Ý TƯỞNG ẨM THỰC CHO BÉ (SNYT 16)

Ý TƯỞNG ẨM THỰC CHO BÉ (SNYT 16)

Ý TƯỞNG ẨM THỰC CHO BÉ (SNYT 16)

15:26 - 09/02/2018

Tại sao có quán ăn, nhà hàng … chuyên phục vụ ẩm thực cho người lớn mà không có quán ăn, nhà hàng … chuyên phục vụ ẩm thực cho trẻ em? Nếu bạn cho rằng mở chuỗi quán ăn chuyên phục vụ ẩm thực cho trẻ em là ý tưởng không tồi thì bạn chính là người phù hợp theo đuổi ý tưởng này.

Ý TƯỞNG KHU VUI CHƠI GIẢI TRÍ (SNYT 1)
Ý TƯỞNG ẨM THỰC KIỂU MỚI (SNYT 2)
Ý TƯỞNG DỊCH VỤ QUẢNG CÁO (SNYT 3)
Ý TƯỞNG THIẾT KẾ CẢNH QUAN (SNYT 4)
Ý TƯỞNG CHUỖI ẨM THỰC NHANH (SNYT 5)
Ý TƯỞNG ẨM THỰC CHO BÉ

VÀI NÉT SƠ LƯỢC VỀ Ý TƯỞNG

Tại sao có quán ăn, nhà hàng … chuyên phục vụ ẩm thực cho người lớn mà không có quán ăn, nhà hàng … chuyên phục vụ ẩm thực cho trẻ em? Nếu bạn cho rằng mở chuỗi quán ăn chuyên phục vụ ẩm thực cho trẻ em là ý tưởng không tồi thì bạn chính là người phù hợp theo đuổi ý tưởng này.

Chắc bạn đã biết đến mô hình cháo dinh dưỡng? Tôi tự hỏi: Trẻ em đâu có ăn mỗi cháo, tại sao người thực hiện mô hình này không đa dạng các mặt hàng ẩm thực phục vụ trẻ em hơn nữa? Ban đầu chuỗi cửa hàng cháo dinh dưỡng làm ăn có vẻ phát đạt, nhưng khi nhiều người cùng làm mô hình này thì “miếng bánh” thị trường bắt đầu bị phân chia, nếu không biết thay đổi cách thức kinh doanh chắc chắn một ngày không xa số phận mô hình cháo dinh dưỡng sẽ lụi tàn. Cũng giống như nước sá xị Chương Dương bây giờ đang chật vật tìm lại ánh hào quang? Cứ một loại sản phẩm kinh doanh hoài trong khi nhu cầu, tâm lí … khách hàng thay đổi bạn không “chết” mới lạ!

Cứ chiều cuối tuần nhiều gia đình chở con đi ăn. Họ đi loanh quanh không biết ăn gì mà con thì chỉ thích ăn gà rán nên họ đành ghé vào quán thức ăn nhanh của nước ngoài (gà rán là gà công nghiệp nuôi bằng thức ăn toàn là thuốc tăng trưởng mới chết). Mấy năm gần đây chuỗi thức ăn nhanh của nước ngoài mọc lên như nấm tại các thành phố lớn của Việt Nam. Trẻ em thì đâu biết gì, mà cũng chẳng có nơi nào khai sáng cho chúng, thế là chúng đành tìm đến những nơi này. Thói quen uống nước ngọt, ăn thức ăn nhanh đã gây ra nhiều hệ lụy. Cuối cùng, trẻ em Việt Nam bị ảnh hưởng nặng nề về thể chất và tinh thần. Nếu không tin bạn có thể vào những bệnh viện nhi để kiểm chứng. Béo phì, dậy thì sớm … đang là những căn bệnh trầm trọng mà xã hội gây ra cho trẻ em. Tại sao ẩm thực Việt Nam dành cho trẻ em phong phú, bổ dưỡng … như thế mà lại không có chỗ đứng trên thương trường? Tại sao lại không có người đứng lên làm cuộc cách mạng thay đổi thói quen xấu ở trẻ em? Nếu có một ước mơ tôi sẽ ước mơ rằng ý tưởng này sớm thành hiện thực để trẻ em Việt Nam có được những bữa ăn ngon và vui!

