TÌM HIỂU VỀ SUY NGHĨ SÂU SẮC

TÌM HIỂU VỀ SUY NGHĨ SÂU SẮC

TÌM HIỂU VỀ SUY NGHĨ SÂU SẮC

23:32 - 26/08/2020

Trong cuộc sống ta thấy có một số người, lời nói của họ thường mang nhiều ý nghĩa, hợp lý và có tính thuyết phục cao. Khi làm một việc gì dù gặp khó khăn họ vẫn làm đến nơi đến chốn và thường gặt hái kết quả tốt. Người như vậy ta gọi là người sâu sắc.

GIÀU CÓ HẠNH PHÚC?
TỪ ƯỚC MƠ ĐẾN HIỆN THỰC
10 thói quen không sửa ngay đời bạn sẽ xuống dốc
Năm 2018, bạn trẻ hãy thay đổi thói qua loa
TIẾN TỪNG BƯỚC VỮNG CHẮC
Tìm hiểu về suy nghĩ sâu sắc

Thường thường ta cần có suy nghĩ sâu sắc khi muốn tìm hiểu, khi cần phải lên tiếng, khi cần phải làm một sự việc quan trọng hay phức tạp nào đó.

Suy nghĩ sâu sắc không có nghĩa là lúc nào cũng suy nghĩ, mà là suy nghĩ có mục đích, không bị ảnh hưởng bởi cảm xúc và có phương pháp. Có phương pháp nghĩa là chịu thu thập, chịu dựa vào nhiều nguồn thông tin liên quan đến sự việc (cả trực tiếp lẫn gián tiếp) để phân tích, ngẫm nghĩ trước khi đưa ra ý kiến, trước khi bắt tay vào việc.

Trong cuộc sống ta thấy có một số người, lời nói của họ thường mang nhiều ý nghĩa, hợp lý và có tính thuyết phục cao. Khi làm một việc gì dù gặp khó khăn họ vẫn làm đến nơi đến chốn và thường gặt hái kết quả tốt. Người như vậy ta gọi là người sâu sắc.

Người có suy nghĩ sâu sắc thường tự biết cái gì nên nói, nên làm, và cái gì không nên. Khi làm một việc gì họ chịu khó phân tích, mổ xẻ mọi khía cạnh cả ưu lẫn khuyết hầu tìm ra cách giải quyết hữu hiệu nhất, đồng thời vạch ra chương trình hành động một cách rõ ràng, cụ thể và hợp lý. Có thể nói, người có suy nghĩ sâu sắc thường tự tin, có bản lĩnh và có khả năng xử lý, đối phó tốt với với mọi vấn đề trong mọi tình huống.

Ngược lại, người ít chịu suy nghĩ và không biết cách suy nghĩ thường lặp lại sai lầm cũ, dễ nổi nóng, hay phát ngôn bừa bãi, làm nhiều việc vô ý thức, dễ mất lòng người khác. Họ có thể đảm nhận tốt những công việc quen thuộc hay công việc giống nhau mỗi ngày. Tuy nhiên nếu được giao việc phức tạp thì họ không có khả năng hoàn thành tốt vì đầu óc ít nhạy bén, thiếu kiên nhẫn và họ không thể tự nghĩ ra cách làm việc có phương pháp. Có thể nói, người ít suy nghĩ thường dựa vào môi trường quen thuộc và họ thường yếu kém khả năng làm việc độc lập.

Người có suy nghĩ sâu sắc thường có ít tật xấu (có thể vì họ kiềm chế, che đậy giỏi). Trong khi đó, người ít suy nghĩ thì cẩu thả với những việc làm thiếu văn hoá của mình vì họ không ý thức được việc gì đúng việc gì sai. Họ không hiểu được tầm quan trọng của việc cần phải có ý thức. Họ thường không tự nhận ra các thói xấu của mình, trong khi ưa chỉ trích những thói xấu tương tự nơi người khác.

Theo tôi, người có suy nghĩ sâu sắc có vài khác biệt so với người thông minh. Thông minh là một tư chất tốt do được sinh ra như vậy. Người thông minh tiếp thu và sử dụng kiến thức tốt. Người thông minh cũng thấy được nhiều khía cạnh của vấn đề và lời nói của họ cũng thường có chiều sâu. Khác biệt đáng nói giữa hai loại người này là: người thông minh thường chủ quan, trong khi người sâu sắc chịu suy nghĩ, cẩn thận, kiên nhẫn trong cách đối đáp và trong công việc.

