Ý TƯỞNG KINH DOANH NÔNG SẢN (SNYT37)

Ý TƯỞNG KINH DOANH NÔNG SẢN (SNYT37)

Ý TƯỞNG KINH DOANH NÔNG SẢN (SNYT37)

06:35 - 18/08/2018

Muốn biết mình thích hợp với hướng đi cụ thể nào, bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi, qua trao đổi với bạn, khảo sát thực tế, chúng tôi sẽ cho bạn lời khuyên nên theo đuổi hướng đi nào, thậm chí chúng tôi có thể thiết kế ý tưởng khởi nghiệp cho bạn.

Ý TƯỞNG KHU VUI CHƠI GIẢI TRÍ (SNYT 1)
Ý TƯỞNG ẨM THỰC KIỂU MỚI (SNYT 2)
Ý TƯỞNG DỊCH VỤ QUẢNG CÁO (SNYT 3)
Ý TƯỞNG THIẾT KẾ CẢNH QUAN (SNYT 4)
Ý TƯỞNG CHUỖI ẨM THỰC NHANH (SNYT 5)
Ý TƯỞNG KINH DOANH NÔNG SẢN

VÀI NÉT SƠ LƯỢC VỀ Ý TƯỞNG

Việt Nam là một nước nông nghiệp, theo đuổi hướng kinh doanh nông sản là lựa chọn hoàn toàn đúng đắn, vậy mà rất nhiều người lại thất bại hoặc chưa đạt đến thành công mĩ mãn. Tại sao? Có nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu do họ chưa biết quản lí chất lượng tận gốc, xây dựng thương hiệu từ đầu và thiết lập kênh bán hiệu quả … Muốn nông sản Việt Nam có chỗ đứng trên thị trường thì việc đầu tiên cần làm là cho ra đời những nông sản chất lượng, chứ không phải chạy theo số lượng. Các bên hữu quan phải hiểu được điều này thì nền nông nghiệp nước nhà mới khá hơn.

Sẽ vô cùng tuyệt vời nếu bạn có vốn đầu tư từ A – Z, nhưng nếu không có đủ bạn có thể chọn một con đường nhỏ trên con đường lớn này:

+ Trồng cây gì đó rồi thu hoạch bán ra thị trường dưới nhiều hình thức.

+ Đầu tư cho ai đó trồng cây gì đó rồi thu hoạch bán ra thị trường dưới nhiều hình thức.

+ Thu mua nông sản nào đó rồi chế biến hoặc không chế biến sau đó bán ra thị trường dưới nhiều hình thức.

+ Kinh doanh các sản phẩm/dịch vụ liên quan đến nông sản.

Việt Nam đang thừa nông sản bẩn, thiếu nông sản sạch. Chính vì vậy, làm sao để có nông sản sạch phục vụ người tiêu dùng là nhu cầu cấp thiết.

……………

Mới ngoài 20 tuổi nhưng Cao Văn Khánh cùng em trai là Cao Văn Duy đã là chủ sở hữu nông trại ứng dụng công nghệ cao, mỗi năm cho doanh thu cả tỉ đồng.

Đỗ đại học nhưng sẵn sàng từ bỏ để ở nhà làm nông nghiệp thoả mãn đam mê, hai anh em Cao Văn Khánh và Cao Văn Duy (Nguyễn Siêu, phường 7, Đà Lạt, Lâm Đồng) khiến nhiều người bất ngờ với quyết định của mình. Đến nay, quyết định này bước đầu đúng đắn.

Năm 2012, khi thi đậu vào đại học Ngân hàng (TP.HCM), ngày nhận giấy báo nhập học, gia đình ai cũng hân hoan, bạn bè chúc mừng, riêng Cao Văn Duy tỏ vẻ dửng dưng. Ngay tối hôm đó, anh thông báo với gia đình từ chối việc đi TP.HCM nhập học. Quyết định của chàng trai mới lớn khiến cả nhà sửng sốt. Dù đã được gia đình động viên nhưng Duy vẫn giữ nguyên ý chí, anh quyết định ở nhà để theo đuổi công việc làm nông. “Bây giờ nghĩ lại tôi thấy quyết định của mình ngày đó rất quyết đoán, có phần táo bạo vì hầu hết bạn bè cùng trang lứa không ai có sự lựa chọn kì lạ như tôi”, anh chia sẻ.

Sau một năm lặn lội ngoài vườn cùng bố mẹ làm nông, khi đã tích lũy được ít nhiều kinh nghiệm, lại được tham quan, tiếp cận nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp tiên tiến, Cao Văn Duy đề xuất với gia đình đưa cây trồng vào trong nhà kính, sản xuất theo phương pháp ứng dụng công nghệ cao để cho ra những nông phẩm sạch. Thấy Duy có trách nhiệm với công việc, chững chạc trong suy nghĩ, đau đáu làm giàu với nghề nông nên gia đình đã giao 1/3 diện tích trên tổng số 1 ha đất cùng nguồn vốn đầu tư cho Duy tự do lựa chọn mô hình sản xuất theo hướng đi của riêng mình.

Nghĩ là làm, anh lập tức cho làm nhà kính, lắp đặt hệ thống tưới tiêu đạt chuẩn để sản xuất nông nghiệp theo hướng ứng dụng công nghệ cao. Ngoài tự tìm hiểu những mô hình sản xuất hay, lạ trên mạng, Duy không ngại ngần tìm đến những trang trại có qui mô sản xuất lớn ở TP Đà Lạt để học hỏi kinh nghiệm, tiếp cận công nghệ sản xuất tiên tiến, giống cây trồng cho năng suất, chất lượng về áp dụng thí điểm trên diện tích của riêng mình.