Ý tưởng của tôi như sau: Chúng ta sẽ mở chuỗi quán ăn chuyên phục vụ cho đối tượng khách hàng trẻ em (từ 15 tuổi trở xuống). Quán sẽ có những thiết kế, bài trí phù hợp. Những món ăn ở đây sẽ được chế biến cẩn thận, trưng bày đẹp mắt và vô cùng phong phú. Nhân viên của quán sẽ hóa trang thành những nhân vật hoạt hình để phục vụ khách hàng. Để kích thích các bé ăn ngon miệng, chúng ta còn biên tập những chương trình cho các bé vừa xem hoặc vừa chơi vừa ăn. Nói chung, đến đây trẻ em sẽ được ăn uống trong khung cảnh tuyệt vời, thoải mái …

Để mô hình phát triển chúng ta sẽ phát triển nhiều kênh bán hàng như mở chuỗi quán ăn, mở chuỗi điểm bán, mở nhiều trang web …; phát triển nhiều dịch vụ như tổ chức sinh nhật cho trẻ em, tặng quà là các món ăn ngon cho trẻ em nhân dịp sinh nhật (có thể tại điểm bán hoặc tại nhà) … Bên cạnh đó, giá cả bán cho trẻ em là điều rất quan trọng. Món ăn chất lượng, đẹp mắt … nhưng giá phải mềm để trẻ có thể ăn được nhiều món. Hãy làm cho trẻ em trở thành khách hàng thân thiết của mô hình kinh doanh này.

Theo Viện Dinh Dưỡng Việt Nam, ăn uống thiếu thốn còn làm cho cơ thể thiếu hụt những tố chất cần thiết như iốt hay vitamin A … Rất nhiều trẻ từ lúc lọt lòng mẹ không có vấn đề về sức khỏe, nhưng rồi do không được ăn uống đầy đủ nên thiếu iôdin dẫn đến chứng bướu cổ, hoặc thiếu vitamin A dẫn đến tình trạng mắt kém, có khi bị mù loà … Hiện nay kiến thức về ăn uống chưa được nhiều người biết đầy đủ, thông qua hoạt động kinh doanh của mình chúng ta sẽ phổ cập đầy đủ những kiến thức về dinh dưỡng, sức khỏe để mọi người ý thức hơn về những vấn đề này. Chúng ta có thể mở những lớp dạy nấu ăn, xuất bản những cuốn sách về dinh dưỡng, sức khỏe, sản xuất những video clip, tổ chức các cuộc thi/trò chơi … Ngoài ra, nếu có điều kiện chúng ta sẽ kêu gọi và tổ chức các chương trình từ thiện giúp đỡ những trẻ em nghèo. Một khi bạn xem kinh doanh là lẽ sống bạn sẽ thấy cuộc đời đầy ý nghĩa!

NHỮNG LƯU Ý TRƯỚC KHI THỰC HIỆN

+ Để thành công bạn cần chuẩn bị kĩ càng trước khi khởi nghiệp. Một trong những công việc bạn cần đầu tư kĩ lưỡng, bài bản là bản kế hoạch kinh doanh. Không có kế hoạch trước khi làm bất cứ điều gì bạn cũng khó thu lại kết quả cao. Khi bắt tay vào hoàn thiện bản kế hoạch kinh doanh của mình, bạn cần phải:

  • Liệt kê cụ thể những đối thủ cạnh tranh ở nơi bạn kinh doanh. Đó là những đối tượng cụ thể nào? Lập bảng so sánh điểm mạnh, điểm yếu của họ so với mô hình kinh doanh của bạn, để từ đó hoạch định ra sách lược đánh bại họ.
  • Liệt kê cụ thể những nhà cung cấp và những thông tin liên quan đến họ (ở đâu, cung cấp gì, kĩ thuật sản xuất ra sao, tiêu chuẩn chất lượng thế nào …?).
  • Lên danh sách tuyển dụng những người phù hợp.
  • Lên danh sách những nguồn lực tài chính. Chúng hiện có bao nhiêu? Và cách để huy động chúng? …
  • Lên danh sách những nguồn lực. Chúng là gì? Có bao nhiêu? Hiện trạng thế nào? …
  • Bạn cần soạn ra chính sách, lập ra sơ đồ quản lí nhân viên.
  • Bạn cần soạn ra chính sách đãi ngộ nhân viên. Lương? Ngoài giờ? Phụ cấp? Thưởng? Hỗ trợ? Phải thật cụ thể.
  • Bạn cần soạn ra những qui định làm việc: Giờ giấc? Đồng phục? Trang thiết bị? Thậm chí soạn cả những qui định chi tiết trong từng công việc cụ thể.

