Ý TƯỞNG CHO THUÊ MẶT BẰNG (SNYT 23)

Ý TƯỞNG CHO THUÊ MẶT BẰNG (SNYT 23)

Ý TƯỞNG CHO THUÊ MẶT BẰNG (SNYT 23)

12:24 - 10/02/2018

Cho thuê mặt bằng là một cách kiếm tiền rất nhàn hạ, nhưng không phải ai cũng biết cách khai thác lợi thế của mình. Có thể bạn kiếm sống qua ngày nhờ cho thuê mặt bằng, nhưng để thành công lớn là cả một vấn đề.

Ý TƯỞNG KHU VUI CHƠI GIẢI TRÍ (SNYT 1)
Ý TƯỞNG ẨM THỰC KIỂU MỚI (SNYT 2)
Ý TƯỞNG DỊCH VỤ QUẢNG CÁO (SNYT 3)
Ý TƯỞNG THIẾT KẾ CẢNH QUAN (SNYT 4)
Ý TƯỞNG CHUỖI ẨM THỰC NHANH (SNYT 5)
Ý TƯỞNG CHO THUÊ MẶT BẰNG

VÀI NÉT SƠ LƯỢC VỀ Ý TƯỞNG

Cho thuê mặt bằng là một cách kiếm tiền rất nhàn hạ, nhưng không phải ai cũng biết cách khai thác lợi thế của mình. Có thể bạn kiếm sống qua ngày nhờ cho thuê mặt bằng, nhưng để thành công lớn là cả một vấn đề.

Có rất nhiều phương án cho thuê mặt bằng kinh doanh nhưng bạn phải hội đủ những điều kiện nhất định mới nên làm nếu không sẽ thất bại. Có thể bạn có đất => bạn tiến hành xây dựng => cho thuê. Có thể bạn mua bất động sản ở vị trí thuận lợi => sửa sang lại cho đẹp => cho thuê mặt bằng. Có thể bạn đi thuê mặt bằng => tiến hành nâng cấp mặt bằng => cho thuê lại …

Muốn chắc thắng bạn phải tiến hành nghiên cứu thị trường, phân tích, tính toán kĩ càng …, vì thành công hay không phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: Vị trí mặt bằng, nhu cầu thị trường, hành lang pháp lí … Đôi khi chỉ cần một yếu tố nào đó không thuận lợi phát sinh trong tương lai mà bạn không lường hết được cũng sẽ khiến bạn không thu lại kết quả như mong muốn.

Có những mặt bằng nhỏ ở vị trí rất tốt nhưng chủ mặt bằng không biết cách khai thác nó, bạn có thể thuê => sửa sang cho đẹp => kinh doanh hoặc cho thuê lại. Khai thác những mặt bằng nhỏ ở vị trí tốt là cách làm rất khôn ngoan trong thời buổi khó khăn. Tuy nhiên, cách làm này tiềm ẩn nhiều rủi ro nếu bạn không nhanh chóng tìm được khách hàng. Chính vì vậy, bạn phải tìm ra cách phát triển bền vững mới nên dấn thân. Thắng lợi trong kinh doanh thời buổi này rất khó, do đó, tuyệt đối không được nhắm mắt làm liều. Nếu bạn có suy nghĩ và hành động như thế một ngày nào đó bạn sẽ “chết” không có đất chôn thây.

Khi đi thuê mặt bằng rồi cho thuê lại bạn phải cẩn thận kẻo bị lừa như trường hợp điển hình dưới đây:

Như đã thành thông lệ, càng gần đến cuối năm thì hoạt động lừa đảo của bọn tội phạm trên các lĩnh vực lại nở rộ. Tuy không nổi đình nổi đám như nạn bán hàng gian hàng giả, hàng kém chất lượng nhưng tính chất của màn lừa cho thuê mặt bằng cũng khốc liệt vô cùng. Đánh đúng tâm lí ham mồi ngon với giá rẻ của nhiều chủ kinh doanh mà bọn tội phạm xây dựng kịch bản lừa vô cùng tinh vi mà một khi sa chân, con mồi khó có đường thoát!