Một số loại cà chua giống mới, cho chất lượng cao được Duy đem về trồng. Khi cà chua vừa xuống giống, anh liên hệ với nhiều vựa thu mua nông sản sạch trên địa bàn để chuẩn bị cho đầu ra của sản phẩm. Nhờ biết cách chăm sóc đúng kĩ thuật mà cà chua của Duy phát triển rất nhanh, đơm hoa, kết trái trĩu cảnh từ gốc đến ngọn. Sản phẩm làm ra có chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn VietGAP nên các cơ sở thu mua nông sản sạch kí hợp đồng thu mua dài hạn để nhập vào hệ thống các siêu thị, nhà hàng lớn.

Thấy mô hình làm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong nhà kính đem lại hiệu quả kinh tế gấp nhiều lần so với lối canh tác truyền thống, anh Duy bàn với bố mẹ mở rộng diện tích gieo trồng. Đến nay, gần 50% diện tích sản xuất nông nghiệp của gia đình đã được đưa vào nhà kính, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất, cho hiệu quả kinh tế cao gấp nhiều lần so với lối canh tác truyền thống.

Năm 2015, anh trai Cao Văn Duy là Cao Văn Khánh (24 tuổi) tốt nghiệp ngành Quản trị kinh doanh Đại học kinh tế TP.HCM cũng đã về nhà hợp sức với em trai làm nông. Dù còn trẻ tuổi và chưa lập gia đình nhưng cả hai anh em Khánh và Duy đều có chung một niềm đam mê làm giàu từ nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Cả hai cùng theo đuổi những mô hình sản xuất nông nghiệp mới lạ, sản phẩm đạt năng suất, chất lượng và cho hiệu quả kinh tế cao.

Trong hơn 4.000 m2 nhà kính, hai anh em Khánh, Duy trồng các loại cà chua, dưa leo baby. Được chăm sóc đúng kĩ thuật mỗi gốc cà chua cherry đỏ cho thu hoạch trung bình đạt tới 12 kg. Giá bán trung bình dao động từ 25.000 – 35.000 đồng/kg tùy vào thời vụ. Dưa leo baby của hai anh em Duy, Khánh trái cũng đầy gốc. Nhờ được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng với cách thức chăm sóc đặc biệt loại dưa này đã cho trái giòn, ngọt.

Anh Cao Văn Khánh cho biết, hiện nay người tiêu dùng đang hướng tới những sản phẩm có chất lượng cao, tốt cho sức khỏe nên tất cả những nông sản của gia đình anh đều không sử dụng các loại thuốc hóa học. Để hạn chế tối đa mầm bệnh xuất hiện trên cây trồng, trước khi xuống giống, người trồng phải xử lí đất thật kĩ để ngăn ngừa các loại bệnh có trong đất. Bên cạnh đó, khi chọn giống cũng phải lựa chọn các loại giống cây trồng có khả năng kháng được các loại bệnh thông thường. Người trồng cũng phải thường xuyên theo dõi, khi phát hiện những cây mắc bệnh phải lập tức cắt bỏ, gom đốt ngay để tránh lây lan. Cẩn thận hơn, kết thúc một ngày làm việc trên trang trại, hai anh em Duy, Khánh còn ghi nhật kí nhà vườn vào cuốn sổ để theo dõi sự phát triển của các loại cây trồng cũng như những dấu hiệu bất thường để có biện pháp phòng ngừa ngay từ đầu.

Hiện nay, tất cả các sản phẩm nông nghiệp của gia đình anh Cao Văn Duy sản xuất đều đạt chuẩn VietGAP, được xuất bán đi các thị trường Hà Nội, TP.HCM, Cần Thơ và Huế. Hai anh em 9X này cũng đang tiếp tục nâng cao chất lượng sản phẩm và xúc tiến mở rộng thị trường, đưa sản phẩm nông nghiệp của mình sang Singapore và một số nước trong khu vực.

Anh Cao Văn Khánh tiết lộ, hiện với 1 ha đất canh tác nông nghiệp theo hướng ứng dụng công nghệ cao, mỗi năm gia đình anh thu về không dưới 1 tỷ đồng.

Ông Nguyễn Văn Thắng, có kinh nghiệm làm nông trên 50 năm qua, nhà gần trạng trại của anh em Duy, Khánh tỏ ra khâm phục cách làm nông của hai chàng trai trẻ này. “Tôi là người làm nông nhiều kinh nghiệm nhất vùng này rồi mà khi tham quan mô hình của hai cháu làm thấy rất hay, rất khoa học, tôi phải khâm phục!”, ông Thắng nói.

………………..

Tốt nghiệp Đại học Luật, sau 2 năm làm cho Tổ chức “Nhịp cầu châu Á – Nhật Bản” (BAJ), Phạm Võ Văn Pháp cùng bạn là Võ Thái Long (H.Hoài Ân, Bình Định) chọn nông nghiệp sạch để khởi nghiệp.

Cuối năm 2016, ý tưởng “Chăn nuôi và trồng trọt tổng hợp sinh học chất lượng cao” của Pháp (28 tuổi) và Long (27 tuổi, cùng ở xã Ân Nghĩa) đã lọt vào vòng xét chọn 60 ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo chung kết quốc gia (trong tổng số hơn 300 đề tài cạnh tranh) tại chương trình “Tăng tốc khởi nghiệp iAngel”.

