Ý TƯỞNG CHO THUÊ CHỖ Ở (SNYT 22)

Ý TƯỞNG CHO THUÊ CHỖ Ở (SNYT 22)

Ý TƯỞNG CHO THUÊ CHỖ Ở (SNYT 22)

16:08 - 12/02/2018

Cung cấp chỗ ở cho người khác họ sẽ bỏ tiền ra làm giàu cho cuộc sống của mình là cách kiếm tiền vô cùng nhẹ nhàng và bền vững. Ý tưởng này dành cho những ai có vốn liếng và tầm nhìn dài hạn.

Ý TƯỞNG KHU VUI CHƠI GIẢI TRÍ (SNYT 1)
Ý TƯỞNG ẨM THỰC KIỂU MỚI (SNYT 2)
Ý TƯỞNG DỊCH VỤ QUẢNG CÁO (SNYT 3)
Ý TƯỞNG THIẾT KẾ CẢNH QUAN (SNYT 4)
Ý TƯỞNG CHUỖI ẨM THỰC NHANH (SNYT 5)
Ý TƯỞNG CHO THUÊ CHỖ Ở (SNYT 22)

VÀI NÉT SƠ LƯỢC VỀ Ý TƯỞNG

Cung cấp chỗ ở cho người khác, họ sẽ bỏ tiền ra làm giàu cho cuộc sống của mình là cách kiếm tiền vô cùng nhẹ nhàng và bền vững. Ý tưởng này dành cho những ai có vốn liếng và tầm nhìn dài hạn.

Mô hình Cho thuê chỗ ở có 4 cách thức kinh doanh:

1. Bạn sẽ thiết kế một căn nhà nhỏ cho những cặp vợ chồng, gia đình nhỏ … thuê. Một căn nhà lí tưởng bao gồm nhà bếp + phòng khách (ở tầng trệt), tầng lửng, lầu một và sân thượng. Nếu không có điều kiện làm một căn nhà hoành tráng như vậy thì bạn làm một căn nhà có một gác lửng hoặc một lầu giả cũng được.

Lựa chọn này khá khôn ngoan vì những cặp vợ chồng, gia đình nhỏ … ít khi gây ra rắc rối và đem lại thu nhập khá ổn định.

2. Bạn sẽ thiết kế một căn nhà có nhiều phòng (mỗi phòng thậm chí có nhiều giường tầng) cho một nhóm người thuê ở chung với nhau. Nhóm người này sẽ sinh hoạt ở không gian chung nhưng nghỉ ngơi, học tập … ở không gian riêng. Tôi để ý thấy mỗi căn nhà đều có những không gian trống, bạn phải biết cách thiết kế, sắp xếp lại đồ vật để khai thác triệt để những không gian trống đó nhằm tạo ra giá trị lớn hơn cho mình và người thuê.

Nếu bạn biết chọn lọc đối tượng khách hàng thì hoạt động kinh doanh cũng diễn ra suôn sẻ, nhưng bạn nên chú ý dùng vật liệu tốt … để công trình bền chắc. Đối tượng khách hàng phù hợp nhất ở lựa chọn này là học sinh, sinh viên.

3. Bạn sẽ thiết kế một căn nhà có nhiều phòng cho từng cá nhân/nhóm người thuê ở riêng; hoặc thiết kế một chung cư có nhiều căn hộ cho từng cá nhân/nhóm người thuê ở riêng. Họ có thể để xe chung ở một nơi nhưng sinh hoạt, nghỉ ngơi, học tập … hoàn toàn biệt lập.

Vị trí kinh doanh nên gần các khu công nghiệp, khu chế xuất … Nên lựa chọn vị trí kinh doanh gần các dịch vụ tiện ích để khách hàng của bạn được đáp ứng nhu cầu tốt hơn. Đối tượng khách hàng ở lựa chọn này thường là công nhân viên, cuộc sống của họ khá phức tạp nên quản lí cũng khó khăn.

4. Bạn sẽ thiết kế một căn nhà có nhiều phòng cho từng cá nhân/nhóm người thuê nghỉ qua đêm. Hình thức kinh doanh này giống như nhà nghỉ hoặc khách sạn. Để tiết kiệm chi phí cho khách hàng, bạn nên thiết kế phòng thành nhiều ngăn nhỏ để cho thuê được nhiều người hơn. Tuy nhiên, cách làm này có thể gây ra nhiều hệ lụy nên bạn phải nghiên cứu thật kĩ trước khi tiến hành.

