quen. Anh ta không thích thay đổi.

Một người bán hàng non nớt thường rất hoang mang trước sự từ chối của khách hàng, trong khi một người bán hàng chuyên nghiệp thì lại thích tìm ra giải pháp hơn. Thật là khó để thuyết phục người khác đúng không? Bởi ngoài kiến thức, kĩ năng tiếp cận, uy tín, sự duyên dáng …, đôi khi bạn còn phải sử dụng một số “mánh khóe” nào đó. Người không sáng tạo thì gặp điều gì cũng bế tắc, họ thích tìm lí do hơn coi đó là thử thách phải vượt qua. Mấu chốt nằm ở chỗ là con đường bạn định hướng đã đúng chưa, nếu bạn định hướng đúng thì trong quá trình đi khó khăn là chuyện đương nhiên rồi. Chính vì vậy mà tôi hay đề cập đến sự chuyên nghiệp. Không chuyên nghiệp trong công tác kinh doanh hầu như là nguyên nhân của mọi thất bại. Bạn đã làm ra cái nồi đất đẹp nhất chưa? Bạn đã tạo dựng được uy tín, thương hiệu, logo … chưa? Bạn đã trang bị đầy đủ kiến thức về nồi đất chưa? Bạn đã có phong thái, kiến thức tốt của một người bán hàng chưa? Và còn rất nhiều câu hỏi khác nữa. Thật khó để chỉ ra một giải pháp cụ thể cho vấn đề này, bởi cuộc sống vốn muôn màu. Có người sẽ không bao giờ nói mà đem cái nồi đất cùng 1 kg cá bống dừa đến kêu khách hàng kho thử bằng cái nồi đó, rồi mai trở lại tính tiền, có người nói rát cổ họng mà khách hàng vẫn trơ trơ … Phải va chạm nhiều, phải khát khao thành đạt, yêu quí từng đồng xu … bạn mới có cơ hội tiếp cận giàu có.

2. Thứ hai là về kiến thức:

Nhiều người nói với tôi có người thành đạt trong xã hội mà họ có cần bằng cấp đâu. Bạn phải phân biệt được trình độ học vấn và trình độ nhận thức. Một người có khi có học vấn rất cao, nhưng trình độ nhận thức về cuộc sống của người ta rất thấp. Chính trình độ nhận thức và quá trình đào luyện trong thực tiễn làm nên năng lực của một người chứ không phải bằng cấp. Một người học thi cho qua, không thể nào giỏi bằng một người học để thành đạt. Chính vì vậy chỉ có những con người mà lòng căm thù nghèo đói đã ngấm vào xương tủy người ta, mới đem lại cho người ta sức mạnh diệu kì mà thôi.

Khi tiếp xúc khách hàng, khách hàng sẽ nói cho ta biết kiến thức của họ về sản phẩm. Người bán hàng chuyên nghiệp là người phải có kiến thức sâu sắc, rộng lớn về lĩnh vực mình cần bán. Bạn không có kiến thức hơn người làm sao bạn thuyết phục được người đây? Kiến thức là kim chỉ nam, là ánh sáng soi đường cho mọi suy nghĩ. Không có kiến thức về sản phẩm khách hàng rất dễ từ chối đề nghị của bạn. Chính vì lẽ đó tôi yêu cầu các bạn phải hiểu và hiểu rất chi tiết về những gì cần bán. Bên cạnh đó cần phải nâng cao nghiệp vụ bằng các môn học hỗ trợ khác như tâm lí, lí luận logic, ngoại ngữ, nhạc, thể thao … Như các bạn biết, nhiều người quyết định yêu người khác đôi khi chỉ vì cái mẽ bề ngoài, khách hàng cũng vậy. Đôi khi họ thích ta hơn thích sản phẩm của ta. Nắm được tâm lí này để đánh gục những khách hàng khó tính nhất là điều cần làm.

3. Thứ ba là về tính cách:

Tính cách cũng quan trọng lắm. Nhiều khi bạn chưa nói khách hàng đã gạt phắt đi. Đối với những người có tính cách mạnh mẽ như vậy bạn cần phải có một phong cách “khắc chế” nó. Lấy tính cách khắc chế tính cách là một suy nghĩ hay. Có lần tôi đi chào hàng gặp một khách hàng nói rất nhiều. Trong suốt buổi nói chuyện ấy khách hàng chỉ thao thao bất tuyệt về cái tài của mình, nói nào là tôi dở lắm, cần phải học hỏi và lăn lộn nhiều hơn …, tôi chẳng nói gì cả chỉ lắng nghe và cười. Sau nửa tiếng nói mỏi miệng như vậy khách hàng mới hỏi tôi bán gì vậy, tôi cười và nói rằng tôi chỉ kiếm sống thôi nên bán vài thứ lặt vặt ấy mà. Trả lời lấp lửng như vậy đã làm cho vị khách càng tò mò hơn. Khách đòi xem cho bằng được. Tôi lấy ra cho khách xem và hỏi ý kiến anh ta làm sao để bán được sản phẩm. Anh ta dạy tôi, thế là tôi học và lấy chính điều đó để chào anh ta. Chắc các bạn biết điều gì xảy ra rồi chứ! Tôi không khẳng định cái tôi của mình, mục tiêu của tôi là bán được hàng mà thôi. Tôn trọng và cảm nhận được tính cách của người khác sẽ có lợi cho bạn rất nhiều khi bạn tiếp cận người ta. Điều này nghe lí thuyết khó lắm, nên hãy cố rèn luyện và hỏi tôi nếu gặp bế tắc nhe!

