GIỚI THIỆU DỰ ÁN BÁN TÀI NĂNG
05:41 - 20/05/2019
Dự án bán tài năng gồm có 61 trang, ra đời từ các lí do thuyết phục như: Mang lại nhiều lợi ích cho cộng đồng; nhu cầu mua bán tài năng rất cao; hướng đi phù hợp xu thế phát triển; loại hình kinh doanh rủi ro rất thấp; thị trường rộng lớn còn nhiều tiềm năng; …
Ý TƯỞNG ẨM THỰC KIỂU MỚI (SNYT 2)
Ý TƯỞNG DỊCH VỤ QUẢNG CÁO (SNYT 3)
Ý TƯỞNG THIẾT KẾ CẢNH QUAN (SNYT 4)
Ý TƯỞNG CHUỖI ẨM THỰC NHANH (SNYT 5)
Mỗi chúng ta sinh ra đều có tài năng (năng khiếu, sở trường, hiểu biết …) về một hoặc một số điều gì đó (dù tài năng ấy là rất nhỏ (tài vặt)). Và ai trong chúng ta cũng muốn dùng lợi thế của mình để đạt được mục đích giàu có. Làm sao tìm ra một ý tưởng giúp mình và mọi người có thể bán được tài năng? Câu hỏi này đã làm tôi mất ăn mất ngủ nhiều tháng trời.
Nhiều người nói rằng: Muốn làm giàu nhưng không có vốn! Thật ra, để kiếm được tiền bạn phải có tài năng về một khía cạnh nào đó, chứ không chỉ có tiền không thôi. Tiền bạc sẽ trở nên vô nghĩa đối với những ai không biết cách sử dụng chúng. Tuy nhiên, để người khác công nhận và mua tài năng của bạn quả không phải điều đơn giản. Trước tiên bạn phải định ra hướng đi đúng, xây dựng được mô hình kinh doanh hiệu quả kèm theo phương pháp thực hiện tối ưu; tiếp đến phải biết cách triển khai vào thực tế cuộc sống.
Hầu hết người giàu trên thế giới đều rất giỏi thể hiện tài năng. Những tài năng ấy đôi khi tưởng rất “tầm phào”, nhưng mấu chốt của vấn đề là chúng lại được nhiều người công nhận. Ví dụ như Mark Zuckerberg nổi tiếng và giàu có chỉ trong một thời gian ngắn nhờ sáng lập ra trang Facebook. Dù có nhiều trang tương tự như vậy nhưng Facebook đã đi đúng hướng nên nó nổi lên như một hiện tượng. Khoan bàn đến ưu khuyết của nó, cũng khoan bàn đến tương lai sau này, tôi chỉ tự hỏi: Giá như có một trang giống như Facebook nhưng lại giúp mọi người bán được tài năng của mình để trở nên giàu có thì hay biết mấy?! Và thế là tôi bắt tay vào xây dựng những lí luận kinh doanh để giải quyết vấn đề này.
Bạn đừng vội cho rằng đây là việc làm vô nghĩa, vì nếu bạn thừa nhận tài năng giống như một loại hàng hóa thì chúng hoàn toàn có thể bán được. Vấn đề là để bán được loại hàng hóa đặc biệt này chúng ta phải biết mô tả chúng như thế nào. Bạn có tài năng và sẽ có người cần tài năng của bạn, nhưng họ không biết rõ tài năng của bạn ra sao thì làm sao họ bỏ tiền ra mua chứ?! Nhiệm vụ của chúng ta là phải mô tả/thể hiện được tài năng cho mọi người thấy. Hình thức này giống như quảng cáo. Nếu không quảng cáo ai biết đến bạn trong thế giới rộng lớn này?
Tôi từng biết có nhiều người bị tàn tật nhưng lại rất có tài. Tôi cũng từng biết nhiều người có tài nhưng nghèo khổ mãi. Từ trong sâu thẳm tâm hồn, tôi luôn tin rằng mình có thể định đoạt số phận của mình. Chẳng có một thế lực siêu nhiên nào bắt bạn phải thế này, thế khác. Mỗi người từ khi sinh ra đã có những hoàn cảnh, điều kiện hoàn toàn khác nhau. Chính hoàn cảnh, điều kiện ấy đã “mặc định” một phần số phận của bạn, nhưng nếu nhận thức ra và biết cách sửa bạn có thể làm cho cuộc sống của mình khác đi.