Nhiều người Nhật thất nghiệp đang trải qua những ngày dài khốn khó trong những cái hộp nhựa chỉ nhỉnh nơi yên nghỉ của người quá cố, chứa đầy bế tắc về tương lai. Tờ New York Times đã làm một phóng sự đầy cảm xúc về cuộc sống của họ, nằm khuất phía sau vẻ lộng lẫy sáng lòa của các đô thị công nghiệp.

Atsushi Nakanishi mất việc từ Giáng sinh. Với những người Nhật như anh, nhà chỉ là một nơi nhỉnh hơn quan tài một chút, trong một tổ hợp gồm các ngăn kéo có công dụng như giường nằm, chụm lại với nhau trong các "khách sạn con nhộng" đổ nát ở Nhật. "Một nơi chỉ để bò vào và ngủ", Nakanishi nói trong khi xoay xoay cổ và vuốt bộ comple đen, một trong hai bộ anh còn giữ lại sau khi bỏ tủ quần áo vì tủ chiếm diện tích. "Rồi bạn cũng sẽ quen với nó", anh nói.

Vào thời điểm khách sạn Shinjuku 510 được mở cách đây hai mươi năm, những ngăn kéo bằng nhựa nhỏ bé này là nơi trú chân cho những công chức lỡ chuyến tàu cuối cùng về nhà. Mỗi khoang kéo của Shinjuku 510 với chiều dài chưa đến 2 mét, chiều rộng 1,5 mét, không đủ cao để đứng lên. Và bây giờ thì những khoang kéo này lại trở thành sự lựa chọn hợp túi tiền cho những con người không còn nơi đâu để đi khi nước Nhật trải qua cuộc suy thoái tệ hại nhất kể từ chiến tranh thế giới thứ hai. Do hậu quả của khủng hoảng kinh tế, công nhân và viên chức bị đuổi việc ồ ạt trong năm 2009. Rất nhiều những người mới thất nghiệp này bị tống ra khỏi những căn nhà của công ty, và cũng không đủ tiền đi thuê nhà. Họ trở thành vô gia cư.

(Atsushi Nakanishi trong ngăn kéo của mình)

Tình trạng này khiến chính phủ Nhật phải mở hàng loạt nơi trú ẩn khẩn cấp trong dịp lễ năm mới, nhằm giúp người thất nghiệp và vô gia cư. "Trong mùa lễ hội lạnh lẽo hơn này, chính phủ sẽ làm tất cả những gì có thể để giúp những ai đang trải qua khó khăn", Thủ tướng Yukio Hatoyama phát biểu trong một đoạn video đăng trên Youtube hôm 26/12. "Các bạn không đơn độc", Thủ tướng nói.

Anh Nakanishi, năm nay 40 tuổi, vẫn tự cho mình còn may mắn. Anh từng làm công việc vặt ở một dây chuyền lắp ráp của Isuzu, làm tại một sòng bạc và làm bảo vệ. Anh chuyển đến một "khách sạn con nhộng" ở khu Shinjuku, Tokyo vào tháng 4 để tiết kiệm tiền thuê nhà trong khi anh làm ca đêm ở một công ty giao hàng. Anh Nakanishi đã từng học kinh tế ở một đại học trong vùng, nhưng mơ ước trở thành một luật sư, được làm việc với các văn bản pháp luật hàng ngày. Anh đang học để thi vào trường luật. Từ khi thất nghiệp, anh thậm chí không biết mình còn có thể chi trả cho cái khoang kéo để ngủ được bao lâu.

Giá thuê cho một không gian nhỏ như vậy lại đắt một cách bất ngờ: 59.000 yen (khoảng 640 USD) mỗi tháng cho một ngăn tầng trên. Nhưng vì không phải đặt cọc trước, không có các khoản phí phụ, lại có các tiện nghi cơ bản như khăn sạch, tắm công cộng, tắm hơi không mất tiền nên giá cả như vậy vẫn rẻ hơn rất nhiều so với việc thuê một căn hộ ở Tokyo, Nakanishi cho biết.

