YT 22: MHKD SHOP THỰC PHẨM TRONG NGÀY
00:41 - 19/06/2021
Nếu muốn kinh doanh thực phẩm và đủ điều kiện, bạn nên chọn theo đuổi mô hình kinh doanh chuyên bán những loại thực phẩm sơ chế, chế biến sẵn cung cấp cho người dân dùng trong ngày (hoặc chỉ vài ngày). Tôi gọi mô hình kinh doanh này là “Shop thực phẩm trong ngày”.
Ý TƯỞNG ẨM THỰC KIỂU MỚI (SNYT 2)
Ý TƯỞNG DỊCH VỤ QUẢNG CÁO (SNYT 3)
Ý TƯỞNG THIẾT KẾ CẢNH QUAN (SNYT 4)
Ý TƯỞNG CHUỖI ẨM THỰC NHANH (SNYT 5)
I - Nguồn gốc ý tưởng?
Bạn có bao giờ đi siêu thị chưa? Và bạn thấy siêu thị ở Việt Nam khác siêu thị ở những nước phát triển như thế nào?
Ở những nước đó, một khi đã gọi là siêu thị thì phải có diện tích và số lượng cũng như chủng loại hàng hóa đủ lớn; còn ở Việt Nam thì không hẳn vậy. Nhiều nơi gọi là siêu thị mà chỗ để xe hơi cũng không có, nói chi đến hàng hóa đầy đủ. Dường như nhiều người chưa hiểu thế nào là siêu thị nên khi ra mở “cửa hàng” cứ gọi đó là siêu thị. Hay họ không có tư tưởng làm ăn lớn, không có tầm nhìn khi khởi nghiệp?
Thỉnh thoảng, tôi hay ghé những cửa hàng tiện lợi mua đồ. Gọi là cửa hàng tiện lợi cho sang, chứ thực chất chúng chỉ là những cửa hàng được nâng cấp từ mô hình kinh doanh truyền thống là cửa hàng bách hóa. Tôi nhận thấy những cửa hàng này có diện tích rất nhỏ, nhưng lại bày bán những loại thực phẩm không dùng trong ngày (tạm gọi, như đồ khô này nọ chẳng hạn) hoặc những thứ linh tinh khác, khiến cho diện tích dùng để bán những loại thực phẩm dùng trong ngày bị thu hẹp, mà loại thực phẩm dùng trong ngày lại có nhu cầu thường xuyên, rất cao trong dân chúng. Đây là khuyết điểm rất lớn của những cửa hàng tiện lợi. Tôi cho rằng những cửa hàng tiện lợi nên thay đổi cách thức bán hàng một chút sẽ tốt hơn.
Thỉnh thoảng, tôi hay ghé những người bán thực phẩm dùng trong ngày ở lề đường để mua hàng. Những người bán hàng này đều bán những mặt hàng phục vụ nhu cầu cấp thiết hàng ngày của người dân, nhưng lại có khuyết điểm là hàng hóa chưa được chất lượng, số lượng và chủng loại hàng hóa không đủ. Do đó, họ chưa tối ưu được hoạt động kinh doanh của mình. Nếu những người này có tầm nhìn, họ sẽ nâng cấp mô hình kinh doanh của mình thành “Shop thực phẩm trong ngày”. Khi đó, họ sẽ tối ưu được doanh thu và phát triển bền vững.
Tôi nhận thấy nhu cầu mua thực phẩm dùng trong ngày thường xuyên, ở mức cao; trong khi đó, nhu cầu mua thực phẩm không dùng trong ngày lại thỉnh thoảng, chưa cao lắm. Khi có nhu cầu mua thực phẩm không dùng trong ngày, người dân có thể đến siêu thị nên việc chọn mô hình kinh doanh bán phần lớn thực phẩm không dùng trong ngày kèm bán thêm thực phẩm dùng trong ngày có vẻ không tối ưu. Chỉ nên bán chuyên những loại thực phẩm dùng trong ngày (hoặc chỉ vài ngày) thôi! Người chọn theo đuổi mô hình kinh doanh này có lẽ chưa phát hiện ra khuyết điểm của mô hình kinh doanh mà mình đang theo đuổi …
Còn những người bán thực phẩm dùng trong ngày ở lề đường thì cũng chưa tốt, do họ không biết “nâng cấp” nguồn gốc, số lượng, chủng loại hàng hóa của mình. Nếu cứ đà này, e rằng mô hình kinh doanh này sẽ bị “xóa sổ”.
