KHÔNG THỂ TÌM RA HƯỚNG GIẢI QUYẾT CHUYỆN KINH DOANH

KHÔNG THỂ TÌM RA HƯỚNG GIẢI QUYẾT CHUYỆN KINH DOANH

KHÔNG THỂ TÌM RA HƯỚNG GIẢI QUYẾT CHUYỆN KINH DOANH

11:42 - 14/06/2021

Chúng tôi nghĩ, bạn nên chọn mặt bằng ở hẻm lớn hoặc đường nhỏ sẽ hợp lí hơn, vì khách hàng đến với những salon tóc như bạn đa phần là do họ thấy được tay nghề của bạn, chứ không cần thuê mặt bằng giá cao như vậy. Chúng tôi cho rằng thuê một mặt bằng làm salon tóc mà giá thuê lên đến 40 triệu đồng/tháng là không thể chấp nhận được. Điều này chứng tỏ bạn thiếu tầm nhìn, tính toán dở khi ra khởi nghiệp.

GIÀU CÓ HẠNH PHÚC?
TỪ ƯỚC MƠ ĐẾN HIỆN THỰC
10 thói quen không sửa ngay đời bạn sẽ xuống dốc
Năm 2018, bạn trẻ hãy thay đổi thói qua loa
TIẾN TỪNG BƯỚC VỮNG CHẮC
KHÔNG THỂ TÌM RA HƯỚNG GIẢI QUYẾT CHUYỆN KINH DOANH

Câu hỏi:

Chào Anastar!

Tôi là nữ, 32 tuổi, ở TP HCM. Trước đây tôi là chủ tiệm cắt tóc với vài nhân viên phụ.

Năm 2019 tôi mở rộng kinh doanh thành salon tóc và chăm sóc da với quy mô lớn hơn, máy móc thiết bị hiện đại hơn. Tôi tâm huyết, đầu tư hơn 400 triệu cho cơ sở kinh doanh này, mặt bằng rộng, vị trí đẹp, nhân viên có kỹ thuật cao hơn, lượng khách quen trước đây của tôi đã có nên những tháng đầu chuyển đổi cũng có ít lợi nhuận sau khi trừ hết chi phí.

Từ khi dịch Covid bùng phát, những lúc cơ sở phải đóng cửa để phòng dịch, tôi bắt đầu thấy khó khăn rõ rệt. Kinh tế khó khăn, nhu cầu của khách hàng làm đẹp cũng chọn những nơi bình dân hơn, cả năm được vài tháng gần tết là đông khách, còn các tháng trong năm tôi phải luôn bù lỗ, cắt giảm nhân viên.

Từ Tết 2021 đến nay, mỗi tháng chi phí gần 40 triệu cho mặt bằng và phụ một phần lương cho hai nhân viên ăn uống, giờ gần như không còn tiền để lo. Tôi đã mượn mẹ hơn 100 triệu để bù lỗ mấy tháng nay. Cơ sở đóng cửa vì dịch bệnh, tôi lại không có việc làm khác để có thu nhập, lương của chồng chỉ đủ chi phí cho gia đình, mà cũng rất hạn hẹp. Tôi đau đầu, hợp đồng thuê mặt bằng ký đến tháng 4 năm 2022, muốn sang nhượng lại nhưng thời gian này thật sự rất khó. Mỗi ngày trôi qua tôi căng thẳng mệt mỏi, không tìm được hướng giải quyết, mong các bạn cho lời khuyên.

Xin chân thành cảm ơn!

Trả lời:

Chào bạn!

Trường hợp của bạn quả là nan giải, nhưng không phải là không có cách. Chúng tôi xin hiến một số kế để bạn sớm thoát ra khỏi hoàn cảnh này:

Thứ nhất, bạn hãy gặp chủ mặt bằng, nói rõ tình trạng khó khăn về tài chính mà bạn đang gặp phải và yêu cầu chủ mặt bằng giảm tiền thuê mặt bằng cho mình. Cho dù chủ mặt bằng có đồng ý hay không thì bạn cũng phải đi “nước cờ này”, vì đây là giải pháp tình thế, sau đó sẽ tính tiếp.