Đấy là đúc kết khổ nạn của anh N.T.M. nhà ở phường 6, quận Tân Bình, TP.HCM, kinh doanh linh kiện máy tính. Anh M. cho biết, cách đây một tuần, khi lưu thông đến khu vực ngã 5 Chuồng Chó (quận Gò Vấp), tình cờ trông thấy tấm bảng "Cho thuê mặt bằng" được dán trước cánh cửa sắt một ngôi nhà nằm ở vị trí bùng binh nên anh lập tức tấp vào.

Anh M. hồi tưởng: "Với chiều ngang gần 5m, dài đến 30m, do mặt bằng nằm ở vị trí đắc địa nên tôi đoán giá thuê ít nhất phải 10 triệu đồng/tháng. Nhưng thật bất ngờ, sau khi giới thiệu mình là chủ căn nhà, người đàn bà dáng phốp pháp nói giá "6 triệu, bao luôn điện nước". Thấy rẻ quá, tôi không đắn đo mà OK ngay. Bà nọ nhoẻn miệng cười: "Chị cho thuê chủ yếu có người ở cho vui nhà vui cửa nên giá mới hữu nghị vầy. Nếu chú đồng ý thuê thì dằn cọc 1 triệu đồng, 5 ngày sau đóng thế chân 6 tháng". Nghĩ đến số tiền thế chân hơi bị khẳm, anh M. nài nỉ: "Chị giảm xuống còn 3 tháng nghen!". Người phụ nữ vừa cười vừa lắc đầu: "Lấy 6 tháng là hữu nghị với chú lắm rồi chứ có người họ kí hợp đồng cả năm đấy. Nếu chú không ưng thì thôi, để chị cho người khác thuê vậy!".

Suy đi tính lại thấy cái giá 6 triệu là quá rẻ, nếu cho thuê lại ít nhất 10 triệu đồng chắc chắn thiên hạ sẽ tranh nhau thuê nên anh M. đồng ý. Khi anh móc ví dằn cọc 1 triệu đồng, bà nọ nhấn chuông gọi cô giúp việc ăn mặc khá bảnh chạy từ lầu trên xuống bảo: "Mang giấy bút để cô ghi biên nhận cho anh". Sau đó bà chủ nhà hỏi thăm anh M. vài chuyện qua loa như anh định kinh doanh mặt hàng gì, nhà ở đâu, làm ăn có được không …?Cuộc trò chuyện dở dang khi cô giúp việc chạy từ nhà trên xuống đưa điện thoại cho chủ bảo "cậu Tư gọi". Bà nọ alô một hồi rồi hối cô giúp việc: "Trưa nay nó qua ăn cơm, con chuẩn bị đi" và lịch sự mời khách: "Trước lạ sau quen, nếu chú không bận, chị mời trưa nay dùng cơm với gia đình". Anh M. lịch sự từ chối, lòng vui như mở cờ bởi qua cách cư xử và trò chuyện cho thấy bà nọ đúng là chủ nhân của căn nhà nên không quá lo bị lừa bị gạt.

Đúng hẹn, anh M. mang 36 triệu đồng đến làm thủ tục "thế chân". Sau khi anh nhấn chuông, cô giúp việc đỏm dáng mở cửa nhoẻn miệng cười, bảo: "Cô Năm tiễn người bạn thân ở Mĩ ra phi trường đang trên đường về". Trong lúc anh M. chờ đợi, cô gái thỏ thẻ: "Hổm rày bạn bè, mấy con ở nước ngoài về thăm hà rầm nên cổ bận túi bụi, làm em khổ lây". Anh M. hỏi: "Em làm ở đây lâu chưa, lương bổng có khá không?". Cô gái trả lời: "Em làm với cô từ nhỏ, cổ trả lương hậu lắm. Tiền cổ thiếu gì". Câu chuyện đang thắm đượm bỗng dở dang khi "cô Năm" về nhà trên chiếc xe con đen bóng mà theo lời cô giúp việc "cổ mới đập hộp với giá gần 3 tỉ đồng". Nhìn thấy anh M., "cô Năm" nhoẻn miệng cười, hỏi: "Ủa, con đi đâu đây? Sao hổm rày không dọn tới ở với cô cho vui". Anh M. gãi đầu: "Hổm rầy chắc bận việc quá nên cô quên rồi. Hôm nay cô hẹn con đến đặt tiền thế chân mà!".