4. Thứ tư là về một số phẩm chất khác:

Khi tiếp xúc với người khác, nếu tinh ý và có đầu óc phân tích sắc bén bạn sẽ biết người ta là loại người như thế nào. Phẩm chất của một người một phần là do giáo dục, nhưng phần lớn là do nỗ lực hoàn thiện bản thân. Biết được người ấy có phẩm chất gì, bạn sẽ nhanh chóng tìm ra “khe hở” để đạt được mục tiêu bán hàng. Một sản phẩm góp phần hỗ trợ cho phẩm chất của một người nào đó phát triển sẽ dễ dàng bán hơn. Tôi ví dụ, một anh chàng rất yêu vợ. Khi bạn có một tấm thiệp dành cho phái nữ nhân ngày lễ tình nhân, sẽ được anh ta chú ý hơn. Bạn sẽ dễ thất bại hơn nếu chào hàng cho những kẻ lang thang, những người cô độc, và vô tâm … Chào hàng không phải là luôn mở đầu bằng câu: “Chào bạn, mình muốn giới thiệu …”, mà có khi chỉ đến nói chuyện không đả động gì đến món hàng mình bán cả. Quyết định bán hàng chỉ xảy ra khi đó là một đối tượng phù hợp với sản phẩm của mình!

Sau khi hiểu sơ sơ về những điều trên, bạn hãy chọn ra cho mình một cách tiếp cận hợp lí. Nói đến đây sẽ có bạn hỏi tôi, nếu không nói chuyện nhiều với người ta sao biết 4 điều trên mà chọn cách tiếp cận chứ? Ồ, như vậy là bạn chưa hiểu nghiệp vụ của một người bán hàng rồi! Đôi khi chỉ cần quan sát bằng mắt bạn đã định hướng được lối giao tiếp, thậm chí chỉ cần một lời hỏi thăm. Người bán hàng giỏi não bộ phải hoạt động giống như một cái ăng ten bắt sóng (phải cực kì nhạy cảm), bạn phải lắng nghe cả hơi thở của khách hàng … Trong quá trình giao tiếp, bạn phải áp dụng cách thức vừa giao tiếp vừa biến hóa, chỉnh sửa … sao cho phù hợp với đối phương. Cô ta thích khôi hài hả, bạn có thể kể một câu chuyện cười bể bụng không? Anh ta thích thể thao hả, bạn có thể nói về một trận bóng đá nảy lửa hôm qua không? Khả năng bán hàng càng tốt thì giàu có càng nhanh chóng, và điều này không phải nói là có ngay đâu.

Trong bất cứ hình thức giao tiếp nào đi chăng nữa, tôi khuyên bạn không bao giờ chọn lối giao tiếp “hắt nước lạnh vào mặt người khác”!

Bạn hãy tưởng tượng khi giao tiếp, khách hàng sẽ đưa ra một “làn sóng vi ba vô hình”, “làn sóng” này đang nhắm vào bạn để phản bác lại quan điểm bạn đưa ra. Theo công trình nghiên cứu nhiều năm của tôi thì trong bản thân mỗi con người bao giờ cũng tồn tại một nhu cầu an toàn. Bất cứ cái gì lạ xâm nhập đến đều bị người ta nghi ngờ, và tìm cách đối phó … Nếu bạn cũng đưa ra một “làn sóng vi ba vô hình” cắt tư tưởng của người ta, lập tức não bộ người ta phát lệnh “chiến đấu”. Một khi não họ phát lệnh “chiến đấu” bạn rất khó tiếp cận sâu hơn. Tôi ví dụ cụ thể như vầy, một cô bạn nói với một cô bạn:

– Hôm nay lãnh lương là mày có nhiều tiền rồi ha!

– Có nhiều tiền cái đầu mày đó! Cô kia trả lời.

Khi cô thứ hai trả lời như vậy, tất nhiên cô thứ nhất sẽ bị cụt hứng khựng lại. Người chọn phong cách giao tiếp “trấn át” người khác thường là những người muốn khẳng định mình, dạy bảo người khác …, nhưng người chọn phong cách “thiếu tôn trọng” người khác như vậy thường đem lại nhiều hậu quả nặng nề trong giao tiếp. Là nhân viên bán hàng chân chính, cũng như là người khao khát thành đạt trong tình yêu, sự nghiệp tôi khuyên bạn hãy vứt bỏ lối giao tiếp này để con đường phía trước ít chông gai hơn!

Chat Master (Anastar)

Bài liên quan:

1) Tìm cách hiểu người khác trước khi thuyết phục họ

2) Thế nào là đắc nhân tâm?

BÌNH LUẬN BẰNG MAIL

BÌNH LUẬN FACEBOOK