Trước thắc mắc về việc đột ngột chuyển hướng nghề nghiệp, từ một cử nhân luật đến làm nông, Pháp trả lời ngay: “Là vì người Nhật đã cuốn hút tôi”. Trong suốt 2 năm làm việc với người Nhật, chàng thanh niên này đã ngộ ra rất nhiều điều, đặc biệt là mê công nghệ trồng trọt, chăn nuôi theo phương thức hữu cơ tiên tiến của họ. Còn với Long, ám ảnh về những bữa chợ với thịt bẩn, rau bẩn tràn lan đã thôi thúc anh “phải làm điều gì đó, cho mình và cho cộng đồng”. Long vốn là nông dân thứ thiệt với kinh nghiệm chăn nuôi nhiều năm, còn Pháp lại có vốn kiến thức mới, sự am hiểu về luật, thị trường. Khi trao đổi vấn đề này, họ đã có sự kết nối chặt chẽ về ý tưởng, mục đích và tâm huyết với thực phẩm sạch.

Khi thuyết trình, dự án khởi nghiệp của Long và Pháp đã khiến khán phòng ồ lên thích thú. Đó là một mô hình chăn nuôi qui mô công nghiệp nhưng tuyệt đối nói không với thuốc kháng sinh và bất kì loại thức ăn công nghiệp nào. Chưa hết, 200 con heo lớn nhỏ, hơn 3.000 con gà, 20 con bò trong trang trại của đôi bạn này chỉ cần có một nhân công là Long chăm sóc, còn Pháp lo chạy vòng ngoài. “Mình đâu có làm gì nhiều đâu mà phải mướn người. Không phải tắm heo, không phải dọn phân hàng ngày. Nhưng đố bạn vào trang trại chúng tôi mà ngửi được mùi hôi thối. Sạch theo nghĩa đen, từ khâu thực phẩm đến chuồng trại và trên vật nuôi”, Long tự tin cho biết.

Sự lợi hại ấy nằm ở chế phẩm sinh học EM có nguồn gốc từ Nhật Bản. Trong chế phẩm này có khoảng 80 loài vi sinh vật kị khí và hiếu khí thuộc các nhóm: Vi khuẩn quang hợp, vi khuẩn lactic, nấm men, nấm mốc, xạ khuẩn. 80 loài vi sinh vật này được lựa chọn từ hơn 2.000 loài được sử dụng phổ biến trong công nghiệp thực phẩm và công nghệ lên men, giúp vật nuôi tăng sức đề kháng, hỗ trợ tiêu hóa và còn làm chất thải mất mùi, mùn hóa … Cả hai dùng chế phẩm EM để chế biến, ủ thức ăn cho vật nuôi và xịt lên phân định kì nhằm loại bỏ mùi hôi và các vấn đề ô nhiễm liên quan.

Để đảm bảo nguồn cung thực phẩm, dự án còn triển khai mô hình trồng rau, ngũ cốc sạch với diện tích 6 ha. Như vậy, đầu vào là thức ăn chăn nuôi không những chủ động mà còn đảm bảo sạch, không thuốc hay hóa chất trừ sâu, giá thành tính ra còn rẻ hơn phân nửa (7.000 đồng/kg) so với cám công nghiệp (từ 14.000 đồng/kg trở lên). Nhằm bổ sung đạm cho vật nuôi, Long và Pháp còn có một khu nuôi trùn quế để trộn vào thức ăn mỗi ngày. Chưa dừng lại ở đó, hai bạn trẻ còn mày mò, tìm hiểu và kết nối các phương thức chữa bệnh truyền thống và hiện đại bằng cây lá dược liệu cho vật nuôi như dùng tỏi, chanh, bồ kết, lá đinh lăng …

Ước mơ về một thị trường ngày càng nhiều thực phẩm sạch cứ thế thôi thúc hai bạn trẻ phải làm nhiều hơn, tốt hơn mỗi ngày. Pháp chia sẻ: “Trong dự án của chúng tôi, hàng phải có mã vạch để khi đến tay người tiêu dùng, họ chỉ cần vài cái click chuột sẽ biết được chính xác thịt con heo, con gà, con bò mà họ sắp, đang hoặc đã ăn đó được nhập chuồng ngày nào, nuôi bằng những loại thức ăn gì, được chăm sóc ra sao, ngày xuất chuồng … Điều quan trọng mà dự án chúng tôi chỉ ra nữa là giá cả của thực phẩm sạch thực chất không đắt hơn những thực phẩm thông thường được bán đại trà ngoài thị trường. Bằng tính toán và dựa trên tình hình chăn nuôi thực tế tại trang trại, chúng tôi chỉ ra giá thức ăn hữu cơ cho vật nuôi còn rẻ hơn nhiều cám công nghiệp. Chỉ có một điều, thay vì mới 3 – 4 tháng đã xuất chuồng thì ở đây chúng tôi nuôi đạt chất lượng phải 5 – 6 tháng. Chậm mà chắc và an toàn”.

Để mô hình bền vững và chia sẻ nhiều hơn với cộng đồng, dự án khởi nghiệp của Long và Pháp còn tính tới việc vận động người dân quanh vùng cùng chăn nuôi theo mô hình sạch này. Riêng với hai bạn trẻ này, giấc mơ lớn về tạo dựng qui trình chăn nuôi, gieo trồng sạch khép kín, cung cấp cho thị trường sản phẩm hữu cơ minh bạch về nguồn gốc … sẽ còn tiếp tục ở nhiều bước phát triển mới.