- Chết rồi, đúng là bận quá cô quên. Thôi lỡ tới rồi con cứ để tiền lại. Để trong hôm nay cô chuẩn bị giấy tờ sẵn rồi mai con ghé cùng cô lên phường ký hợp đồng nghen. Có gì con đưa tiền cho bé Mai (cô giúp việc), giờ cô có việc phải đi đây. Mai gặp con nhé!

Trong thế chẳng đặng đừng, anh M. đành miễn cưỡng đếm tiền trao cho cô giúp việc với suy nghĩ "không đưa thì cổ giận, cổ đổi ý không cho thuê nữa thì tiêu". Khi anh M. kêu cô giúp việc ghi biên nhận thì cô này e thẹn: "Em có biết chữ đâu mà viết". Rồi cô này cắc cớ hỏi anh M.: "Nhà cửa, xe cộ cô Năm em ở đây nên anh không có gì phải lo. Em thấy có mấy người bạn kẹt tiền làm ăn cổ cho mượn hàng trăm triệu có giấy tờ gì đâu. Chủ yếu là tin tưởng thôi. Nếu ngại thì anh alô báo cô Năm một tiếng rồi giữ lại tiền, kẻo cổ nghĩ em thế này thế nọ thì kẹt". Đến nước này thì anh M. chỉ biết cười trừ rồi cáo từ ra về.

Nhắc lại chuyện bị lừa, anh tâm tình: "Không hiểu sao lúc đó mình không chút nghi ngờ. Có lẽ bởi bọn chúng xây dựng màn kịch quá hoàn hảo khiến mình cứ nghĩ đó là nhà, là xe của chúng. Ai ngờ hôm sau mình đến thì cửa khóa kín. Mình gọi điện thoại thì chuông đổ ò í e. Nhìn vào trong thì nhà trống hoác. Hỏi vài người ở cạnh nhà thì họ bảo người đàn bà nọ cũng chỉ là người thuê nhà và mới dọn đồ hồi tối. Dò hỏi số điện thoại của chủ nhà, ông này cho biết sau khi thanh toán tiền xong, bà ta lấy hết giấy tờ, xin thuê thêm một tháng để kiếm địa điểm mới nên chẳng biết chị ta chính xác ở đâu cả. Ông chủ nhà bật mí: "Hổm rày cũng có mấy người hỏi như chú, bộ đòi nợ hả?".

Do trong quá trình giao tiền nhưng không có biên nhận nên anh M. phân vân trong việc báo công an bởi "chẳng có chứng cứ gì". Qua báo CAND, anh M. nhắn nhủ những ai nuôi ý thuê mặt bằng cần cẩn trọng trước chiêu lừa tinh vi trên, đừng vì ham miếng mồi ngon mà bị hóc xương như anh, khi hối hận thì chuyện đã muộn!

Một sai lầm phổ biến của những người cho thuê mặt bằng nữa là tiếp thị mặt bằng với nội dung chung chung nhằm thu hút nhiều khách hàng với nhiều nhu cầu khác nhau. Bạn nên nhớ rằng, bạn chỉ có những mặt bằng với những đặc điểm nào đó, vì vậy đừng tốn thời gian tiếp những khách hàng có nhu cầu không phù hợp. Hãy sử dụng phương pháp tiếp thị đích: Mô tả thật kĩ đặc điểm mặt bằng kèm theo những hình ảnh thật của chúng. Sau đó đưa các thông tin này lên những kênh có nhiều khách hàng tìm kiếm như các trang rao vặt, báo chí … Đừng cố giấu giếm bất kì thông tin nào, hay sử dụng hình ảnh minh hoạ của mặt bằng khác, vì khi khách hàng đến xem họ sẽ nhận ra điều đó. Do vậy, hãy thành thật ngay từ đầu bạn sẽ có được những khách hàng mục tiêu - những khách hàng mà mặt bằng của bạn đúng với sở thích và nhu cầu thật của họ. 

Quan tâm và hỗ trợ khách hàng nhiệt tình là một trong những yếu tố quan trọng để có được khách hàng lâu dài. Bên cạnh đó, hãy tập trung lo cho những khách hàng tốt và hạn chế những khách hàng xấu. Nếu bạn không loại được những khách hàng xấu và giữ được những khách hàng tốt, bạn sẽ có những trải nghiệm tồi tệ khi kinh doanh với họ như: Bị trễ tiền, dính rắc rối … Chọn lọc khách hàng là điều rất quan trọng để thu được kết quả tốt đẹp trong kinh doanh.

