YT 40: MHKD TRỒNG LÚA, NUÔI TÔM, CÁ
17:20 - 18/10/2021
Theo tôi, tôm càng xanh là loài tôm nước ngọt có giá trị kinh tế cao nếu biết cách khai thác tốt ưu điểm của chúng. Và tôi đã nghiên cứu thiết kế ra mô hình trang trại trồng lúa kết hợp với nuôi tôm càng xanh và cá linh. Mô hình tích hợp cùng lúc nhiều loại hình kinh doanh nhằm thu lại hiệu quả cao nhất cho nhà đầu tư cũng như giảm thiểu rủi ro. Hi vọng với thiết kế này, tôi có thể giúp được những ai có khát vọng làm giàu từ cây lúa, con tôm, con cá tìm ra hướng đi để thay đổi số phận của mình và người khác.
Ý TƯỞNG ẨM THỰC KIỂU MỚI (SNYT 2)
Ý TƯỞNG DỊCH VỤ QUẢNG CÁO (SNYT 3)
Ý TƯỞNG THIẾT KẾ CẢNH QUAN (SNYT 4)
Ý TƯỞNG CHUỖI ẨM THỰC NHANH (SNYT 5)
I - Khởi nguồn ý tưởng?
Tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) là loài thuộc họ tôm gai. Chúng được tìm thấy nhiều ở các khu vực thuộc nhiệt đới và cận nhiệt đới. Chúng là một trong những loài tôm nước ngọt lớn nhất trên thế giới được nuôi trồng rộng rãi để làm thực phẩm và thương mại. Tuy nhiên, ở giai đoạn ấu trùng, chúng lại sống trong môi trường nước lợ. Khi ấu trùng trở thành tôm bột, chúng sẽ chuyển sang sống trong môi trường nước ngọt.
Tôm càng xanh có thể phát triển chiều dài hơn 30cm. Chúng chủ yếu có màu nâu nhưng có thể có màu khác. Các cá thể nhỏ hơn có thể có màu xanh lục và hiển thị các sọc dọc mờ nhạt. Râu nổi bật và chứa 11 - 14 răng lưng và 8 - 11 răng bụng. Cặp chân đầu tiên dài và mỏng, kết thúc bằng những móng vuốt mỏng manh. Cặp chân thứ hai lớn và mạnh hơn, đặc biệt ở con đực. Các móng vuốt có thể di chuyển được của cặp chân thứ hai được bao phủ bởi lớp lông dày đặc khiến nó có vẻ ngoài mượt mà như nhung. Màu sắc của móng vuốt ở con đực thay đổi tùy theo sự thống trị xã hội của chúng.
Con cái được phân biệt với con đực bởi phần bụng rộng hơn và cặp chân thứ hai nhỏ hơn. Các lỗ sinh dục được tìm thấy trên các đoạn cơ thể chứa cặp chân thứ năm và cặp chân thứ ba tương ứng ở con đực và con cái.
Con tôm đực có ba kiểu hình thái. Giai đoạn đầu tiên được gọi là "đực nhỏ" (small male; SM). Chúng có móng vuốt ngắn, gần như mờ. Những con đực SM sẽ phát triển thành con tôm đực trung, "vuốt cam" (orange claws; OC). Chúng có móng vuốt màu cam lớn trên cặp chân thứ hai, có chiều dài gấp 0,8 - 1,4 lần kích thước cơ thể của chúng. Những con đực OC sẽ phát triển thành con tôm đực lớn, "vuốt xanh" (blue claws; BC). Chúng có móng vuốt màu xanh lam và cặp chân thứ hai của chúng có thể dài gấp đôi cơ thể.
Các con tôm đực có hệ thống phân cấp nghiêm ngặt: Con đực BC thống trị con đực OC, và tiếp tục, con đực OC thống trị con đực SM. Sự hiện diện của con đực BC ức chế sự phát triển của con đực SM và làm chậm quá trình biến hình của con đực OC thành BC.
