Làm sao để tư duy nhanh chóng, sâu sắc khi giải quyết vấn đề?

Làm sao để tư duy nhanh chóng, sâu sắc khi giải quyết vấn đề?

Làm sao để tư duy nhanh chóng, sâu sắc khi giải quyết vấn đề?

17:07 - 22/09/2023

Trong giao tiếp, đặc biệt là trong lúc nói chuyện, thời gian cho mình để suy nghĩ là không nhiều. Làm sao ta có thể tư duy thật nhanh, trong vòng vài giây là có thể nghĩ và tính toán nhìn sự việc trên nhiều khía cạnh được? Những cách thức để rèn luyện khả năng suy nghĩ sâu sắc?

GIÀU CÓ HẠNH PHÚC?
TỪ ƯỚC MƠ ĐẾN HIỆN THỰC
10 thói quen không sửa ngay đời bạn sẽ xuống dốc
Năm 2018, bạn trẻ hãy thay đổi thói qua loa
TIẾN TỪNG BƯỚC VỮNG CHẮC
Làm sao để tư duy nhanh chóng, sâu sắc khi giải quyết vấn đề?

Câu hỏi:

Cháu chào chú!

Chú có thể chỉ cháu cách làm sao để phân tích nhanh một vấn đề không ạ? Phương pháp luyện tập để có được khả năng phân tích nhanh chóng, suy nghĩ sâu sắc thấu đáo về một vấn đề trong khi mình đang giao tiếp.

Lúc trước, khi nói chuyện với bạn bè hay đối mặt với một tình huống bất ngờ nào đó, cháu thường nói chuyện hay cư xử rất không thỏa đáng. Để rồi một lúc sau sau khi sự việc xảy ra, hay vài ngày sau đó, cháu ngẫm lại sự việc, cháu lại tự mắng mình “đáng nhẽ mình phải nói/ làm như thế này mới đúng chứ!”

Cháu cũng biết nguyên nhân của cách cư xử không thỏa đáng đó của cháu là do cháu đã suy nghĩ hời hợt, không xem xét sự việc trên nhiều khía cạnh, chưa đặt mình vào vị trí của những người khác nên đã hành động nông nổi. Thế là sau này cháu bắt đầu suy nghĩ thật cẩn thận trước khi phát ngôn hay hành động. Nhưng những khi đó, cháu chẳng nghĩ ra được gì cả. Kết quả là cháu thường không nói gì, không làm gì khi sự việc xảy ra :(. Và cháu vẫn một thời gian sau ngẫm lại, lại tiếp tục mắng mình “đáng nhẽ mình nên…”

Trong giao tiếp, đặc biệt là trong lúc nói chuyện, thời gian cho mình để suy nghĩ là không nhiều. Làm sao mình có thể tư duy thật nhanh, trong vòng vài giây là có thể nghĩ và tính toán nhìn sự việc trên nhiều khía cạnh được? Mong chú chỉ rõ cách thức giúp cháu.

Với lại chú có thể chỉ giúp cháu những cách thức để rèn luyện khả năng suy nghĩ sâu sắc được không chú? Cháu thấy bản thân mình vẫn còn nông cạn, suy nghĩ hời hợt quá.

Cháu cám ơn chú trước ạ.

---

Trả lời:

Chào cháu!

Để đánh giá ai đó có thật sự thông minh hay không, người ta căn cứ vào tốc độ và kết quả giải quyết vấn đề của người ấy. Người suy nghĩ càng nhanh chóng, chính xác càng thông minh. Nhưng làm sao để trở thành người như thế? 

Một phần do người ấy thừa hưởng gen di truyền từ cha mẹ, mà người ta gọi là năng khiếu.

Nhưng phần lớn do người ấy học hỏi và rèn luyện quá nhiều!

Để chú kể cho cháu nghe một câu chuyện mới xảy ra gần đây trong nhà chú: Cách đây mấy hôm, mấy đứa em chú mua một cái máy giặt. Sau khi lắp cái máy giặt xong, chúng nó để cái thùng carton chình ình giữa nhà. Chú qua chơi thấy vậy bảo: Sao tụi bay không bỏ cái thùng carton đi cho đỡ choáng chỗ? Tụi nó nói: Để một thời gian xem máy giặt có hư không mới bỏ cái thùng carton đi! Chú lại nói: Vậy cất nó đi! Tụi nó nói: Nhà đâu có chỗ nào đâu mà cất? Lúc đó, chú liền chạy lại, gỡ hết cái thùng carton ra, gập dẹp, nhỏ lại, đem cất lên la phông. Tụi nó trố mắt nói: Vậy mà tụi em không nghĩ ra!

Khi cháu gặp vấn đề, việc tư duy => quyết định => hành động nhanh chóng, chính xác giúp cháu nắm bắt được nhiều cơ hội, giành giật được nhiều lợi thế trong cuộc sống, thậm chí cứu cả mạng sống của mình và người khác. Đây là kĩ năng quan trọng bậc nhất giúp cháu vượt qua nhiều người, thay đổi số phận, thành công vang dội.

