Luôn làm chủ suy nghĩ của mình
14:32 - 09/03/2021
Nếu chế ngự được cảm xúc đang dâng trào trong lòng mình, bạn sẽ đánh giá đúng đắn hơn về những vấn đề mình bắt gặp trong cuộc sống. Điều này giúp bạn dễ dàng làm chủ suy nghĩ của mình, từ đó, đưa ra những quyết định chính xác hơn.
TỪ ƯỚC MƠ ĐẾN HIỆN THỰC
10 thói quen không sửa ngay đời bạn sẽ xuống dốc
Năm 2018, bạn trẻ hãy thay đổi thói qua loa
TIẾN TỪNG BƯỚC VỮNG CHẮC
Trong quá trình tiếp thu kiến thức, nếu không có đủ kiến thức nền tảng, định hướng, thông tin cần thiết …, bạn sẽ dễ dàng mất phương hướng, từ đó suy nghĩ lệch lạc => đặt niềm tin sai chỗ. Ví dụ, khi bạn bị ung thư mà điều trị bằng các phương pháp Tây y không hiệu quả hoặc bạn không có đủ khả năng tài chính, bạn dễ dàng tin vào các phương pháp Đông y. Vậy phương pháp nào đúng đắn? Rất khó để trả lời chính xác câu hỏi này bởi phải xem xét rất nhiều yếu tố. Chính vì vậy, nếu không đủ kiến thức bạn sẽ rất khó phân biệt đâu là đúng, đâu là sai. Điều này là cực kì nguy hiểm!
Phải có đủ kiến thức nền tảng, định hướng, thông tin cần thiết … thì bạn mới có thể làm chủ suy nghĩ của mình. Tuy nhiên, nếu không tích lũy đủ kiến thức nền tảng, định hướng, thông tin cần thiết …, bạn có thể dừng lại thu thập đủ kiến thức nền tảng, định hướng, thông tin cần thiết … trước khi kết luận. Bạn cũng đừng vội chìm đắm trong vòng xoáy suy nghĩ mà hãy tách mình ra để nhìn nhận sự việc sao cho khách quan nhất, với tầm nhìn rộng hơn …
Dưới đây là những yếu tố sẽ ảnh hưởng đến việc làm chủ suy nghĩ của bạn:
+ Kiến thức nền tảng, định hướng. Kiến thức nền tảng, định hướng … là loại kiến thức cung cấp cho bạn hoặc giúp bạn hình thành những khái niệm, phương pháp suy nghĩ logic để giải quyết vấn đề.
+ Thông tin cần thiết. Để biết điều gì đó là đúng hay sai bạn phải có đầy đủ thông tin, nếu không có đủ thông tin mà đưa ra kết luận bạn dễ mắc phải sai lầm. Chính vì vậy, thông tin rất cần thiết.
+ Nhận thức của bạn. Để nâng cao nhận thức bạn cần phải không ngừng học tập vì kiến thức mà bạn tiếp thu không bao giờ là đủ. Tuy nhiên, bạn không thể học hết mọi thứ trên đời. Trước tiên, cần học tập những kiến thức nền tảng, sau đó mới “thu gom” kiến thức phổ thông. Vừa ra công học tập vừa cố gắng nhận thức thì nhận thức của bạn mới được nâng cao.
+ Cảm xúc của bạn. Cảm xúc cũng ảnh hưởng đến việc làm chủ suy nghĩ của bạn. Vui sướng quá, buồn rầu quá, lo lắng quá, căng thẳng quá, hồi hộp quá … đều không tốt cho việc làm chủ suy nghĩ của bản thân. Muốn làm chủ suy nghĩ của mình, bạn cần duy trì trạng thái tinh thần ổn định. Suy nghĩ, hành động ngày càng chín chắn, điềm đạm … là dấu hiệu cho thấy cuộc sống của bạn sẽ thay đổi theo chiều hướng đi lên.
Hầu hết mọi người không làm chủ được cảm xúc của mình. Họ thường cư xử theo bản năng khi gặp phải vấn đề trong cuộc sống. Chính điều này khiến cho cuộc sống của họ không khá hơn.
Có anh chàng nhìn thấy cô gái đẹp bèn thích cô ta. Từ đó, anh ấy không nhìn thấy hoặc bỏ qua những khiếm khuyết của cô gái, cho rằng cô gái là người hoàn hảo nhất mà anh ấy từng gặp.
Nếu chế ngự được cảm xúc đang dâng trào trong lòng mình, bạn sẽ đánh giá đúng đắn hơn về những vấn đề mình bắt gặp trong cuộc sống. Điều này giúp bạn dễ dàng làm chủ suy nghĩ của mình, từ đó, đưa ra những quyết định chính xác hơn.
Có bao giờ bạn nghĩ “Những người thành công là những người luôn gặp may mắn trong cuộc sống” không? Trừ những người được người thân bảo bọc, đa số những người thành công từ hai bàn tay trắng đều có khả năng làm chủ cảm xúc của mình. Họ luôn biết khơi dậy cảm xúc tích cực dù có chuyện gì xảy ra, từ đó thúc đẩy mình hành động quyết liệt để tiến về phía trước.
Người ta còn gọi chỉ số cảm xúc là EQ. EQ là viết tắt của từ Emotional Intelligence Quotient có nghĩa là chỉ số thông minh cảm xúc. Một chỉ số dùng để đo lường trí tưởng tượng, sáng tạo của một người. Người có EQ cao có khả năng nhận biết, đánh giá và điều tiết cảm xúc của bản thân và mọi người tốt, do vậy thường trở thành nhà lãnh đạo giỏi.
Trong cuốn sách “Trí tuệ cảm xúc là gì? (What is Emotional Intelligence)”, tác giả Bressert đã đưa ra một kết quả nghiên cứu khá thú vị “Chỉ với IQ (chỉ số thông minh) thì không đủ, mà phải có thêm EQ. Thực tế cho thấy, nhiều nhà tâm lí học đều nhất trí trong công thức làm nên thành công, IQ chỉ chiếm 10% (cao nhất là 25%), còn lại đều phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác, trong đó có EQ”.
Khi bạn có chỉ số EQ cao, bạn có khả năng: Am hiểu bản thân; kiểm soát bản thân; thôi thúc bản thân; cảm thông người khác và giao tiếp xã hội …tốt. Bên cạnh đó, người có EQ cao thường lạc quan. Họ không có thói quen than thân trách phận khi rơi vào bất cứ tình huống khó khăn nào. Thay vào đó, họ dành thời gian để gỡ rối mớ bòng bong. Điều này không có nghĩa là họ làm ngơ điều tiêu cực, chỉ là họ không muốn bản thân lún quá sâu vào đó làm ảnh hưởng đến bước tiến của mình. Những người có EQ cao còn có khả năng tạo động lực. Họ thường động viên và khuyến khích bản thân chinh phục những thử thách. Họ không nản chí khi gặp những chuyện không như ý, và luôn cố gắng để tạo ra những thành công lớn hơn trong tương lai. Những người có EQ cao thường đạt thành tích cao. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những yếu tố sau đây có thể giúp một người đạt thành tích cao: Khát khao, chủ động, cố gắng và tự tin … Những yếu tố này đều là thuộc tính của người có EQ cao. Cuối cùng, những người có EQ cao có tinh thần trách nhiệm cao. Họ sẵn sàng chịu trách nhiệm chứ không đổ lỗi cho người khác. Dám đương đầu với khó khăn thử thách là điều thường thấy ở những người có EQ cao.
Nếu làm chủ được cảm xúc, bạn có thể làm chủ được suy nghĩ của mình.
+ Thái độ của bạn. Thái độ rất quan trọng trong việc làm chủ suy nghĩ của bạn nói riêng và làm chủ số phận của bạn nói chung. Muốn làm chủ được suy nghĩ của mình, bạn phải biết “cân bằng” thái độ khi suy nghĩ. Mong muốn quá, lo lắng quá, tự ti quá … đều không tốt cho quá trình làm chủ suy nghĩ của con người.
Nếu chú ý quan sát và nhận xét, bạn sẽ thấy mỗi người có số phận khác nhau. Có người may mắn có điều này, có người bất hạnh gặp điều kia … Đừng bao giờ mong mình sẽ có cuộc sống giống anh A, chị B …, bởi điều đó là hoang tưởng. Bạn chỉ có thể chọn cách thay đổi thái độ, suy nghĩ, hành động … của mình để từ đó số phận của mình thay đổi theo mà thôi!
Chắc thỉnh thoảng bạn cũng nghe người ta nói những câu đại loại như thế này: “… chỉ cần bạn suy nghĩ tích cực thì mọi điều tốt đẹp sẽ đến với bạn, nếu như bạn cho rằng bạn là người đen đủi thì thật khó để có được vận may, bởi vì dù cho có là chuyện tốt thì cũng bị biến thành chuyện xấu. Cho nên, cho rằng mình là người hạnh phúc thì mỗi ngày đối với bạn đều là ngày vui, cho rằng mình là người may mắn thì cuộc sống của bạn sẽ tốt đẹp hơn …”. Thật ra, những lời nói này chỉ để huyễn hoặc bạn. Chúng không hề có tác dụng lớn như thế. Mục đích của việc thay đổi thái độ là để thay đổi tâm thế, từ đó giúp cho suy nghĩ rồi đến hành động hợp lí hơn, và điều này ảnh hưởng tới số phận của bạn. Ví dụ, khi vướng vào hoàn cảnh khó khăn, điều đầu tiên bạn nên làm là thay đổi thái độ của mình. Khi thái độ của bạn trở nên tốt hơn trước nghịch cảnh => tâm thế của bạn sẽ vững vàng hơn => suy nghĩ của bạn sẽ sáng suốt hơn => hành động của bạn sẽ chuẩn xác hơn, từ đó giúp bạn thoát ra khỏi rắc rối. Không phải may mắn, tốt đẹp … tự dưng tìm đến với bạn, mà bạn phải chủ động nắm bắt lấy chúng. Khi đó, bạn mới thật sự “làm chủ số phận” của mình.