=> Đó là lí do vì sao tôi lại chia nhiều ao nuôi để liên tục phân loại tôm khi nuôi nhằm đạt năng suất lớn nhất.
Cả ba giai đoạn con đực đều hoạt động tình dục và những con cái đến kì sinh sản sẽ hợp tác với bất kì con đực nào. Con đực BC sẽ bảo vệ con cái cho đến khi vỏ của chúng cứng lại; trong khi, con đực OC và SM không có hành vi như vậy.
Khi giao phối, con đực đặt các ống sinh tinh ở mặt dưới của lồng ngực con cái, giữa các chân đi bộ. Sau đó, con cái sẽ đùn trứng, đi qua các ống sinh tinh. Con cái mang theo trứng đã thụ tinh cho đến khi chúng nở. Thời gian có thể thay đổi tùy điều kiện, nhưng nói chung là dưới ba tuần. Con cái đẻ 10.000 - 50.000 trứng mỗi lần và đẻ đến năm lần mỗi năm.
Trứng nở ra ấu trùng (trong môi trường nước lợ), sau khoảng 32 - 35 ngày, chúng trở thành tôm bột có kích thước khoảng 7,1 - 9,9mm. Từ đây, chúng có thể sống trong môi trường nước ngọt.
Theo tôi, tôm càng xanh là loài tôm nước ngọt có giá trị kinh tế cao nếu biết cách khai thác tốt ưu điểm của chúng. Và tôi đã nghiên cứu thiết kế ra mô hình trang trại trồng lúa kết hợp với nuôi tôm càng xanh và cá linh. Mô hình tích hợp cùng lúc nhiều loại hình kinh doanh nhằm thu lại hiệu quả cao nhất cho nhà đầu tư cũng như giảm thiểu rủi ro. Hi vọng với thiết kế này, tôi có thể giúp được những ai có khát vọng làm giàu từ cây lúa, con tôm, con cá tìm ra hướng đi để thay đổi số phận của mình và người khác.
II - Ý tưởng ra sao?
Đầu tiên, bạn phải hội đủ điều kiện thực hiện ý tưởng này. Sau đó, bạn mới tính đến chuyện khởi nghiệp với mô hình kinh doanh Trồng lúa, nuôi tôm, cá.
Để thành công với mô hình kinh doanh này, bạn cần rất nhiều thứ. Một số thứ là tiền đề, bạn phải có nó thì mới thành công. Tuy nhiên, đừng quá lo lắng vì phần lớn bạn có thể tạo ra được. Điều cần nhất với bạn là sự quyết tâm, lòng kiên trì, đức siêng năng và sự sáng tạo … Ở đây, tôi chỉ trình bày về mô hình kinh doanh:
Ở thiết kế trên, tôi giả sử bạn có miếng đất hình chữ nhật đang trồng lúa, xe ô tô có thể vào tận nơi. Bây giờ tôi sẽ thiết kế lại nó để bạn vừa trồng lúa vừa nuôi tôm càng xanh, cá linh và làm du lịch. Nếu bạn có miếng đất không giống như giả sử thì phải xem xét nhiều mặt mới kết luận được bạn có áp dụng được mô hình này hay không. Có thể bạn vẫn làm được nhưng phải thay đổi thiết kế đôi chút, hoặc có thể bạn vẫn làm được nhưng phải thay đổi toàn bộ thiết kế, hoặc có thể bạn không làm được … Chuyện làm được hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tốt, không phải chỉ phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của bạn.
1: Ao nuôi vỗ tôm bố mẹ, có chiều dài gấp 1,5 lần ao nuôi 6h.
6a, 6b: Ao nuôi tôm mang trứng, lựa chọn từ ao nuôi số 1. Các ao này có một phần hở, một phần kín bị che bởi 7a, 7b.
6c, 6d, 6e: Ao nuôi ấu trùng (tôm mới nở). Các ao này có một phần hở, một phần kín bị che bởi 7c, 7d, 7e.