+ Chú trọng xây dựng thương hiệu ngay từ đầu. Xây dựng thương hiệu ở đây phải hiểu là xây dựng hình ảnh tổ chức từ những điều nhỏ nhất. Xây dựng thương hiệu phải gắn liền với xây dựng văn hóa tổ chức. Khi xây dựng thương hiệu, bạn phải làm cho khách hàng nhận ra bạn là ai, thế mạnh của bạn là gì (bạn đem lại lợi ích gì cho khách hàng mà những đối thủ khác không bằng bạn). Nói chung, bạn phải làm nổi bật thương hiệu của bạn trong tâm trí khách hàng ở những “điểm nhấn” do chính bạn tạo ra. Bạn nên định vị thương hiệu dựa vào những gợi ý dưới đây:

  • Sản phẩm/dịch vụ của bạn đem đến cho khách hàng lợi ích gì?
  • Bạn phục vụ khách hàng như thế nào?
  • Khách hàng cảm nhận được điều gì khi đến với bạn?

+ Để giảm chi phí, tôi khuyến khích bạn phát huy thế mạnh từ những gì mình có, tìm những giải pháp tiết kiệm mọi thứ ngay từ đầu.

+ Chú ý kết nối với nhiều cá nhân, tổ chức để lấy đơn hàng. Bạn cũng nên dành nhiều ưu đãi cho khách hàng sử dụng sản phẩm/dịch vụ của bạn nhiều lần.

+ Theo thời gian các yếu tố như nhu cầu, tâm lí … của khách hàng thay đổi, bạn cần biết thay đổi cho phù hợp. Luôn luôn nghiên cứu phát triển thì sự nghiệp của bạn mới trường tồn.

+ Phải hiểu rõ nguồn lực của mình, đặt ra mục tiêu rõ ràng mà mình có thể đạt được, sau đó phân bổ nguồn lực của mình vào từng công việc cụ thể một cách hợp lí.

+ Tạo những nền tảng vững chắc ngay từ đầu để tổ chức phát triển lâu dài. Ví dụ:

  • Tìm kiếm, tạo ra nguồn nhân lực tốt nhất.
  • Tìm kiếm, tạo ra nguồn nguyên vật liệu, cơ sở vật chất … tốt nhất phục vụ mô hình kinh doanh. Đầu tư vào các mô hình phục vụ trực tiếp và hỗ trợ gián tiếp mô hình kinh doanh này. Ngoài ra còn tăng cường đầu tư ngoài ngành để tài chính vững chắc.
  • Tìm kiếm, nghiên cứu, đầu tư vào nhân tài, công nghệ, sản phẩm, dịch vụ để luôn là người dẫn đầu trong lĩnh vực kinh doanh của mình.

+ Đặt ra chỉ tiêu, lập ra kế hoạch, đưa ra phương pháp, hoạch định chiến lược, chuẩn bị nguồn lực, đầu tư kĩ càng … trước khi tấn công thị trường. Chú trọng tìm kiếm, bồi dưỡng, đãi ngộ … đội ngũ bán hàng để tổ chức ngày càng phát triển.

+ Đẩy mạnh quảng bá hình ảnh của tổ chức. Phải coi trọng hoạt động quảng bá và phải quảng bá tích cực, thường xuyên. Bên cạnh đó, bạn còn phải liên tục áp dụng các chương trình khuyến mãi. Làm sao để tổ chức của bạn có thể phục vụ được nhiều người là bạn thành công.

+ Trong buổi đầu khởi nghiệp bạn chú ý áp dụng 3 chính sách sau:

  • Tập trung phục vụ tốt khách hàng ở nơi kinh doanh.
  • Ưu tiên phát triển những sản phẩm/dịch vụ có thể phục vụ tốt nhu cầu nhiều đối tượng, sau đó mới phát triển những sản phẩm/dịch vụ chuyên biệt.
  • Phát triển đội ngũ bán hàng trực tiếp tấn công thị trường.

+ Để có thể trả lời được câu hỏi “Ngân sách marketing bao nhiêu?”, bạn cần phải liệt kê chi tiết mọi thứ, sau đó phân tích kĩ lưỡng trước khi quyết định. Trách nhiệm này thuộc về người đứng đầu doanh nghiệp.

Chủ doanh nghiệp giỏi sẽ trả lời được những câu hỏi:

  • Cần chi ở đâu? Hãy xác định những “điểm chi” hiệu quả và chỉ chi cho những “điểm chi” đó! Thậm chí tìm ra cách để không phải chi.
  • Chi bao nhiêu?
  • Chi như thế nào (lập kế hoạch chi)?

+ Dựa vào sách lược marketing đưa ra, bạn bắt đầu lên kế hoạch marketing cụ thể. Đầu tiên doanh nghiệp làm gì, sau đó làm gì nữa, chi phí cho những công việc ấy bao nhiêu …?

Marketing về cái gì? Ở đâu? Ra sao? Ba nguyên tắc cơ bản cần nắm trước khi lập một kế hoạch marketing là: Segment (phân loại khách hàng); Target (chọn khách hàng mục tiêu); Position (định vị thương hiệu của bạn trong tâm trí khách hàng). Khách hàng phải là điểm xuất phát đồng thời là điểm cuối cùng của mọi hoạt động marketing.