……………….

Hiện có khoảng 27.000 hộ nông dân có doanh thu trên 1 tỉ đồng/năm. Đáng chú ý, có những nông dân lãi tới 15 tỉ đồng/năm nhờ áp dụng công nghệ khoa học kĩ thuật cao vào các mô hình trồng trọt, chăn nuôi.

Chia sẻ tại Hội nghị đại biểu nông dân sản xuất kinh doanh giỏi toàn quốc lần thứ V vừa diễn ra tại Hà Nội, ông Nguyễn Lợi Đức ở xã Lương An Trà (Tri Tôn, An Giang) khoe: “Doanh thu gia đình hàng năm đạt trên 15 tỉ đồng. Riêng năm 2016, doanh thu đạt trên 25 tỉ đồng, sau khi trừ hết chi phí thì lợi nhuận đạt trên 15 tỉ đồng”.

Ông Đức kể, nhiu năm qua ông đã tích tụ được khoảng 120 ha đất để sản xuất theo hướng cơ giới hóa nông nghiệp. Ông sử dụng diện tích đất trên để sản xuất lúa giống cung cấp cho nông dân trong vùng, với sản lượng đạt 2.400 tấn/3 vụ. Thế nhưng, trong quá trình sản xuất lúa giống, ông thấy lượng phụ phẩm trong nông nghiệp như rơm, rạ … quá nhiu, nếu đem đốt hoặc bỏ đi thì phí, mà những thứ này đu có thể đem chế biến làm thức ăn cho bò. Nghĩ vậy, bắt đầu từ cuối năm 2013, ông mạnh dạn lập thành lập trang trại nuôi bò sinh sản áp dụng theo hướng công nghệ cao . Kết quả, hiện trang trại của ông có 510 con bò cái sinh sản và 120 con bò đực nuôi vỗ béo.

Không chỉ dừng lại ở trồng lúa, nuôi bò, hàng ngày ông vẫn chăm chỉ truy cập mạng Internet để tìm kiếm thông tin v kinh tế thị trường với mục đích tiếp tục mở rộng mô hình sản xuất nông nghiệp của gia đình.

“Sau khi tìm hiểu, tôi thấy những năm gần đây trái cây Việt xuất khẩu đi các nước với sản lượng ngày càng tăng, trong đó có trái chuối già cấy mô. Tôi nghĩ, với vùng đất quê hương còn nhiễm phèn mặn không thể trồng được cây có múi nên tôi đã chọn cây này để đột phá, chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi”, ông Đức nói. Ông tiếp tục thuê 71 ha đất để nuôi bò, trồng cỏ và trồng chuối.

Ông cũng chia sẻ, đây là mô hình khép kín bởi sau khi thu hoạch buồng chuối, thân cây chuối được tận dụng để chếbiến làm thức ăn cho bò; phân bò được thu gom để ủ thành phân hữu cơ bón cho chuối nhằm cải tạo đất, giúp giảm chi phí phân bón và quan trọng hơn là tạo ra sản phẩm hữu cơ cung cấp cho thị trường.

Tương tự, ông Nguyễn Hữu Trí ở xã Thọ Xuân (TP. Đà Lạt, Lâm Đồng) cũng tiết lộ, nhờ ứng dụng biện pháp kĩ thuật cao từ các khâu chăm bón, xây dựng hệ thống tưới tự động trong mô hình trồng hoa ly trên giá thể với qui mô 4 ha mà mỗi năm ông thu v 37,5 tỉ đồng. Tính ra, ông đút túi gần 14 tỉ đồng sau khi trừ hết chi phí. Hay như gia đình ông Ngô Văn Tiêu (Nam Yang, Đăk Hoa, Gia Lai) cũng thu lãi tới gần 2 tỉ đồng nhờ áp dụng mô hình công nghệ tưới nước tiết kiệm theo công nghệ Israel cho vườn tiêu 15.000 gốc.

Theo báo cáo của Hội nông dân Việt Nam, Phong trào nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bn vững giai đoạn 2012 – 2017 có sức lan tỏa trong nhiu lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, trở thành tâm điểm trong đời sống kinh tế, xã hội ở nông thôn, thu hút đông đảo các hộ nông dân tham gia. Theo đó, tổng số hộ nông dân đạt danh hiệu hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp hàng năm của giai đoạn 2012 – 2017 đạt 3,55 triệu hộ, chiếm 57,2% số hộ đăng kí. Tuy số hộ đạt danh hiệu hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi giảm 0,3% so với giai đoạn trước, nhưng chất lượng hộ sản xuất, kinh doanh giỏi được nâng lên và bn vững hơn. Cụ thể, có 2,2 triệu hộ có thu nhập từ 100 – 200 triệu đồng/hộ sau khi trừ hết các chi phí; có 775 ngàn hộ nông dân có thu nhập từ 200 – 300 triệu đồng/hộ; có 340 ngàn hộ đạt thu nhập từ 300 – 500 triệu đồng/hộ; có 165 ngàn hộ đạt thu nhập từ 500 – 1 tỉ đồng/hộ. Đáng chú ý, có tới 27.000 hộ dân đạt thu nhập trên 1 tỉ đồng/hộ, trong đó có những hộ thu nhập lên tới 15 tỉ đồng.

……………..