6f, 6g, 6h: Ao nuôi tôm bột (tôm con). Các ao này có một phần hở, một phần kín bị che bởi 7f, 7g, 7h.
Khi tôm con đạt kích thước nuôi thương phẩm sẽ vớt bỏ sang ao nuôi 2a.
2a: Ao nuôi tôm, có chiều dài gấp 2 lần ao nuôi 6h. Nuôi tôm khoảng 1,5 tháng sẽ vớt bỏ sang ao nuôi 2b.
2b: Ao nuôi tôm. Nuôi tôm khoảng 1,5 tháng sẽ tiến hành chọn ra những cặp tôm khỏe mạnh bỏ sang ao nuôi số 1 để làm giống. Những tôm cái còn lại sẽ bán ra thị trường. Những tôm đực còn lại sẽ bẻ càng (lần 1) bỏ sang ao nuôi 3a (thông với ruộng lúa) để tiếp tục nuôi.
Tôm càng xanh đực và cái có sự khác biệt rõ rệt về tốc độ sinh trưởng, kích cỡ khi thu hoạch, thường cuối vụ nuôi, tôm đực có kích thước lớn hơn đáng kể so với tôm cái. Việc tạo đàn tôm càng xanh toàn đực phục vụ nuôi tôm càng xanh có năng suất, kích thước lớn khi thu hoạch là mối quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu và nuôi trồng thuỷ sản. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu thực nghiệm chưa cho kết quả như kì vọng nên tôi chưa trình bày.
Hiện tại, tôi khuyến khích người nuôi tôm càng xanh phân loại tôm đực, cái tự nhiên để đảm bảo chất lượng tôm. Để phân biệt tôm đực cái tự nhiên, bạn phải chú ý quan sát chu kì phát triển của tôm. Thông thường, khi chiều dài bình quân 8 - 14cm, trọng lượng cơ thể từ 10 - 20g, con đựa và con cái có sự phát triển tương đương. Khi chiều dài vượt quá 14cm, con đực thường phát triển nhanh hơn con cái. Đây chính là thời điểm bạn nên phân loại tôm đực để nuôi riêng.
3a: Ao nuôi tôm đực (thông với ruộng lúa). Nuôi tôm khoảng 1,5 tháng sẽ bẻ càng (lần 2) bỏ sang ao nuôi 3b (thông với ruộng lúa).
3b: Ao nuôi tôm đực (thông với ruộng lúa). Nuôi tôm khoảng 1,5 tháng sẽ thu hoạch bán ra thị trường.
7a - 7p: Nhà ở cho chủ trang trại, khách du lịch, nhà hàng … Làm theo kiểu nhà nổi hoặc nhà trên không chứ không phải nhà dưới đất.
Có thể sử dụng các ô số 7 để mở rộng khu nhân giống cá, tôm nếu nhu cầu tăng cao, điều đó cũng có nghĩa sẽ thu hẹp công năng trước đó của các ô số 7.
9a, 9b: Ao nuôi cá bố mẹ để sinh sản.
9c, 9d: Ao nuôi cá bột, cá con.
Cá đề nghị nuôi ở đây là cá linh. Cá linh là loại cá ngon, có giá trị kinh tế cao và có thể nuôi cá kết hợp với trồng lúa.
4a: Ao nuôi cá (loại I). Ao nuôi 4a có chiều dài gấp 1,5 lần ao nuôi 9d.
4b: Ao nuôi cá (loại II). Ao nuôi 4b có chiều dài gấp 2 lần ao nuôi 9d.
4c: Ao nuôi cá (loại III) (thông với ruộng lúa).
5: Ao nuôi các loại cá đặc sản hoặc nuôi con gì đó có giá trị kinh tế cao.
8a, 8b, 8c, 8d: Ao nuôi ốc (loại ốc đề nghị là ốc bươu đen) dùng làm thức ăn cho tôm, cá, người và thương phẩm.
