BẤT CỨ KHI NÀO CÓ CƠ HỘI LÀ ĐẦU TƯ
13:56 - 24/04/2018
Nếu một tài sản mua về sinh ra lợi nhuận, thì đồng tiền sẽ liên tục chảy vào hầu bao của bạn. Một cái nhà bạn có thể ở, có thể cho thuê và khi cần có thể bán. Phương pháp xử lí không giống nhau có thể quyết định tính chất của sự vật. Cùng một đồ dùng có thể là tài sản, cũng có thể là của nợ, tiền có thể chảy vào túi bạn, cũng có thể từ túi bạn chảy ra.
TỪ ƯỚC MƠ ĐẾN HIỆN THỰC
10 thói quen không sửa ngay đời bạn sẽ xuống dốc
Năm 2018, bạn trẻ hãy thay đổi thói qua loa
TIẾN TỪNG BƯỚC VỮNG CHẮC
Có một bạn hỏi tôi làm sao để có thể sử dụng tiền bạc, thời gian, công sức, trí tuệ … của mình một cách tốt nhất, tôi trả lời rằng khi làm bất cứ việc gì bạn phải nghĩ rằng đó là đầu tư!
Nhiều người rất thích tiêu tiền, khi đi siêu thị thấy hàng hóa giảm giá họ vui như phát điên, tranh giành, xô đẩy nhau mua cho bằng được, không quan tâm đến số tiền, mục đích, nhu cầu sử dụng của mình. Một số phụ nữ mua sắm đầy quần áo, thấy giảm giá là cứ vơ vào người, thật ra những hàng hóa đó chẳng khác nào rác, chất lượng và tính thẩm mĩ rất thấp. Họ tưởng rằng mua được đồ rẻ nhưng nếu tính kĩ thì lại thấy mắc, cuối cùng đành ngậm đắng nuốt cay xài toàn đồ xấu, hết hạn sử dụng…
Tôi thường nhắc nhở con tôi về “cái bẫy” mà nhiều người thường giăng ra để dụ những kẻ tham lam là “giả vờ bán rẻ”, “cho không tính tiền”, “chẳng hề vụ lợi” hoặc “cống hiến vô tư” …: “Trên đời này làm gì có chuyện tự dưng ai cho không ai cái gì, nếu có chăng thì đó chỉ là “cái bẫy”, nếu không tham lam thì không ai có thể lừa mình được!”.
Ở Nhật thỉnh thoảng lại có đợt giảm giá nhiều loại hàng hóa. Để mua được hàng giảm giá ở Nhật là cả một nghệ thuật, nếu ai biết cách có thể tiết kiệm được khá nhiều tiền. Thông thường ở hầu hết các siêu thị khoảng hai, ba tiếng trước khi đóng cửa rất nhiều hàng hóa thực phẩm được giảm giá, nhất là các loại hàng hóa thực phẩm dùng trong ngày. Ai đi siêu thị nào đó nhiều có thể nắm được qui luật giảm giá của siêu thị đó. Hàng được giảm giá theo từng đợt, càng gần thời điểm hết hạn thì giá giảm càng nhiều, đôi khi chỉ bằng một phần ba, hay bán giống như cho không. Bạn nào tinh ý, chỉ cần nhìn lướt hạn sử dụng của các loại hàng hóa trong siêu thị, cộng với nắm bắt được lượng hàng tồn, là có thể biết hôm nay siêu thị này có giảm giá hay không. Siêu thị ở Nhật thường mở cửa lúc 10 giờ và đóng cửa lúc 22 giờ. Một lần đến Nhật tôi vô cùng ngạc nhiên thấy mới có 9 giờ rưỡi mà ngoài cửa siêu thị đã có rất đông người xếp hàng, khi hỏi ra mới biết là một số siêu thị hay giảm giá lúc sáng sớm để tống lượng hàng cũ tối qua đi. Tu nghiệp sinh Việt Nam rất thích mua hàng giảm giá. Ví dụ một tuần một tu nghiệp sinh ăn hết 7 con cá, giá bình thường của nó là 70 yên Nhật khi giảm giá còn 35 yên Nhật, tu nghiệp sinh quyết định mua 30 – 40 con để ăn cả tháng. Cá giảm giá thường còn vài ngày nữa là hết hạn, nhưng với cách mua như vậy, tu nghiệp sinh luôn phải ăn hàng quá đát, và không thay đổi món ăn ròng rã nhiều ngày. Ai có đi làm việc, học tập ở nước ngoài mới hiểu cuộc sống của những người tha phương như thế nào. Rất nhiều vấn đề mà họ phải vượt qua để tồn tại đến ngày trở về. Mua hàng thực phẩm giảm giá ngoài nguy cơ bệnh tật, mất cân đối trong ăn uống, nhiều khi ngán quá đành phải giục bỏ, thế là lợi bất cập hại!