Mặc dù vậy, nơi đây không thể cho khách một giấc ngủ sâu. Những ngăn kéo không có cửa, chỉ có những bức bình phong được kéo xuống. Mọi tiếng va chạm vào tường nhựa, mọi tiếng hắt xì hơi đều vọng vào các khoang. Mỗi khoang kéo chỉ được trang bị một đèn, một tivi nhỏ với tai nghe, mắc treo áo, chăn mỏng và một chiếc gối cứng độn vỏ trấu. Hầu hết vật dụng, từ áo cho đến kem cạo râu phải cất trong các ngăn tủ cá nhân ở một khu vực khác. Có một phòng chung chứa những chiếc ngăn kéo đựng đồ cũ kĩ, phòng ăn và một dãy các chậu rửa. Khói thuốc tràn ngập. Camera an ninh gắn ở khắp nơi. Nhưng các nhân viên khách sạn vẫn cố gắng để các vị khách thoải mái. "Chào mừng anh đã về nhà", họ nói với những người thuê ngăn kéo ngủ.

"Những khách hàng chính của chúng tôi từng là các viên chức say rượu và lỡ chuyến tàu cuối", Tetsuya Akasako, quản lí trưởng của khách sạn nói. Nhưng từ hai năm trước, khách sạn bắt đầu chú ý rằng những vị khách ở hàng tuần, thậm chí hàng tháng. Năm nay, khách sạn đã giới thiệu gói giảm giá cho những khách thuê một tháng hoặc lâu hơn. Hiện nay khoảng 100 trong số 300 khoang kéo của khách sạn được thuê bằng tháng. Sau một số đề nghị từ những khách thuê lâu năm, khách sạn đã nhận được sự cho phép đặc biệt của chính phủ để những người này đăng kí thường trú ở những khoang kéo. Có một chỗ ở cố định sẽ khiến những người thất nghiệp đỡ khó khăn khi đi xin việc.

Hai giờ sáng vào một buổi tối tháng 12, hai cô gái ngồi xem tivi trong phòng tắm hơi. Một cô cho biết cô đến Tokyo để tìm việc. Cô dự định làm tiếp viên ở một quán rượu, nơi phụ nữ được trả tiền để nói chuyện với đàn ông. Cô gái mới 20 tuổi nói cô hi vọng tìm được một công việc để có thể kiếm một căn hộ. Cô từ chối nêu tên vì không muốn gia đình biết cô đang làm gì. "Sống như thế này khổ thật, nhưng sẽ không quá lâu. Ít nhất ở đây cũng có nhiều việc hơn quê tôi", cô gái nói.

Chính phủ thống kê có khoảng 15.800 người sống trên những đường phố của Nhật nhưng các nhóm nhân đạo thì cho rằng con số này cao hơn thế, với ít nhất là 10.000 người ở riêng Tokyo. Những con số này không tính đến những người vô gia cư ẩn, như những người sống trong những "khách sạn con nhộng" như thế này. Và cũng có một phần dân số trôi nổi, ngủ qua đêm trong những quán cafe Internet và phòng tắm hơi. Tỉ lệ thất nghiệp ở Nhật hiện là 5,2 %, ở mức kỉ lục. Số người sống bằng trợ cấp cũng tăng nhanh chóng. Tỉ lệ nghèo ở Nhật là 15,7%, một trong những con số cao nhất trong các quốc gia công nghiệp. Những con số thống kê phá vỡ bức tranh về một xã hội Nhật không giai cấp vốn được dựng lên từ sự trỗi dậy của nước này để trở thành một cường quốc công nghiệp vào những năm 1970. "Khi đất nước có sự phát triển kinh tế chóng mặt, mức sống được cải thiện và những khác biệt về giai cấp trở nên mờ đi", giáo sư Hiroshi Ishida của đại học Tokyo phân tích. "Nhưng khi nền kinh tế trở nên trì trệ, giai cấp lại rõ nét trở lại".