Ý tưởng làm giàu từ nông sản là ý tưởng khả thi, thiết thực, nếu như bạn có điều kiện thì hãy tìm cách khai thác nó triệt để để làm giàu cho bản thân, gia đình và xã hội. Với thời lượng hạn hẹp, chúng tôi chỉ có thể chia sẻ ý tưởng ở góc độ bao quát, nếu muốn biết hoàn cảnh, điều kiện của mình thích hợp với hướng đi cụ thể nào vui lòng liên hệ với chúng tôi. Việt Nam chắc chắn sẽ trở thành một nước giàu có từ nông nghiệp nếu chúng ta biết cách khai thác tiềm năng nông nghiệp nước nhà với tất cả đam mê, nghị lực và hiểu biết!

NHỮNG LƯU Ý TRƯỚC KHI THỰC HIỆN

+ Muốn biết mình thích hợp với hướng đi cụ thể nào, bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi, qua trao đổi với bạn, khảo sát thực tế, chúng tôi sẽ cho bạn lời khuyên nên theo đuổi hướng đi nào, thậm chí chúng tôi có thể thiết kế ý tưởng khởi nghiệp cho bạn.

+ Để thành công bạn cần chuẩn bị kĩ càng trước khi khởi nghiệp. Một trong những công việc bạn cần đầu tư kĩ lưỡng, bài bản là bản kế hoạch kinh doanh. Không có kế hoạch trước khi làm bất cứ điều gì bạn cũng khó thu lại kết quả cao. Khi bắt tay vào hoàn thiện bản kế hoạch kinh doanh của mình, bạn cần phải:

  • Liệt kê cụ thể những đối thủ cạnh tranh ở nơi bạn kinh doanh. Đó là những đối tượng cụ thể nào? Lập bảng so sánh điểm mạnh, điểm yếu của họ so với mô hình kinh doanh của bạn, để từ đó hoạch định ra sách lược đánh bại họ.
  • Liệt kê cụ thể những nhà cung cấp và những thông tin liên quan đến họ (ở đâu, cung cấp gì, kĩ thuật sản xuất ra sao, tiêu chuẩn chất lượng thế nào …?).
  • Lên danh sách tuyển dụng những người phù hợp.
  • Lên danh sách những nguồn lực. Chúng là gì? Có bao nhiêu? Hiện trạng thế nào? Và cách để huy động chúng? …

Trong thực tế, nhiều cửa hàng thực phẩm sạch được mở ra với số vốn khoảng 100 triệu đồng nhưng nhờ phương pháp vận hành tốt mà doanh thu ngày một tăng, bên cạnh đó cũng có cửa hàng được đầu tư tới cả tỉ đồng nhưng sau vài tháng thì đóng cửa. Việc trụ vững trên thị trường phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhưng quan trọng là quyết tâm, phương pháp của người chủ.

  • Bạn cần soạn ra chính sách, lập ra sơ đồ quản lí nhân viên.
  • Bạn cần soạn ra chính sách đãi ngộ nhân viên. Lương? Ngoài giờ? Phụ cấp? Thưởng? Hỗ trợ? Phải thật cụ thể.
  • Bạn cần soạn ra những qui định làm việc: Giờ giấc? Đồng phục? Trang thiết bị? Thậm chí soạn cả những qui định chi tiết trong từng công việc cụ thể.

+ Chú trọng xây dựng thương hiệu ngay từ đầu. Xây dựng thương hiệu ở đây phải hiểu là xây dựng hình ảnh tổ chức từ những điều nhỏ nhất. Xây dựng thương hiệu phải gắn liền với xây dựng văn hóa tổ chức. Khi xây dựng thương hiệu, bạn phải làm cho khách hàng nhận ra bạn là ai, thế mạnh của bạn là gì (bạn đem lại lợi ích gì cho khách hàng mà những đối thủ khác không bằng bạn). Nói chung, bạn phải làm nổi bật thương hiệu của bạn trong tâm trí khách hàng ở những “điểm nhấn” do chính bạn tạo ra. Bạn nên định vị thương hiệu dựa vào những gợi ý dưới đây:

  • Sản phẩm/dịch vụ của bạn đem đến cho khách hàng lợi ích gì?
  • Bạn phục vụ khách hàng như thế nào?
  • Khách hàng cảm nhận được điều gì khi đến với bạn?

Thương hiệu giúp khẳng định sứ mệnh, tầm nhìn và những gì mà bạn có thể mang lại cho xã hội thông qua mô hình kinh doanh. Nó cần tạo được sự khác biệt và ấn tượng trong cái tên, slogan, logo, nhận diện. Tên thương hiệu không nên quá dài hay khó nhớ, cũng không thể trùng lặp khiến khách hàng khó tìm. Bất kỳ ý tưởng nào cũng nên đưa ra để cùng thảo luận, góp ý. Ngoài ra, bạn cũng có thể thuê một đơn vị truyền thông để xây dựng hình ảnh chuyên nghiệp cho mô hình kinh doanh ngay từ đầu.

+ Để giảm chi phí, tôi khuyến khích bạn phát huy thế mạnh từ những gì mình có; tìm những giải pháp tiết kiệm mọi thứ ngay từ đầu.

+ Chú ý kết nối với nhiều cá nhân, tổ chức để lấy đơn hàng. Bạn cũng nên dành nhiều ưu đãi cho khách hàng sử dụng sản phẩm/dịch vụ của bạn nhiều lần.

+ Theo thời gian các yếu tố như nhu cầu, tâm lí … của khách hàng thay đổi, bạn cần biết thay đổi cho phù hợp. Luôn luôn nghiên cứu phát triển thì sự nghiệp của bạn mới trường tồn.

+ Phải hiểu rõ nguồn lực của mình, đặt ra mục tiêu rõ ràng mà mình có thể đạt được, sau đó phân bổ nguồn lực của mình vào từng công việc cụ thể một cách hợp lí.

+ Để mô hình kinh doanh phát triển, ngay từ đầu phải chuẩn hóa tất cả các công việc, như là:

  • Chuẩn hóa sản phẩm. Ví dụ, các sản phẩm phải đạt những tiêu chuẩn nào? Các tiêu chuẩn đó nếu được các tổ chức uy tín chứng nhận thì càng tốt. Sau đó công bố các tiêu chuẩn này ra công chúng.
  • Chuẩn hóa dịch vụ. Ví dụ, phong cách, thái độ, cư xử, hành động … của nhân viên ở từng trường hợp cụ thể như thế nào. Không chuẩn hóa được dịch vụ sẽ không thể đảm bảo được chất lượng dịch vụ khi qui mô tổ chức ngày càng phát triển lớn mạnh.

Ngoài ra, còn phải chuẩn hóa tất cả công việc có liên quan đến mô hình kinh doanh này.

+ Tạo những nền tảng vững chắc ngay từ đầu để tổ chức phát triển lâu dài. Ví dụ:

  • Tìm kiếm, tạo ra nguồn nhân lực tốt nhất.
  • Tìm kiếm, tạo ra nguồn nguyên liệu, cơ sở vật chất … tốt nhất phục vụ mô hình kinh doanh. Kết nối mọi người (từ người bình thường đến người xuất sắc) để mô hình kinh doanh phát triển mạnh mẽ. Ngoài ra còn tăng cường đầu tư ngoài ngành để tài chính vững chắc.

Nguồn hàng: Một trong những yếu tố quan trọng để tạo nên thành công của một cửa hàng thực phẩm sạch đó là nguồn hàng đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, có nguồn gốc rõ ràng, ổn định về số lượng và chất lượng. Ví dụ, ở Hà Nội, bạn có thể tìm nguồn cung các mặt hàng rau củ quả, thịt, trứng tại các cơ sở hay bà con nông dân ở Hòa Bình, Sóc Sơn, Vĩnh Phúc …, mặt hàng thủy hải sản có thể tìm đầu mối ở Quảng Ninh, Hải Phòng, Nam Định … Việc ưu tiên những nơi gần với cửa hàng giúp thực phẩm luôn tươi ngon cũng như tiết kiệm được chi phí vận chuyển và thời gian. Trước khi nhập hàng, bạn cần tìm hiểu cách bảo quản từng loại thực phẩm, hiểu rõ về qui trình sản xuất, năng lực nhà cung cấp và kí hợp đồng cam kết hợp tác chặt chẽ giữa hai bên để gắn trách nhiệm của nhà sản xuất với sản phẩm của họ. Cửa hàng thực phẩm sạch nên tập trung vào những dòng sản phẩm sản xuất theo phương pháp hữu cơ, sản phẩm tự nhiên, đặc sản vùng miền hoặc theo tiêu chuẩn VietGap, GlobalGap …

Nhân sự: Vào những ngày đầu, chủ cửa hàng nên là người trực tiếp làm việc tại đây và chỉ cần tuyển thêm 2 – 3 nhân sự chính (full-time) gồm thu ngân kiêm kế toán, bán hàng kiêm sơ chế thực phẩm, người vận chuyển kiêm lấy hàng. Ban đầu, do lượng khách chưa nhiều nên chủ cửa hàng cần tận dụng thời gian để đào tạo nhân viên, giúp họ trở nên linh hoạt. Sau vài tháng, chủ cửa hàng có thể đào tạo lại cho người khác làm thay mình, tiếp nhận vị trí quản lí chung.

  • Tìm kiếm, nghiên cứu, đầu tư vào nhân tài, công nghệ, sản phẩm, dịch vụ để luôn là người dẫn đầu trong lĩnh vực kinh doanh của mình.

+ Không phát triển ồ ạt mà chọn ra những “đại biểu” rồi tập trung vào phát triển chúng đạt đến mức độ nào đó mới chọn tiếp những “đại biểu” khác. Cách làm này sẽ giúp tổ chức vừa tinh nhuệ vừa tài hoa.

+ Đặt ra chỉ tiêu, lập ra kế hoạch, đưa ra phương pháp, hoạch định chiến lược, chuẩn bị nguồn lực, đầu tư kĩ càng … trước khi bán hàng. Chú trọng tìm kiếm, bồi dưỡng, đãi ngộ … đội ngũ bán hàng để tổ chức ngày càng phát triển. Nếu có thể hãy nghiên cứu viết ra các ứng dụng giúp cho việc bán hàng và mua hàng trở nên tiện lợi, nhanh chóng … hơn.

+ Đẩy mạnh quảng bá hình ảnh của tổ chức. Phải coi trọng hoạt động quảng bá và phải quảng bá tích cực, thường xuyên. Bên cạnh đó, bạn còn phải liên tục áp dụng các chương trình khuyến mãi. Làm sao để tổ chức của bạn có thể phục vụ được nhiều người là bạn thành công.