Có một số chủ cho thuê mặt bằng khó tìm khách thuê nguyên mặt bằng nên “xé lẻ” mặt bằng hoặc cho thuê mặt bằng theo giờ. Về điều này bạn cũng phải nghiên cứu thật kĩ trước khi thuê bất kì mặt bằng nào đó:

Đăng biển cho thuê cửa hàng ngay khi ra Tết nhưng gần một tháng sau vẫn chưa có khách, bác Vũ Thu Thủy, ở Giáp Bát, Hà Nội chuyển sang tìm người mướn theo giờ. Bác kể, sau tuần đầu đổi kế sách, một người đến hỏi thuê từ 6h sáng đến 9h30 để bán cháo, sữa, bánh bao ..., thỏa thuận giá 1,5 triệu đồng mỗi tháng. Trong thời gian đó, bác vẫn tiếp tục treo bảng thông báo, đến nay đã có thêm hai "đối tác" nữa, người kinh doanh cơm văn phòng buổi trưa và người mở quán cafe buổi tối.

Cho cả ba người thuê, bác Thủy thu được tổng cộng 7 triệu đồng mỗi tháng, không thấp hơn mức khoán trọn gói nếu chỉ có một chủ kinh doanh mướn. Giải thích về điều này, bác cho hay, treo biển, chờ người thuê quá lâu, sinh hoạt của hai vợ chồng lại chỉ trông vào đó nên bác đành xé lẻ để cải thiện thu nhập. "Cũng có một vài người đến hỏi nhưng họ nói không kham được 6 - 7 triệu đồng tiền thuê. Mình cũng không thể hạ giá nên đành làm thế này, được khách nào hay khách đó", bác Thủy nói.

Trên phố Kim Ngưu, Hai Bà Trưng, Hà Nội, anh Vũ Đức Trung, chủ một cửa hàng rộng 15 m2 cũng cho hai người thuê. 5h30 - 9h bán báo, tạp chí. Thời gian còn lại đến 21h chuyển sang kinh doanh giày dép. Ý tưởng này được anh Trung nảy ra khi đưa đón con đi học thêm. Anh Trung chia sẻ, thấy cùng một nhà dân nhưng khi lớp con anh vừa tan thì có một tốp học sinh khác đến. Hỏi ra anh mới hay trung bình mỗi ngày có khoảng 5 - 6 ca học ở đấy. Đúng lúc anh Trung đang đau đầu tìm người thuê cửa hàng được bỏ trống từ khi vợ anh nghỉ bán hàng, xin được vào làm tạp vụ ở một xí nghiệp nhà nước. "Mãi mới có một khách hỏi nhưng họ lại chê 6 triệu một tháng là đắt. Tôi về gọi lại cho họ thỏa thuận lấy giá 5 triệu đồng thôi, thuê từ 9h sáng", anh Trung kể lại. Sau đó anh cho anh bạn hàng xóm mướn chỗ ngồi bán báo buổi sáng chỉ với 800.000 đồng mỗi tháng.

Chủ mặt bằng này cho rằng, cách làm đó vừa không làm giảm quá nhiều thu nhập của bản thân, vừa dễ kiếm được người thuê. Bởi theo anh, hầu hết những người kinh doanh đều không tận dụng hết thời gian mướn cửa hàng, trong khi đó ai cũng thích giá rẻ. "Đằng nào họ cũng không mở hàng trước 9h sáng nên lúc tôi đề đạt, cam kết với họ về an toàn hàng hóa họ đồng ý ngay. Nhiều người cũng chỉ tranh thủ kinh doanh theo giờ chứ không bán cả ngày nên cách này dễ kiếm khách hàng, miễn là khéo thỏa thuận, sắp đặt", anh Trung nói.

Không ít tiểu thương đi thuê mặt bằng cũng áp dụng hình thức này để tiết kiệm chi phí. Mướn mặt bằng rộng 30 m2 trên phố Tôn Thất Tùng, Hà Nội để kinh doanh văn phòng phẩm, nhưng chỉ đến 17h hàng ngày, chị Hạnh, sống gần đó phải về đón con, nấu cơm, nên chị cho người hàng xóm thuê lại từ 18h - 22h để bán trà chanh. Điều đó giúp chị giảm 25% tiền thuê nhà mỗi tháng.

Tuy nhiên, bản thân nhiều tiểu thương áp dụng kinh doanh theo cách này nhận thấy có nhiều bất cập. Chị Hạnh chia sẻ, để chọn được người thuê lại vào lúc buổi tối chị phải mất hơn một tháng. "Mướn chung phải tìm được người tin tưởng và có trách nhiệm. Sau lúc bán hàng cũng phải dọn dẹp gọn đồ đạc để người sau tiện sử dụng nên tiết kiệm được một chút tiền thì cũng vất vả hơn", chị Hạnh nói.

Còn theo anh Trung, ở Kim Ngưu, Hà Nội, khi nhiều người thuê cùng một cửa hàng, để duy trì lâu dài cần phải thỏa thuận rõ về an ninh, bảo mật, thời gian cũng như vấn đề vệ sinh để tránh làm ảnh hưởng đến quyền lợi của nhau. Anh Trung cho rằng, cách làm này khá hiệu quả khi khó kiếm người mướn mặt bằng hiện nay nhưng chỉ áp dụng với những tiểu thương kinh doanh nhỏ, không cần đầu tư nhiều vào việc trang hoàng mặt bằng. Ngoài ra, việc sắp xếp để khít thời gian, nhu cầu của những người cùng thuê cũng là vấn đề không đơn giản. "Tìm được người thuê sáng mà không có ai chịu chỉ thuê buổi chiều thì còn khó tìm khách hàng hơn là bỏ trống, mà thu nhập chỉ được một nửa nên cũng chưa biết may mắn áp dụng được đến lúc nào", anh Trung nói.

Khi thuê mặt bằng bạn phải phòng khi bạn tính sai, nghĩa là mặt bằng đó không thể đem lại lợi nhuận như mong muốn, khi đó người chủ phải tạo điều kiện cho bạn trả mặt bằng hoặc sang lại mặt bằng cho người khác. Nếu không thỏa thuận trước điểm này có thể bạn sẽ gặp rắc rối về sau.

Tuyệt đối không thuê mặt bằng dính phong thủy không sửa được, vì ai đi thuê mặt bằng cũng sẽ xem xét mặt bằng rất kĩ. Nếu mặt bằng bị dính phong thủy không sửa được khả năng kiếm được khách hàng là rất khó. Có lần tôi thuê mặt bằng không chú ý đến cống thoát nước, sử dụng được một thời gian cống thoát nước bị nghẽn => công việc làm ăn của tôi lâm vào bế tắc, cùng cực.

Thuê mặt bằng mà mặt bằng có lối đi chung với chủ nhà thì đừng thuê vì bạn sẽ gặp nhiều rắc rối về sau.

Đừng đặt cọc ngay tiền thuê mặt bằng mà hãy so sánh giá mặt bằng tính thuê với giá những mặt bằng khác trong khu vực. Khi định giá mặt bằng bạn phải tính tới khả năng sinh lợi của nó. Với giá thuê đó liệu bạn có lợi hay không? Dù giá thuê có rẻ nhưng khả năng sinh lợi không cao thì cũng không thuê. Nhiều người không nắm chắc điểm này cứ thấy mặt bằng tốt (dù giá cao) là nhào vào thuê. Thực tế giá mặt bằng cao hơn thu nhập khiến không ít người chỉ “húp cháo” qua ngày.

Mặt bằng phải tuyệt đối an ninh, an toàn, vệ sinh … (có cửa nẻo đầy đủ, chắc chắn => đảm bảo không ai có thể xâm nhập vào khi vắng chủ; khả năng xảy ra hỏa hoạn gần như không thể …). Trộm cắp, hỏa hoạn không trừ một ai. Bị trộm cắp, hỏa hoạn kêu trời cũng không thấu. Hãy tìm hiểu, hỏi han những người hàng xóm thật kĩ trước khi quyết định thuê bất cứ mặt bằng nào.

Có chuyện dở khóc dở cười khi thuê mặt bằng là: Khi bạn vừa thuê xong mặt bằng thì có một nhóm giang hồ đến quậy phá công việc làm ăn của bạn do chủ nhà thiếu tiền tụi nó (điều này có thể là mưu kế của chủ nhà). Gặp trường hợp này bạn chỉ còn cách bỏ của chạy lấy người, vậy là bạn gần như mất trắng. Để cho chắc ăn bạn nên đưa điều khoản này vào hợp đồng (kể cả những điều khoản về thiên tai, trộm cắp, hỏa hoạn, vệ sinh …) và ra công chứng rõ ràng trước khi chồng tiền.