Người thông minh có thể làm xong việc nhanh, nhưng hay gặp những khó khăn bất ngờ. Trong khi công việc của người suy nghĩ sâu sắc thường suôn sẻ. Người thông minh có thể bỏ cuộc vì chán nản, vì gặp khó khăn hay vì kết quả tạm thời không như ý. Còn người sâu sắc thường làm đến cùng vì họ đã có tiên đoán, đã có tính toán kỹ lưỡng mọi sự trước khi bắt tay vào cuộc. Vậy, suy nghĩ sâu sắc là một cách giúp ta đạt được mục đích. Nó bù đắp, hỗ trợ cho sự thông minh nhằm giúp ta dễ thành công hơn trong công việc.

Trái ngược với sự sâu sắc là sự nông cạn. Tôi không nghĩ là có người nào nông cạn vì ai cũng có một bộ não nên ai cũng có thể suy nghĩ thật thấu đáo nếu chịu tập. Tuy nhiên, có nhiều người vì lười suy nghĩ nên chỉ thấy cái lợi nhỏ trước mắt. Đôi khi họ nói hay làm những việc chỉ có tính thỏa mãn tạm thời chứ không thấy, không lường được cái hại sẽ xảy ra sau đó. Họ dễ bực bội, dễ nản chí, dễ bỏ cuộc nửa chừng. Họ vẫn còn thói quen thích nghe, thích tin những tin đồn nhảm, những điều tán dốc, những sự việc được nghe từ người này qua người khác. Nói chung, suy nghĩ nông cạn chỉ có hại.

Có một số người tự cho là họ suy nghĩ rất nhiều, nhưng họ không làm xong việc tốt hay họ không thể nói được lời nói thuyết phục. Có thể bởi vì suy nghĩ nhiều nhưng chưa được khách quan, chưa đúng cách – ví dụ: họ quá chú tâm đến quyền lợi cá nhân, họ chỉ chọn ra vài ba sự việc liên quan đến vấn đề để xem xét trước khi có quyết định nên họ bỏ sót nhiều nguồn thông tin có giá trị.

Một trong những yếu tố giúp cho ta có suy nghĩ sâu sắc là đọc sách. Đọc sách giúp ta nâng cao kiến thức, có được những hiểu biết có căn bản và có kinh nghiệm lý luận, kinh nghiệm suy nghĩ, kinh nghiệm cảm nhận sự việc một cách khách quan. Chính những yếu tố vừa nêu giúp ta tự tin và có lập trường vững chắc. Đây cũng là những điều kiện cần thiết cho một bộ óc có khả năng nhìn xa thấy rộng. Một yếu tố khác cũng không kém phần quan trọng: phải tìm hiểu tường tận bằng cách tìm tòi trong sách, trên mạng và hãy tập đưa ra câu hỏi/ thắc mắc khi nào có thể.

Tóm lại, hằng ngày ta vẫn suy nghĩ đủ chuyện nhưng có những lúc ta cần phải có những suy nghĩ sâu sắc để bảo đảm việc làm hay lời nói của ta có chất lượng và có giá trị. Sâu sắc rất hữu ích cho người bạn thân, cho người đồng nghiệp, cho người con trong gia đình, cho người chồng và vợ, cho người chỉ huy…. và hữu ích cho tất cả mọi người. Nó còn có thể nâng cao ý nghĩa cuộc đời, niềm hạnh phúc và sự thành công cho ta. Thật vậy ai cũng có thể Suy Nghĩ Sâu Sắc và ai cũng nên tập Suy Nghĩ Sâu Sắc.

* Nguồn: Paulle (songtra.wordpress.com)
Bài liên quan:
1) Rèn luyện suy nghĩ sâu sắc
2) Làm sao để tư duy sâu sắc một vấn đề?
3) Người thành đạt học cách suy nghĩ

BÌNH LUẬN BẰNG MAIL

BÌNH LUẬN FACEBOOK