+ Trong buổi đầu khởi nghiệp bạn chú ý áp dụng 3 chính sách sau:

  • Tập trung phục vụ tốt khách hàng ở nơi kinh doanh.
  • Ưu tiên phát triển những sản phẩm/dịch vụ có thể phục vụ tốt nhu cầu nhiều đối tượng, sau đó mới phát triển những sản phẩm/dịch vụ chuyên biệt.
  • Phát triển đội ngũ bán hàng trực tiếp tấn công thị trường.

+ Để có thể trả lời được câu hỏi “Ngân sách marketing bao nhiêu?”, bạn cần phải liệt kê chi tiết mọi thứ, sau đó phân tích kĩ lưỡng trước khi quyết định. Trách nhiệm này thuộc về người đứng đầu doanh nghiệp.

Chủ doanh nghiệp giỏi sẽ trả lời được những câu hỏi:

  • Cần chi ở đâu? Hãy xác định những “điểm chi” hiệu quả và chỉ chi cho những “điểm chi” đó! Thậm chí tìm ra cách để không phải chi.
  • Chi bao nhiêu?
  • Chi như thế nào (lập kế hoạch chi)?

+ Dựa vào sách lược marketing đưa ra, bạn bắt đầu lên kế hoạch marketing cụ thể. Đầu tiên doanh nghiệp làm gì, sau đó làm gì nữa, chi phí cho những công việc ấy bao nhiêu …?

Marketing về cái gì? Ở đâu? Ra sao? Ba nguyên tắc cơ bản cần nắm trước khi lập một kế hoạch marketing là: Segment (phân loại khách hàng); Target (chọn khách hàng mục tiêu); Position (định vị thương hiệu của bạn trong tâm trí khách hàng). Khách hàng phải là điểm xuất phát đồng thời là điểm cuối cùng của mọi hoạt động marketing.

Nên lập kế hoạch marketing dựa theo 4P (Product (sản phẩm), Price (giá cả), Place (địa điểm), Promotion (xúc tiến)). Sản phẩm/dịch vụ là cái bạn định đem bán. Nó như thế nào? Giá cả là số tiền bạn mong muốn khách hàng trả khi mua sản phẩm/dịch vụ của bạn. Để định giá sản phẩm/dịch vụ bạn phải nắm được nhiều vấn đề, trong đó có 3 vấn đề cơ bản là chi phí bạn phải bỏ ra, mức giá khách hàng chấp nhận, giá bán của các đối thủ. Giá bán sản phẩm/dịch vụ của bạn có cạnh tranh nổi với giá bán sản phẩm/dịch vụ của các đối thủ? Tại sao họ bán giá rẻ hay đắt hơn bạn? Địa điểm là nơi diễn ra hoạt động kinh doanh. Liệu địa điểm diễn ra hoạt động kinh doanh có đem lại hiệu quả kinh doanh như mong đợi? Nếu khách hàng ở xa thì bạn có phục vụ họ hay không?

Địa điểm quyết định tới 40% sự thành công của mô hình kinh doanh. Cửa hàng thực phẩm sạch nên nằm ở khu vực tập trung dân cư có thu nhập tốt; gần trường học, chợ hoặc nơi đông nhân viên văn phòng. Với những khu đô thị xa chợ và siêu thị, bạn nên mở cửa hàng ở tầng một của khu chung cư để thuận tiện cho người dân. Diện tích cửa hàng ban đầu nên rộng khoảng 35 – 50 m2. Mặt tiền cần ít nhất 4 mét để người mua hàng thuận tiện trong việc đỗ xe. Vỉa hè trước mặt nên có bóng râm để tránh ánh nắng rọi trực tiếp vào cửa hàng, dễ làm hỏng thực phẩm bày bán bên trong … Việc lựa chọn địa điểm hoàn toàn phụ thuộc vào tiềm lực tài chính của mỗi người. Với những người mới khởi nghiệp, nên chọn lựa những mặt bằng với chi phí bỏ ra không quá cao.

Xúc tiến là hoạt động lôi kéo khách hàng mua hàng của bạn. Bạn có những hoạt động xúc tiến nào để lôi kéo khách hàng?

Tiếp thị: Trước khi mở cửa hàng thực phẩm sạch, bạn nên chuẩn bị vài ngàn tờ rơi để giới thiệu, đồng thời, tìm hiểu thói quen mua sắm, nhu cầu, tạo mối quan hệ với người dân khu vực và chính quyền địa phương. Điều này sẽ tạo nên một kênh marketing truyền miệng hiệu quả tại khu vực đặt cửa hàng, từ đó, người dân xung quanh sẽ nhanh chóng tìm đến. Ngoài ra, bạn cũng nên tạo kênh marketing và bán hàng online trước khi khai trương thông qua website, Facebook, Zalo, YouTube …, để quảng bá thương hiệu tới khách hàng.

Những vật dụng, thiết bị, giấy tờ …: Cửa hàng thực phẩm sạch cần tối thiểu một tủ đông loại mặt kính để trưng bày hàng đông lạnh, (ưu tiên loại 800 – 1.000 lít), bên cạnh đó là một tủ mát chứa các loại thịt, cá; thêm 1 – 2 tủ đựng hoa quả. Ngoài ra, quầy kệ để rau, hoa quả, trang thiết bị sơ chế, đóng gói, máy hút chân không …, cũng cần có từ đầu. Việc sắp đặt vị trí quầy kệ, tủ trưng bày cần bắt mắt và hiệu quả, thu hút sự chú ý của người mua. Những vật dụng khác như máy tính, cân, bàn thu ngân, máy in hóa đơn …, cũng là thiết bị không thể thiếu nhằm tạo sự chuyên nghiệp và trách nhiệm của cửa hàng với người mua. Chủ cửa hàng nên chuẩn bị một máy in hóa đơn bởi người tiêu dùng luôn muốn minh bạch giá cả. Đó cũng là điểm khác biệt so với việc mua hàng ngoài chợ. Ngoài ra, điều không thể thiếu của một cửa hàng thực phẩm sạch là giấy đăng kí kinh doanh, giấy đăng kí cơ sở đủ điều kiện an toàn, giấy tờ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ thực phẩm …

Trang trí: Cửa hàng thực phẩm sạch nên được thiết kế bằng những gam màu sáng, thiên về tự nhiên như xanh lá cây hoặc trắng, nhằm tạo cảm giác thân thiện và sạch. Tránh những gam màu tối vì sẽ gây phản ứng ngược, không bắt mắt. Phía bên ngoài cửa hàng cần có các hệ thống biển để thu hút sự chú ý của khách hàng nhưng phải đặt đúng qui định để không gây mất mĩ quan đô thị. Phía bên trong nên treo hình ảnh chủ cơ sở đi thực tế tại các địa phương cung cấp nguồn thực phẩm, giấy chứng nhận nguồn gốc xuất xứ thực phẩm hoặc một vài câu nói thể hiện sứ mệnh, tâm huyết của chủ cửa hàng. Việc làm này sẽ giúp người mua thêm tin tưởng vào chất lượng của sản phẩm được bày bán.

Thị trường thực phẩm sạch hiện là mảnh đất màu mỡ để khởi nghiệp. Người tiêu dùng Việt Nam ngày càng chuộng các loại thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng, tuân thủ các qui định chất lượng hay chứng nhận vệ sinh an toàn. Tuy nhiên, không phải bất kì cửa hàng thực phẩm sạch nào ra đời cũng đạt được kì vọng của chủ đầu tư. Để kinh doanh thành công cần nhiều yếu tố. Bạn có thể áp dụng những cách làm khác biệt, song cần cân nhắc, nhạy bén, thông minh …trong suốt quá trình kinh doanh để giành được thắng lợi.

+ Bạn hãy lên kế hoạch bán hàng dựa vào những câu hỏi dưới đây:

  • Mục tiêu của bạn là gì?
  • Bạn sẽ triển khai bao nhiêu kênh bán hàng, điểm … bán hàng? Ví dụ: Mở cửa hàng, mở điểm bán, lập trang web …
  • Những kênh bán hàng đó được triển khai cụ thể ra sao? Ví dụ: Làm cái gì? Tuyển những ai? Đào tạo ra sao? …
  • Trong thời gian bao lâu (đưa ra các mốc thời gian cụ thể cho từng công việc cụ thể)?
  • Chi phí để triển khai các công việc cụ thể?
  • Những hoạt động hỗ trợ bán hàng?
  • Cách thức phòng ngừa rủi ro?

+ Một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến cho những người khởi nghiệp thất bại là không quản lí tài chính chặt chẽ. Muốn quản lí tài chính chặt chẽ bạn phải tuân thủ các nguyên tắc sau:

  • Trước khi chi tiêu bạn phải lập ra kế hoạch chi tiêu. Trong kế hoạch chi tiêu bạn phải trả lời được các câu hỏi: Chi tiêu vào cái gì? Tại sao lại chi tiêu vào cái đó? Có cách nào để không chi tiêu vào cái đó mà vẫn đạt được mục tiêu hay không? Nếu phải chi tiêu vào cái đó thì cách thức chi tiêu nào là tối ưu? Làm sao chi tiêu không gặp rủi ro, thu hồi được vốn và sinh lợi? Chi lúc nào? Chi bao nhiêu?
  • Khi đồng tiền chạy đến tay bạn phải lập ra kế hoạch quản lí đồng tiền sao cho không thất thoát. Trong kế hoạch quản lí đồng tiền bạn phải trả lời được các câu hỏi: Tại sao phải quản lí đồng tiền? Quản lí đồng tiền như thế nào, bằng phương pháp nào? Làm sao để quản lí đồng tiền không gặp rủi ro?

Cuối cùng, bạn phải có kế hoạch tái đầu tư đồng tiền sao cho hiệu quả. Bạn phải lập ra kế hoạch đầu tư đồng tiền. Trong kế hoạch đầu tư đồng tiền bạn phải trả lời được các câu hỏi: Đầu tư vào cái gì? Tại sao lại đầu tư vào cái đó (nếu đầu tư vào cái đó mà không đem lại hiệu quả sẽ không đầu tư nữa)? Làm sao đầu tư không gặp rủi ro, thu hồi được vốn và sinh lợi tối ưu? Đầu tư lúc nào? Đầu tư bao nhiêu?

* Tham khảo thêm:
>> Dự án siêu thị trái cây
>> Ý tưởng kinh doanh đặc sản (SNYT 10)

*Bạn nào quan tâm đến Ý tưởng này, vui lòng liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ email: contact@anastar.vn | anastar1512@gmail.com hoặc số điện thoại: 0928.53.80.89 | 0389.35.79.85 để biết thêm chi tiết! Hoặc cách khác, bạn cũng có thể gửi câu hỏi / yêu cầu cụ thể qua Bản đăng kí sau đây: http://bit.ly/TuVanKhoiNghiep

Chúc các bạn những điều tốt đẹp nhất trong cuộc sống!

BÌNH LUẬN BẰNG MAIL

BÌNH LUẬN FACEBOOK