Nên lập kế hoạch marketing dựa theo 4P (Product (sản phẩm), Price (giá cả), Place (địa điểm), Promotion (xúc tiến)). Sản phẩm/dịch vụ là cái bạn định đem bán. Nó có chất lượng, hình thức, dịch vụ kèm theo … như thế nào? Giá cả là số tiền bạn mong muốn khách hàng trả khi mua sản phẩm/dịch vụ của bạn. Để định giá sản phẩm/dịch vụ bạn phải nắm được nhiều vấn đề, trong đó có 3 vấn đề cơ bản là chi phí bạn phải bỏ ra, mức giá khách hàng chấp nhận, giá bán của các đối thủ. Giá bán sản phẩm/dịch vụ của bạn có cạnh tranh nổi với giá bán sản phẩm/dịch vụ của các đối thủ? Tại sao họ bán giá rẻ hay đắt hơn bạn? Địa điểm là nơi diễn ra hoạt động kinh doanh. Liệu địa điểm diễn ra hoạt động kinh doanh có đem lại hiệu quả kinh doanh như mong đợi? Nếu khách hàng ở xa thì bạn có phục vụ họ hay không? Xúc tiến là hoạt động lôi kéo khách hàng mua hàng của bạn. Bạn có những hoạt động xúc tiến nào để lôi kéo khách hàng?

+ Bạn hãy lên kế hoạch bán hàng dựa vào những câu hỏi dưới đây:

  • Mục tiêu của bạn là gì?
  • Bạn sẽ triển khai bao nhiêu kênh bán hàng, web … bán hàng?
  • Những kênh bán hàng, web … bán hàng đó được triển khai cụ thể ra sao?
  • Trong thời gian bao lâu (đưa ra các mốc thời gian cụ thể cho từng công việc cụ thể)?
  • Chi phí để triển khai các công việc cụ thể?
  • Những hoạt động hỗ trợ bán hàng?
  • Cách thức phòng ngừa rủi ro?

+ Một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến cho những người khởi nghiệp thất bại là không quản lí tài chính chặt chẽ. Muốn quản lí tài chính chặt chẽ bạn phải tuân thủ các nguyên tắc sau:

  • Trước khi chi tiêu bạn phải lập ra kế hoạch chi tiêu. Trong kế hoạch chi tiêu bạn phải trả lời được các câu hỏi: Chi tiêu vào cái gì? Tại sao lại chi tiêu vào cái đó? Có cách nào để không chi tiêu vào cái đó mà vẫn đạt được mục tiêu hay không? Nếu phải chi tiêu vào cái đó thì cách thức chi tiêu nào là tối ưu? Làm sao chi tiêu không gặp rủi ro, thu hồi được vốn và sinh lợi? Chi lúc nào? Chi bao nhiêu?
  • Khi đồng tiền chạy đến tay bạn phải lập ra kế hoạch quản lí đồng tiền sao cho không thất thoát. Trong kế hoạch quản lí đồng tiền bạn phải trả lời được các câu hỏi: Tại sao phải quản lí đồng tiền? Quản lí đồng tiền như thế nào, bằng phương pháp nào? Làm sao để quản lí đồng tiền không gặp rủi ro?

Cuối cùng, bạn phải có kế hoạch tái đầu tư đồng tiền sao cho hiệu quả. Bạn phải lập ra kế hoạch đầu tư đồng tiền. Trong kế hoạch đầu tư đồng tiền bạn phải trả lời được các câu hỏi: Đầu tư vào cái gì? Tại sao lại đầu tư vào cái đó (nếu đầu tư vào cái đó mà không đem lại hiệu quả sẽ không đầu tư nữa)? Làm sao đầu tư không gặp rủi ro, thu hồi được vốn và sinh lợi tối ưu? Đầu tư lúc nào? Đầu tư bao nhiêu?

*Bạn nào quan tâm đến Ý tưởng này, vui lòng liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ email: contact@anastar.vn | anastar1512@gmail.com hoặc số điện thoại: 0928.53.80.89 | 0389.35.79.85 để biết thêm chi tiết! Hoặc cách khác, bạn cũng có thể gửi câu hỏi / yêu cầu cụ thể qua Bản đăng kí sau đây: http://bit.ly/TuVanKhoiNghiep

>> Tham khảo thêm cuốn sách Suối nguồn ý tưởng

Chúc các bạn những điều tốt đẹp nhất trong cuộc sống!

BÌNH LUẬN BẰNG MAIL

BÌNH LUẬN FACEBOOK