Chuyện kể rằng có một anh bạn sống trong một gia đình có cha là người nghiện rượu chè, cờ bạc, trai gái. Sống trong môi trường như thế nên chưa học hết lớp năm anh ta đã phải nghỉ học. Anh ta học đánh bài, đánh đề, cá độ và cặp bồ. Mới 16 tuổi đầu anh ta đã giỏi các ngón nghề ấy. Ngoài 30 tuổi anh ta đã có trong tay nhà lầu, xe hơi nhờ áp dụng chúng vào cuộc sống … Và trong xã hội này có nhiều người giàu có không chân chính nhờ sử dụng tài năng như vậy!
Nếu chỉ nhìn bề ngoài thì rất khó phân biệt xấu – tốt. Có những người tưởng là ghê gớm lắm, nhưng tìm hiểu kĩ mới biết cũng tầm thường. Có những người hiện tại thì giàu có, nhưng tương lai không biết đi về đâu. Có những người tưởng rằng sung sướng, nhưng trong lòng rạn vỡ thấy mà thương. Trên thế gian này chẳng có gì là không phải trả giá cả!
Bất hạnh nhất khi không nhận thức ra sai lầm, nhưng nếu nhận ra sai lầm mà không biết sửa thì còn bất hạnh hơn. Bạn hoàn toàn có quyền điều chỉnh suy nghĩ, hành động của mình, nhưng những gì bạn đang làm có được xã hội công nhận hay không thì còn phải chờ phản ứng từ phía mọi người. Nhận thức ra điều gì nên làm thì làm ngay đi, còn muốn có kết quả tốt thì phải cố gắng, nhưng cũng đừng quá tự tin hay tự ti. Chẳng ai được sống hai lần để rút kinh nghiệm đâu!
Dự án bán tài năng gồm có 61 trang, trong đó trình bày những nội dung cơ bản sau đây:
I. Lí do ra đời: Trong phần này tác giả trình bày những lí do thuyết phục dẫn đến sự ra đời của dự án: Mang lại nhiều lợi ích cho cộng đồng; nhu cầu mua bán tài năng rất cao; hướng đi phù hợp xu thế phát triển; loại hình kinh doanh rủi ro rất thấp; thị trường rộng lớn còn nhiều tiềm năng; qui mô có thể mở rộng không ngừng …
II. Mô tả dự án: Trình bày về loại hình kinh doanh bán tài năng, mục đích mà chúng ta muốn đạt tới. Ở phần này tác giả đã đưa ra định nghĩa về dự án bán tài năng và trình bày về mô hình hoạt động. Đây là phần rất quan trọng vì nó xác định cho bạn hướng đi và nêu ra phương pháp hoạt động.
III. Điều kiện tiến hành: Nêu ra những điều kiện cần thiết để thực hiện thành công dự án như: Nguồn vốn dự trù; kĩ thuật kinh doanh; phẩm chất, năng lực. Không phải ai cũng có thể thực hiện thành công dự án này. Muốn thực hiện thành công dự án bạn phải có một số vốn như dự án đề cập, hiểu tường tận về mô hình hoạt động của dự án, kĩ thuật kinh doanh cũng như có đầy đủ phẩm chất, năng lực. Trong trường hợp khiếm khuyết phải khắc phục trước khi tiến hành.
Đối với một số bạn có số vốn ít hơn nhưng vẫn muốn thực hiện mô hình này bạn phải tiến hành theo phương pháp khác. Phương pháp đó không được đề cập trong dự án nhưng nếu bạn có nhu cầu tác giả sẵn sàng hướng dẫn tận tình.
IV. Khó khăn, thuận lợi: Bất cứ lĩnh vực nào cũng có khó khăn và thuận lợi. Nhằm giúp bạn có cái nhìn tổng quan trước khi quyết định theo đuổi dự án bán tài năng, tác giả đã trình bày những khó khăn và thuận lợi chính sẽ gặp trong quá trình thực hiện để bạn lưu tâm. Những khó khăn chính mà bạn sẽ gặp khi thực hiện dự án là: Kĩ thuật kinh doanh; đủ nguồn nhân lực; quản lí thu chi; phương diện giao tiếp; nhìn nhận con người; giáo trình, phương pháp. Song song với khó khăn là những thuận lợi như: Xoay vòng vốn nhanh; nhiều người ủng hộ; rủi ro thấp nhất (do phương pháp thực hiện quyết định) …
V. Công tác chuẩn bị: Muốn thành công trong bất cứ việc gì cũng cần chuẩn bị chu đáo. Đó là lí do mà tác giả trình bày cụ thể các công tác: Điều tra, nghiên cứu thị trường; tuyển dụng, đào tạo nhân tài; tìm kiếm, thu mua sản phẩm; lập website bán tài năng.