Chính phủ mới của Nhật vừa đổ thêm tiền vào hệ thống trợ cấp xã hội, hứa hẹn sẽ trả tiền cho những hộ gia đình có con nhỏ và bỏ học phí ở trường phổ thông công lập. Tuy vậy, Naoto Iwaya, 46 tuổi, đã gần như mất hi vọng. Từng là một thợ đánh cá ngừ, anh đã sống ở một khách sạn ngăn kéo (Tokyo) từ tháng 8. Gần đây nhất anh làm việc ở một bãi rác của sân bay Haneda nhưng công việc đã mất vào tháng trước. "Tôi đã tìm, tìm và tìm, nhưng không có việc. Bây giờ thì tiền tiết kiệm của tôi gần như hết", Iwaya nói sau khi đăng kí một nơi trú ẩn khẩn cấp của chính quyền ở Tokyo. Anh sẽ được phép ở đó đến thứ hai. Sau đó, anh nói, "Tôi không biết mình có thể đi đâu".

Khi chuỗi nhà ở của bạn phát triển đến một mức nào đó, bạn hãy nghĩ đến chuyện cung cấp các sản phẩm, dịch vụ cho khách trọ của mình với chất lượng tốt, giá cả rẻ ... Lúc đó số lượng sản phẩm, dịch vụ bán ra sẽ góp phần đem lại doanh thu đáng kể cho bạn.

Giá bất động sản tăng chóng mặt khiến cho giấc mơ có được căn nhà của người thu nhập thấp ngày càng trở nên xa vời. Mô hình kinh doanh này sẽ góp phần tạo ra những chỗ ở thuận tiện, giá rẻ … cho học sinh, sinh viên, công nhân, nhân viên … chưa có nhà để họ yên tâm học tập, lao động vì một ngày mai tươi sáng hơn.

 

NHỮNG LƯU Ý TRƯỚC KHI THỰC HIỆN

+ Để thành công bạn cần chuẩn bị kĩ càng trước khi khởi nghiệp. Một trong những công việc bạn cần đầu tư kĩ lưỡng, bài bản là bản kế hoạch kinh doanh. Không có kế hoạch trước khi làm bất cứ điều gì bạn cũng khó thu lại kết quả cao. Khi bắt tay vào hoàn thiện bản kế hoạch kinh doanh của mình, bạn cần phải:

  • Liệt kê cụ thể những đối thủ cạnh tranh ở nơi bạn kinh doanh. Đó là những đối tượng cụ thể nào? Lập bảng so sánh điểm mạnh, điểm yếu của họ so với mô hình kinh doanh của bạn, để từ đó hoạch định ra sách lược đánh bại họ.
  • Liệt kê cụ thể những nhà cung cấp và những thông tin liên quan đến họ (ở đâu, cung cấp gì, kĩ thuật sản xuất ra sao, tiêu chuẩn chất lượng thế nào …?).
  • Lên danh sách tuyển dụng những người phù hợp.
  • Lên danh sách những nguồn lực tài chính. Chúng hiện có bao nhiêu? Và cách để huy động chúng? …
  • Lên danh sách những nguồn lực. Chúng là gì? Có bao nhiêu? Hiện trạng thế nào? …
  • Bạn cần soạn ra chính sách, lập ra sơ đồ quản lí nhân viên.
  • Bạn cần soạn ra chính sách đãi ngộ nhân viên. Lương? Ngoài giờ? Phụ cấp? Thưởng? Hỗ trợ? Phải thật cụ thể.
  • Bạn cần soạn ra những qui định làm việc: Giờ giấc? Đồng phục? Trang thiết bị? Thậm chí soạn cả những qui định chi tiết trong từng công việc cụ thể.

+ Chú trọng xây dựng thương hiệu ngay từ đầu. Xây dựng thương hiệu ở đây phải hiểu là xây dựng hình ảnh tổ chức từ những điều nhỏ nhất. Xây dựng thương hiệu phải gắn liền với xây dựng văn hóa tổ chức. Khi xây dựng thương hiệu, bạn phải làm cho khách hàng nhận ra bạn là ai, thế mạnh của bạn là gì (bạn đem lại lợi ích gì cho khách hàng mà những đối thủ khác không bằng bạn). Nói chung, bạn phải làm nổi bật thương hiệu của bạn trong tâm trí khách hàng ở những “điểm nhấn” do chính bạn tạo ra. Bạn nên định vị thương hiệu dựa vào những gợi ý dưới đây:

  • Sản phẩm/dịch vụ của bạn đem đến cho khách hàng lợi ích gì?
  • Bạn phục vụ khách hàng như thế nào?
  • Khách hàng cảm nhận được điều gì khi đến với bạn?