Đừng bao giờ tin những lời hứa của chủ mặt bằng mà phải văn bản hóa chúng. Nhiều chủ mặt bằng hứa hẹn không tăng tiền thuê, không tính thêm phí cho thuê … khi cho bạn thuê mặt bằng nhưng sự thật hoàn toàn ngược lại. Bạn sẽ mất niềm tin vào cuộc sống khi mới “lâm trận” đã bị người khác lừa. Đành rằng trên đời vẫn còn người tốt nhưng ra làm ăn phải tuân thủ đúng qui trình, nguyên tắc. Mọi vấn đề phải được xem xét cẩn thận bằng lí tính, không được quyết định vội vàng theo cảm tính!

Muốn giàu lớn bạn phải thiết lập ra được qui trình kinh doanh với những nguyên tắc, tiêu chuẩn … phù hợp và ngày càng được hoàn thiện. Theo đó, bộ máy kinh doanh của bạn cứ thế diễn ra tự động giúp bạn thu lại những món lợi kếch xù.

Kinh doanh cho thuê mặt bằng là một mô hình kinh doanh tốt nhưng muốn thu lại lợi nhuận khá thì phải nắm vững “kĩ thuật” kinh doanh ngay từ đầu. Trên đời này không có gì dễ dàng có được mà không phải trả giá. Muốn giàu có khi kiến thức, kinh nghiệm còn hạn hẹp thì bạn phải không ngừng nỗ lực học tập từ nhiều nguồn. “Quả ngọt” sẽ đến với bạn sau một thời gian tâm huyết theo đuổi đam mê.

NHỮNG LƯU Ý TRƯỚC KHI THỰC HIỆN

+ Để thành công bạn cần chuẩn bị kĩ càng trước khi khởi nghiệp. Một trong những công việc bạn cần đầu tư kĩ lưỡng, bài bản là bản kế hoạch kinh doanh. Không có kế hoạch trước khi làm bất cứ điều gì bạn cũng khó thu lại kết quả cao. Khi bắt tay vào hoàn thiện bản kế hoạch kinh doanh của mình, bạn cần phải:

  • Liệt kê cụ thể những đối thủ cạnh tranh ở nơi bạn kinh doanh. Đó là những đối tượng cụ thể nào? Lập bảng so sánh điểm mạnh, điểm yếu của họ so với mô hình kinh doanh của bạn, để từ đó hoạch định ra sách lược đánh bại họ.
  • Liệt kê cụ thể những nhà cung cấp và những thông tin liên quan đến họ (ở đâu, cung cấp gì, kĩ thuật sản xuất ra sao, tiêu chuẩn chất lượng thế nào …?).
  • Lên danh sách tuyển dụng những người phù hợp.
  • Lên danh sách những nguồn lực tài chính. Chúng hiện có bao nhiêu? Và cách để huy động chúng? …
  • Lên danh sách những nguồn lực. Chúng là gì? Có bao nhiêu? Hiện trạng thế nào? …
  • Bạn cần soạn ra chính sách, lập ra sơ đồ quản lí nhân viên.
  • Bạn cần soạn ra chính sách đãi ngộ nhân viên. Lương? Ngoài giờ? Phụ cấp? Thưởng? Hỗ trợ? Phải thật cụ thể.
  • Bạn cần soạn ra những qui định làm việc: Giờ giấc? Đồng phục? Trang thiết bị? Thậm chí soạn cả những qui định chi tiết trong từng công việc cụ thể.

+ Chú trọng xây dựng thương hiệu ngay từ đầu. Xây dựng thương hiệu ở đây phải hiểu là xây dựng hình ảnh tổ chức từ những điều nhỏ nhất. Xây dựng thương hiệu phải gắn liền với xây dựng văn hóa tổ chức. Khi xây dựng thương hiệu, bạn phải làm cho khách hàng nhận ra bạn là ai, thế mạnh của bạn là gì (bạn đem lại lợi ích gì cho khách hàng mà những đối thủ khác không bằng bạn). Nói chung, bạn phải làm nổi bật thương hiệu của bạn trong tâm trí khách hàng ở những “điểm nhấn” do chính bạn tạo ra. Bạn nên định vị thương hiệu dựa vào những gợi ý dưới đây:

  • Sản phẩm/dịch vụ của bạn đem đến cho khách hàng lợi ích gì?
  • Bạn phục vụ khách hàng như thế nào?
  • Khách hàng cảm nhận được điều gì khi đến với bạn?