Về lâu về dài, bạn không nên thuê mặt bằng ở đây nữa, mà hãy tìm kiếm một mặt bằng có giá thấp bằng 1/3 - 1/4. Chúng tôi nghĩ, bạn nên chọn mặt bằng ở hẻm lớn hoặc đường nhỏ sẽ hợp lí hơn, vì khách hàng đến với những salon tóc như bạn đa phần là do họ thấy được tay nghề của bạn, chứ không cần thuê mặt bằng giá cao như vậy. Chúng tôi cho rằng thuê một mặt bằng làm salon tóc mà giá thuê lên đến 40 triệu đồng/tháng là không thể chấp nhận được. Điều này chứng tỏ bạn thiếu tầm nhìn, tính toán dở khi ra khởi nghiệp.

Thứ hai, khi kí hợp đồng, trong hợp đồng có thỏa thuận bạn chỉ được kinh doanh salon tóc hay không?

Nếu không, ngay ngày mai, bạn hãy chuyển đổi mô hình kinh doanh salon tóc thành mô hình bán thực phẩm (thức ăn, đồ uống …) mang đi. Xem khách hàng ở nơi đó có nhu cầu gì thì bán cái đó. Chúng tôi có thể gợi ý cho bạn những mô hình bán thực phẩm sau: Bán thực phẩm chế biến sẵn, bán trái cây … Mùa trái cây đang đến, nên biến mặt bằng thành đại lí trái cây hoặc đại lí bán những mặt hàng thiết yếu nào đó để lấy lại “những gì đã mất”. Bán nhiều, rẻ, quảng bá rầm rộ …, nhất định bạn sẽ có một mớ tiền. Nên bán tại chỗ, kết hợp với bán qua ứng dụng, kết hợp với cho nhân viên đi chào mời người dân xung quanh, kết hợp với bán qua mạng …

Nếu có, nhờ pháp luật can thiệp. Trong hợp đồng khởi nghiệp phải có mục “Trong trường hợp thiên tai, dịch bệnh xảy ra thì …”. Nếu bạn quên soạn thảo điều khoản đó cũng không sao, cứ lên văn phòng luật sư nhờ luật sư can thiệp đòi quyền lợi cho bạn với chủ nhà. Chúng tôi tin bạn sẽ lấy lại được tiền đặt cọc hoặc chí ít chủ nhà cũng phải nhượng bộ một phần nào đó, vì pháp luật Việt Nam luôn có tình, có lí. Những nhà làm luật sẽ bảo vệ quyền lợi chính đáng cho bạn.

Thứ ba, chúng tôi không biết mặt bằng bạn thuê có cho người ngủ lại không? Nếu có, nên thiết kế mặt bằng lại, biến chúng thành một nơi có thể cho thuê chỗ trọ giá rẻ. Chúng tôi nghĩ sẽ có người cần.

Thứ tư, hợp tác kinh doanh. Buồn thì đi lang thang, nhưng hãy để ý xem người này kinh doanh cái gì, người kia kinh doanh cái gì … Rồi nghĩ đến bạn bè, người thân … Quan sát, lục lọc kí ức … xem có ai làm nghề kinh doanh, buôn bán cần mặt bằng không … Đến, đề nghị với họ hợp tác với bạn theo kiểu: Bạn bỏ mặt bằng, họ đổ hàng hóa. Bán được thì chia theo tỉ lệ nào đó. Càng tìm được nhiều người kết hợp càng tốt …

Một số hiến kế vậy, có gì cứ viết thư cho Anastar hỏi tiếp nhe!

Chúc bạn gặp nhiều điều tốt đẹp trong cuộc sống!

Chat Master (Anastar) - Tác giả cuốn sách Cẩm nang khởi nghiệp

* Tải Phần A - Hiểu biết để khởi nghiệp thành công - Cẩm nang khởi nghiệp

BÌNH LUẬN BẰNG MAIL

BÌNH LUẬN FACEBOOK