Khi mua hàng hóa, tôi luôn xem xét nhiều mặt: Lượng tiền sẽ chi, hàng hóa cần mua, chất lượng, số lượng, hạn dùng … Tôi chỉ mua hàng hóa cần mua với chất lượng tốt nhất, số lượng vừa đủ, hạn dùng phù hợp với số tiền mình bỏ ra mà thôi!
Tôi còn nhớ có tu nghiệp sinh làm thì ít tiền mà mua cái đồng hồ đến 30.000 – 40.000 yên Nhật (khoảng 6 triệu – 8 triệu VND), trong khi tôi chỉ mua cái đồng hồ có 2.000 yên Nhật (khoảng 400.000 VND). Đồng hồ dù có đẹp như thế nào cũng chỉ để xem giờ, với lại “một đời ta ba đời nó”, đừng suy nghĩ theo kiểu mua một vật dùng suốt đời. Đồng tiền mồ hôi nước mắt mà đem đổ vào một vật không sinh ra lợi nhuận thì quả là lãng phí. Người nghèo, người dở thường cho rằng vật mà mình đeo lên người làm tăng giá trị của mình, song thực ra vì không cân xứng nên nó chỉ đem lại sự lố bịch. Niềm vui của họ được đặt vào quá trình mua đồ vật, ném tiền qua cửa sổ, những người như vậy không thể làm nhà đầu tư được!
Công dụng chính của hàng hóa đó là gì? Nó có đáng để cho ta đầu tư hay không? Nhiều người quyết định mua cái điện thoại hơn chục triệu chỉ để nghe nhạc, hay vì nó đẹp…
Những người như vậy mãi mãi là người nghèo, là những con mồi béo bở cho các nhà kinh doanh, sâu xa hơn họ có nhận thức rất thấp về cuộc sống của chính họ.
Nhiều thanh niên thời nay ăn bám cha mẹ, lấy tiền gia đình, nhưng khi có bạn gái thì bày đặt chơi ngông tặng bạn gái nhiều hoa hồng, quà đắt tiền … Lấy chi tiêu làm hãnh diện mà không biết rằng phẩm chất của mình đang suy đồi. Những bạn gái nào lấy phải những anh chàng này cuộc sống hôn nhân về sau sẽ bất hạnh. Đã vậy nhiều kẻ còn huênh hoang nói rằng có tiền thì phải tiêu. Trong con mắt của họ không có ngày mai, niềm vui chính là hiện tại!
Một số người kiếm được rất nhiều tiền, song với cách tiêu tiền hoang phí, cho nên dù kiếm được bao nhiêu tiền vẫn là người nghèo! Hình như đây là một loại thời trang, thoạt nhìn có vẻ nhẹ nhàng, thoải mái, nhưng thật ra rất nặng nề. Trong thời buổi giao thương, bất cứ loại thời trang nào đều mang mục đích thương mại. Ngày càng nhiều người gắn chặt vào thời trang thì bộ máy thương mại càng tỏ ra khoái chí. Bạn làm việc say mê, kiếm tiền say mê, hưởng thụ say mê, sau đó lại say mê làm việc, cuối cùng thì sao nhỉ? Vẫn không có tiền! Vậy thì ai vui vẻ hơn ai?
Người giàu chân chính là người không có nhu cầu như những người bình thường, làm việc rất gian khổ thì mới có cuộc sống tốt đẹp, muốn có cuộc sống phong cách, tiền đề đầu tiên là sự nhàn hạ. Tiêu dùng bạt mạng thật ra là thói quen của người nghèo và cũng là nguyên nhân của nghèo. Hãy sống sao cho phù hợp với hoàn cảnh của mình!
Nếu một tài sản mua về sinh ra lợi nhuận, thì đồng tiền sẽ liên tục chảy vào hầu bao của bạn. Một cái nhà bạn có thể ở, có thể cho thuê và khi cần có thể bán. Phương pháp xử lí không giống nhau có thể quyết định tính chất của sự vật. Cùng một đồ dùng có thể là tài sản, cũng có thể là của nợ, tiền có thể chảy vào túi bạn, cũng có thể từ túi bạn chảy ra.
Một người luôn gắng hết sức biến đồ vật thành tài sản, trong khi người kia thì lại biến đồ vật thành nợ nần, khoảng cách giữa hai người này đương nhiên ngày càng lớn!
Trích sách Cẩm nang khởi nghiệp - Tác giả Chat Master (Anastar)
*Tải Phần A - Hiểu biết để khởi nghiệp thành công, Cẩm nang khởi nghiệp
Bài viết liên quan: