TÌM THẦY GIỎI MÀ HỌC
10:49 - 28/08/2020
Người khôn là người biết “khai thác” người khác để làm gia tăng nguồn sức mạnh của mình. Đáng lí ra phải trả giá bằng tiền bạc, xương máu … mới có kinh nghiệm, tri thức, nhưng nhờ thấy được cái hay của người khác nên sẽ hạn chế được nhiều rủi ro.
TỪ ƯỚC MƠ ĐẾN HIỆN THỰC
10 thói quen không sửa ngay đời bạn sẽ xuống dốc
Năm 2018, bạn trẻ hãy thay đổi thói qua loa
TIẾN TỪNG BƯỚC VỮNG CHẮC
Trong quá trình đi làm giàu bạn đừng bao giờ cho rằng mình có thể mò mẫm làm được tất cả, hãy tìm thầy giỏi mà học!
Thầy đây được hiểu là người giỏi hơn mình về lĩnh vực mà mình muốn theo đuổi, cũng có thể được hiểu là sách báo, internet … Mỗi người thầy đều có ưu và khuyết điểm, chỉ nên học những cái hay của họ còn những cái dở thì để sang một bên (nhưng cũng đừng chê bai thái quá).
Người khôn là người biết “khai thác” người khác để làm gia tăng nguồn sức mạnh của mình. Đáng lí ra phải trả giá bằng tiền bạc, xương máu … mới có kinh nghiệm, tri thức, nhưng nhờ thấy được cái hay của người khác nên sẽ hạn chế được nhiều rủi ro.
Có nhiều cách để nắm bắt tốt kiến thức mà người khác truyền đạt cho mình. Một trong những cách hay nhất đó là hỏi. Hỏi tất cả những gì bạn chưa biết. Tuy nhiên, việc đặt câu hỏi để người khác trả lời đôi khi là một nghệ thuật không phải ai cũng biết (vấn đề này nói lúc khác vậy). Tôi thấy nhiều bạn rất thụ động, bỏ công, bỏ của ra mà không biết cách học sao cho đạt kết quả tốt nhất. Tôi thấy mấy bạn đó thật đáng trách.
Có một hôm tôi tình cờ đi ngang qua một lớp dạy toán trí tuệ. Thấy trong lớp các em nhỏ đang xòe tay ra tính những phép tính cộng trừ thầy cho trên bảng, dừng lại quan sát vài giây trong đầu tôi chợt đặt ra câu hỏi: Tại sao các em lại dùng tay mới tính được các phép tính ấy? Và câu trả lời có liền sau đó: Như các bạn biết tất cả các số trong dãy số tự nhiên đều hình thành từ 10 con số (từ số 0 – 9). Khi cho một phép tính ở hàng đơn vị đến hàng chục các em sẽ dễ dàng thực hiện được khi chia hàng chục ra hàng chục, hàng đơn vị ra hàng đơn vị để tính bằng tay. Ví dụ: 23 – 45 + 67 – 12 = ? Ta sẽ lấy hàng chục là: 2 – 4 + 6 – 1 = 3; và lấy hàng đơn vị là: 3 – 5 + 7 – 2 = 3. Đáp số sẽ là 33. Nhưng khi cho phép tính ở hàng trăm trở lên thì các em rối. Thật sự đây là một cách học máy móc. Phương pháp này chỉ tạo ra những “cỗ máy” không hơn không kém.
Bạn phải hiểu: Khi một ai truyền đạt cho ta một vấn đề sẽ bao gồm lí do mà họ đề ra phương pháp đó. Phải hiểu được lí do nếu bạn muốn mình trở thành người giỏi, bởi trong cuộc sống bạn không thể áp dụng một cách máy móc những gì đã học để tạo ra của cải, hạnh phúc. Kiến thức học được chỉ “đầy đầu” chứ chưa biến thành “tài sản” của riêng bạn. Muốn nó biến thành “tài sản” của mình thì phải khổ luyện. Dù là người dở thì khổ luyện hoài cũng thành người tài. Trăm hay (nói cái miệng) không bằng tay quen (làm bằng tay) là vậy! “Khắc khổ để tiến bộ!”. Chỉ có khắc phục được khó khăn gian khổ trong quá trình phấn đấu thì bạn mới tiến bộ, mới trở thành người kiệt xuất mà thôi!
Hầu hết những lĩnh vực bạn chọn đi đều có người đi trước dẫn đường. Hãy tìm về những nơi có nhiều người giỏi về lĩnh vực muốn theo đuổi mà học. Như trên đã nói, học là phải hiểu. Hiểu để biết đâu là đúng, đâu là sai. Từ đó mới có thể gạn lọc rồi kết tinh thành bí kíp cho riêng mình, phát huy được những giá trị truyền thống sẵn có … Đừng xây lâu đài trên cát mà hãy đặt nền móng trên những gì vững chắc, nhất định một ngày nào đó bạn sẽ gặt hái được thành công to lớn.
Trích: Cẩm nang khởi nghiệp - Chat Master (Anastar)