Nhưng làm sao để làm được như thế?

Có người gặp vấn đề, suy nghĩ mấy ngày không ra, cả đời không ra. Tại sao họ lại suy nghĩ lâu như thế? Tại vì họ không có thông tin, kiến thức. Nhưng có người có thông tin, kiến thức mà cũng suy nghĩ mãi không ra là cớ làm sao? Tại vì họ không hiểu cặn kẽ khái niệm, vấn đề và nắm vững các qui luật liên quan, phương pháp suy nghĩ. Nhưng có người hiểu cặn kẽ khái niệm, vấn đề và nắm vững các qui luật liên quan, phương pháp suy nghĩ mà cũng không thể giải quyết được vấn đề là cớ làm sao? Tại vì hiểu biết, năng lực giải quyết vấn đề của họ còn hạn chế. Họ cần thêm nhiều thông tin, kiến thức hơn nữa. Họ cần phát huy năng lực sáng tạo, quyết định hơn nữa. Muốn sáng tạo, ngoài việc cần đủ thông tin, kiến thức, còn cần đủ khả năng tư duy trừu tượng, khả năng nhìn xa trông rộng, khả năng tổng hợp, phân tích, suy luận, phán đoán, khả năng xử lí linh hoạt, tinh tế … Muốn quyết định được phải chấp nhận rủi ro, không sợ thất bại, không sợ chê cười, dám chịu trách nhiệm, có đủ dũng khí…

Người suy nghĩ ra nhưng không dám quyết định cũng giống người suy nghĩ không ra. Cả hai loại người này đều “ừ à” giống nhau.

Đến đây, cháu có ngộ ra câu trả lời cho câu hỏi của mình chưa?

Để có thể giải quyết vấn đề nào đó nhanh chóng, chính xác, cháu phải tư duy và quyết định nhanh chóng, chính xác.

Muốn vậy, cháu phải:
1. Đủ thông tin, kiến thức.
2. Nắm vững khái niệm, vấn đề, qui luật liên quan, phương pháp suy nghĩ …
3. Đủ năng lực giải quyết vấn đề (sáng tạo, quyết định).

Làm sao để đủ thông tin, kiến thức? Đọc, xem và nghe thật nhiều! Đặc biệt, đọc những cuốn sách có kiến thức đúng đắn, sâu sắc của chú Chat Master (Hiii).

Làm sao để nắm vững khái niệm, vấn đề, qui luật liên quan, phương pháp suy nghĩ? Học các môn khoa học, đặc biệt là các môn triết học, logic học, tâm lí học … và các môn khoa học tự nhiên.

Làm sao để đủ năng lực giải quyết vấn đề? Trải nghiệm và rèn luyện. Đặc biệt, rèn luyện nhiều về năng lực sáng tạo, quyết định: Tập nghĩ ra nhiều ý tưởng, tập tư duy trừu tượng (chủ yếu thông qua viết lách), tập nhìn xa trông rộng, tập tổng hợp, phân tích, suy luận, phán đoán, tập nhìn nhận nhiều khía cạnh, hành động một cách linh hoạt … Tập làm chủ bản thân, tập “không bao giờ nói không”, tập “không bao giờ than vãn”, tập “cắn răng chịu đựng nỗi đau”, tập “luôn cố vượt qua nghịch cảnh”, tập “nói cái gì, làm cái đó”, tập “luôn làm việc đến tận cùng”, tập “mình làm mình chịu trách nhiệm”, tập “mỉm cười với mọi khó khăn”, tập “nhẫn nhịn, lắng nghe, học tập”, tập “không bằng lòng với bản thân”…

Khi còn trẻ, khi chưa hiểu, khi non nớt, đôi khi chú hợm hĩnh …, nhưng khi đứng tuổi, khi thấu đáo, khi từng trải, chú lại thận trọng với lời nói, hành động của mình. Chú không thích phô trương, ít chê bai người khác mà lắng nghe họ nhiều hơn, tôn trọng quan điểm (khác biệt) của người khác. Đặc biệt, chú luôn nhìn sự vật, hiện tượng theo nhiều khía cạnh (chiều hướng), một cách tích cực.

Chính sự tập trung vào những điều “khác biệt và tích cực”, chú luôn phát hiện ra nhiều điều mới mẻ, tối ưu. Đối với chú, những vấn đề không thể giải quyết bằng suy nghĩ thông thường có thể giải quyết bằng ý tưởng. Do đó, khi bế tắc, chú lại tự hỏi mình rằng: Ý tưởng nào để giải quyết vấn đề này? Giải quyết vấn đề bằng ý tưởng có thể giúp cháu vượt qua mọi giới hạn. Nếu cháu có năng lực này, cháu sẽ trở thành “siêu nhân”.

Chat Master (Anastar)

Bài liên quan:
1) Rèn luyện suy nghĩ sâu sắc
2) Làm sao để tư duy sâu sắc một vấn đề?
3) Người thành đạt học cách suy nghĩ
4) Sức mạnh của tri thức

BÌNH LUẬN BẰNG MAIL

BÌNH LUẬN FACEBOOK