Thiết nghĩ, cả hai mô hình kinh doanh trên nên chuyển đổi sang mô hình “Shop thực phẩm trong ngày”.
II - Ý tưởng ra sao?
Nếu muốn kinh doanh thực phẩm và đủ điều kiện, bạn nên chọn theo đuổi mô hình kinh doanh chuyên bán những loại thực phẩm sơ chế, chế biến sẵn cung cấp cho người dân dùng trong ngày (hoặc chỉ vài ngày). Tôi gọi mô hình kinh doanh này là “Shop thực phẩm trong ngày”.
Ban đầu, hãy chọn địa điểm thích hợp thành lập thử một shop. Khi “thuận buồm xuôi gió”, hãy mở thêm nhiều shop khác. Phát triển chúng theo dạng chuỗi. Cách thức quản lí và vận hành giống như những cửa hàng tiện lợi, chỉ cần chấn chỉnh, sáng tạo một số khuyết điểm là có thể phục vụ khách hàng tốt.
Ở mô hình này, khó nhất ở khâu đầu vào. Đối với người ít vốn, phải chấp nhận mua hàng từ người khác và liên doanh; nhưng về lâu dài phải tìm cách chủ động phần lớn nguồn hàng. Nếu không làm được, e rằng sự nghiệp của bạn không thể phát triển mãi.
Ở khâu này, bạn phải xây dựng được “hệ sinh thái cung cấp hàng hóa” cho shop hoạt động trơn tru, suôn sẻ … Bạn phải biết xây dựng “hệ sinh thái cung cấp hàng hóa” tối ưu, biết chọn những hàng hóa chủ lực để kinh doanh, biết lên danh sách cũng như sắp xếp thời gian giao nhận hàng hóa hợp lí … Nếu không, chưa khởi nghiệp bạn đã thất bại.
Kế đến, bạn phải có nơi tập kết, sơ chế, chế biến thực phẩm và đội ngũ chuyên nghiệp cũng như cộng tác viên hùng hậu để đẩy mạnh công tác bán hàng. Mở shop để bạn thực hiện đồng loạt nhiều cách thức bán hàng khác nhau, chứ không phải chỉ bán tại shop. Thời buổi bây giờ mà mở shop chỉ bán tại shop là có ngày “chết đói”.
Ở mô hình kinh doanh thực phẩm truyền thống, khách hàng chọn hàng => đưa người bán cân => tiến hành thanh toán. Qui trình này khiến cho việc bán hàng mất rất nhiều thời gian => bạn không thể phục vụ cùng lúc số lượng lớn khách hàng. Bạn nên đóng gói sẵn hàng hóa, nhưng đóng gói hàng hóa như thế nào để khách hàng hài lòng là nghệ thuật cần phải đầu tư nghiên cứu, học hỏi … nghiêm túc.
Bán thực phẩm dùng trong ngày nhưng cũng nên bán kèm với thực phẩm chế biến sẵn có thể dùng vài ngày, bởi thực phẩm này vô cùng tiện ích và phong phú về chủng loại. Chúng sẽ góp phần đem lại doanh thu không nhỏ cho shop của bạn.
Nghiên cứu tự mình hoặc hợp tác với người khác nuôi, trồng để cho những loại thực phẩm độc, lạ, mang nét riêng của shop (chỉ shop mới có) để giữ chân những khách hàng khó tính. Đây là một trong những bí kíp giúp bạn giành lợi thế khi ngày càng có nhiều người gia nhập ngành.
Có hai đối tượng khách hàng là khách hàng mua lẻ và khách hàng mua sỉ. Bạn phải có chính sách riêng cho từng loại khách hàng và đặc biệt chú trọng chăm sóc tốt khách hàng mua sỉ, bởi khách hàng này có thể giúp bạn sống tốt khi xung quanh đang có rất nhiều khó khăn bủa vây.
Tôi thấy nhiều cửa hàng thực phẩm rất thụ động. Họ lấy hàng về, bày hàng ra, rồi ngồi đó chờ khách hàng đến mua. Họ có nguồn lực lớn nhưng độ linh hoạt, tính chủ động … còn thua những người bán lề đường, nên ế ẩm. Giá hàng hóa cao, bán hàng thụ động … là những nguyên nhân khiến họ “chết dần, chết mòn”.