+ Để giảm chi phí, tôi khuyến khích bạn phát huy thế mạnh từ những gì mình có, tìm những giải pháp tiết kiệm mọi thứ ngay từ đầu.

+ Chú ý kết nối với nhiều cá nhân, tổ chức để lấy đơn hàng. Bạn cũng nên dành nhiều ưu đãi cho những khách hàng sử dụng dịch vụ của bạn nhiều lần.

+ Theo thời gian các yếu tố như nhu cầu, tâm lí … của khách hàng thay đổi, bạn cần biết thay đổi cho phù hợp. Luôn luôn nghiên cứu phát triển thì sự nghiệp của bạn mới trường tồn.

+ Phải hiểu rõ nguồn lực của mình, đặt ra mục tiêu rõ ràng mà mình có thể đạt được, sau đó phân bổ nguồn lực của mình vào từng công việc cụ thể một cách hợp lí.

+ Tạo những nền tảng vững chắc ngay từ đầu để tổ chức phát triển lâu dài. Ví dụ:

  • Tìm kiếm, tạo ra nguồn nhân lực tốt nhất.
  • Tìm kiếm, tạo ra cơ sở vật chất … tốt nhất phục vụ mô hình kinh doanh. Đầu tư vào các mô hình phục vụ trực tiếp và hỗ trợ gián tiếp mô hình kinh doanh này. Ngoài ra còn tăng cường đầu tư ngoài ngành để tài chính vững chắc.
  • Tìm kiếm, nghiên cứu, đầu tư vào nhân tài, công nghệ, sản phẩm, dịch vụ để luôn là người dẫn đầu trong lĩnh vực kinh doanh của mình.

+ Đặt ra chỉ tiêu, lập ra kế hoạch, đưa ra phương pháp, hoạch định chiến lược, chuẩn bị nguồn lực, đầu tư kĩ càng … trước khi tấn công thị trường. Chú trọng tìm kiếm, bồi dưỡng, đãi ngộ … đội ngũ bán hàng để tổ chức ngày càng phát triển.

+ Đẩy mạnh quảng bá hình ảnh của tổ chức. Phải coi trọng hoạt động quảng bá và phải quảng bá tích cực, thường xuyên. Bên cạnh đó, bạn còn phải liên tục áp dụng các chương trình khuyến mãi. Làm sao để tổ chức của bạn có thể phục vụ được nhiều người là bạn thành công.

+ Để có thể trả lời được câu hỏi “Ngân sách marketing bao nhiêu?”, bạn cần phải liệt kê chi tiết mọi thứ, sau đó phân tích kĩ lưỡng trước khi quyết định. Trách nhiệm này thuộc về người đứng đầu doanh nghiệp.

Chủ doanh nghiệp giỏi sẽ trả lời được những câu hỏi:

  • Cần chi ở đâu? Hãy xác định những “điểm chi” hiệu quả và chỉ chi cho những “điểm chi” đó! Thậm chí tìm ra cách để không phải chi.
  • Chi bao nhiêu?
  • Chi như thế nào (lập kế hoạch chi)?

+ Dựa vào sách lược marketing đưa ra, bạn bắt đầu lên kế hoạch marketing cụ thể. Đầu tiên doanh nghiệp làm gì, sau đó làm gì nữa, chi phí cho những công việc ấy bao nhiêu …?

Marketing về cái gì? Ở đâu? Ra sao? Ba nguyên tắc cơ bản cần nắm trước khi lập một kế hoạch marketing là: Segment (phân loại khách hàng); Target (chọn khách hàng mục tiêu); Position (định vị thương hiệu của bạn trong tâm trí khách hàng). Khách hàng phải là điểm xuất phát đồng thời là điểm cuối cùng của mọi hoạt động marketing.