Sáng nay, khi định dắt chiếc xe máy ra khỏi nhà, tôi cảm thấy chiếc xe nặng trịch, dừng lại kiểm tra vài giây mới biết chiếc xe bị thủng bánh. Thay vì than thân trách phận, mặt mày cau có …, tôi vui vẻ cất chiếc xe vào nhà, lấy chiếc xe khác đi rồi chiều mang chiếc xe bị thủng bánh đi vá.
Gặp sự cố trong cuộc sống là chuyện thường tình, nếu không biết cách cư xử bạn sẽ không thể có cuộc sống khá hơn. Nếu biết rằng trên đời này còn có người bất hạnh gấp mấy lần mình, bạn sẽ có thái độ hoàn toàn khác. Chính vì vậy mà nhiều người hay nói: Muốn thay đổi được số phận của mình phải bắt đầu từ việc thay đổi thái độ. Người có tính tình nông nổi không thể thành đạt ở đời!
Thái độ tác động trực tiếp đến ý chí, từ đó điều khiển hành vi/hành động của bạn. Nếu bạn luôn có thái độ lạc quan, tích cực trong cuộc sống, bạn sẽ tìm ra cách để đạt được ước muốn của mình.
+ Sức khỏe của bạn. Sức khỏe ảnh hưởng rất lớn đến việc làm chủ suy nghĩ của mỗi người. Nếu sức khỏe của bạn không tốt, bạn sẽ không thể làm chủ suy nghĩ của mình cũng như hành động thiếu chuẩn xác. Do đó, phải chú ý đến ăn uống, ngủ nghỉ, luyện tập … để duy trì một cơ thể khỏe mạnh.
Về việc ăn: Ở phần trên của cuốn sách, tôi có chỉ ăn uống thế nào để có sức khỏe tốt. Ở đây tôi không nhắc lại mà chỉ muốn nói thêm chút ít. Tôi luôn cố gắng ăn uống điều độ, đủ chất (chứ không dư, thậm chí đôi khi còn thiếu). Do ý thức được rau, củ, quả rất có lợi cho sức khỏe, nên tôi thường ăn rau, củ, quả nhiều hơn thịt, cá. Nhờ duy trì lối sống khoa học (trong đó có ăn uống), giản dị (không ghiền bất cứ cái gì), tôi thấy cuộc sống của mình ít gánh nặng hơn.
Về việc ngủ: Ngủ bao nhiêu tiếng một ngày phụ thuộc vào hoàn cảnh, điều kiện … của mỗi người. Có thể bạn không có nhiều thời gian để ngủ, nhưng nhất định khi ngủ phải tập ngủ thật sâu. Chỉ cần ngủ sâu 4 tiếng/ngày là tôi có đủ sức khỏe, minh mẫn … làm mọi việc. Ngoài ra, hãy tập ngủ những giấc ngủ ngắn sâu (khoảng nửa tiếng đến một tiếng) ở bất cứ đâu, trong hoàn cảnh nào, để khi mệt mỏi, căng thẳng lập tức chợp mắt. Khi mệt mỏi, căng thẳng, ngủ giống như “vị thuốc tiên” giúp cơ thể hồi phục rất nhanh chóng. Ngoài ra, ngủ đủ và sâu còn giúp cho đầu óc của bạn sáng suốt hơn.
Về việc tập: Một ngày tôi dành ra 1 – 2 tiếng để tập luyện thể dục, thể thao. Thói quen này được tôi duy trì từ khi còn là cậu bé cấp 2 và có lẽ đến cuối cuộc đời. Còn cựa quậy được là tôi còn tập luyện. Tôi không thể bỏ tập luyện được. Tôi cảm thấy việc này giống như mình được uống “thuốc tiên” mỗi ngày. Tập luyện không những cho tôi cơ thể khỏe mạnh mà còn giúp đầu óc, phản xạ của tôi cực kì minh mẫn, nhạy bén. Tôi cho rằng điều này ít nhiều ảnh hưởng đến số phận của mình.