VI. Sản phẩm – dịch vụ: Có lẽ đây là nội dung mà bạn rất quan tâm. Ở phần này tác giả đã nói chung về các loại hình sản phẩm, và đưa ra 9 loại hình dịch vụ của dự án. Bên cạnh đó, tác giả cũng đề cập tới: Khác biệt cơ bản so với đối thủ; tần suất khách hàng sử dụng dịch vụ; tính toán chi phí, cách thức định giá; cách thức bán hàng, phục vụ khách hàng; những dự báo phát triển trong tương lai.
Điểm khác biệt lớn nhất giữa chúng ta và đối thủ cạnh tranh là tầm nhìn, mô hình kinh doanh, phương thức kinh doanh, chiến lược kinh doanh, mục đích kinh doanh … Làm giàu cần thận trọng. Tiến bước nào chắc bước đó. Chuyên môn hóa mới cho ra dịch vụ đạt chất lượng để phát triển bền vững. Khâu bán hàng giữ vai trò định hướng, chỉ đạo toàn bộ quá trình kinh doanh. Mọi quyết định đưa ra đều được nghiên cứu, thử nghiệm … ngoài thực tế. Mọi công việc đều có kế hoạch. Đảm bảo không có sai sót. Một khi đã khởi nghiệp là phải thành công.
VII. Thị trường – khách hàng: Cho bạn biết những thông tin khái quát về thị trường – khách hàng trong lĩnh vực bán tài năng. Thị trường hiện nay như thế nào? Có những vấn đề gì cần lưu ý? …
Định hướng kinh doanh bán tài năng trong dự án này là định hướng đúng đắn. Dự án này đặc biệt thích hợp với những ai có khiếu nhìn người, giao tiếp, sư phạm …
VIII. Tiếp thị - bán hàng: Ở phần này tác giả đưa ra 5 chiến lược bán hàng hiệu quả giúp dự án tăng doanh thu tuyệt đối và đánh bại hoàn toàn những đối thủ khác trên thương trường.
IX. Phân bổ nguồn lực: Việc phân bổ nguồn lực như thế nào để thực hiện thành công dự án đã được tác giả phân tích, lí giải cặn kẽ trong phần này. Điều này giúp cho bạn vững tin hơn trên con đường mình chọn.
X. Chiến lược phát triển: Việc hoạch định ra chiến lược phát triển thể hiện tầm nhìn, tham vọng, tư duy … của người thực hiện. Ở đây 5 chiến lược phát triển có ý nghĩa sống còn đối với dự án đã được trình bày chi tiết.
XI. Tổ chức quản lí: Việc thiết lập được sơ đồ tổ chức khoa học sẽ giúp cho dự án bán tài năng ngày một đi lên. Đó là lí do mà phần này không thể thiếu.
XII. Ý nghĩa dự án: Một dự án ý nghĩa không chỉ đem lại lợi ích cho người thực hiện mà còn cho cả cộng đồng.
Việc theo đuổi mô hình kinh doanh bán tài năng xét ở nhiều phương diện là một lựa chọn tốt, vấn đề còn lại là làm sao để thực hiện thành công mô hình này? Câu hỏi hóc búa đó sẽ được giải đáp rõ ràng khi bạn có trong tay bản dự án bán tài năng hoàn chỉnh.
Chat Master (Anastar) - Tác giả Dự án
Tham khảo:
*Bạn nào quan tâm đến Dự án này, vui lòng liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ email: contact@anastar.vn | anastar1512@gmail.com hoặc số điện thoại: 0928.53.80.89 - 0389.35.79.85 để biết thêm chi tiết! Hoặc cách khác, bạn cũng có thể gửi câu hỏi / yêu cầu cụ thể qua Bản đăng kí sau đây: http://bit.ly/TuVanKhoiNghiep
Chúc các bạn những điều tốt đẹp nhất trong cuộc sống!