+ Để giảm chi phí, tôi khuyến khích bạn phát huy thế mạnh từ những gì mình có, tìm những giải pháp tiết kiệm mọi thứ ngay từ đầu.

+ Chú ý kết nối với nhiều cá nhân, tổ chức để lấy đơn hàng. Bạn cũng nên dành nhiều ưu đãi cho những khách hàng sử dụng dịch vụ của bạn nhiều lần.

+ Theo thời gian các yếu tố như nhu cầu, tâm lí … của khách hàng thay đổi, bạn cần biết thay đổi cho phù hợp. Luôn luôn nghiên cứu phát triển thì sự nghiệp của bạn mới trường tồn.

+ Phải hiểu rõ nguồn lực của mình, đặt ra mục tiêu rõ ràng mà mình có thể đạt được, sau đó phân bổ nguồn lực của mình vào từng công việc cụ thể một cách hợp lí.

+ Tạo những nền tảng vững chắc ngay từ đầu để tổ chức phát triển lâu dài. Ví dụ:

  • Tìm kiếm, tạo ra nguồn nhân lực tốt nhất.
  • Tìm kiếm, tạo ra cơ sở vật chất … tốt nhất phục vụ mô hình kinh doanh. Đầu tư vào các mô hình phục vụ trực tiếp và hỗ trợ gián tiếp mô hình kinh doanh này. Ngoài ra còn tăng cường đầu tư ngoài ngành để tài chính vững chắc.
  • Tìm kiếm, nghiên cứu, đầu tư vào nhân tài, công nghệ, sản phẩm, dịch vụ để luôn là người dẫn đầu trong lĩnh vực kinh doanh của mình.

+ Đặt ra chỉ tiêu, lập ra kế hoạch, đưa ra phương pháp, hoạch định chiến lược, chuẩn bị nguồn lực, đầu tư kĩ càng … trước khi tấn công thị trường. Chú trọng tìm kiếm, bồi dưỡng, đãi ngộ … đội ngũ bán hàng để tổ chức ngày càng phát triển.

+ Đẩy mạnh quảng bá hình ảnh của tổ chức. Phải coi trọng hoạt động quảng bá và phải quảng bá tích cực, thường xuyên. Bên cạnh đó, bạn còn phải liên tục áp dụng các chương trình khuyến mãi. Làm sao để tổ chức của bạn có thể phục vụ được nhiều người là bạn thành công.

+ Để có thể trả lời được câu hỏi “Ngân sách marketing bao nhiêu?”, bạn cần phải liệt kê chi tiết mọi thứ, sau đó phân tích kĩ lưỡng trước khi quyết định. Trách nhiệm này thuộc về người đứng đầu doanh nghiệp.

Chủ doanh nghiệp giỏi sẽ trả lời được những câu hỏi:

  • Cần chi ở đâu? Hãy xác định những “điểm chi” hiệu quả và chỉ chi cho những “điểm chi” đó! Thậm chí tìm ra cách để không phải chi.
  • Chi bao nhiêu?
  • Chi như thế nào (lập kế hoạch chi)?

+ Dựa vào sách lược marketing đưa ra, bạn bắt đầu lên kế hoạch marketing cụ thể. Đầu tiên doanh nghiệp làm gì, sau đó làm gì nữa, chi phí cho những công việc ấy bao nhiêu …?

Marketing về cái gì? Ở đâu? Ra sao? Ba nguyên tắc cơ bản cần nắm trước khi lập một kế hoạch marketing là: Segment (phân loại khách hàng); Target (chọn khách hàng mục tiêu); Position (định vị thương hiệu của bạn trong tâm trí khách hàng). Khách hàng phải là điểm xuất phát đồng thời là điểm cuối cùng của mọi hoạt động marketing.

Nên lập kế hoạch marketing dựa theo 4P (Product (sản phẩm), Price (giá cả), Place (địa điểm), Promotion (xúc tiến)). Sản phẩm/dịch vụ là cái bạn định đem bán. Nó có chất lượng, hình thức, dịch vụ kèm theo … như thế nào? Giá cả là số tiền bạn mong muốn khách hàng trả khi mua sản phẩm/dịch vụ của bạn. Để định giá sản phẩm/dịch vụ bạn phải nắm được nhiều vấn đề, trong đó có 3 vấn đề cơ bản là chi phí bạn phải bỏ ra, mức giá khách hàng chấp nhận, giá bán của các đối thủ. Giá bán sản phẩm/dịch vụ của bạn có cạnh tranh nổi với giá bán sản phẩm/dịch vụ của các đối thủ? Tại sao họ bán giá rẻ hay đắt hơn bạn? Địa điểm là nơi diễn ra hoạt động kinh doanh. Liệu địa điểm diễn ra hoạt động kinh doanh có đem lại hiệu quả kinh doanh như mong đợi? Xúc tiến là hoạt động lôi kéo khách hàng mua hàng của bạn. Bạn có những hoạt động xúc tiến nào để lôi kéo khách hàng?

+ Bạn hãy lên kế hoạch bán hàng dựa vào những câu hỏi dưới đây:

  • Mục tiêu của bạn là gì?
  • Bạn sẽ triển khai bao nhiêu kênh bán hàng, web … bán hàng?
  • Những kênh bán hàng, web … bán hàng đó được triển khai cụ thể ra sao?
  • Trong thời gian bao lâu (đưa ra các mốc thời gian cụ thể cho từng công việc cụ thể)?
  • Chi phí để triển khai các công việc cụ thể?
  • Những hoạt động hỗ trợ bán hàng?
  • Cách thức phòng ngừa rủi ro?

+ Một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến cho những người khởi nghiệp thất bại là không quản lí tài chính chặt chẽ. Muốn quản lí tài chính chặt chẽ bạn phải tuân thủ các nguyên tắc sau:

  • Trước khi chi tiêu bạn phải lập ra kế hoạch chi tiêu. Trong kế hoạch chi tiêu bạn phải trả lời được các câu hỏi: Chi tiêu vào cái gì? Tại sao lại chi tiêu vào cái đó? Có cách nào để không chi tiêu vào cái đó mà vẫn đạt được mục tiêu hay không? Nếu phải chi tiêu vào cái đó thì cách thức chi tiêu nào là tối ưu? Làm sao chi tiêu không gặp rủi ro, thu hồi được vốn và sinh lợi? Chi lúc nào? Chi bao nhiêu?
  • Khi đồng tiền chạy đến tay bạn phải lập ra kế hoạch quản lí đồng tiền sao cho không thất thoát. Trong kế hoạch quản lí đồng tiền bạn phải trả lời được các câu hỏi: Tại sao phải quản lí đồng tiền? Quản lí đồng tiền như thế nào, bằng phương pháp nào? Làm sao để quản lí đồng tiền không gặp rủi ro?
  • Cuối cùng, bạn phải có kế hoạch tái đầu tư đồng tiền sao cho hiệu quả. Bạn phải lập ra kế hoạch đầu tư đồng tiền. Trong kế hoạch đầu tư đồng tiền bạn phải trả lời được các câu hỏi: Đầu tư vào cái gì? Tại sao lại đầu tư vào cái đó (nếu đầu tư vào cái đó mà không đem lại hiệu quả sẽ không đầu tư nữa)? Làm sao đầu tư không gặp rủi ro, thu hồi được vốn và sinh lợi tối ưu? Đầu tư lúc nào? Đầu tư bao nhiêu?

*Bạn nào quan tâm đến Ý tưởng này, vui lòng liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ email: contact@anastar.vn | anastar1512@gmail.com hoặc số điện thoại: 0928.53.80.89 | 0389.35.79.85 để biết thêm chi tiết! Hoặc cách khác, bạn cũng có thể gửi câu hỏi / yêu cầu cụ thể qua Bản đăng kí sau đây: http://bit.ly/TuVanKhoiNghiep

>> Ý TƯỞNG CHO THUÊ MẶT BẰNG (SNYT 23)

>> Ý TƯỞNG KINH DOANH NHÀ PHỐ (SNYT 24)

Chúc các bạn những điều tốt đẹp nhất trong cuộc sống!

BÌNH LUẬN BẰNG MAIL

BÌNH LUẬN FACEBOOK