Nên lập kế hoạch marketing dựa theo 4P (Product (sản phẩm), Price (giá cả), Place (địa điểm), Promotion (xúc tiến)). Sản phẩm/dịch vụ là cái bạn định đem bán. Nó có chất lượng, hình thức, dịch vụ kèm theo … như thế nào? Giá cả là số tiền bạn mong muốn khách hàng trả khi mua sản phẩm/dịch vụ của bạn. Để định giá sản phẩm/dịch vụ bạn phải nắm được nhiều vấn đề, trong đó có 3 vấn đề cơ bản là chi phí bạn phải bỏ ra, mức giá khách hàng chấp nhận, giá bán của các đối thủ. Giá bán sản phẩm/dịch vụ của bạn có cạnh tranh nổi với giá bán sản phẩm/dịch vụ của các đối thủ? Tại sao họ bán giá rẻ hay đắt hơn bạn? Địa điểm là nơi diễn ra hoạt động kinh doanh. Liệu địa điểm diễn ra hoạt động kinh doanh có đem lại hiệu quả kinh doanh như mong đợi? Xúc tiến là hoạt động lôi kéo khách hàng mua hàng của bạn. Bạn có những hoạt động xúc tiến nào để lôi kéo khách hàng?

+ Bạn hãy lên kế hoạch bán hàng dựa vào những câu hỏi dưới đây:

  • Mục tiêu của bạn là gì?
  • Bạn sẽ triển khai bao nhiêu kênh bán hàng, web … bán hàng?
  • Những kênh bán hàng, web … bán hàng đó được triển khai cụ thể ra sao?
  • Trong thời gian bao lâu (đưa ra các mốc thời gian cụ thể cho từng công việc cụ thể)?
  • Chi phí để triển khai các công việc cụ thể?
  • Những hoạt động hỗ trợ bán hàng?
  • Cách thức phòng ngừa rủi ro?

+ Một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến cho những người khởi nghiệp thất bại là không quản lí tài chính chặt chẽ. Muốn quản lí tài chính chặt chẽ bạn phải tuân thủ các nguyên tắc sau:

  • Trước khi chi tiêu bạn phải lập ra kế hoạch chi tiêu. Trong kế hoạch chi tiêu bạn phải trả lời được các câu hỏi: Chi tiêu vào cái gì? Tại sao lại chi tiêu vào cái đó? Có cách nào để không chi tiêu vào cái đó mà vẫn đạt được mục tiêu hay không? Nếu phải chi tiêu vào cái đó thì cách thức chi tiêu nào là tối ưu? Làm sao chi tiêu không gặp rủi ro, thu hồi được vốn và sinh lợi? Chi lúc nào? Chi bao nhiêu?
  • Khi đồng tiền chạy đến tay bạn phải lập ra kế hoạch quản lí đồng tiền sao cho không thất thoát. Trong kế hoạch quản lí đồng tiền bạn phải trả lời được các câu hỏi: Tại sao phải quản lí đồng tiền? Quản lí đồng tiền như thế nào, bằng phương pháp nào? Làm sao để quản lí đồng tiền không gặp rủi ro?
  • Cuối cùng, bạn phải có kế hoạch tái đầu tư đồng tiền sao cho hiệu quả. Bạn phải lập ra kế hoạch đầu tư đồng tiền. Trong kế hoạch đầu tư đồng tiền bạn phải trả lời được các câu hỏi: Đầu tư vào cái gì? Tại sao lại đầu tư vào cái đó (nếu đầu tư vào cái đó mà không đem lại hiệu quả sẽ không đầu tư nữa)? Làm sao đầu tư không gặp rủi ro, thu hồi được vốn và sinh lợi tối ưu? Đầu tư lúc nào? Đầu tư bao nhiêu?

*Bạn nào quan tâm đến Ý tưởng này, vui lòng liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ email: contact@anastar.vn | anastar1512@gmail.com hoặc số điện thoại: 0928.53.80.89 | 0389.35.79.85 để biết thêm chi tiết! Hoặc cách khác, bạn cũng có thể gửi câu hỏi / yêu cầu cụ thể qua Bản đăng kí sau đây: http://bit.ly/TuVanKhoiNghiep

>> Ý TƯỞNG KINH DOANH NHÀ PHỐ (SNYT 24)

>> Ý TƯỞNG CHO THUÊ CHỖ Ở (SNYT 22)

Chúc các bạn những điều tốt đẹp nhất trong cuộc sống!

BÌNH LUẬN BẰNG MAIL

BÌNH LUẬN FACEBOOK