10a - 10f: Hồ chứa nước, hồ lọc, trạm bơm, nhà kho, nhà cho du khách nghỉ lại … Khu vực này sẽ thiết kế các khu vực trồng cây đẹp để tạo cảnh quan cho du khách thư giãn, vui chơi, chụp hình …
Các ô số 6, 7, 8, 9, 10 có thể làm mái che; còn các ô số 1, 2, 3, 4, 5 có thể không làm mái che …
A, B, C: Ruộng trồng các loại lúa ngon, kháng sâu bệnh …
E: Nơi để xe, máy cày … của người ở trang trại và du khách … Có thể làm mái che một phần.
F: Vườn cây ăn trái, rau sạch … G: Vườn chăn nuôi heo, gà, thỏ, dê …
Tôm nuôi ở ao nuôi 3a, 3b có thể ra ruộng lúa (đường màu đen); còn tôm ở các ao nuôi khác thì không thể ra khỏi ao nuôi (đường màu nâu).
Cá ở ao nuôi 4c có thể ra ruộng lúa (đường màu đen); còn cá ở các ao nuôi khác thì không thể ra khỏi ao nuôi (đường màu nâu).
Các ao nuôi tôm có bề rộng 4m, chiều sâu khoảng 1,5m; riêng các ao nuôi cá có thể có chiều sâu lớn hơn. Chiều dài của các ao nuôi phụ thuộc vào nhiều yếu tố cũng như điều kiện thực tế. Dùng vật liệu tái chế để làm ao nuôi.
Nếu có điều kiện và muốn tận dụng diện tích có thể làm ao nuôi chìm dưới ruộng lúa thông qua việc kết nối các ống bê tông hình trụ tròn … để tăng diện tích nuôi tôm, cá hoặc các loại con khác.
Ruộng lúa thấp hơn miệng ao nuôi khoảng 50cm. Bờ bao xung quanh trang trại cao hơn miệng ao nuôi (và khu vực đất xung quanh) khoảng 50cm. Để tiết kiệm chi phí có thể trồng cây hoặc dùng vật liệu tái chế làm hàng rào bảo vệ.
Đường đi từ khu E đến cuối trang trại (màu xám) có bề rộng 2m. Có thể làm cầu hoặc đường đi trên không chứ không nhất thiết phải làm đường đi dưới đất.
Trong ao nuôi tôm có bao sẵn lưới, khi muốn vớt tôm chỉ cần nhấc lưới lên. Ở đây, cũng có vó để cho tôm ăn hoặc bắt tôm …, guồng quay hình tròn chạy bằng gió hoặc điện mặt trời để tạo oxy cho ao nuôi tôm.
Trang trại có trang bị hệ thống điện mặt trời, hệ thống lọc nước hoặc làm nước uống, kết nối internet, lắp đặt camera …
Trải dài từ Nam ra Bắc biết bao nhiêu là tài nguyên phong phú, nhưng nông dân Việt Nam bao năm qua chỉ tập trung làm một thứ, ngặt một nỗi, thứ họ làm cũng đem lại kết quả chưa cao. Bên cạnh đó, họ cũng chưa biết cách kết hợp trồng trọt với chăn nuôi cho hiệu quả. Điều này không những phí phạm tài nguyên thiên nhiên mà còn khiến cho đời sống của họ chẳng hề khấm khá. Để khai thác thiên nhiên hiệu quả, ngoài sức người còn cần trí tuệ. Nếu không có trí tuệ thì dù có hàng vạn mẫu đất cũng không biết làm gì để đem lại lợi ích cao nhất cho mình lẫn người khác. Đây cũng là lí do khiến cho nhiều người bỏ quê lên phố kiếm sống qua ngày đến khi thất nghiệp hoặc về già họ lại quay về quê cặm cụi chờ ngày yên nghỉ.
III - Thực hiện thế nào?
Bạn liên hệ tác giả ý tưởng nhé!
Chat Master (Anastar) - Tác giả ý tưởng
Chúc các bạn những điều tốt đẹp nhất trong cuộc sống!