Mô hình kinh doanh thực phẩm truyền thống là “khách chỉ định hàng hóa rồi bạn lấy hàng cho khách”, trong khi đó, mô hình kinh doanh thực phẩm hiện đại là “để khách vào cửa hàng chọn hàng hóa, tự lấy hàng hóa, rồi ra tính tiền”. Cả hai mô hình kinh doanh này đều khiếm khuyết, vì chúng thiếu độ linh hoạt. Bạn nên suy nghĩ kết hợp cả hai mô hình kinh doanh lại để có thể đón lượng khách lớn nhất.
Cuối cùng, là khâu “xử lí” sau khi bán hàng. Sau khi sơ chế, chế biến thực phẩm xong thì nguyên liệu thừa bỏ ở đâu? Nếu hàng hóa bán không hết thì tận dụng chúng làm gì? Sau khi bán hàng xong thì thu thập thông tin, chăm sóc khách hàng thế nào? Sau khi có tiền kha khá thì quản lí, đầu tư tiếp tục ra sao? … Rất nhiều câu hỏi đau đầu đúng không?
Đối với một số người mà nói thì nguyên liệu thừa chỉ bỏ đi, không dùng làm gì cả, nhưng với tôi, chúng có thể được tận dụng làm phân bón, thức ăn cho vật nuôi … Bạn nên có chiến lược thu gom nguyên liệu thừa để biến chúng thành tiền bạc.
Song song với việc mở “Shop thực phẩm trong ngày”, bạn nên mở thêm những quán ăn hoặc liên kết với những người kinh doanh quán ăn để “giải phóng hàng tồn”. Hàng hóa lúc nào cũng phải tươi mới, không bán được thì đem chế biến hoặc giục bỏ, chứ không bán hàng cũ.
Kinh doanh thực phẩm gặp phải nhiều rào cản, trong đó, khắc nghiệt nhất là cạnh tranh với những người kinh doanh mô hình giống mình. Để có thể luôn chiếm lợi thế, bạn phải chú trọng nguồn gốc hàng hóa, giá cả hàng hóa và đặc biệt làm tốt khâu khuyến mại. Hãy bỏ sẵn những hàng hóa khuyến mại vào những bịch riêng, khi khách hàng mua đến lượng nào đó thì đem tặng cho họ; và vào cuối ngày phải có chương trình giảm giá hàng loạt, mạnh mẽ để đẩy hàng. Việc liên tục “tặng kèm” sản phẩm và giảm giá hàng loạt, mạnh mẽ là mấu chốt để có thể giữ lượng khách hàng ổn định và ngày càng gia tăng doanh số.
Nhiều bạn ra khởi nghiệp nhưng chưa đủ “độ chín” nên vận hành mô hình kinh doanh không hiệu quả, đã vậy còn đặt ra chỉ tiêu ngoài khả năng nên sớm thất bại. Không phải bạn mở shop thành công ở đây là sẽ mở shop thành công ở đó. Để giải những bài toán ngoài thực tế bạn không thể suy nghĩ đơn giản như vậy. Khi nào cần đơn giản thì đơn giản, khi nào cần phức tạp thì phức tạp. Có như vậy, bạn mới thành công trong cuộc sống.
III - Thực hiện thế nào?
Bạn liên hệ tác giả ý tưởng nhé!
Chat Master (Anastar) - Tác giả Mô hình kinh doanh
Bài liên quan:
1. YT 15: MHKD LÀM ĐẸP THỰC PHẨM
2. YT 09: MHKD SẢN PHẨM BỔ SUNG DINH DƯỠNG
3. YT 17: MHKD BÁNH TRÁNG TẨM GIA VỊ
4. YT 19: MHKD BÁNH TỪ RAU XANH, TRÁI CÂY
* Bạn nào quan tâm đến Mô hình kinh doanh này, vui lòng liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ email: contact@anastar.vn | anastar1512@gmail.com hoặc số điện thoại: 0928.53.80.89 | 0389.35.79.85 để biết thêm chi tiết! Hoặc cách khác, bạn cũng có thể gửi câu hỏi / yêu cầu cụ thể qua Bản đăng kí sau đây: http://bit.ly/TuVanKhoiNghiep